Các chế độ về tiền lương, trích lập các khoản theo lương
lượt xem 2
download
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người.lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp.lương và các khoản bổ sung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các chế độ về tiền lương, trích lập các khoản theo lương
- I. Các chế độ về tiền lương , trích lập các khoản theo lương 1. Nguyên tắc tính lương : (theo Bl lao động ) Điều 90. Tiền lương 1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. 2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. 3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
- 2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày. Bảng 1 – Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng giai đoạn từ 1995 đến 2009 Các khoản trích theo DN (%) NLĐ (%) Cộng (%) lương 1. BHXH 15 5 20 2. BHYT 2 1 3 3. BHTN - - - 4. KPCĐ 2 - 2 Cộng (%) 19 6 25 Bảng 2 – Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng giai đoạn từ 2010 đến 2011 Các khoản trích theo DN (%) NLĐ (%) Cộng (%) lương 1. BHXH 16 6 22 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 2 Cộng (%) 22 8,5 30,5
- Bảng 3 – Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng giai đoạn từ 2012 đến 2013 Các khoản trích theo DN (%) NLĐ (%) Cộng (%) lương 1. BHXH 17 7 24 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 2 Cộng (%) 23 9,5 32,5 Bảng 4 – Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng giai đoạn từ 2014 trở về sau : Các khoản trích theo DN (%) NLĐ (%) Cộng (%) lương 1. BHXH 18 8 26 2. BHYT 3 1,5 4,5 3. BHTN 1 1 2 4. KPCĐ 2 2 Cộng (%) 24 10,5 34,5 2. Các hình thức trả lương Việc trả lương phải đáp ứng quy định về lương tối thiểu theo quy định của nhà nước (bằng mức lương tối thiểu do nhà nước công bố * hệ số nghành may (áp dụng theo hệ số quy định của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước).
- Các hình thức trả lương 1. LƯƠNG THỜI GIAN: Tiền lương được trả căn cứ vào thời gian làm việc. Cách tính lương thời gian thuần: Lương thời gian (Ltg) = Mức lương (ML) / Công chuẩn (C) * Số ngày công làm việc (NC) Cách tính lương thời gian theo hệ số điều chỉnh: Lương thời gian theo hiệu quả cv (LtgH) = Mức lương (ML) / công chuẩn (C) * Số ngày làm việc (NC) * Hệ số điều chỉnh (HSĐCi) ** Một số điều lưu ý: - Luật quy định kỷ luật đi trễ về sớm bằng các hình thức như sau: khiển trách, nhắc nhở (miệng hoặc văn bản) - Công ty không được dùng phương pháp trừ lương hoặc phạt về mặt vật chất của người lao động. 2 LƯƠNG SẢN PHẨM: Tiền lương được trả trên cơ sở số lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm được tạo ra. Lương sản phẩm thuần: LSPi = ĐGi * Qi
- Lương sản phẩm theo hệ số điều chỉnh: LSPi = ĐGi * Qi * HSĐCi Trong đó: - LSPi: Lương sản phẩm i - Qi: Sản lượng sản phẩm i - ĐGi: Đơn giá sản phẩm i - HSĐCi: Hệ số điều chỉnh chất lượng SP i • Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp được áp dụng rộng rãi đối với người trực tiếp sản xuất trong điều kiện lao động của họ mang tính độc lập tương đối, có thể định mức và nghiệm thu sản phẩm một cách riêng biệt • Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Là tiền lương trả theo sản phẩm gắn với chế độ tiền lương trong sản xuất như : thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng giảm tỷ lệ hàng hỏng, . . . và có thể phạt trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, hao
- phí vật tư, không đảm bảo ngày công qui định, không hoàn thành kế hoạch được giao. -cách tính như sau: tiền lương = tiền lương theo sản phẩm + tiền thưởng – tiền trực tiếp (gián tiếp) phạt • Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: -Theo hình thức này tiền lương bao gồm hai phần: +phần thứ nhất : căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức lao động, tính ra phải trả cho người lao động trong định mức. +phần thứ hai : căn cứ vào mức độ vượt định mức để tính tiền lương phải trả theo tỷ lệ luỹ tiến. tỷ lệ hoàn thành vượt mức càng cao thì tỷ lệ luỹ tiến càng nhiều. hình thức này khuyến khích người lao động tăng năng xuất lao động và cường độ lao động đến mức tôí đa do vậy thường áp dụng để trả cho người làm việc trong khâu trọng yếu nhất hoặc khi doanh nghiệp phải hoàn thành gấp một đơn đặt hàng. 3. LƯƠNG KHOÁN
- Khái niệm: Là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng được giao. Công thức: TL = MLK * H Trong đó: - MLK: Mức lương khoán - H: Tỷ lệ % hoàn thành công việc + Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: là hình thức trả lương theo sản phẩm nhưng tiền lương được tính theo đơn giá tập hợp cho sản phẩm hoàn thành đến công việc cuối cùng. hình thức này áp dụng cho những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn công nghệ nhằm khuyến khích người lao động quan tâm đến chất lượng sản phẩm + Trả lương khoán quỹ lương : theo hình thức này doanh nghiệp tính toán và giao khoán quỹ lương cho từng phòng ban, bộ phận theo nguyên tắc hoàn thành công tác hay không hoàn thành kế hoạch. + Trả lương khoán thu nhập : tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà hình thành quỹ lương để phân chia cho người lao động. khi tiền lương không thể hạch toán
- riêng cho từng người lao động thì phải trả lương cho cả tập thể lao động đó, sau đó mới tiến hành chia cho từng người. => Trả lương theo hình thức này có tác dụng làm cho người lao động phát huy sáng kiến và tích cực cải tiến lao động để tối ưu hoá quá trình làm việc, giảm thời gian công việc, hoàn thành công việc giao khoán. 4. LƯƠNG THƯỞNG THEO THU NHẬP Khái niệm: là hình thức trả lương/thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/thưởng doanh số của công ty. Điều kiện áp dụng: - Áp dụng cho những bộ phận có liên quan trực tiếp đến doanh thu - Áp dụng cho những lao động mang tính chất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp, NV bán hàng - Để áp dụng tốt lương doanh số thì phải xác định được doanh số mục tiêu.
- Các hình thức lương/thưởng theo doanh thu: - Lương/thưởng doanh số cá nhân - Lương/thưởng doanh số nhóm - Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,… II. Vai trò của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương -Tiền lương duy trì thúc đẩy và tái sản xuất sức lao động . Trong mỗi doanh nghiệp hiện nay muốn tồn tại, duy trì, hay phát triển thì tiền lương cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay nếu doanh nghiệp nào có chế độ lương hợp lý thì sẽ thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng tốt Trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng lao động nhất định tuỳ theo quy mô, yêu cầu sản xuất cụ thể. Chi phí về tiền lương là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất => sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí về lao động sống (lương), do đó góp phần hạ thấp giá thành
- sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
6 Nghị Định về chế độ tiền lương
3 p | 689 | 198
-
Tìm hiểu chung về Kế toán tiền lương
13 p | 183 | 46
-
Sự hình thành và phát triển của tiền tệ
11 p | 200 | 22
-
Giáo trình Kế toán tiền lương - Nghề: Kế toán doanh nghiệp - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
135 p | 62 | 12
-
Mẫu Quy chế tiền lương, thưởng và phụ cấp cho người lao động năm 2020
6 p | 104 | 9
-
Những văn bản hướng dẫn và chính sách mới về tiền lương, bảng tra cứu tiền lương, xây dựng thang bảng lương, bảo hiểm xã hội: Phần 2
250 p | 17 | 7
-
Những văn bản hướng dẫn và chính sách mới về tiền lương, bảng tra cứu tiền lương, xây dựng thang bảng lương, bảo hiểm xã hội: Phần 1
204 p | 18 | 7
-
Giáo trình Lao động tiền lương (Ngành: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
80 p | 13 | 6
-
Tổng quan tiền lương và các khoản trích theo lương
13 p | 74 | 6
-
Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương
29 p | 89 | 6
-
Chính sách mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và tiêu chuẩn định mức các khoản chi ngân sách nhà nước: Phần 2
466 p | 14 | 5
-
Chính sách mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và tiêu chuẩn định mức các khoản chi ngân sách nhà nước: Phần 1
224 p | 18 | 5
-
Những vấn đề cơ bản về quản lý ngân sách tài chính xã, phường, thị trấn và hướng dẫn thực hành chế độ kế toán: Phần 2
216 p | 7 | 5
-
Mẫu Quy chế tiền lương, thưởng và phụ cấp cho người lao động năm 2019
6 p | 64 | 5
-
Mẫu Quy chế lương thưởng, chế độ cho CB-CNV Công ty Cổ phần, Công ty TNHH
6 p | 147 | 5
-
Quy chế trả lương
17 p | 77 | 4
-
Giáo trình Lao động tiền lương (Ngành: Kế toán - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
80 p | 8 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn