CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ
lượt xem 22
download
II.2. Phân loại biểu đồ - Dựa vào bản chất của biểu đồ: + Biểu đồ cơ cấu: biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của một lãnh thổ... + Biểu đồ so sánh + Biểu đồ động thái: phản ánh quá trình phát triển và sự biến thiên theo thời gian của các đối tượng như: sự gia tăng dân số qua các thời kì, sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm, sự thay đổi về diện tích, sản lượng lúa qua các năm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ
- CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ II.2. Phân loại biểu đồ - Dựa vào bản chất của biểu đồ: + Biểu đồ cơ cấu: biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của một lãnh thổ... + Biểu đồ so sánh + Biểu đồ động thái: phản ánh quá trình phát triển và sự biến thiên theo thời gian của các đối tượng như: sự gia tăng dân số qua các thời kì, sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm, sự thay đổi về diện tích, sản lượng lúa qua các năm,... + Biểu đồ quy mô và cơ cấu: biểu đồ cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguy ên qua 2 năm khác nhau,... + Biểu đồ cơ cấu và động thái: biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành, biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu,... (qua ít nhất 4 mốc thời gian). - Dựa vào hình thức thể hiện của biểu đồ: + Biểu đồ tròn. + Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị, biểu đồ hình đường). + Biểu đồ cột (cột đơn, cột nhóm, biểu đồ thanh ngang, tháp tuổi). + Biểu đồ miền (biểu đồ miền thể hiện số liệu tuyệt đối, biểu đồ miền thể hiện số liệu tương đối). + Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường. III Quy trình vẽ biểu đồ
- a)Bước 1: Xác định nội dung mà biểu đồ phải thể hiện: + Tiến trình phát triển của một hiện tượng hay một số hiện tượng địa lí (gia tăng dân số, sự thay đổi diện tích và sản lượng lương thực của một lãnh thổ hoặc tốc độ gia tăng của một số sản phẩm công nghiệp qua các năm, tốc độ tăng trưởng về khối lượng hàng hóa của các ngành vận tải qua các giai đoạn,...). + Sự tương quan và so sánh quy mô giữa các đại lượng (diện tích và sản lượng lúa giữa các vùng, sản lượng lương thực và mức bình quân lương thực theo đầu người ở hai đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long,...). + Cơ cấu của một tổng thể: cơ cấu các ngành trong GDP, cơ cấu dân số theo độ tuổi,... + Cả về tiến trình và tương quan về đại lượng qua các năm: Diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê qua các năm của nước ta,... + Cả về mối tương quan, cơ cấu và tiến trình của đối tượng: Cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm,... Cơ sở để xác định nội dung biểu đồ cần thể hiện chính là lời dẫn hay yêu cầu của bài tập, bài thực hành: Vẽ biểu đồ thể hiện... b) Bước 2: Xác định loại biểu đồ cần vẽ.Đây là bước rất quan trọng vì nếu xác định sai loại biểu đồ cần vẽ sẽ kéo theo việc vẽ biểu đồ sai yêu cầu, việc nhận xét sẽ khó có thể hoàn thiện. Muốn lựa chọn được loại biểu đồ thích hợp nhất so với yêu cầu của đề bài cần căn cứ vào một số cơ sở sau: + Khả năng thể hiện của từng loại biểu đồ: Thực tế trên báo chí hay các tài liệu tham khảo có nhiều loại biểu đồ khác nhau nhưng trong chương trình Địa lí phổ thông cũng như các đề thi trong các kì thi tốt nghiệp, thi cao đẳng, đại học và thi học sinh giỏi các cấp thường yêu cầu HS vẽ một trong số các loại biểu đồ sau: hình cột, hình tròn, hình đường (đồ thị), hình miền (hoặc diện), biểu đồ kết hợp cột và đường. Mỗi loại biểu đồ dùng để thể hiện một hoặc nhiều mục đích khác nhau: •Biểu đồ hình cột - Biểu đồ cột đơn: thể hiện rõ qui mô và động thái phát triển của một đối tượng địa lí. - Biểu đồ cột ghép (cột nhóm) có cùng đơn vị tính: thể hiện rõ sự so sánh qui mô và
- động thái phát triển của các đối tượng địa lí. - Biểu đồ cột ghép (cột nhóm) có các đơn vị tính khác nhau: thể hiện rõ sự so sánh qui mô và động thái phát triển của các đối tượng địa lí. - Biểu đồ cột chồng vẽ theo số liệu tuyệt đối: thể hiện rõ nhất sự so sánh qui mô của các đối tượng địa lí. - Biểu đồ cột chồng vẽ theo số liệu tương đối: thể hiện rõ nhất cơ cấu thành phần của một tổng thể. - Biểu đồ thanh ngang: dạng đặc biệt của biểu đồ cột, không thể hiện cho các đối tượng theo thời gian. Tóm lại, biểu đồ cột thường dùng để thể hiện động thái phát triển của đối tượng, so sánh tương quan độ lớn (quy mô) giữa các đối tượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Tuy nhiên, loại biểu đồ này thích hợp nhất trong việc thể hiện sự so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng và động thái phát triển của đối tượng. •Biểu đồ theo đường (đồ thị, đường biểu diễn): - Biểu đồ có 1 hoặc nhiều đường khác nhau vẽ theo giá trị tuyệt đối: thích hợp nhất trong việc thể hiện tình hình, diễn biến của một hay một số đối tượng địa lí qua một chuỗi thời gian (có số năm nhiều và tương đối liên tục) như: sự thay đổi sản lượng một hoặc một số loại cây trồng qua các năm, sản lượng lương thực trong một thời kì, sự phát triển về dân số và sản lượng lúa qua các thời kì... - Biểu đồ có nhiều đường khác nhau vẽ theo giá trị tương đối : thích hợp nhất trong việc thể hiện tốc độ tăng trưởng (tốc độ gia tăng, tốc độ phát triển) của một số đối tượng địa lí qua các năm như: diện tích, năng suất và sản lượng lúa, sản lượng của một số ngành công nghiệp, số lượng gia súc, gia cầm của ngành chăn nuôi, tốc độ tăng trưởng về khối lượng vận chuyển của các ngành giao thông vận tải,... •Biểu đồ kết hợp cột và đường: Thích hợp trong việc biểu thị mối tương quan giữa độ lớn và động thái phát triển của các đối tượng có đơn vị khác nhau. VD diện tích và sản lượng lúa/ cà phê... qua các năm, lượng mưa và nhiệt độ, số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam qua các năm,...
- •Biểu đồ hình tròn (hoặc vuông): - Biểu đồ hình tròn: có ưu điểm nổi bật trong việc thể hiện cơ cấu của đối tượng tại một mốc thời gian nhất định. - Biểu đồ các hình tròn có bán kính khác nhau: thích hợp trong việc thể hiện cả sự so sánh về quy mô và cơ cấu của đối tượng ở các địa điểm hoặc thời gian khác nhau. => Biểu đồ hình tròn có ưu thế trong việc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể, thể hiện sự so sánh về quy mô, cơ cấu thành phần của đối tượng. •Biểu đồ miền: - Biểu đồ miền theo số liệu tương đối: thể hiện được cả cơ cấu thành phần và động thái phát triển của các thành phần. - Biểu đồ miền theo số liệu tuyệt đối: thể hiện được qui mô và động thái của đối tượng. + Căn cứ vào lời dẫn, bảng số liệu và yêu cầu của bài tập: - Lời dẫn và đặc điểm của bảng số liệu trong bài tập là một trong những cơ sở để xác định loại biểu đồ, VD: + Trong lời dẫn có các từ tình hình, sự thay đổi, diễn biến, tăng trưởng, phát triển, gia tăng,... và kèm theo là một chuỗi thời gian qua các năm từ... đến.... => Nên chọn biểu đồ đường biểu diễn. + Trong lời dẫn có các từ qui mô, diện tích, khối lượng, số dân, kim ngạch xuất nhập khẩu,...và kèm theo một vài mốc thời gian, thời kì, giai đoạn (vào năm..., trong năm..., trong các năm..., qua các thời kì...)=> Nên chọn biểu đồ hình cột + Trong lời dẫn có các từ cơ cấu, tỉ trọng phân theo, chia theo, phân ra, bao gồm, trong đó,... và số năm trong bảng số liệu không quá 3 mốc => Nên chọn biểu đồ hình tròn; thể hiện qui mô và cơ cấu => Chọn biểu đồ tròn có bán kính khác nhau. + Trong lời dẫn có các từ cơ cấu, tỉ trọng phân theo, chia theo, phân ra, bao gồm, trong đó,... và số năm trong bảng số liệu có từ 4 mốc năm trở nên => Nên chọn biểu đồ hình miền theo số liệu tương đối. Ngược lại, nếu có 1-3 mốc năm hoặc cùng năm nhưng ở các địa điểm khác nhau => Chọn biểu đồ tròn hoặc cột chồng theo giá trị tương đối. - Khi lựa chọn loại biểu đồ cần phân tích kĩ các yêu cầu của đề ra để xác định mục
- đích thể hiện của biểu đồ: thuộc về động thái phát triển của hiện tượng, so sánh tương quan độ lớn giữa các hiện tượng, thể hiện cơ cấu thành phần của tổng thể hay kết hợp giữa các yêu cầu đó với nhau. => Tóm lại, để lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất cần phải căn cứ vào các yếu tố: khả năng thể hiện của biểu đồ; lời dẫn, đặc điểm của bảng số liệu đã cho và yêu cầu của đề ra. I. CÁCH NHẬN BIẾT, XÁC ĐỊNH LOẠI BIỂU ĐỒ ĐỂ VẼ 1. Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ gì thì ta vẽ biểu đồ đó. Ví dụ : “Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu lao động của Việt Nam theo ngành nghề….”. vì thế nhớ đọc kĩ để tránh lạc đề. 2. Nếu đề bài không yêu cầu vẽ cụ thể thì ta phải dựa theo một số cụm từ gợi ý để biết đề bài muốn mình vẽ cái gì. Vì nếu không vẽ đúng yêu cầu sẽ không có điểm hoặc sẽ bị trừ điểm. Các cụm từ gợi ý thường gặp : * Đề bài có cụm từ : cơ cấu, tỉ trọng, tỉ lệ (chỉ có 1, 2 hoặc 3 năm dù không có số phần trăm thì cũng vẽ biểu đồ tròn, khi đó ta phải tính phần trăm cho từng yếu tố) - Đề bài có các thành phần trong tổng thể, trong một yếu tố chung như các ngành kinh tế : công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…hoặc các sản phẩm xuất, nhập khẩu….nông sản, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp…thì cũng vẽ biểu đồ tròn. - Đề có số phần trăm mà tổng số tròn 100% (từ 3 năm trở xuống) thì vẽ tròn. Trong trường hợp không đủ 100% thì cũng vẽ tròn. Ví dụ :vẽ biểu đồ biểu hiện giá trị hàng nhập khẩu của Việt Nam năm 1999 sau : + Hàng công nghiệp nặng : 20% + Hàng máy móc, thiết bị : 65% + Hàng tiêu dùng : 10% Như vậy còn thiếu 5% nữa mới tròn 100% thì ta vẫn vẽ tròn và ghi thêm các loại khác 5%. * Trong các trường hợp như trên nhưng lại biểu hiện cho nhiều năm thì ta chuyển sang biểu đồ miền. * Đề có cụm từ : tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển, nhịp điệu phát triển, nhịp
- điệu tăng trưởng, tình hình tăng trưởng, tình hình phát triển, quá trình tăng trưởng, quá trình phát triển. Thì vẽ biểu đồ đồ thị (tức dạng đường). * Đề có cụm từ : tình hình, so sánh, số lượng, sản lượng thì vẽ biểu đồ cột. Nếu với những cụm từ trên diễn tả cho các đối tượng trong một tổng thể kể cả có số phần trăm theo nhiều năm thì cũng vẽ biểu đồ cột. Chú ý đề bài thay vì có nhiều năm lại chỉ diễn tả một năm cho nhiều vùng kinh tế hoặc nhiều quốc gia thì vẽ biểu đồ cột thanh ngang. II. CÁC ĐIỂM LƯU Ý KHI VẼ BIỂU ĐỒ. Nên dành một trang để vẽ, đầu trang nên ghi tên biểu đồ bằng chữ IN HOA. Cuối trang nên dành 5, 6 dòng để ghi chú. 1. Biểu đồ tròn. * Vẽ hình tròn bán kính tốt nhất bằng 3 cm, chọn trục gốc để dễ so sánh và nhận xét ta chọn trục gốc là đường thẳng nối từ tâm vòng tròn đến điểm số 12 trên mặt đồng hồ. * Vẽ theo trình tự bài cho không được vẽ tuỳ tiện và theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ trục gốc. * Trong và trên biểu đồ không nên ghi chữ, vẽ mũi tên hoặc móc que…. Nó sẽ làm rối biểu đồ, thay vào đó là các màu sắc hoặc các kí hiệu riêng và được chú giải ở phần ghi chú. * Số ghi trong biểu đồ phải ngay ngắn rõ ràng không nghiêng ngã. Trường hợp không thể ghi số trong biểu đồ được vì phần đó quá nhỏ thì ta ghi số ngay sát trên phần đó ở phía ngoài mà không cần gạch thẳng hay vẽ mũi tên. * Phần ghi chú và nhận xét nên ghi ở bên dưới biểu đồ hoặc ghi bên cạnh không được ghi bên trên. Ghi chú phải theo đúng trình tự bài cho. * Để vẽ cho chính xác ta nên đổi số phần trăm sang độ ( 0 ) để đo cho chính xác 100% = 3600, 1% = 3,60 2. Biểu đồ Cột. * Vẽ trục toạ độ. - Chia tỉ lệ cho cân đối giữa hai trục.
- - Đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị * Đánh số đơn vị. - Trên trục tung (chỉ số lượng) phải cách đều nhau và đầy đủ. - Trên trục hoành nằm ngang (chỉ thời gian: năm, tháng,…) tuy không yêu cầu chính xác tuyệt đối như biểu đồ đồ thị nhưng phải đảm bảo tính tương đối hợp lí. * Vẽ theo đúng trình trình tự bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp tới cao hoặc ngược lại trừ khi bài có yêu cầu sắp xếp lại. * Không nên vạch ba chấm (…) hoặc gạch nối từ trục vào cột vì nó làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt thành nhiều khúc không có thẩm mĩ. * Cột đầu tiên phải cắt trục từ 1 đến 2 ô vở (trông được sát trục trừ biểu đồ đồ thị) * Độ rộng hay bề ngang của các cột phải bằng nhau tốt nhất là ngang bằng một ô tập. * Ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ so sánh và nhận xét (chỉ ghi số không ghi chữ, đơn vị ở cột) * Kí hiệu : - Nếu chỉ có một loại thì nên để trắng hoặc cho kí hiệu giống nhau. - Nếu từ hai loại trở lên thì phải có kí hiệu riêng cho mỗi loại (nên cho kí hiệu đơn giản) * Ghi chú theo trình tự bài cho để dễ quan sát và so sánh không được kẻ bằng tay và viết tắt. 3. Biểu đồ đồ thị. * Vẽ hệ trục toạ độ chia tỉ lệ ở hai trục cho cân đối và chính xác - Chia tỉ lệ cho cân đối giữa hai trục. - Đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị * Đánh số đơn vị. - Trên trục tung (chỉ số lượng) phải cách đều nhau và đầy đủ. - Trên trục hoành nằm ngang (chỉ thời gian: năm, tháng,…) chia tỉ lệ chính xác theo từng năm hoặc tháng. * Vẽ năm đầu tiên ở sát trục để đồ thị liên tục không bị ngắt quãng.
- * Xác định toạ độ giao điểm giữa trục đứng và ngang theo từng năm và theo giá trị bài cho bằng những vạch mờ, chổ giao nhau ta chấm đậm. * Nối các chấm toạ độ lại liên tiếp theo thứ tự năm ta được đường biểu diễn. * Ghi số trên từng chấm toạ độ đã xác định. * Kí hiệu : - Nếu chỉ có một loại thì chấm toạ độ nên chấm tròn. - Nếu từ hai loại trở lên thì phải có kí hiệu riêng cho mỗi loại (nên cho kí hiệu đơn giản) chấm toạ độ có thể hình tròn, vuông, tam giác …. Để phân biệt. * Ghi chú theo trình tự bài cho để dễ quan sát và so sánh không được kẻ bằng tay và viết tắt. 4. Biểu đồ miền: vẽ tương tự biểu đồ đồ thị. Nhưng lưu ý mỗi miền thì chiếm một phần riêng và tổng các miền trong một năm là bằng 100% Một số lỗi thường gặp phải khi tiến hành vẽ biểu đồ. 1. Thiếu tên biểu đồ hoặc ghi tên không đúng và đủ. Ví dụ tên đề bài : “Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta trong thời kì : 1980 –1998 ” Học sinh thường ghi : biểu đồ công nghiệp, vẽ biểu đồ công nghiệp….mà tên đúng phải là : biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta trong thời kì : 1980 –1998. 2. Chú giải thường kẻ bằng tay và viết tắt hoặc ghi cả giá trị. 3. Đối với biểu đồ tròn : - Chia tỉ lệ không đúng á trị.sai gi - Số ghi trong biểu đồ không rõ ràng.
- - Hay dùng móc que và mũi tên minh hoạ cho biểu đồ. 4. Đối với biểu đồ cột : - Vẽ hệ trục toạ độ không cân đối, thẩm mĩ. - Cột đầu tiên vẽ sát trục. - Trên đầu các cột không ghi giá trị. - Dùng các vạch chấm hoặc các vạch mờ nối từ trục vào cột. - Chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác. - Thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên đầu hai trục. - Kí hiệu cho các cột quá phức tạp và rườm rà. 5. Đối với biểu đồ đồ thị : - Vẽ hệ trục toạ độ không cân đối, thẩm mĩ. - Năm đầu tiên không vẽ sát trục. - Chia tỉ lệ trên trục ngang không chính xác. - Thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên đầu hai trục. - Thiếu giá trị trên đầu các toạ độ giao điểm và giá trị ghi không thông nhất (số thì ghi trên, số thì ghi dưới các các toạ độ giao điểm). GỢI Ý NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ 1. Biểu đồ hình cột và đồ thị, biểu đồ miền có nhận xét tương tự nhau a. Nhận xét cơ bản: Tăng hay giảm? - Nếu tăng thì tăng như thế nào? (nhanh hay chậm hay đều) - Nếu giảm cũng vậy. (nhanh hay chậm hay đều) Mốc thời gian chuyển tiếp từ tăng qua giảm hay từ giảm qua tăng? Không ghi từng năm một trừ khi mỗi năm mỗi thay đổi. Hoặc mốc thời gian từ tăng châm qua tăng nhanh hay ngược lại.
- Khi giải thích (nếu đề bài yêu cầu) thì cần tìm hiểu xem tại sao nó tăng hay nó giảm, cần dựa vào nội dung bài học có kiên quan mà giải thích, nếu không biết rõ thì thôi không giải thích bừa. 2. Biểu đồ cột và đồ thị có 2, 3 yếu tố. Thì ta nêu từng yếu tố một như nhận xét trên sau đó so sánh chúng với nhau. 3. Biểu đồ cột, miền chỉ thể hiện vùng kinh tế, các quốc gia… a. Nhận xét cơ bản: Cao nhất là vùng nào hay quốc gia nào? (nếu nhi ều vùng nhiều quốc gia thì chọn cái nhất và cái nhì) Tấp nhất là vùng nào hay quốc gia nào? (nếu nhiều vùng nhiều quốc gia thì chọn cái nhất và cái nhì). b. So sánh giữa các yếu tố với nhau, đặc biệt lưu ý khi so sánh giữa cái cao nhất (lớn nhất) với cái thấp nhất (nhỏ nhất) xem chúng gấp nhau mấy lần? 4. Biểu đồ tròn. a. Có một vòng: nhận xét cơ bản như sau: Yếu tố nào lớn nhất và yếu tố nào nhỏ nhất? Lớn nhất so với nhỏ nhất thì gấp nhau mấy lần? b. Có hai hoặc ba vòng (theo năm) Nhìn chung các vòng về thứ tự lớn nhỏ? Có thay đổi không? Thay đổi thế nào? Nhận xét cho từng vòng So sánh từng phần giữa các vòng xem tăng hay giảm tăng nhiều hay ít, giản nhiều hay ít? LƯU Ý: NHẬN XÉT NGẮN GỌN VÀ ĐẦY ĐỦ, KHI NHẬN XÉT THÌ KHÔNG GIẢI THÍCH (NẾU BÀI YÊU CẦU GIẢI THÍCH THÌ LÀM RIÊNG RA)VÀ NHẠN XÉT BUỘC PHẢI CÓ SỐ LIỆU KÈM THEO.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp nhận biết và vẽ biểu đồ môn Địa lý
3 p | 1348 | 678
-
Hướng dẫn vẽ biểu đồ
14 p | 1267 | 299
-
58 Bài thực hành vẽ biểu đồ ôn thi TN, CĐ & ĐH
77 p | 604 | 254
-
Bài giảng Địa lý 12 bài 29: Thực hành Vẽ biểu đồ, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
22 p | 738 | 66
-
CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ
14 p | 603 | 58
-
Ôn thi môn Địa: Cách xác định các dạng biểu đồ
6 p | 376 | 44
-
Bài giảng Địa lý 10 bài 34: Thực hành Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới
24 p | 382 | 25
-
Giáo án Địa lý 7 bài 61: Thực hành Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu
4 p | 382 | 19
-
Giáo án Địa lý 12 bài 29: Thực hành Vẽ biểu đồ, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
4 p | 282 | 15
-
Những lưu ý khi lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất
3 p | 179 | 15
-
Giáo án Địa lý 6 bài 2: Bản đồ, cách vẽ bản đồ
4 p | 363 | 14
-
Bài giảng Địa lý 7 bài 61: Thực hành Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế châu Âu
13 p | 326 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ trong dạy học Địa lí lớp 9 THCS
26 p | 45 | 6
-
Bài giảng Toán 5 chương 3 bài 8: G iới thiệu biểu đồ hình quạt
14 p | 143 | 4
-
Giải bài tập Thực hành - Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới SGK Địa lí 10
3 p | 94 | 3
-
Bài giảng Địa lí lớp 10 bài 34: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới
13 p | 9 | 3
-
SKKN: Kĩ năng giải các bài tập về biểu đồ và bảng số liệu trong ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia
53 p | 54 | 2
-
Giải bài tập Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Châu Âu SGK Địa lí 7
3 p | 154 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn