SKKN: Kĩ năng giải các bài tập về biểu đồ và bảng số liệu trong ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia
lượt xem 2
download
Nội dung của sáng kiến nhằm: Cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ nhất các kiến thức liên quan về công dụng của các dạng biểu đồ, dấu hiệu nhận biết để xác định chính xác dạng biểu đồ đúng với yêu cầu của câu hỏi, những yêu cầu cần đạt được khi vẽ các dạng biểu đồ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Kĩ năng giải các bài tập về biểu đồ và bảng số liệu trong ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Kĩ năng giải các bài tập về biểu đồ và bảng số liệu trong ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia” Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hằng Môn: Địa lí Trường: THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc, năm 2020 1
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Kĩ năng giải các bài tập về biểu đồ và bảng số liệu trong ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia” 2
- Vĩnh Phúc, 2020 MỤC LỤC Trang Lời giới thiệu…………………………………………………………….... ...... 2 Tên sáng kiến ………………………………………………………………......2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến…………………….................................................2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu…………………….................................2 A. PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………….........3 1. Cấu trúc nội dung, thời gian thực hiện sáng kiến………………………….....3 2. Phương pháp, kĩ thuật thực hiện sáng kiến…………………………...............4 3. Nội dung cụ thể………………………………………………………….........4 TIẾT 1: BIỂU ĐỒ CỘT, BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG VÀ BIỂU ĐỒ KẾT HỢP………4 1. Các dạng biểu đồ thường gặp………………………………………………...5 2. Những yêu cầu cần đạt khi vẽ biểu đồ………………………………………..6 3. Công dụng, cách nhận biết và những điều cần lưu ý khi vẽ của các dạng biểu đồ………………………………………………………………………………..7 3.1. Biểu đồ cột………………………………………………………………...8 3
- 3.2. Biểu đồ đường……………………………………………………………..9 3.3. Biểu đồ kết hợp…………………………………………………………..10 TIẾT 2: BIỂU ĐỒ TRÒN, BIỂU ĐỒ MIỀN………………………………….11 3.4. Biểu đồ tròn……………………………………………………………...12 3.5. Biểu đồ miền……………………………………………………………...13 3.6. Biểu đồ khác……………………………………………………………...14 TIẾT 3. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU………...17 4. Các dạng bài tập thường gặp về biểu đồ, bảng số liệu……………………..17 4.1. Dạng 1…………………………………......................................................17 4.2. Dạng 2……………………………………………………………………. 18 4.3. Dạng 3……………………………………………………………………..20 4.4. Dạng 4……………………………………………………………………. 22 5. Các công thức tính toán,xử lí số liệu………………………………………..24 TIẾT 4. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU………...25 6. Bài tập……………………………………………………………………….26 7. Bài tập tự luyện……………………………………………………………...34 B. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN……………………………....44 Những nội dung cần được bảo mật.....................................................................45 Điều kiện áp dụng sáng kiến...............................................................................45 Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến...............................................45 Tên tổ chức (cá nhân)tham gia áp dụng sáng kiến.............................................46 4
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Xác định chính xác dạng biểu đồ và vẽ biểu đồ, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ là một trong những kĩ năng địa lí cần phải rèn luyện cho học sinh trong quá trình dạy học địa lí. Đặc biệt trong những năm gần đây với quan điểm đổi mới trong dạy học và kiểm tra đánh giá, nhất là trong kì thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia, tỉ lệ các câu hỏi liên quan đến bảng số liệu, biểu đồ là không hề nhỏ. Do vậy để học sinh có thể đạt điểm tối đa trong việc giải các bài tập này nhằm giành điểm số cao trong kì thi THPT quốc gia là rất quan trọng.Trong thực tế dạng bài tập này rất dễ ăn điểm nhưng cũng rất dễ bị mất điểm nếu như học sinh không có đầy đủ những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bảng số liệu, biểu đồ.Trong quá trình dạy học mấy năm trước, bản thân tôi cũng đã hướng dẫn học sinh những kĩ năng cơ bản để giải các dạng bài tập này, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra cách để học sinh nhận dạng và gải bài tập chứ chưa cung cáp đầy đủ các kiến thức liên quan. Do đó nhiều học sinh chưa nắm rõ bản chất câu hỏi và chưa đạt được điểm số như mong đợi. Với lí do trên tôi đã chọn chuyên đề “ Kĩ năng giải các bài tập về biểu đồ, bảng số liệu” với mong muốn cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ nhất các kiến thức liên quan, các dạng bài tập, phương pháp để giải các bài tập về bảng số liệu, biểu đồ để các em đạt được điểm số cao kì thi THPT Quốc gia. 2. Tên sáng kiến “Kĩ năng giải các bài tập về biểu đồ, bảng số liệu trong ôn thi THPT Quốc gia” 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng cho việc dạy học địa lí ở trường THPT, đặc biệt là trong ôn luyện thi THPT Quốc gia, ngoài ra có thể áp dụng trong ôn thi học sinh giỏi các cấp của môn Địa lí. Nội dung của sáng kiến nhằm: Cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ nhất các kiến thức liên quan về công dụng của các dạng biểu đồ, dấu hiệu nhận biết để xác định chính xác dạng biểu đồ đúng với yêu cầu của câu hỏi, những yêu cầu cần đạt được khi vẽ các dạng biểu đồ. Các dạng bài tập, phương pháp để giải các bài tập về biểu đồ, bảng số liệu. 5
- Hệ thống các câu hỏi, bài tập tự luyện nhằm củng cố khắc sâu kiến thức. 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Sáng kiến được áp dụng lần đầu trong năm học 2018 – 2019, trong quá trình dạy ôn thi THPT quốc gia cho học sinh lớp 12 tại trường THPT A. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến A. PHẦN NỘI DUNG 1. Cấu trúc nội dung, thời gian thực hiện và mục tiêu của sáng kiến 1.1. Cấu trúc nội dung, thời gian thực hiện Sáng kiến được thực hiện trong 4 tiết học trong chương trình ôn thi THPT Quốc gia cụ thể như sau: + Tiết 1: Cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản và nâng cao về công dụng, cách nhận biết và những điều cần lưu ý khi vẽ của các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường biểu diễn và biểu đồ kết hợp. + Tiết 2: Cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản và nâng cao về công dụng, cách nhận biết và những điều cần lưu ý khi vẽ của các dạng biểu đồ tròn, biểu đồ miền và các dạng biểu đồ khác. + Tiết 3: Các dạng bài tập và cách giải các dạng bài tập. + Tiết 4: Ôn luyện. Trong nội dung của các tiết học tôi đều đưa ra hệ thống các kiến thức lí thuyết cơ bản, nâng cao có liên quan đến nội dung của tiết học phù hợp với các đối tượng học sinh: Trung bình, và học sinh khá giỏi (được thể hiện qua mục tiêu của mỗi tiết học: chung cho các học sinh và cho học sinh khá giỏi), sau đó là các dạng bài tập vận dụng trên lớp và các bài tập về nhà để học sinh có thể củng cố và khắc sâu kiến thức đã học. Trong các bài tập vận dụng trên lớp sau khi đưa ra câu hỏi sẽ cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm để đưa ra đáp án, nhận xét lẫn nhau, sau đó giáo viên sẽ chốt lại đáp án đúng và giải thích cho học sinh . Đối với các bài tập về nhà, bài tập tự giải học sinh sẽ tự làm sau đó trao đổi, chấm chéo cho nhau ở các tiết học kế tiếp trên cơ sở đáp án mà giáo viên đưa ra. 1.2. Mục tiêu 1.2. 1 Kiến thức: Biết được các dạng biểu đồ thường gặp trong quá trình học tập địa lí. 6
- Biết công dụng của các dạng biểu đồ cột, biểu đồ đường biểu diễn, biểu đồ kết hợp, biểu đồ tròn, biểu đồ miền. Phân biệt được sự khác nhau về công dụng của các dạng biểu đồ. Hiểu được các dạng bài tập về biểu đồ, bảng số liệu và cách thức để giải các dạng bài tập đó. 1.2.2 Kĩ năng. Kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận dạng các dạng bài tập. Kĩ năng thảo luận nhóm. Kĩ năng làm bài trắc nghiệm. Kĩ năng tính toán xử lí số liệu, nhận xét bảng số liệu và biểu đồ. 1.2.3 Định hướng phát triển năng lực. Năng lực chung: năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực tự học, năng lực tính toán. Năng lực chuyên biệt: Sử dụng biểu đồ, bảng số liệu thống kê. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học. Trong quá trình thực hiện sáng kiến, tác giả đã vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thật dạy học cả phương pháp truyền thống và các phương pháp mới để học sinh có được kết quả học tập tốt nhất. Bao gồm Đàm thoại vấn đáp. Thảo luận nhóm. Phương pháp thực nghiệm. Kĩ thuật mảnh ghép. 3. Nội dung cụ thể. Dưới đây là nội dung cụ thể của các tiết học mà tác giả đã thực hiện trong năm học 2018 – 2019, trong quá trình dạy học ở lớp 12D2 của nhà trường. 3.1 TIẾT 1: BIỂU ĐỒ CỘT, BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG VÀ BIỂU ĐỒ KẾT HỢP I. Mục tiêu 1. Kiến thức * Chung cho các học sinh: Biết được các dạng biểu đồ thường gặp trong chương trình Địa lí Trung học phổ thông. Nhận biết được đầy đủ các yếu tố cần thiết khi vẽ của biểu đồ. 7
- Biết được công dụng các dạng biểu đồ: cột, đường, biểu đồ kết hợp. Các dấu hiệu nhận biết các dạng biểu đồ cột, đường và biểu đồ kết hợp. Hình thành được kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ cột, đường và biểu đồ kết hợp. * Cho học sinh khá giỏi: So sánh, nhận xét và rút ra được các kết luận liên quan đến đối tượng được thể hiện trên biểu đồ . Giải thích được các hiện tượng địa lý được thể hiện trên biểu đồ. 2. Kĩ năng * Chung cho các học sinh: Hình thành được kĩ năng nhận biết, và vẽ các dạng biểu đồ cột, đường và biểu đồ kết hợp. Kĩ năng đọc biểu đồ, tính toán, xử lí số liệu. * Cho học sinh khá giỏi: Kĩ năng nhận xét biểu đồ, bảng số liệu. 3. Định hướng phát triển năng lực Năng lực chung: năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực tự học, năng lực tính toán. Năng lực chuyên biệt: Sử dụng biểu đồ, bảng số liệu thống kê. II. Nội dung A. Lí thuyết. 1. Các dạng biểu đồ thường gặp trong dạy học bộ môn Địa lí Biểu đồ cột. Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị). Biểu đồ kết hợp cột và đường. Biểu đồ tròn. Biểu đồ miền. Biểu đồ khác. 2. Những yêu cầu cần đạt được khi vẽ biểu đồ Khi vẽ bất cứ biểu đồ nào cũng phải đảm bảo đầy đủ và chính xác các yếu tố sau: 8
- Tên biểu đồ phù hợp với yêu cầu của câu hỏi và nội dung thể hiện ở biểu đồ. Đơn vị trên các trục (đối với các biểu đồ vẽ trên hệ trục tọa độ). Đầy đủ chú giải phù hợp với nội dung thể hiện ở biểu đồ. Chính xác về mặt toán học. Đẹp. Số liệu ghi trên biểu đồ. 3. Công dụng, cách nhận biết và những điều cần lưu ý khi vẽ của các dạng biểu đồ 3.1. Biểu đồ cột a. Công dụng: Có thể được sử dụng để biểu hiện quá trình, sự phát triển của các sự vật hiện tượng địa lí, so sánh tương quan về độ lớn của một hoặc nhiều đại lượng, hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. b. Phân loại Biểu đồ cột đơn: thể hiện tương quan độ lớn của một đại lượng qua thời gian.Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, thường vẽ ở giá trị tuyệt đối . Biểu đồ cột nhóm (ghép): thể hiện tương quan độ lớn của hai hoặc ba đại lượng qua thời gian. Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc,vẽ ở giá trị tuyệt đối, gộp hai hoặc ba đại lượng trong một năm hoặc của một đối tượng lại làm một nhóm. Biểu đồ cột chồng: thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể và so sánh tổng thể đó qua nhiều năm. Vẽ trong hệ trục tọa độ, vẽ ở giá trị tuyệt đối hoặc giá trị tương đối (%) thường là giá trị tương đối. c. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ Ngoài những yêu cầu chung cần đạt được đã nêu ở trên, khi vẽ biểu đồ cần chú ý đảm bảo thêm các yếu tố sau: Các cột phải có chiều ngang như nhau. Đối với các biểu đồ cột đơn có thể ghi số liệu ở trên đầu cột (nếu ít cột). Trong trường hợp của biểu đồ cột đơn, giả sử có sự chênh lệch quá lớn về giá trị giữa một vài cột lớn nhất và các cột còn lại, ta có thể vẽ trục tung gián đoạn ở chỗ trên giá trị cao nhất của các cột còn lại và các cột có giá trị lớn nhất sẽ vẽ thành cột gián đoạn.Ta có thể hình dung cách làm như trong bản đồ Lâm nghiệp – Thủy sản của tập Atlat địa lí Việt Nam Có thể vẽ theo khoảng cách năm hoặc không theo khoảng cách năm. 3.2. Biểu đồ đường (đồ thị) 9
- a. Công dụng: Thường được sử dụng để thể hiện một tiến trình, động thái phát triển (tăng giảm, biến thiên) của một đại lượng, hoặc nhiều đại lượng (hiện tượng) qua thời gian. b. Phân loại: Bao gồm Biểu đồ thể hiện một đại lượng: Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc, vẽ ở giá trị tuyệt đối hoặc tương đối (% ) thường là giá trị tuyệt đối. Biểu đồ thể hiện hai hoặc nhiều đại lượng: Tốc độ tăng trưởng, sự tăng trưởng. Các bước vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng + Tính tốc độ tăng trưởng (nếu bảng số liệu cho dưới dạng số liệu tuyệt đối) * Tính tốc độ tăng trưởng: + Quy ước năm đầu tiên (năm gốc) bằng 100%. + Tốc độ tăng trưởng của các năm sau = (giá trị các năm sau/giá trị năm gốc)*100%. + Biểu đồ này thì tất cả các đường đều xuất phát từ giá trị 100%. + Chọn năm đầu tiên trong bảng số liệu trùng với gốc tọa độ. Ví dụ1. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 – 2010. Sản phẩm 1995 2000 2006 2010 Than (triệu tấn) 8,4 11,6 38,9 44,8 Dầu thô (triệu tấn) 7,6 16,3 17,2 15,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam) 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2010 là? A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ cột C . Biểu đồ đường D. Biểu đồ miền HD: Vì ở đây là chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng, nên phương án phù hợp nhất là biểu đồ đường Đáp án C. 2. Tốc độ tăng trưởng sản lượng của than và dầu năm 2010 lần lượt là: 10
- A.533,3 lần và 197,3 lần B. 533,3 % và 197,3% C. 533,3 % và 226,3% D.463% và 226,3% HD: Đáp án B: vì đây là tốc độ tăng trưởng nên đơn vị phải là %. Học sinh xử lí số liệu theo công thức. c. Những lưu ý khi vẽ biểu đồ Ngoài những yêu cầu chung cần đạt được đã nêu ở trên, khi vẽ biểu đồ cần chú ý đảm bảo thêm các yếu tố sau: Phải đảm bảo đúng tỉ lệ khoảng cách năm trên trục thể hiện thời gian (trục hoành) vì nếu không chia đúng độ dài khoảng cách năm thì các đường biểu diễn sẽ không chính xác. Năm đầu tiên trong bảng số liệu phải trùng với gốc tọa độ và điểm đầu tiên của đường biểu diễn phải bắt đầu từ trục tung ứng với số liệu đã cho. Có thể ghi (hoặc không ghi) số liệu từng năm trên biểu đồ. 3.3. Biểu đồ kết hợp cột và đường a. Công dụng Thường để thể hiện cả động thái phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng (biểu đồ cột thể hiện tương quan độ lớn, biểu đồ đường thể hiện động thái phát triển) qua thời gian. Chỉ vẽ được ở giá trị tuyệt đối. Thường dùng thể hiện hai hoặc nhiều đối tượng khác nhau nhưng bằng hai đơn vị trong thời gian dài nên biểu đồ phải có hai trục tung. Mỗi trục tung ứng với một đơn vị tính. Do vậy cần lưu ý học sinh: Phải xem kĩ bảng số liệu, để xác định các thời gian của các đối tượng được thể hiện dài hay chỉ trong một năm, nếu bảng cho của nhiều đối tượng với 2 đơn vị khác nhau nhưng chỉ trong một năm thì không thể vẽ biểu đồ kết hợp cột đường. Đây là trường hợp rất dễ chọn sai nếu học sinh không đọc kĩ bảng số liệu. Ví dụ 2. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VÀ GDP CỦA HOA KÌ, NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC NĂM 2014. Quốc gia Hoa Kì Nhật Bản Trung Quốc Dân số(triệu người) 318,9 127,1 1 364,3 GDP (tỉ USD) 17 419,0 4 601,0 10 354,8 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện dân số và GDP của Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc trong thời gian trên? 11
- HD: Biểu đồ cột ghép 2 trục tung. Trường hợp này không thể vẽ biểu đồ cột đường kết hợp, mặc dù ở đây thể hiện bằng hai đơn vị khác nhau nhưng lại của 3 đối tượng riêng biệt (ba quốc gia), nên không thể nối ba đối tượng này vào một đường biểu diễn. Do đó nếu học sinh không đọc kĩ bảng số liệu mà cứ nhìn thấy có 2 đơn vị khác nhau để chọn dạng biểu đồ sẽ sai hoàn toàn. Học sinh về nhà vẽ. b. Phân loại Biểu đồ cột đơn đường: thể hiện cho hai đối tượng với hai đơn vị khác nhau. Biểu đồ cột ghép đường: thể hiện cho hai hoặc nhiều đại lượng hai đơn vị khác nhau trong đó có một đại lượng khác đơn vị, các đại lượng còn lại cùng đơn vị tính. Đối với biểu đồ này các đại lượng cùng đơn vị sẽ thể hiện bằng cột ghép, đại lượng khác đơn vị nhất thể hiện bằng đường. Biểu đồ cột chồng đường: thể hiện cho hai đối tượng với hai đơn vị khác nhau nhưng có một đối tượng có thêm thông tin gắn với cơ cấu (trong đó có tổng chia ra các thành phần). Do vậy đối tượng có thêm thông tin cơ cấu sẽ được thể hiện bằng cột chồng, đối tượng còn lại là đường biểu diễn. Ví dụ3. Cho bảng: SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2010. Năm Tổng số dân Trong đó dân thành thị Tốc độ tăng dân (nghìn người) (nghìn người) số (%) 1995 71 995 14 938 1,65 1999 76 597 18 082 1,51 2005 82 392 22 332 1,33 2010 86 993 26 516 1,03 2013 89 759 28 887 0,99 2017 95 414 33 121 1,03 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam) 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta trong thời gian trên là? A. Biểu đồ cột đơn đường. B. Biểu đồ cột ghép đường. C. Biểu đồ cột chồng đường. D. Biểu đồ cột. 12
- HD: Đáp án C Biểu đồ cột chồng đường. Vì ở đây bảng số liệu thể hiện 2 đơn vị khác nhau của một đối tượng địa lí (tình hình dân số Việt Nam) trong thời gian dài nên dạng thích hợp là cột đường, hơn nữa số ở đại lượng số dân lại chia ra dân số thành thị và nông thôn (phần còn lại) nên thích hợp nhất là cột chồng đường. c. Lưu ý khi vẽ Ngoài các yêu cầu chung khi vẽ biểu đồ, cần đảm bảo các yêu sau: Có hai trục tung, mỗi trục thể hiện một đơn vị. Nếu số liệu cho nhiều đối tượng thì các đối tượng cùng đơn vị sẽ biểu thị bằng cột, đối tượng khác đơn vị bằng đường. Phải đảm bảo khoảng cách năm ở trục hoành tương ứng với số năm trong bảng số liệu đã cho. Năm đầu tiên của bảng số liệu phải để ở gốc tọa độ. Để cho đẹp, các điểm trên biểu đồ đường nên để ở giữa cột (cột đơn), giữa các cột (cột ghép). B. Bài tập. Cho bảng: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ, ĐIỆN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 – 2010. Sản phẩm 1995 2000 2006 2010 Than (triệu tấn) 8,4 11,6 38,9 44,8 Dầu thô (triệu tấn) 7,6 16,3 17,2 15,0 Điện (tỉ KWh) 14,7 26,7 57,9 91,7 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam) 1. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2010 . HD: Vẽ biểu đồ cột ghép và đường, trong đó sản lượng than và dầu thể hiện bằng cột, sản lượng điện thể hiện bằng đường. Vẽ trên cùng hệ trục tọa độ, với 2 trục tung, một trục thể hiện đơn vị của sản lượng than và dầu là triệu tấn, một trục thể hiện đơn vị của sản lượng điện là tỉ KWh, trục hoành thể hiện năm. Học sinh về nhà vẽ. 2. Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng của than, dầu, điện trong thời gian trên? HD: Học sinh tính theo công thức, mỗi nhóm tính 1 sản phẩm, các nhóm đọc kết quả và thành lập bảng xử lí số liệu. 13
- Bảng:Tốc độ tăng trưởng sản lượng của than, dầu, điện của nước ta giai đoạn 1995 – 2010. Đơn vị: %. Năm 1995 2000 2006 2010 Than 100 138,1 463,1 533,3 Dầu thô 100 214,5 226,3 197,4 Điện 100 181,6 340,6 623,8 3. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tôc độ tăng trưởng sản lượng của than, dầu, điện của nước ta giai đoạn 1995 – 2010 là? A. biểu đồ cột. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ cột ghép. D. biểu đồ cột chồng. HD: Chọn biểu đồ đường vì đây là thể hiện tốc độ tăng trưởng. Đáp án B. 4. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng của than, dầu, của nước ta giai đoạn 1995 – 2010 là? A. biểu đồ cột – đường. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ cột ghép. D. biểu đồ cột chồng. HD: Chọn biểu đồ cột ghép vì đây là thể hiện sản lượng của 2 đối tượng có cùng đơn vị đo. Đáp án C. 3.2 TIẾT 2: BIỂU ĐỒ TRÒN, BIỂU ĐỒ MIỀN I. Mục tiêu 1. Kiến thức * Chung cho các học sinh: Nhận biết được đầy đủ các yếu tố cần thiết khi vẽ của biểu đồ. Biết được công dụng các dạng biểu đồ: tròn, miền và một số dạng biểu đồ khác. Các dấu hiệu nhận biết các dạng biểu đồ tròn, biểu đồ miền và một số dạng biểu đồ khác. Hình thành được kĩ năng vẽ các dạng biểu đồ tròn, biểu đồ miền và một số dạng biểu đồ khác. * Cho học sinh khá giỏi: So sánh, nhận xét và rút ra được các kết luận liên quan đến đối tượng được thể hiện trên biểu đồ. Giải thích được các hiện tượng địa lý được thể hiện trên biểu đồ. 14
- 2. Kĩ năng * Chung cho các học sinh: Hình thành được kĩ năng nhận biết, và vẽ các dạng biểu đồ tròn, miền và một số dạng biểu đồ khác. Kĩ năng đọc biểu đồ, tính toán, xử lí số liệu. * Cho học sinh khá giỏi: Kĩ năng nhận xét biểu đồ, bảng số liệu. 3. Định hướng phát triển năng lực Năng lực chung: năng lực hợp tác, giao tiếp, năng lực tự học, năng lực tính toán. Năng lực chuyên biệt: Sử dụng biểu đồ, bảng số liệu thống kê. II. Nội dung A. Lí thuyết. 3.4. Biểu đồ tròn a. Công dụng Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu của một đối tượng địa lí và quy mô của nó trong một thời điểm nhất định. Biểu đồ này thể hiện bằng số liệu tương đối, theo tỉ lệ %. b. Dấu hiệu để nhận biết: Khi câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu và bảng số liệu cho trong thời gian ít năm (thường từ 3 năm trở xuống). Khi câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mô cơ cấu, trong trường hợp này thì nếu số liệu có cho trên 4 năm thì vẫn chọn biểu đồ tròn và phải tính được tỉ lệ bán kính theo công thức sau: * Tính tỉ lệ bán kính: + Quy ước tỉ lệ bán kính đường tròn của năm hoặc đối tượng đầu tiên trong bảng số liệu là 1 đơn vị bán kính (năm gốc). + Tỉ lệ bán kính các năm sau=√(Tổng năm sau/tổng năm gốc).1 c. Lưu ý khi vẽ các biểu đồ hình tròn: Nếu số liệu cho là % thì về nguyên tắc vẽ hai đường tròn có bán kính bằng nhau. 15
- Nếu cho số liệu tuyệt đối, hoặc đã cho dưới dạng % nhưng vẫn có tổng số thì phải vẽ hai đường tròn có bán kính khác nhau (tính tỉ lệ bán kính). Trong trường hợp số liệu tuyệt đối cần phải tính tỉ lệ % theo công thức: * Tính tỉ lệ % = (giá trị thành phần/tổng số)*100%. Đơn vị tính là %. Trật tự vẽ các hình quạt theo đúng trật tự trong bảng chú giải (để tránh nhầm lẫn). Nếu vẽ từ 2 biểu đồ hình tròn trở lên thì cần thống nhất quy tắc vẽ, nên vẽ theo chiều thuận chiều kim đồng hồ cho đến hết. Điều này sẽ đảm bảo tính thẩm mĩ, có thể dễ so sánh giữa hai năm, hoặc hai đối tượng khác nhau về mặt thay đổi cơ cấu. Có đầy đủ chú giải, tên biểu đồ phù hợp với nội dung thể hiện trên biểu đồ, chính xác về mặt toán học. Ví dụ 4. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO GIỚI TÍNH NĂM 2005 VÀ NĂM 2013.(Nghìn người). Năm Tổng số dân Trong đó Nam Nữ 2005 82392,1 40 521,5 41 870,6 2013 89 759,5 44 364,9 45 394,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam) 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mơ cơ cấu dân số phân theo giới tính ở nước ta trong thờ gian trên? * Hướng dẫn: Chọn biểu đồ tròn. Tính tỉ lệ bán kính: theo công thức thì + R2005= 1 đơn vị bán kính (đvbk). + R2013= 1,04 đvbk. Tính tỉ lệ % nam, nữ trong tổng dân số: theo công thức ta có bảng kết quả sau Dân số nước ta phân theo giới tính năm 2005 và năm 2013.( %). Năm Tổng số dân Trong đó 16
- Nam Nữ 2005 100 49,18 50,82 2013 100 49,42 50,58 Học sinh về nhà vẽ 3.5. Biểu đồ miền a. Công dụng: Biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch (thay đổi) cơ cấu trong khoảng thời gian dài. Là trường hợp đặc biệt của biểu đồ cột và đường, có thể hiện chuỗi thời gian và cơ cấu. b. Dấu hiệu nhận biết để lựa chọn biểu đồ miền Khi bảng số liệu cho dưới dạng cơ cấu (%) của nhiều năm (trên 3 năm) Đề yêu cầu là thể hiện cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu, hoặc chỉ là sự chuyển dịch cơ cấu. c. Những lưu ý khi vẽ biểu đồ miền Nếu bảng cho số liệu tuyệt đối cần xử lý số liệu đã cho ra % và đưa ra bảng số liệu đã xử lý. Chia đúng tỉ lệ khoảng cách năm trên trục thời gian. Năm đầu tiên trong bảng số liệu đặt trùng gốc tọa độ. Giá trị của thành phần đầu tiên được tính từ gốc tọa độ, giá trị thành phần tiếp theo tính từ điểm giới hạn của thành trước đó. Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mỹ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng ký hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các ký hiệu thường được biểu thị bằng các cách: gạch nền, dùng các ước hiệu tóan học. Khi chọn ký hiệu cần chú ý làm sao biểu đồ vừa dễ đọc, vừa đẹp. Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, chính xác về mặt toán học, đẹp. d. So sánh điểm giống và khác nhau về công dụng của biểu đồ tròn và biểu đồ miền Giống nhau: đều thể hiện được cơ cấu của một đối tượng. Khác nhau: Biểu đồ tròn Biểu đồ miền Thể hiện cơ cấu của 1 đối tượng Thể hiện cơ cấu của 1 đối tượng 17
- trong thời gian ngắn, hoặc của nhiều trong thời gian dài. đối tượng trong 1 năm. Thể hiện được cơ cấu và sự Thể hiện được quy mô, cơ cấu của chuyển dịch cơ cấu của đối tượng. đối tượng. 3.6. Các dạng biểu đồ khác 3.6.1. Biểu đồ miền đặc biệt a. Công dụng: Thể hiện động thái phát triển của ba đối tượng theo thời gian, trong đó có một đối tượng là hiệu của hai đối tượng đã biết. Ví dụ: Tỉ sinh thô, tỉ suất tử thô và gia tăng tự nhiên của dân số trong đó gia tăng tự nhiên là hiệu số của tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu trong đó các cân xuất nhập khẩu là hiệu soos của giá trị xuất khẩu và gia trị nhập khẩu. b. Cách vẽ: Vẽ hai đường biểu diễn thể hiện cho hai đối tượng đã biết, khoảng cách giữa hai đường là giá trị của yếu tố thứ ba. c. Những lưu ý khi vẽ biểu đồ miền đặc biệt: Vẽ theo số liệu tuyệt đối mà bảng số liệu cho. Chia đúng tỉ lệ khoảng cách năm trên trục thời gian. Năm đầu tiên trong bảng số liệu đặt trùng gốc tọa độ. Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, chính xác về mặt toán học, đẹp. 3.6.2. Biểu đồ bán nguyệt (hai nửa hình tròn) Thể hiện quy mô cơ cấu với nửa hình tròn là 100%, thường thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu phân theo ngóm hang hoặc phân theo thị trường trong một hoặc nhiều năm. B. Bài tập Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn ha) Năm 1990 2000 2010 2014 Các nhóm cây Tổng số 9 040,0 12 644,3 14 061,1 14 804,1 Cây lương thực 6 474,6 8 399,1 8 615,9 8 992,3 Cây công nghiệp 1 199,3 2 229,4 2 808,1 2 844,6 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1 366,1 2 015,8 2 637,1 2 967,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB thống kê, 2017) 18
- 1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng của nước ta trong thời gian trên? HD: Tính tỉ lệ các nhóm cây trồng trong tổng diện tích ngành trồng trọt. Mỗi nhóm học sinh tính 1 loại cây trồng, các nhóm đọc số liệu và lập bảng xử lí số liệu: Bảng: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚCTA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) Năm 1990 2000 2010 2014 Các nhóm cây Tổng số 100 100 100 100 Cây lương thực 71,6 66,5 61,3 60,7 Cây công nghiệp 13,3 17,6 20,0 19,2 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 15,1 15,9 18.7 20,1 Học sinh về nhà vẽ. 2. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô cơ cấu diện tích ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng của nước ta năm 1990 và 2014 là? A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ đường. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ cột chồng. HD: Đáp án A biểu đồ tròn. Vì ở đây đề yêu cầu là thể hiện quy mô cơ cấu và chỉ trong 2 năm. 3. Nếu coi bán kính đường tròn thể hiện quy mô diện tích năm 1990 là 1 đvbk thì tỉ lệ bán kính đường tròn của năm 2014 là? A. 1,64 đvbk. B. 1,64 cm. C. D. HD: Đáp án vì ở đây là tỉ lệ bán kính nên phải là đvbk, chứ không phải cm. 3.3 TIẾT 3. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU I. Mục tiêu 1. Kiến thức * Chung cho các học sinh: Biết các công thức tính toán, xử lí số liệu. Nhận biết được các dạng bài tập thường gặp về bảng số liệu và biểu đồ. Hiểu được các bước cụ thể để giải các dạng bài tập về xác định tên biểu đồ, tìm lỗi sai trên biểu đồ. 19
- Hiểu được các bước để đọc biểu đồ, bảng số liệu. * Cho học sinh khá giỏi: Hiểu được các bước cụ thể để giải các dạng bài tập về xác định dạng biểu đồ phù hợp nhất với yêu cầu của câu hỏi, tìm nhận định đúng sai liên qua đến nội dung của bảng số liệu hoặc biểu đồ. Nhận xét và tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng trên biểu đồ, bảng số liệu. 2. Kĩ năng Đọc biểu đồ, bảng số liệu. Tính toán, xử lí số liệu, phân tích mối quan hệ của các đối thượng địa lí. Làm bài tập trắc nghiệm. II. Nội dung 4. Các dạng bài tập thường gặp về biểu đồ, bảng số liệu Thường có các dạng bài tập sau đây liên quan đến biểu đồ và bảng số liệu. Dưới đây là các dạng bài và cách giải phân theo mức độ từ nhận biết đến vận dụng 4.1. Dạng 1: Cho biểu đồ xác định tên (nội dung thể hiện) của biểu đồ Đây là dạng bài tập đơn giản nhất, để giải bài tập này cần căn cứ vào hai dấu hiệu sau: Dạng biểu đồ, với năm dạng biểu đồ cơ bản đã trình bày ở trên học sinh căn cứ để xác định chính xác nhất. Cụ thể như sau: + Nếu là biểu đồ cột thì sẽ nhận tên là Thể hiện sự thay đổi, hoặc so sánh… + Nếu là biểu đồ đường, mà các đường đều xuất phát từ giá trị 100% thì sẽ nhận tên là Thể hiện tốc độ tăng trưởng… + Nếu là biểu đồ cột – đường kết hợp thì sẽ nhận tên là Thể hiện, hoặc so sánh… + Nếu là biểu đồ tròn thì sẽ nhận tên là: * Thể hiện cơ cấu (nếu bán kính bằng nhau) * Thể hiện quy mô cơ cấu (nếu bán kính khác nhau)… + Nếu là biểu đồ miền thì sẽ nhận tên đầy đủ và chính xác nhất Cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu, hoặc sự chuyển dịch cơ cấu, cơ cấu… Thứ hai là căn cứ vào nội dung thể hiện trên biểu đồ thông qua chú giải, đơn vị thể hiện trên các trục của biểu đồ để đưa ra tên biểu đồ đúng nhất. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Rèn kĩ năng giải bất phương trình bậc nhất một ẩn qua các dạng bài tập
29 p | 1168 | 234
-
SKKN: Giúp học sinh giải tốt các bài toán chuyển động đều ở lớp 5
24 p | 1011 | 130
-
SKKN: Phương pháp sử dụng tỷ lệ chung giải nhanh các bài tập trắc nghiệm vô cơ
14 p | 482 | 82
-
SKKN: Một số kĩ năng về giải bài toán chất khí CO2, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm
17 p | 416 | 67
-
SKKN: Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có yếu tố hình học ở lớp 4
38 p | 787 | 65
-
SKKN: Rèn luyện tư duy học sinh để giải nhanh các bài tập áp dụng định luật bảo toàn
24 p | 210 | 47
-
SKKN: Phương pháp giải một số dạng bài tập về khối lượng riêng, trọng lượng riêng phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý THCS
19 p | 169 | 16
-
SKKN: Phát triển kĩ năng giải bài tập “các quy luật di truyền” thông qua dạng toán “di truyền tương tác giữa các gen không alen”.
55 p | 175 | 12
-
SKKN: Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kĩ năng nói môn Tiếng Anh 10
22 p | 98 | 12
-
SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm ở chương trình hóa học Trung học cơ sở
36 p | 77 | 6
-
SKKN: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2
21 p | 56 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1
15 p | 49 | 4
-
SKKN: Giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho học sinh trong giảng dạy bài 12 Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình môn Giáo dục công dân lớp 10
16 p | 77 | 3
-
SKKN: Khắc phục lỗi và rèn kĩ năng diễn tả thuật toán cho học sinh khối 10 thông qua luyện tập về thuật toán
22 p | 65 | 3
-
SKKN: Rèn luyện kĩ năng giải một số dạng bài tập về hình chóp dành cho học sinh luyện thi THPT quốc gia
26 p | 36 | 2
-
SKKN: Phát triển hệ phương trình từ các bài toán cơ bản giúp học sinh THPT rèn luyện kỹ năng giải hệ phương trình
25 p | 53 | 2
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải các bài toán xác suất
25 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn