Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ LƯU HÀNH SỐT RÉT DAI DẲNG<br />
TẠI HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG<br />
Lê Thành Đồng*, Mai Anh Lợi*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Đến nay sốt rét đã được khống chế, thu hẹp phạm vi lưu hành, nhiều nơi không còn sốt rét.<br />
Riêng ở Phú Quốc (Kiên Giang), sốt rét vẫn tồn tại dai dẳng, hàng năm vẫn có ca mắc mới tại chỗ. Đề tài tiến<br />
hành nhằm đánh giá thực trạng mắc sốt rét “tại chỗ” và các hoạt động phòng chống sốt rét tại huyện Phú Quốc,<br />
đồng thời xác định các yếu tố liên quan đến sốt rét lưu hành dai dẳng.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Là người dân của 3 xã được chọn và các cơ sở y tế huyện đảo Phú Quốc. Phương<br />
pháp nghiên cứu mô tả với các kỹ thuật điều tra về mắc sốt rét, về côn trùng truyền bệnh sốt rét theo quy định<br />
của Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế.<br />
Kết quả: Có 19 trường hợp BNSR, chiếm tỷ lệ 2,40%. Không thấy KST sốt rét. Có sự hiện diện của các véc<br />
tơ phụ truyền bệnh sốt rét (An.tessellatus, An.letifer, An.barbirostris). Ý thức PCSR của cộng đồng còn hạn chế.<br />
Các hoạt động truyền thông, giám sát phát hiện bệnh sốt rét chưa được thường xuyên.<br />
Kết luận: Có thể vẫn có sự lưu hành bệnh sốt rét tại chỗ, với các hoạt động PCSR hiện nay ở địa phương thì<br />
chưa thể cắt đứt lan truyền sốt rét tại chỗ.<br />
Từ khóa: Sốt rét dai dẳng, Phú Quốc.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
FACTORS RELATING TO CIRCULATION OF PERSISTENT MALARIA<br />
IN PHU QUOC ISLAND, PROVINCE KIEN GIANG<br />
Le Thanh Dong, Mai Anh Loi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 13 - 18<br />
Hypothesis: Until now, malaria has been prevented, limit its circulation so that many places don’t affect. In<br />
Phu Quoc (Kien Giang province) however, malaria exists in long lasting periods, every year incidences case rise<br />
up. The research to evaluate the real situation of indigenous malaria cases and operations to prevent malaria in<br />
Phu Quoc, at the same time determine the factors relating to persistent epidemic malaria.<br />
Research objects is the people of the three selected communes and district health facilities of Phu Quoc<br />
island. The descriptive study method for investigation on the malaria cases, the malaria vectors is according to<br />
standards of the World Health Organization and the Ministry of Health.<br />
Results: 19 malaria prevalence cases, accounting for 2.40%. No malaria parasites. The presence of the subvector of malaria transmission (An.tessellatus, An.letifer, An.barbirostris). Community awareness of preventing<br />
malaria is limited. Communication activities, monitoring to detect malaria are not performed regularly.<br />
Conclusion: There may still be an indigenous malaria endemic “site”, with the current local malaria<br />
activation; the island can yet not prevent malaria transmission in place.<br />
Keyword: Indignons malaria, Phu Quoc.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mặc dù Chương trình phòng chống sốt rét<br />
<br />
là một trong một số chương trình y tế thành<br />
công nhất ở Việt Nam, từ chỗ sốt rét là bệnh<br />
ảnh hưởng trầm trọng ở các vùng rừng núi,<br />
<br />
* Viện Sốt rét-Ký sinh trùng- Côn trùng TP. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS. Lê Thành Đồng, ĐT: 0912009217, Email: lethanhdong@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
13<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
sốt rét lan tràn xuống đồng bằng, ven biển(1),<br />
nhiều vụ dịch xảy ra, đến nay sốt rét đã được<br />
khống chế, thu hẹp phạm vi lưu hành bệnh,<br />
nhiều nơi không còn sốt rét lưu hành. Tuy<br />
nhiên, đối với huyện đảo Phú Quốc (Kiên<br />
Giang), mặc dù tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét<br />
giảm so với trước đây, nhưng so với các địa<br />
phương tương tự khác đến nay hầu như<br />
không còn sốt rét lưu hành tại chỗ, thì ở Phú<br />
Quốc sốt rét vẫn tồn tại dai dẳng, hàng năm<br />
vẫn ghi nhận các ca mắc mới tại chỗ(2,3,4). Để<br />
giải quyết vấn đề sốt rét tồn tại dai dẳng ở<br />
huyện đảo Phú Quốc, Viện Sốt rét - KST - CT<br />
TP. Hồ Chí Minh thực hiện nghiên cứu đề tài<br />
nhằm mục tiêu:<br />
- Đánh giá thực trạng mắc sốt rét “tại chỗ”<br />
và các hoạt động phòng chống sốt rét tại huyện<br />
Phú Quốc.<br />
- Xác định các yếu tố liên quan đến sốt rét<br />
lưu hành dai dẳng.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên<br />
cứu<br />
Địa điểm nghiên cứu<br />
Là 3 xã Cửa Dương, Bãi Thơm, Gành Dầu,<br />
Trung tâm Y tế huyện, bệnh viện và các cơ sở<br />
y tế liên quan của huyện Phú Quốc.<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Là người dân của các xã được chọn và tổ<br />
chức mạng lưới y tế cơ sở tại huyện đảo Phú<br />
Quốc (bao gồm tổ chức nhân lực, vật lực, hoạt<br />
động PCSR…).<br />
Thời gian nghiên cứu<br />
Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2010.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật<br />
sử dụng<br />
Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu mô tả.<br />
Kỹ thuật điều tra<br />
- Điều tra mắc sốt rét tại chỗ: sử dụng các kỹ<br />
<br />
14<br />
<br />
thuật điều tra bệnh nhân sốt rét lâm sàng, ký<br />
sinh trùng sốt rét, sốt rét ác tính và tử vong do<br />
sốt rét theo quy định hiện hành.<br />
- Điều tra các chỉ số về côn trùng truyền<br />
bệnh: Sử dụng các kỹ thuật mồi, bắt muỗi, bọ<br />
gậy, định loại … theo quy định của Tổ chức Y tế<br />
Thế giới và Chương trình quốc gia phòng chống<br />
sốt rét.<br />
- Điều tra, đánh giá việc tổ chức hoạt động<br />
phòng chống sốt rét tại huyện: Phỏng vấn trực<br />
tiếp các đối tượng là lãnh đạo, nhân viên y tế<br />
huyện, xã và người dân ở các điểm nghiên cứu.<br />
- Điều tra các yếu tố môi trường tự nhiên:<br />
quan sát trực tiếp và ghi nhận các yếu tố sinh<br />
cảnh môi trường liên quan đến lưu hành bệnh<br />
sốt rét.<br />
<br />
Cỡ mẫu và chọn mẫu<br />
- Để điều tra đánh giá tình hình mắc sốt rét<br />
tại chỗ, chọn công thức tính cỡ mẫu cho điều tra<br />
ngang đánh giá một tỷ lệ, với các thông tin hiện<br />
có ở khu vực nghiên cứu, với mong muốn có độ<br />
tin cậy > 95% và sai số ước tính < 0,02, tính được<br />
cỡ mẫu là 784, làm tròn là 792 mẫu, ước tính là<br />
198 hộ. Chủ động chọn 3 xã/9 xã đại diện cho<br />
các vùng sinh cảnh lưu hành bệnh sốt rét, phân<br />
bố mẫu mỗi xã là 264 mẫu, gồm 66 hộ. Tại mỗi<br />
xã chọn ngẫu nhiên 66 hộ, điều tra tất cả các<br />
thành viên trong hộ về chỉ số mắc sốt rét, điều<br />
tra chủ hộ về phòng chống sốt rét.<br />
- Đối với điều tra các chỉ số về côn trùng: tại<br />
các điểm điều tra chỉ số bệnh nhân, chọn đủ các<br />
điểm điều tra muỗi trưởng thành và bọ gậy theo<br />
quy định.<br />
- Đối với điều tra, đánh giá việc tổ chức hoạt<br />
động phòng chống sốt rét tại huyện: Chọn tất cả<br />
các đối tượng là lãnh đạo y tế huyện, các cán bộ<br />
chuyên trách sốt rét, các chủ hộ gia đình ở các<br />
hộ điều tra chỉ số bệnh nhân.<br />
<br />
Phân tích số liệu<br />
Sử dụng các phần mềm thống kê y sinh học.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Điều tra tình hình mắc sốt rét tại chỗ<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Bảng 1. Tình hình mắc sốt rét tại các xã nghiên cứu.<br />
Chỉ số<br />
điều tra<br />
Số mẫu<br />
<br />
Xã Gành<br />
Dầu<br />
264<br />
<br />
Xã Cửa<br />
Dương<br />
264<br />
<br />
Xã Bãi<br />
Thơm<br />
264<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
BNSR<br />
Tỷ lệ %<br />
BNSR<br />
KST SR<br />
<br />
5<br />
1,89<br />
<br />
3<br />
1,14<br />
<br />
11<br />
4,17<br />
<br />
19<br />
2,40<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
792<br />
<br />
Nhận xét: Có 19 trường hợp được chẩn đoán<br />
là BNSR tại các điểm điều tra, chiếm tỷ lệ 2,40%.<br />
Trong đó ở xã Bãi Thơm có tỷ lệ lớn nhất<br />
(4,17%). Không xét nghiệm thấy ký sinh trùng<br />
sốt rét.<br />
<br />
Đối với điều tra các chỉ số về côn trùng<br />
Bảng 2. Kết quả điều tra muỗi tại điểm nghiên cứu.<br />
Mồi người<br />
Bẫy đèn Soi chuồng gia<br />
ngoài nhà<br />
trong nhà<br />
súc<br />
Xã Gành Dầu An.tessellatus<br />
An.letifer (1)<br />
(1)<br />
Xã Cửa<br />
An.barbirostris<br />
An.letifer (1)<br />
Dương<br />
(1)<br />
Địa điểm<br />
<br />
Nhận xét: Tại thôn Gành Dầu, xã Gành Dầu<br />
(đại diện cho sinh địa cảnh ven biển) bắt được<br />
01 An.tessellatus (mồi người ngoài nhà) và 01<br />
An.letifer (bẫy đèn trong nhà), đây là các véc tơ<br />
phụ truyền bệnh sốt rét. Không bắt được vector<br />
chính tại thời điểm điều tra. Tại thôn Bến Tràm,<br />
xã Cửa Dương (đại diện cho sinh địa cảnh rừng<br />
núi) bắt được 01 An.letifer (mồi người ngoài nhà)<br />
và 01 An.barbirostris (soi chuồng gia súc).<br />
<br />
Điều tra việc tổ chức hoạt động phòng<br />
chống sốt rét<br />
Điều tra phỏng vấn hộ gia đình<br />
Thông tin về hộ gia đình và người được phỏng vấn<br />
Tổng số chủ hộ/người chủ chốt trong gia<br />
đình được phỏng vấn là 396. Lứa tuổi từ 16 đến<br />
75. Số người trung bình trong hộ gia đình là 4,5<br />
± 1,5 (1 - 9), trung vị là 4; số trẻ dưới 15 tuổi<br />
trung bình là 1,1 ± 0,9 (0 - 4), tổng số người trong<br />
396 hộ gia đình là 1.766 người.<br />
Nguồn thông tin PCSR mà người dân nhận được<br />
Những hình thức truyền thông PCSR mà<br />
người dân nhận được trong 396 người được hỏi<br />
thì hình thức chủ yếu là cán bộ tuyên truyền<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
(69,40%), ti vi (39,93%), radio (25,00%), loa<br />
truyền thanh (24,63%), tranh ảnh (8,96%), tờ rơi<br />
(4,48%).<br />
Hình thức truyền thông được ưa thích<br />
Trong 268 người trả lời thích được truyền<br />
thông về PCSR thì phương tiện truyền thông<br />
ưa thích chủ yếu là cán bộ tuyên truyền: 119<br />
người/268 người (44,61%), ti vi: 88 người/268<br />
người (32,71%), radio: 33 người/268 người<br />
(12,27%), loa truyền thanh: 26 người/268<br />
người (9,67%) và tranh ảnh, tờ rơi là: 1<br />
người/268 người (0,37%).<br />
<br />
Kiến thức về nguyên nhân gây sốt rét và<br />
các triệu chứng<br />
Có 301 người (76,01%) trả lời đúng nguyên<br />
nhân gây bệnh, 89 người (22,47%) không biết<br />
nguyên nhân gây bệnh, 6 người trả lời sai.<br />
Số trả lời không biết các triệu chứng bệnh<br />
sốt rét là 98 người (24,75%), số còn lại (75,25%)<br />
trả lời đúng ít nhất 1 triệu chứng.<br />
<br />
Thực hành phòng chống sốt rét<br />
Có 1.030 chiếc màn đôi trong số các hộ điều<br />
tra, số màn đơn chỉ có 1 hộ duy nhất có 1 chiếc.<br />
Trung bình có là 1,7 người/màn. Đa số người<br />
dân thích ngủ màn (98,23%).<br />
Số hộ có tẩm màn hóa chất trong năm 2010<br />
là 85,61%, trong đó có 884 chiếc màn đôi được<br />
tẩm và 1 chiếc màn đơn. Số hộ có giặt màn trước<br />
khi tẩm là 334 hộ/339 hộ (98,53%). Số hộ có giặt<br />
màn sau khi tẩm là 39 hộ/339 hộ (11,5%).<br />
Có 394 hộ/396 (99,49%) hộ gia đình có ngủ<br />
màn với số người ngủ màn đêm hôm trước khi<br />
phỏng vấn.<br />
<br />
Thói quen tìm đến dịch vụ y tế khi bị<br />
bệnh<br />
284 người/396 người (71,72%) sẽ tìm đến<br />
trạm y tế hoặc bệnh viện khi bị sốt, 32 người/396<br />
người (8,08%) tìm đến y tế thôn bản, 80<br />
người/396 người (20,20%) tự mua thuốc điều trị.<br />
Có 145 người/396 người (36,62%) không biết<br />
thuốc sốt rét được cấp miễn phí.<br />
<br />
15<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Điều tra tổ chức hoạt động PCSR tại<br />
huyện<br />
Về tổ chức bộ máy y tế cơ sở tại Phú Quốc<br />
Có 1 bệnh viện đa khoa huyện, 1 phòng<br />
khám đa khoa khu vực, 1 trung tâm y tế huyện,<br />
8 trạm y tế tại 8 xã và thị trấn.<br />
Trung tâm y tế huyện có 38 biên chế với 6<br />
bác sỹ, duy nhất có 1 trạm y tế xã Cửa Dương<br />
chưa có bác sỹ, số trạm y tế, phòng khám đa<br />
khoa khu vực còn lại đều có bác sỹ (bình quân<br />
mỗi trạm có từ 4 đến 5 cán bộ).<br />
Tất cả các trạm y tế và bệnh viện, phòng<br />
khám đa khoa khu vực đều được trang bị đủ<br />
thuốc sốt rét, đủ kính hiển vi.<br />
<br />
Về hoạt động PCSR<br />
Hàng năm Trung tâm y tế dự phòng tỉnh,<br />
Trung tâm Y tế huyện và các trạm y tế xã<br />
thường tổ chức các đợt bảo vệ dân nguy cơ bằng<br />
hóa chất với việc phun tồn lưu và tẩm màn đợt 1<br />
vào tháng 4 và 5, đợt 2 vào tháng 8 và 10.<br />
Hàng tháng Trung tâm Y tế huyện có tổ<br />
chức giao ban với các trạm y tế xã 1 lần tại<br />
Trung tâm Y tế huyện.<br />
Hoạt động kính hiển vi tại các xã và bệnh<br />
viện hiệu quả không cao do các lý do luân<br />
chuyển cán bộ, cán bộ kiêm nhiệm xét nghiệm<br />
và có cả lý do chủ quan lơ là của cán bộ trong<br />
công tác chẩn đoán sốt rét bằng xét nghiệm<br />
máu.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về tình hình BNSR và ký sinh trùng sốt rét<br />
Mặc dù điều tra phát hiện thấy có 19 trường<br />
hợp là bệnh nhân sốt rét, chiếm 2,40%, nhưng<br />
xét nghiệm không phát hiện thấy có ký sinh<br />
trùng sốt rét. Tuy nhiên, trên thực tế, theo số<br />
liệu báo cáo của địa phương thì năm 2010 vẫn<br />
phát hiện thấy có ký sinh trùng sốt rét ở huyện<br />
Phú Quốc, chiếm tỷ trọng cao của toàn tỉnh<br />
(24/29). Trong đó ở Thị trấn Dương Đông có 6<br />
trường hợp, Thị trấn An Thới 3, xã Dương Tơ 2,<br />
xã Hàm Ninh 2, xã Cửa Dương 6, xã Cửa Cạn 2,<br />
xã Gành Dầu 1 và xã Bãi Thơn 2 trường hợp.<br />
<br />
16<br />
<br />
Phân tích các trường hợp nhiễm ký sinh<br />
trùng sốt rét năm 2010 cho thấy có 06 trường<br />
hợp là trẻ em dưới 15 tuổi, 18 trường hợp từ 15<br />
tuổi trở lên, tất cả các trường hợp nhiễm đều ở<br />
tại địa phương.<br />
Điều tra không phát hiện thấy ký sinh trùng<br />
sốt rét có thể là số mẫu chưa đủ lớn hoặc có thể<br />
ngẫu nhiên không gặp ca nhiễm ký sinh trùng<br />
sốt rét, hoặc có nhiễm nhưng mật độ thấp hoặc<br />
ở giai đoạn tiềm ẩn hoặc có thể xét nghiệm phát<br />
hiện sai sót. Để giải quyết vấn đề này cần có<br />
điều tra thêm cỡ mẫu, phối hợp thêm biện pháp<br />
xét nghiệm khác.<br />
<br />
Về tình hình muỗi truyền bệnh sốt rét<br />
Mặc dù, điều tra chỉ bắt được các véc tơ phụ,<br />
không bắt được véc tơ chính, nhưng theo báo<br />
cáo của địa phương, trước thời điểm điều tra<br />
vẫn bắt được An. epiroticus vector chính truyền<br />
bệnh sốt rét. Có thể do thời điểm điều tra không<br />
có mặt véc tơ chính, hoặc có véc tơ chính (như<br />
trước đây) nhưng điều tra không thấy do thời<br />
gian và số điểm điều tra còn hạn chế. Khác với ở<br />
huyện đảo Côn Đảo, mắc dù điều tra phát hiện<br />
An. dirus có mật độ rất cao nhưng hiện nay hầu<br />
như không có bệnh nhân sốt rét.<br />
Tuy nhiên, với kết quả phát hiện có 3 loài<br />
véc tơ phụ là An.tessellatus, An.letifer và<br />
An.barbirostris truyền bệnh sốt rét, kết hợp với<br />
các trường hợp ký sinh trùng sốt rét ở trẻ em và<br />
người lớn không giao lưu vào vùng sốt rét cho<br />
thấy bệnh sốt rét vẫn còn lưu hành tại địa<br />
phương.<br />
Để khẳng định chắc chắn có sự tồn tại của<br />
véc tơ chính truyền bệnh sốt rét tại huyện đảo<br />
Phú Quốc hay không, cần có điều tra tiếp với<br />
thời gian dài hơn và với địa điểm nhiều hơn.<br />
<br />
Về hoạt động PCSR tại huyện<br />
Kết quả phỏng vấn các chủ hộ gia đình<br />
cho thấy nguồn thông tin PCSR mà người dân<br />
nhận được chủ yếu là cán bộ tuyên truyền, đây<br />
cũng là biện pháp người dân ưa thích nhất.<br />
Hình thức truyền thông qua tranh ảnh, tờ rơi rất<br />
ít. Kết quả này cho thấy hoạt động truyền thông<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
còn hạn chế, ngay cả biện pháp thường xuyên<br />
và được người dân ưa thích nhất cũng chỉ có<br />
44,61% số người được hỏi cho biết có hoạt động<br />
này. Các hình thức truyền thông khác còn hạn<br />
chế. Dó đó, chỉ có 76,01% trả lời đúng nguyên<br />
nhân gây bệnh, 22,47% không biết nguyên nhân<br />
gây bệnh.<br />
<br />
chuyển cán bộ, cán bộ kiêm nhiệm xét nghiệm<br />
và có cả lý do chủ quan lơ là của cán bộ trong<br />
công tác chẩn đoán sốt rét bằng xét nghiệm<br />
máu.<br />
<br />
Về thực hành phòng chống sốt rét, cộng<br />
đồng sử dụng màn tương đối đầy đủ, trung<br />
bình có 1,7 người/màn đôi. Đa số người dân<br />
thích ngủ màn (98,23%). Việc triển khai tẩm màn<br />
cũng tương đối đạt, trong năm 2010 triển khai<br />
tẩm màn được 85,8% số màn hiện có. Việc ngủ<br />
trong màn cũng được thực hiện tương đối tốt,<br />
99,49% hộ gia đình có ngủ màn với số người<br />
ngủ màn đêm hôm trước khi phỏng vấn. Có<br />
71,72% sẽ tìm đến cơ sở y tế khi bị sốt, số ít còn<br />
lại tìm đến y tế thôn bản, hoặc tự mua thuốc<br />
điều trị. Vẫn còn 36,62% người không biết thuốc<br />
sốt rét được cấp miễn phí.<br />
<br />
Có 19 trường hợp BNSR, chiếm tỷ lệ 2,40%.<br />
Trong đó ở xã Bãi Thơm có tỷ lệ lớn nhất<br />
(4,17%). Không xét nghiệm thấy ký sinh trùng<br />
sốt rét.<br />
<br />
Tóm lại mặc dù các hoạt động chuyên môn<br />
được triển khai thực hiện với kết quả tương đối,<br />
nhưng qua phỏng vấn cho thấy đây là các hoạt<br />
động theo đợt chiến dịch, việc duy trì thường<br />
xuyên tiếp cận với cộng đồng ở đây cũng tương<br />
tự như nhiều nơi khác có tình hình sốt rét giảm<br />
chưa được thường xuyên, từ đó việc truyền<br />
thông bị hạn chế nên hiểu biết của nhân dân về<br />
công tác phòng chống sốt rét chưa được cao.<br />
<br />
Kết quả điều tra về tổ chức hoạt động PCSR<br />
cho thấy<br />
Về tổ chức bộ máy y tế cơ sở tại Phú Quốc<br />
so với mặt bằng chung cả nước là tương đối<br />
đầy đủ, cả cơ sở hạ tầng và nhân lực. Tất cả<br />
các trạm y tế và bệnh viện, phòng khám đa<br />
khoa khu vực đều được trang bị đủ thuốc sốt<br />
rét, đủ kính hiển vi.<br />
Các hoạt động được triển khai theo các đợt<br />
bảo vệ dân nguy cơ bằng hóa chất, hàng tháng<br />
tổ chức giao ban với các trạm y tế xã, nhưng vấn<br />
đề cơ bản đối với PCSR là phát hiện sớm, điều<br />
trị kịp thời thì chưa được chú trọng, cụ thể là<br />
hoạt động điểm kính hiển vi tại các xã và bệnh<br />
viện hiệu quả không cao do các lý do luân<br />
<br />
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Về tình hình mắc sốt rét tại chỗ<br />
<br />
Đối với điều tra các chỉ số về côn trùng<br />
Tại xã Gành Dầu (đại diện cho sinh địa cảnh<br />
ven biển) bắt được các véc tơ phụ truyền bệnh<br />
sốt rét, một An.tessellatus với phương pháp mồi<br />
người ngoài nhà và một An.letifer với phương<br />
pháp bẫy đèn trong nhà.<br />
Tại xã Cửa Dương (đại diện cho sinh địa<br />
cảnh rừng núi) cũng bắt được các véc tơ phụ<br />
truyền bệnh sốt rét bắt, một là An.letifer với<br />
phương pháp mồi người ngoài nhà và một là<br />
An.barbirostris với phương pháp soi chuồng<br />
gia súc.<br />
Không bắt được vector chính tại thời điểm<br />
điều tra.<br />
<br />
Về hoạt động PCSR<br />
Ý thức PCSR của người dân ở các điểm<br />
nghiên cứu còn hạn chế. Nhiều thông tin cần<br />
thiết cho PCSR chưa đến được người dân.<br />
Các hoạt động PCSR chủ yếu được thực<br />
hiện qua các đợt phun, tẩm hóa chất. Hoạt động<br />
truyền thông, giám sát phát hiện BNSR, KST sốt<br />
rét chưa được thường xuyên.<br />
<br />
ĐỀ NGHỊ<br />
Để đánh giá chính xác hơn nữa tình hình<br />
lưu hành bệnh tại địa phương, đề nghị thực hiện<br />
điều tra mở rộng thêm số mẫu phối hợp với thu<br />
thập số liệu bệnh nhân sốt rét, KST sốt rét từ các<br />
cơ sở y tế.<br />
Triển khai thêm các điểm điều tra côn<br />
trùng kết hợp với điều tra bọ gậy, đồng thời<br />
<br />
17<br />
<br />