intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỒI DƯỠNG CHO CÁC BẬC PHỤ HUYNH KIẾN THỨC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Chia sẻ: Phạm Đức Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

274
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những khó khăn mà các gia đình có con bị khuyết tật đang gặp phải đó là thiếu kiến thức và kĩ năng chăm sóc - giáo dục trẻ. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng những kiến thức trong vấn đề chăm sóc - giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) ngay tại gia đình đang trở thành một nhu cầu cấp thiết của xã hội. Đề tài này nghiên cứu thực trạng vấn đề kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình của các phụ huynh và đề xuất một số...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỒI DƯỠNG CHO CÁC BẬC PHỤ HUYNH KIẾN THỨC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

  1. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CHO CÁC BẬC PHỤ HUYNH KIẾN THỨC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI GIA ĐÌNH Ở TP ĐÀ NẴNG SOME SOLUTIONS TO IMPROVE FOR PARENTS THE KNOWLEDGE IN CARING AND EDUCATING CHILDREN WITH INTELLECTUAL DISABILITIES AT FAMILY IN DA NANG SVTH: NGUYỄN XUÂN VIỆT Lớp : 04DB, Trường Đại học Sư phạm GVHD: TS. HUỲNH THỊ THU HẰNG Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Một trong những khó khăn mà các gia đình có con bị khuyết tật đang gặp phải đó là thiếu kiến thức và kĩ năng chăm sóc - giáo dục trẻ. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng những kiến thức trong vấn đề chăm sóc - giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) ngay tại gia đình đang trở thành một nhu cầu cấp thiết của xã hội. Đề tài này nghiên cứu thực trạng vấn đề kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình của các phụ huynh và đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng kiến thức cho họ. SUMMARY One of the difficulties which families have disabled children is have no enough knowledge and skills to care and educate the disable children. Thus, improving the knowledge in caring and educating children with intellectual disabilities at family becomes the pressing and necessary requirements of society. Research the topic, we aim as: Learn about the reality of caring and educating children with intellectual disabilities at family. On the basis of researching results, we give some solutions to improve for parents the knowledge in caring and educating children with intellectual disabilities at family I. MỞ ĐẦU Hiện nay, trẻ CPTTT vẫn là đối tượng thiệt thòi nhất trong những trẻ khuyết tật. Trong các nhà trường trẻ vẫn chưa được hoà nhập thật sự cả về thể chất và tâm hồn. Các em thường bị phân biệt đối xử, bị bạn bè trêu trọc, khinh ghét,…Nhiều trẻ vẫn chưa được đến trường và phần lớn trẻ được chăm sóc và giáo dục tại gia đình. Cộng đồng và chính bản thân các bậc cha mẹ nhận thức chưa đầy đủ và chính xác về trẻ khuyết tật nói chung và trẻ CPTTT nói riêng. Còn có nhiều quan điểm trái ngược nhau và chưa chính xác. Do đó có những thái độ và cách đối xử khác nhau, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề chăm sóc, giáo dục cho trẻ. Cha mẹ là những người quan trọng nhất đối với trẻ nhất là trong những năm đầu đời. Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết về vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ CPTTT cho các bậc cha mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp bồi dưỡng cho các bậc phụ huynh kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình ở TP Đà Nẵng.” II. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề lý luận - Trẻ chậm phát triển trí tuệ là trẻ mà hoạt động nhận thức bị huỷ hoại một cách bền vững do những tổn thương thực thể ở não; trẻ bị rối loạn tất cả các quá trình thần kinh - tâm lí, rối loạn hành vi thích ứng; chức năng trí tuệ dưới mức trung bình và xảy ra trước 18 tuổi. - Gia đình là một trong những hình thức của đời sống nhân loại, gia đình là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi huyết thống, hôn nhân hoặc con nuôi. Các thành viên trong gia đình 206
