CÁCH CHỌN, CHỮA BÀI TẬP HOÁ HỌC VÀ XÂY DỰNG ĐỀ BÀI TẬP HOÁ HỌC MỚI
lượt xem 46
download
Chọn bài tập Trong các sách giáo khoa và sách bài tập Hoá học hiện nay, số lượng bài tập khá nhiều, đặc biệt là sự phong phú của các dạng bài toán Hoá học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁCH CHỌN, CHỮA BÀI TẬP HOÁ HỌC VÀ XÂY DỰNG ĐỀ BÀI TẬP HOÁ HỌC MỚI
- CÁCH CHỌN, CHỮA BÀI TẬP HOÁ HỌC VÀ XÂY DỰNG ĐỀ BÀI TẬP HOÁ HỌC MỚI 1. Chọn bài tập Trong các sách giáo khoa và sách bài tập Hoá học hiện nay, số lượng bài tập khá nhiều, đặc biệt là sự phong phú của các dạng bài toán Hoá học. Trong điều kiện học tập của học sinh còn có những khó khăn (hạn chế về thời gian học tập, chưa say mê học tập nên việc làm thêm bài tập trong các sách bài tập Hoá học còn ít) thì giáo viên Hoá học càng cần phải quan tâm đến việc lựa chọn các bài tập thích hợp với đối tượng học sinh của mình. Khi chọn bài tập, cần chú ý tới các yếu tố sau: a. Căn cứ trên khối lượng kiến thức học sinh đã nắm được để lựa chọn các bài tập phù hợp và học sinh có khả năng giải quyết được. b. Qua việc giải bài tập của học sinh có thể đánh giá được chất lượng học tập, phân loại được học sinh, kích thích được toàn lớp học (sử dụng xen kẽ giữa các loại bài khó, trung bình và dễ để học sinh khá không chủ quan mà học sinh kém cũng không nản).
- c. Căn cứ vào chương trình giảng dạy, nên xây dựng thành một hệ thống bài tập, phù hợp với hệ thống bài tập, phù hợp với mức độ của từng khối lớp; kết hợp với khâu ôn luyện thường xuyên để rèn kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh trong việc giải bài tập. d. Chất lượng giải bài tập, hứng thú trong khi giải bài tập của học sinh được nâng lên rất nhiều nếu bài tập được chọn có chứa đựng các nội dung sau: - Găn liền với các kiến thức khoa học về Hoá học hoặc các môn học khác, gắn với thực tiễn sản xuất hoặc đời sống… - Bài tập có thể giải theo nhiều cách, trong đó cách giải ngắn gọn nhưng đòi hỏi hócinh phải thông minh hoặc có sự suy luận cần thiết thì mới giải được. e. Riêng về các bài tập lí thuyết, sau mỗi bài giảng cần rèn cho học sinh có thói quen làm hết các bài tập có trong sách giáo khoa. Giáo viên có thể chọn lựa một số bài tập lí thuyết trong các tài liệu tham khảo, sách bài tập để học sinh được rèn luyện thêm. Thực chất đây là một biện pháp hcọ bài tốt nhất và trên cơ sở nắm chắc lí thuyết, học sinh mới có thể giải được bài toán Hoá học.
- 2. Chữa bài tập Tuỳ thuộc mục đích khác nhau, việc triển khai chữa bài tập có thể tiến hành như sau: a. Khi với mục đích chú trọng chất lượng: thường là khi chữa các bài kiểm tra viết, chữa các bài tập đã chọn lọc điển hình và yêu cầu học sinh chuẩn bị chu đáo trước. Khi chữa, cần chú ý thực hiện các điểm sau: - Phải chữa rất chi tiết, trình bày rõ ràng, diễn đạt chính xác. Trong khi chữa, kết hợp chữa các lỗi điển hình của học sinh đã mắc phải. - Phải hướng dẫn cho học sinh cách phân tích bài tập,chứ không chỉ đi sâu vào giải cụ thể. Trong quá trình chữa, nếu có những ví dụ về bài làm của học sinh mà từ việc phân tích sai mà dẫn đến giải sai thì càng tốt. Cách chữa như vậy sẽ rèn luyện tốt các kĩ năng, kĩ xảo giải bài tập của học sinh. - Trong quá trình chữa bài tập, cần lựa chọn các bài điển hình, các dạng bài tập bắt buộc. Từ việc kiểm tra, xác định được những học sinh còn yếu, chưa làm được. Bằng hình
- thức kiểm tra thường xuyên, lặp đi lặp lại, phụ đạo thêm… sẽ nâng dần chất lượng của học sinh toàn lớp. Muốn thực hiện được các điểm trên, đòi hỏi người giáo viên Hoá học phải rất kiên trì, đầu tư công sức và thời gian, vận dụng mọi hình thức chữa bài tập (viết trên bảng, kiểm tra miệng và chữa trên lớp, chấm chữa vào vở bài tập của học sinh…). Cần lưu ý thêm là thông thường một giáo viên Hoá học cùng một lúc dạy nhiều học sinh, nhiều lớp, vì vậy khi chấm bài tập phải ghi chép lại ngay những ý kiến nhận xét, những lỗi quan trọng của học sinh nào đó, những lỗi phổ biến của cả lớp… để khi chữa trên lớp không quên, không nhầm lẫn. b. Khi chú trọng tới số lượng: Đối với học sinh lớp 8, 9 THCS, cần phải chữa bài tập nhiều, kiểm tra và chấm bài nhều để khuyến khích học sinh chăm chỉ học tập, lo lắng rèn luyện kĩ năng thường xuyên, đánh giá kịp thời chất lượng dạy và học. Giáo viên Hoá học tiến hành chữa bài tập có thể chú trọng tới số lượng theo các hình thức sau đây:
- - Tiến hành vào đầu (hoặc cuối) giờ học, kiểm tra (kết hợp với chữa) nhiều học sinh cùng một lúc dưới các hình thức: viết trên bảng, kiểm tra viết trên giấy, trả lời miệng trước lớp… - Kiểm tra bằng phiếu trắc nghiệm (test) đối với một nhóm học sinh hoặc cả lớp: học sinh trả lời bằng cách điền vào phiếu học tập, theo 4 loại hình bài tập trắc nghiệm: + Bài tập lựa chọn đúng- sai (có hoặc không, đúng nhất); + Bài tập lựa chọn nhiều phương án; + Bài tập dạng điền vào chỗ khuyết; + Bài tập dạng ghép cặp. Ở trường THCS, khi chú trọng tới số lượng, cần chú ý rằng chỉ nên tập trung vào việc chấm chữa các loại bài tập dạng cơ bản, lặp đi lặp lại để tạo nên kĩ năng, kĩ xảo cho toàn thể học sinh trong lớp. - Bài toán Hoá học: dạng bài toán cơ bản. Khi kĩ năng làm bài của học sinh được nâng lên, có thể bổ sung thêm phép tính về nồng độ, hiệu suất… 3. Xây dựng đề bài tập mới
- Ngoài vấn đề triệt để sử dụng các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc các tài liệu tham khảo khác, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên Hoá học cần biết cách xây dựng một số đề bài tập mới phù hợp với đối tượng học sinh, và quan trọng hơn cả là bài tập mới phù hợp với trình độ nhận thức của họ. Điều này đặc biệt quan trọng vì vốn kiến thức của đối tượng học sinh THCS còn quá ít ỏi, việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo về Hoá học, nhất là khi giải bài toán Hoá học gặp nhiều khó khăn. Thực tế giảng dạy Hoá học ở trường THCS hiện nay đã chỉ rõ rằng học sinh phần lớn rất lúng túng và không biết giải các bài toán Hoá học. Theo chúng tôi, nguyên nhân chính là do học sinh mới được làm quen và giải một số bài toán Hoá học dạng cơ bản, thậm chí không ít em còn chưa giải thạo, đã phải chuyển sang nghiên cứu những dạng bài toán khác, phức tạp hơn… Và điều cần nói thêm là trong chương trình hiệnhành ở trường THCS, đã đưa ra rất nhiều dạng bài toán khác nhau, cần thiết phải có sự sắp xếp lại, bổ sung thêm các bài tập mới cho cân đối và hoàn chỉnh.
- Trong các tài liệu về Phương pháp dạy học Hoá học đã có trình bày hai hình thức xây dựng các đề bài tập mới: - Xây dựng các bài tập tương tự với các bài tập hay ở trong sách giáo khoa hay các sách khác. - Xây dựng các bài tập mới bằng cách phối hợp nhiều phần của các bài tập hay trong sách đã in, hoặc của các bài tập học được của những người khác. Trích: PPDHHH – Nguyễn Cương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tuyển Tập Đề Thi OLYMPIC TOÁN 30 Tháng 4 - Lớp 10- Chưa Rõ Năm
111 p | 2805 | 438
-
Giáo án Lịch sử 4 bài 10: Chùa thời Lý
3 p | 538 | 63
-
Giáo án tuần 11 bài Chính tả (Nghe viết): Cây xoài của ông em - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 362 | 37
-
Giáo án tuần 10 bài Tập đọc: Sáng kiến của bé Hà - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
7 p | 434 | 37
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN TỰ DO CHỌN LƯỢNG CHẤT
7 p | 185 | 32
-
Giáo án tuần 19 bài Tập làm văn: Đáp lời chào, lời tự giới thiệu - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 537 | 30
-
Giáo án tuần 12 bài Chính tả (Tập chép): Mẹ. Phân biệt iê/yê/ya - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 342 | 22
-
Giáo án bài Chính tả: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Phân biệt c/k. Bảng chữ cái - Tiếng việt 2 - GV. T.Tú Linh
4 p | 312 | 21
-
PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN TỰ DO CHỌN LƯỢNG CHẤT
3 p | 177 | 20
-
Giáo án bài LTVC: Tên riêng và cách viết tên riêng. Câu kiểu Ai là gì? - Tiếng việt 2 - GV. T.Tú Linh
4 p | 544 | 18
-
Giáo án tuần 5 bài Chính tả (Nghe - viết): Cái trống trường em. Phân biệt i/iê, en/eng, l/n - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 243 | 15
-
Giáo án bài 6: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Đường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
6 p | 338 | 10
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh ôn tập và giải nhanh bài tập phần hợp chất hữu cơ có chứa nito trong kì thi THPT quốc gia
54 p | 59 | 9
-
Giáo án Ngữ văn 7 bài Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm - GV: Nguyễn Kim Loan
3 p | 388 | 7
-
Giáo án bài 8: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
5 p | 215 | 6
-
Giáo án bài 6: Bài ca Côn Sơn - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
6 p | 162 | 5
-
Đề 015 HÓA HỌC
7 p | 51 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn