intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU GIAI ĐOẠN XI - XV_3

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

91
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'các quốc gia phong kiến tây âu giai đoạn xi - xv_3', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU GIAI ĐOẠN XI - XV_3

  1. CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN XI - XV Sau khi chiếm được Constantinople, quân chữ thập không còn nghĩ gì đến đất thánh nữa, mà họ chỉ nghĩ đến chuyện cướp bóc. Ðể lấy lại uy tín, năm 1212 giáo hoàng Innocento III lại tổ chức tiếp đợt viễn chinh chữ thập trẻ em . Hàng vạn trẻ em châu âu được tập trung về bến Marseille (pháp) để đưa xuống tàu vượt biển. Do phương tiện vận chuyển kém, thiếu thức ăn, nước uống, thiếu dưỡng khí để thở,...đã làm cho một số trẻ em chết đi, số còn lại bị bọn chủ tàu chở sang Ai cập và Bắc Phi bán làm nô lệ. Sau đợt 4, viễn chinh không còn thu hút sự chú ý của các tầng lớp xã hội, vì khả năng cướp bóc thuộc địa không còn, tinh thần tôn giáo cũng nhạt đi. - Ðợt 5 ( 1217-1221) Chỉ một mình vua Hunggary mang quân đội của mình cùng một số kỵ sĩ Ðức sang Ai cập đánh nhau được vài trận rồi rút về.
  2. - Ðợt 6 ( 1228-1229) Do hoàng đế Frederik II Hohenstaufen ( cháu Fredrrik râu hung) tổ chức. Vì có ác cảm với giáo hoàng, nên khi sang Jerusalem đã liên kết với quân đội Hồi giáo để chuẩn bị chống giáo hoàng. - Ðợt 7 ( 1248-1254) & Ðợt 8 (1264-1270) Chỉ một mình Vua Louis IX đem quân sang Ai cập đánh nhau vaì trận thì bị bắt, phải mất một số tiền lớn mới được chuộc về. Năm 1264, Ông lại đem quân sang Tuynidy, nhưng tại đây vua chết vì bệnh dịch tả. d- Kết qủa : Phong trào viễn chinh chữ thập hoàn toàn thất bại. Tất cả thuộc địa của quân chữ thập ở Trung cận đông, phái đoàn truyền giáo của giáo hội Thiên chuá giáo cũng không thu được kết qủa gì đáng kể. Tuy nhiên , các cuộc thập tự chinh đã có ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển ở Tây âu. _ Về kinh tế : Thương nhân Tây âu đã phá vỡ được độc quyền thương mại của người Ả
  3. rập và Thổ nhĩ kỳ ở Trung cận đông, chuyển giao dịch thương mại ở Ðiạ trung hải cho thương nhân tây âu, làm cho hàng hóa từ phương Ðông chuyển đều đặn sang Phương Tây và nhiều hơn trước. _ Về văn hóa , khoa học kỹ thuật : Sau phong trào chữ thập, triết học, văn học , nghệ thuật, điêu khắc của người Hy lạp được du nhập vào Tây âu thông qua những người A rập, làm cho tầm hiểu biết của người Tây âu được mở rộng. Lối sống xa hoa của Phương Ðông cũng được du nhập vào triều đình và bọn qúi tộc phương Tây. Trong công nghiệp, những kỹ thuật tiên tiến của phương Ðông như luyện kim, dệt vãi bông ,nhuộm đã bổ sung cho kỹ thuật còn lạc hậu của Phương Tây. Trong nông nghiệp, kỹ thuật làm thủy lợi, các giống cây trồng như lúa, bông,... được du nhập vào phương Tây. Ðặc biệt 3 phát minh lớn của người Trung hoa là La bàn, nghề làm giấy, thuốc súng cũng được đưa vào Tây âu thông qua các nước Trung cận Ðông. _ Về chính trị xã hội :
  4. Làm suy yếu quyền lực của chúa phong kiến, giúp cho việc tăng cường chính quyền quân chủ trung ương tập quyền. Tạo điều kiện để thị dân và nông nô thoát khỏi thân phận lệ thuộc. Tuy nhiên, phong trào viễn chinh chữ thập đã tàn phá nền văn minh, tàn phá nền kinh tế và gây đau khổ cho hàng vạn người lớn và trẻ em,... làm kìm hãm sự phát triển của các nước Trung cận đông. III. CÁC VƯƠNG QUỐC ANH - PHÁP XÂY DỰNG CHẾ ÐỘ CHÍNH TRỊ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN 1- Ở PHÁP Có thể nói trong các thế kỷ XI - XII, Pháp là quốc gia phong kiến phân quyền điển hình (vương quốc chia thành nhiều lãnh địa, trong đó có 14 đại lãnh địa - công quốc, bá quốc , giám mục khu...). Trước tình hình đó năm 987, sau khi vua Louis V chết, vương triều Carolingiens ở Pháp kết thúc. Bọn bá tước Paris liên kết kại với nhau và bầu Hugnes Capet lên làn vua, lập nên triều Capetiens (triều đại nầy kéo dài đến cách mạng tư sản Pháp thì kết thúc).
  5. Thế kỷ XII, thành thị Pháp ra đời và lực lượng thị dân ngày càng lớn mạnh, thị dân ra sức giúp vua đánh bại các thế lực PK cát cứ, do đó quyền lực của nhà vua ngày càng được tăng cường. Sang thế kỷ XIII, các vua Pháp bằng chinh phục quân sự hay do hôn nhân thừ kế, đã xác nhập nhiều lãnh địa vào vương quôc. (lúc bấy giờ chỉ còn 4 đại lãnh địa là chưa xác nhập vào vương quốc là : FLANDER [ đông bắc Pháp] , BOURGOGNE [miền đông], BRETAGNE [tây bắc] và GUYENNE [tây nam] Ðồng thời với việc mở rộng lãnh thổ, các vua Pháp còn chú ý đến việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền và tăng cường khống chế các chư hầu. CHIẾN TRANH TRĂM NĂM GIỮA PHÁP VÀ ANH ( 1337 - 1453 ) - nguyên cớ : Là sự tranh chấp sứ Flander giàu có , một bá quốc chư hầu cuả Vua Pháp, nhưng lại có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Vua Anh ( sợi của Flander con thoi của Anh ).
  6. - Nguyên nhân : Vừa là cuộc xung đột lớn giữa hai quốc gia đang trên đường hoàn thành chế độ phong kiến tập quyền. Vừa là cuộc đấu tranh quyết liệt để tiêu diệt thế lực cuối cùng của bọn phong kiến cát cứ. - Diễn biến : • Do có sự chuẩn bị trước về quân sự và ngoại giao, nên trong những trận giao tranh đầu quân đội Anh luôn luôn thắng thế ( trận thủy chiến ở Eïcluse 1340 , trận Crésy 1346 , đặc biệt là trận đại chiến ở Poitiers 1356 vua Pháp là Jean le bon cùng một số qúi tộc bị bắt làm tù binh ) . Sau trận poitiers, tình hình nước Pháp trở nên đen tối, kinh tế bị tàn phá nặng nề, nền chính trị trở nên thối nát, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị những năm 1356 - 1358 và cuộc nội chiến 1358. Sau cuộc nội chiến 1358, nước Pháp bị tàn phá nặng nề, buộc phải xin ký hòa ước đình chiến với Anh. Sau hòa ước , vua Pháp Charles V khôn ngoan (1364 - 1380) được qúi
  7. tộc đem toàn lực ủng hộ, nhờ vậy vua tăng cường được quyền chuyên chế, trấn áp bọn phong kiến nổi loạn và đuổi được quân đội Anh ra khỏi nước Pháp ( vua Anh chỉ còn giữ lại được vài căn cứ : Calais, Bayon ). Năm 1380, Charles V chết, Charles VI lên ngôi vì vua còn trẻ ( mới 14 tuổi ) nên triều đình bị bọn phong kiến nhũng loạn, đã tạo cơ hội cho chiến tranh trăm năm tái diễn, mãi đến năm 1453 mới kết thúc. Nhìn chung , chiến tranh trăm năm đã làm cho kinh tế hai nước bị suy sụp, tuy nhiên sau chiến tranh, nhờ vào hoàn cảnh thống nhất đất nước, kết hợp với tinh thần lao động cần cù của nhân dân, nên Pháp đã sớm phục hồi kinh tế và phát triển nhanh chóng. Hậu qủa lớn nhất do chiến tranh trăm năm để lại là làm cho bọn qúi tộc nghèo đi, nên một số đã chuyển sang làm nghề thủ công, một số tình nghuyện phục vụ trong triều đình nhà vua và trở thành tầng lớp qúi tộc quân sự và đình thần .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0