  2. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 có chung những mục tiêu, những giá trị. Họ có cùng trách nhiệm đối với các quyết định và có sự ràng buộc trong suốt cuộc đời. 1.1. Nguyên nhân dẫn đến CPTTT Gồm 2 nhóm chính: Yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong. Ngoài ra tình trạng thiếu kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây ra CPTTT. 1.2. Các mức độ CPTTT Có bốn mức độ CPTTT là: Nhẹ: chỉ số trí tuệ từ 50-55 tới xấp xỉ 70; Trung bình: chỉ số trí tuệ từ 35-40 tới 50-55; Nặng: chỉ số trí tuệ từ 20-25 tới 35-40; Rất nặng: chỉ số trí tuệ dưới 20 hoặc 25. 1.3. Đặc điểm trẻ CPTTT Ngôn ngữ của trẻ CPTTT phát triển chậm, vốn từ rất nghèo nàn; Trẻ không nắm được các quy tắc ngữ pháp, phát âm không chuẩn, hay nói ngọng, chỉ nói được những câu đơn giản,… Ở trẻ xuất hiện nhiều loại phản ứng mang tính xúc cảm khác nhau: tự vệ-công kích, tự vệ-thụ động, “quá trẻ con”;Trẻ thường không có những khái niệm về bản thân, về những người xung quanh, trẻ không biết thiết lập mối quan hệ và bày tỏ thái độ tích cực của mình với người khác. Hành vi bất thường thường thấy ở trẻ bao gồm:Hành vi hướng nội: trẻ sống thu mình và đôi khi tự xâm hại cơ thể mình; Hành vi hướng ngoại: hung hãn, có hành vi trái ngược, giảm chú ý và rất dễ bị kích động. Trẻ CPTTT cũng có những nhu cầu và khả năng nhất định. 1.4. Gia đình và việc chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT 1.4.1. Chức năng của gia đình đối với trẻ CPTTT Phát hiện sớm hiện tượng CPTTT ở trẻ; Chữa trị một số bệnh thông thường cho trẻ có tật trí tuệ ở tuổi sơ sinh; Phát triển thể chất cho trẻ CPTTT ở tuổi sơ sinh;Phục hồi chức năng cho trẻ CPTTT ở tuổi sơ sinh. 1.4.2. Nội dung, phương pháp, phương tiện chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình Phát triển thể chất; Phát triển ngôn ngữ; Hình thành thói quen tự ăn uống; Hình thành thói quen tự mặc quần áo; Giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ chậm phát triển trí tuệ; Chuẩn bị cho trẻ trước tuổi học. 2. Thực trạng vấn đề kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình của các bậc phụ huynh 2.1. Hiểu biểt về tật CPTTT của các bậc phụ huynh 90% cha mẹ cho biết có hiểu biết về dạng tật này. Chẳng hạn trẻ chậm lẫy, chậm đi, chậm nói, ngôn ngữ nghèo nàn, một số trẻ bị tổn thương nặng về não, có hình dạng không bình thường, có hiểu biết hạn chế, gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt. 66,6% cha mẹ cho biết một số nguyên nhân có thể dẫn đến tật CPTTT ở trẻ như: Do nhiễm hoá chất độc hại, uống thuốc quá liều hoặc chấn động tâm lý khi bà mẹ mang thai; sinh thiếu tháng, can thiệp của y tế; một số nguyên nhân khác xảy ra sau khi sinh: sốt cao, co giật, cúm, suy dinh dưỡng, vàng da,…33,4% cha mẹ trả lời không biết nguyên nhân nào đã dẫn đến CPTTT ở con họ. 2.2. Hiểu biết về trẻ CPTTT của các bậc phụ huynh 10% cha mẹ cho biết có thể phát hiện ra tật CPTTT nhờ đi siêu âm khi bà mẹ mang thai; 60% qua các dấu hiệu bất thường ở trẻ; 20% qua bác sĩ kiểm tra và thông báo khi mới sinh và 10% qua kết quả học tập sút kém của trẻ khi đi học. Có 80% cha mẹ cho biết trẻ CPTTT có những năng lực nhất định như: trẻ có thể tự phục vụ, có thể học, vẽ, múa, hát, nhảy theo nhịp điệu bài hát,... tất nhiên năng lực thực hiện 207
  3. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 của các em còn ở mức độ đơn giản và trong giới hạn. Cá biệt có trẻ có thể làm xiếc dẻo, bật mở chỉnh ti vi, đầu đĩa và chơi games, vẽ trên máy tính. Xong vẫn còn 20% cha mẹ cho rằng trẻ không có năng lực gì cả. 90% cha mẹ được hỏi cho biết trẻ CPTTT cũng có các sở thích như thích chơi một mình, thích ăn uống, chơi trò chơi điện tử, thích nghe đài hoặc ti vi đặc biệt là các chương trình thiếu nhi hoặc các băng đĩa nhạc nhảy sôi động. Một số khác lại thích nhảy múa, đi chơi, chơi chỗ đông người, thích có bạn, thích quậy phá,… Chỉ có 3,3% cha mẹ cho rằng trẻ CPTTT cũng có các đặc điểm tâm lý như trẻ bình thường. Các cha mẹ còn lại đều cho thấy trẻ CPTTT luôn biểu hiện những đặc điểm có tính tiêu cực: 6,6% cha mẹ thấy trẻ thường trầm cảm, sống thu mình; 13,3% hay phụ thuộc vào người khác; 20% khó có thể tập trung trong một thời gian dài; 43,3% hung hãn, giảm chú ý và rất dễ bị kích động; 43,3% thường xuyên chậm hiểu, mau quên; 46,6% ngôn ngữ phát triển chậm hơn trẻ bình thường cùng độ tuổi. Các đặc điểm này ở trẻ CPTTT thực sự đang là vấn đề nan giải đối với các bậc phụ huynh. 2.3. Hiểu biết về các nội dung, phương pháp, phương tiện chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT Kết quả nghiên cứu cho thấy những nội dung mà các bậc cha mẹ tiến hành chăm sóc và giáo dục cho trẻ chủ yếu là: chăm sóc sức khoẻ, chữa trị bệnh tật, tập cho trẻ đi đứng, cầm nắm, tập nói, tập các thói quen sinh hoạt hàng ngày, tập những công việc đơn giản, giúp đỡ trẻ học và khắc phục hành vi rối loạn ở trẻ. Giáo dục và hình thành các hành vi văn hoá cho trẻ. Có 13,3% cha mẹ cho rằng các phương pháp chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT cũng như những trẻ bình thường khác. Những phụ huynh này cho biết một phần do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không làm khác được; mặt khác bản thân trẻ phát triển thể chất bình thường, ít đau ốm nên cũng không có gì phải chăm sóc đặc biệt. 86,7% cha mẹ cho rằng với đối tượng trẻ này phải có cách chăm sóc – giáo dục đặc biệt, ưu tiên hơn những trẻ khác. Trước hết là lòng yêu thương đối với trẻ. Thường xuyên đi khám định kì cho trẻ, tìm kiếm các trung tâm chăm sóc – giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ. Đối với vấn đề giáo dục trẻ tại nhà thì cần phải hết sức kiên trì, chỉ bảo cho trẻ thật cụ thể và phải luyện tập hàng ngày, lặp đi lặp một động tác, một con chữ, một chữ số,... Trong quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình, 20% cha mẹ cho rằng nên sử dụng vật thật, mô hình, đồ chơi; 26,6% sử dụng tranh, ảnh minh hoạ; 6,6% sử dụng các phương tiện hỗ trợ: xe lăn, nạng; 46,6% không cần sử dụng phương tiện nào trong vấn đề chăm sóc – giáo dục cho trẻ tại gia đình. 2.4. Nhận thức về môi trường chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT Chỉ có 10% cha mẹ cho rằng môi trường chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình và địa phương là tốt nhất; và có tới 76,6% cha mẹ chọn môi trường tại trường chuyên bi ệt và trung tâm can thiệp sớm trẻ khuyết tật; 13,3% kết hợp gia đình và nhà trường 2.5. Kì vọng của các bậc phụ huynh trong vấn đề chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT 20% cha mẹ mong muốn giúp trẻ phát triển bình thường như những trẻ khác; 40% giúp trẻ phát huy hết khả năng của trẻ; 50% giúp trẻ có thể tự lập trong cuộc sống sau này; 6,6% không có kỳ vọng gì. Một trong những kì vọng thường trực, cấp thiết đối với các phụ huynh là chỉ mong sao trẻ có thể tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân, có thể đi lại và biết nói. 2.6. Một số kinh nghiệm của các bậc phụ huynh trong vấn đề chăm sóc – giáo dục trẻ Qua trao đổi các bậc phụ huynh cho biết một số kinh nghiệm trong vấn đề chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT như sau: 208
  4. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 Dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc trẻ: thường ngày chú ý mọi hoạt động, sinh hoạt của trẻ để kịp thời hỗ trợ các nhu cầu mà trẻ đang cần. Với các hành vi bất thường cần dỗ dành từ từ, yêu thương và chiều chuộng trẻ. Nhạy bén phát hiện và chữa trị kịp thời khi trẻ bị đau ốm, cho trẻ ăn uống đủ chất, cho trẻ đi khám bác sĩ định kì Kiên trì, chịu khó đối với trẻ, giáo dục từ từ, từng li từng tí và lặp đi lặp lại hàng ngày. Tiến hành xoa bóp chân, tay hàng ngày cho trẻ (2 đến 3 lần/ ngày, mỗi lần 30 phút) 2.7. Một số khó khăn các bậc phụ huynh gặp phải trong qu á trình chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT Chỉ có 13,3% trả lời không có khó khăn gì cả và cho biết trẻ cũng bình thường như những trẻ khác. 86,7% cha mẹ cho biết các khó khăn họ thường gặp phải trong vấn đề này là: Không có điều kiện cả về vật chất và thời gian. Thiếu phương pháp giáo dục trẻ. Vợ chồng chưa thống nhất cách dạy và chăm sóc trẻ. Thiếu người chăm sóc,... Trẻ thường bị bệnh, ốm đau; chậm hiểu, mau quên, đôi lúc trẻ tỏ ra rất bướng bỉnh, cộc cằn; dạy bảo mà trẻ không nghe không hiểu gì cả. 2.8. Nhu cầu được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT của các bậc phụ huynh Nguồn gốc kiến thức các bậc phụ huynh có được thể hiện ở các mặt: 36,6% qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng; 63,3% qua kinh nghiệm nuôi dạy những đứa con bình thường khác và bản thân tự nghiên cứu, học hỏi; 40% được tư vấn và tập huấn của chuyên gia giáo dục trẻ khuyết tật bạn bè, người thân Vì vậy 30% cha mẹ mong muốn có nhiều tài liệu, sách báo viết về phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ; 33,3% mong muốn có một chương trình truyền hình riêng dành cho trẻ khuyết tật; 63,3% mong muốn có Hội cha mẹ trẻ khuyết tật để giao lưu, trao đổi. 3. Biện pháp bồi dưỡng cho các bậc phụ huynh kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình trên địa bàn TP. Đà Nẵng 3.1. Đưa nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình vào các buổi sinh hoạt ở “Trung tâm học tập cộng đồng - TTHTCĐ” của địa phương Đến nay, 100% xã phường trên địa bàn thành phố đều đã có TTHTCĐ Trung tâm học tập cộng đồng mô hình có hiệu quả trong thực hiện giáo dục kỹ năng sống góp phần xoá đói giảm nghèo. Kỹ năng sống ngày càng có vai trò quan trọng đối vớ i mỗi người dân trong cộng đồng. Kỹ năng sống cần cho tất cả mọi người, mọi độ tuổi, mọi nghề nghiệp, mọi trình độ. Vì vậy, việc đưa các nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT vào các buổi sinh hoạt tại TTHTCĐ là một việc làm hay, phù hợp và có ý nghĩa thực tiễn. 3.2. Tư vấn và tập huấn cho các bậc phụ huynh kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình Để thực hiện việc này, các trường chuyên biệt, các trung tâm can thiệp sớm trẻ khuyết tật cần cử giáo viên phụ trách tới tận gia đình trẻ CPTTT. Từ những điều kiện thực tế, giáo viên tư vấn, tập huấn các kiến thức chăm sóc trẻ cho các bậc phụ huynh; cùng với gia đình xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, tiến hành thực hiện và kiểm tra đánh giá quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ của các phụ huynh và hỗ trợ khi cần thiết. 3.3. Phát hành tờ rơi phổ biến một số kiến thức – kĩ năng cơ bản và phương pháp giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình Trong điều kiện hiện nay cùng với các hình thức phổ biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trung tâm can thiệp sớm hoặc các trường chuyên biệt cần phát hành các tờ rơi phổ biến một số kiến thức như: Thế nào là trẻ CPTTT?; Nguyên nhân nào dẫn 209
  5. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 đến CPTTT?; Một số nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình... III. Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận Trẻ CPTTT tồn tại trong xã hội là một tất yếu khách quan. Trẻ CPTTT cũng như bao trẻ em khác đều có những nhu cầu, sở thích và khả năn g khác nhau. Các em cũng cần được chăm sóc, giáo dục và được bảo đảm các quyền như bao trẻ bình thường khác. Các phụ huynh đã có những hiểu biết đúng đắn về tình trạng của con mình và có vai trò trách nhiệm cao đối với vấn đề chăm sóc - giáo dục cho trẻ CPTTT ngay tại gia đình. Các bậc cha mẹ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ. Trong chăm sóc – giáo dục cho trẻ, các phụ huynh chưa có được phương pháp làm việc hiệu quả với trẻ. Do đó, trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà họ còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao. Các bậc phụ huynh có con bị CPTTT rất mong muốn được bồi dưỡng thêm những kiến thức và kĩ năng trong vấn đề chăm sóc – giáo dục trẻ tại nhà. Mong muốn có hội cha mẹ trẻ khuyết tật để trao đổi, giao lưu và học hỏi. 2. Khuyến nghị Đối với ngành giáo dục & đào tạo: Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực, giáo viên có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng được yêu cầu chăm sóc - giáo dục cho trẻ khuyết tật từ bậc mầm non đến tiểu học và trung học cơ sở. Đối với ngành y tế: Cần tiến hành khám sàng lọc, chẩn đoán và phát hiện sớm tật ngay khi trẻ mới sinh; Nghiên cứu và điều trị các khuyết tật bẩm sinh, can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật Đối với ngành văn hoá, thông tin & truyền thông: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong chính gia đình trẻ và cộng đồng dân cư về các vấn đề vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt, ngăn ngừa khuyết tật ở trẻ em. Đối với các cấp chính quyền địa phương: Cần có các chính sách hỗ trợ công bằng với mọi trẻ khuyết tật. Chỉ đạo chặt chẽ và đánh giá nghiêm túc việc thực hiện công tác giáo dục trẻ khuyết tật ở địa phương. Đưa các nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ khuyết tật vào trong các buổi sinh hoạt ở “Trung tâm học tập cộng đồng” tại địa phương mình. Thành lập “Hội cha mẹ trẻ khuyết tật ” ngay tại TTHTCĐ, để làm nơi trao đổi, giao lưu giữa các gia đình có con bị khuyết tật. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Văn Bích (chủ biên) và các cộng sự (2006), Giáo dục hòa nhập trẻ chậm phát triển trí tuệ, NXB Lao Động Xã Hội. [2] Bộ GDĐT (2005), Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật bậc tiểu học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học, Hà Nội. [3] PGS.TS. Cao Minh Châu và các cộng sự (2007), Một số dạng tật thường gặp ở trẻ em cách phát hiện và huấn luyện, NXB Y học. [4] PGS.TS. Cao Minh Châu và các cộng sự (2007), Phục hồi chức năng trẻ khuyết tật tại gia đình, NXB Y học [5] Huỳnh Thị Thu Hằng (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Khoa Tâm lý Giáo dục, ĐHSP, Đại học Đà Nẵng. [6] Nguyễn Kim Thị Hoa (2005), Bài giảng Nhập môn giáo dục đặc biệt, Viện chiến lược và chương trình giáo dục. 210
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2