SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT GIAO THỦY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP “CÁC QUY LUẬT <br />
DI TRUYỀN” THÔNG QUA DẠNG TOÁN “DI TRUYỀN <br />
TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC GEN KHÔNG ALEN”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Đặng Thị Tho<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Nơi làm việc: Trường THPT giao Thủy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Tên sáng kiến: Phát triển kĩ năng giải bài tập “các quy luật di truyền” thông <br />
qua dạng toán “di truyền tương tác giữa các gen không alen”.<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình Sinh học 12: ôn tập, học nâng <br />
cao, hướng dẫn học sinh tự học, bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm 2015.<br />
4. Tác giả: <br />
Họ và tên: Đặng Thị Tho<br />
Năm sinh: 1983<br />
Nơi thường trú: Giao Hải Giao Thủy Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sinh học<br />
Chức vụ công tác: Giáo viên<br />
Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thủy Huyện Giao Thủy Tỉnh Nam <br />
Định<br />
Điện thoại: 0975 28 1983<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%<br />
5. Đồng tác giả: Không<br />
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:<br />
Tên đơn vị: Trường THPT Giao Thủy<br />
Địa chỉ: Thị trấn Ngô Đồng Huyện Giao Thủy Tỉnh Nam Định<br />
Điện thoại: 0350 3895 126<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN<br />
Nội dung “Các quy luật di truyền” nằm trong phần “V Di truyền học” <br />
thuộc chương trình Sinh học 12 có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ bởi vì <br />
nó luôn chiếm tỉ lệ điểm số cao trong cấu trúc của các đề thi cấp Tỉnh cũng như <br />
các đề thi cấp Quốc gia mà đây còn là nội dung chứa đựng nhiều thách thức với <br />
những bài toán khó thuộc dạng bài tập tổng hợp trong đó phải đặc biệt kể đến <br />
dạng bài tập Di truyền tương tác giữa các gen không alen nhưng có sự kết hợp <br />
đồng thời với một số quy luật di truyền khác ( như: di truyền liên kết hoàn toàn <br />
hoặc không hoàn toàn, di truyền liên kết giới tính, phân li độc lập,... )<br />
Bản thân tôi trong quá trình tham gia giảng dạy Sinh học 12 cũng như <br />
hướng dẫn đội tuyển học sinh giỏi nhà trường dự thi cấp Tỉnh, nhằm giúp học <br />
sinh có kết quả tốt, tôi đã rất chú trọng dạng toán liên quan đến quy luật di <br />
truyền tương tác giữa các gen không alen, đã từng mất rất nhiều thời gian, công <br />
sức tìm tài liệu, nghiên cứu, tuyển chọn và sắp xếp các bài tập sao cho có hệ <br />
thống từ dễ đến khó, từ dạng đơn giản đến dạng tổng hợp để phát triển tốt nhất <br />
kĩ năng tư duy logic cho học sinh bởi theo tôi thấy, việc học sinh được luyện giải <br />
các bài toán tổng hợp về các quy luật di truyền không chỉ giúp học sinh tự củng <br />
cố các kiến thức liên quan đến từng quy luật di truyền riêng rẽ mà còn giúp phát <br />
triển, nâng cao năng lực giải toán của các em đối với những bài toán thuộc <br />
chương “Các quy luật di truyền”. <br />
Vì vậy tôi đã bước đầu xây dựng hệ thống một số dạng toán về các quy <br />
luật di truyền tương tác giữa các gen không alen, trong đó đặc biệt chú trọng đến <br />
dạng toán phối hợp giữa di truyền tương tác giữa các gen không alen với một số <br />
<br />
<br />
3<br />
quy luật di truyền khác và áp dụng trong quá trình giảng dạy cho học sinh cũng <br />
như hướng dẫn học sinh luyện tập.<br />
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP<br />
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến<br />
Khi nghiên cứu về “chương II Các quy luật di truyền ” trong “phần V Di <br />
truyền học” thuộc chương trình Sinh học 12, mỗi quy luật di truyền được phân <br />
phối theo từng bài, từng tiết riêng rẽ theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức <br />
kĩ năng, giáo viên chỉ có thể giúp học sinh nghiên cứu từng quy luật, ít có điều <br />
kiện đầu tư cho việc phát triển kĩ năng giải toán.<br />
Mặt khác, hiện nay, mặc dù đã có rất nhiều tài liệu được biên soạn để hỗ <br />
trợ giáo viên và học sinh nghiên cứu về các quy luật di truyền như quy luật <br />
Menđen, Liên kết gen, Hoán vị gen, Di truyền liên kết với giới tính,... nhưng <br />
riêng đối với quy luật di truyền Tương tác giữa các gen không alen thì hầu như <br />
các tài liệu mới chỉ tập trung giới thiệu các dạng cơ bản nhất: tương tác bổ sung, <br />
tương tác cộng gộp, tương tác át chế. Trong khi đó các bài toán có sự phối hợp <br />
đồng thời giữa di truyền tương tác giữa các gen không alen với các quy luật di <br />
truyền khác dạng bài toán giúp học sinh phát triển tư duy logic, phát triển kĩ <br />
năng giải toán tổng hợp các quy luật di truyền thì lại hầu như chưa được đề cập <br />
một cách có hệ thống. <br />
Do vậy, ngay cả đối với học sinh có nhận thức khá tốt nhưng khi gặp bài <br />
toán tương tác gen tổng hợp, có sự di truyền đồng thời của nhiều tính trạng với <br />
những quy luật di truyền khác nhau thì phần lớn các em thường rơi vào tình trạng <br />
bối rối, mất phương hướng, mất nhiều thời gian và công sức, nhiều học sinh <br />
không xác định được cách giải. Đây cũng chính là một trong số các nguyên nhân <br />
làm cho học sinh khó đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra quan trọng. <br />
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.<br />
2.1. Khái quát chung về quy luật di truyền tương tác giữa các gen không <br />
alen.<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
2.1.1. Khái niệm: <br />
Gen không alen: Là các alen thuộc các gen khác nhau.<br />
Ví dụ: A và B (hoặc A và b, hoặc a và B hoặc a và b) là 2 alen thuộc 2 gen khác <br />
nhau.<br />
Tương tác giữa các gen không alen: là sự tác động qua lại giữa các alen của các <br />
gen khác nhau trong việc quy định cùng 1 tính trạng. <br />
Ví dụ: A và B cùng tương tác với nhau để quy định tính trạng màu sắc hoa ở một <br />
loài thực vật: Kiểu gen có cả A và B quy định kiểu hình hoa màu đỏ, kiểu gen <br />
không có A hoặc không có B hoặc không có cả A và B thì quy định kiểu hình hoa <br />
màu trắng. Như vậy, A và B đã tương tác với nhau trong việc quy định màu đỏ <br />
của hoa, không có sự tương tác này thì hoa có màu trắng.<br />
2.1.2. Bản chất của di truyền tương tác giữa các gen không alen:<br />
Các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản <br />
phẩm của các gen tác động qua lại với nhau trong việc tạo nên kiểu hình.<br />
2.1.3. Các kiểu tương tác giữa các gen không alen: <br />
Có 3 kiểu tương tác gen cơ bản:<br />
Tương tác bổ sung (tương tác bổ trợ)<br />
Tương tác cộng gộp <br />
Tương tác át chế <br />
a. Tương tác bổ sung( tương tác bổ trợ):<br />
* Nhận dạng: Trong phép lai 1 tính trạng, P thuần chủng, F2 xuất hiện các loại <br />
kiểu hình phân li theo một trong số các tỉ lệ sau: 9:7, 9:6:1, 9:3:4, 9:3:3:1.<br />
* Quy ước gen:<br />
Đối với tỉ lệ 9:7: Quy ước gen như sau: (AB) (Abb) = (aaB) = aabb.<br />
Đối với tỉ lệ 9:6:1: Quy ước gen như sau: (AB) (Abb) = (aaB) aabb<br />
Đối với tỉ lệ 9:3:4: Có thể quy ước gen theo 2 cách sau:<br />
Cách 1: (AB) (Abb) (aaB) = aabb.<br />
Cách 2: (AB) (Abb) = aabb (aaB)<br />
Đối với tỉ lệ 9:3:3:1: Có thể quy ước gen theo 2 cách:<br />
<br />
<br />
5<br />
Cách 1: (AB) (Abb) (aaB) aabb.<br />
Cách 2: (AB) (aaB)(Abb aabb<br />
b. Tương tác át chế:<br />
* Nhận dạng: Trong phép lai 1 tính trạng, P thuần chủng, F2 xuất hiện các loại <br />
kiểu hình phân li theo 1 trong số các tỉ lệ sau: 12:3:1, 13:3, 9:3:4.<br />
* Quy ước gen:<br />
Tỉ lệ 12:3:1: Có thể quy ước gen theo 2 cách: <br />
Cách 1: (AB) (Abb) (aaB) aabb.<br />
Cách 2: (AB) (Abb) aabb <br />
Tỉ lệ 13:3: Có 2 cách quy ước gen:<br />
Cách 1: (AB) (Abb) (aaB).<br />
Cách 2: (AB) (Abb)<br />
Tỉ lệ 9:3:4: Có thể quy ước gen theo 2 cách: <br />
Cách 1: (AB) (Abb) (aaB) = aabb.<br />
Cách 2: (AB) (Abb) = aabb (aaB)<br />
c. Tương tác cộng gộp <br />
* Nhận dạng: Trong phép lai 1 tính trạng, P thuần chủng, F2 xuất hiện các loại <br />
kiểu hình phân li theo 1 trong số các tỉ lệ sau: 15:1, 1:4:6:4:1<br />
* Quy ước gen:<br />
Tỉ lệ 15:1: Có 1 cách quy ước gen: (AB) (Abb) (aaB) aabb.<br />
Tỉ lệ 1:4:6:4:1: Có 1 cách quy ước gen:<br />
AABB AABb= AaBB AAbb= aaBB =AaBb Aabb =aaBb aabb<br />
* Một vài lưu ý khi làm bài tập di truyền tương tác giữa các gen không alen:<br />
Muốn kết luận 1 tính trạng nào đó di truyền theo quy luật tương tác giữa các <br />
gen không alen, trước hết ta phải chứng minh tính trạng đó do 2 hay nhiều cặp <br />
gen chi phối.<br />
Trong các phép lai, sử dụng các tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở đời con làm <br />
căn cứ để xác định kiểu tương tác gen cụ thể.<br />
2.1.4. Ví dụ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Ví dụ 1: Lai ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ cờ với ruồi giấm thuần chủng mắt <br />
nâu, người ta thu được toàn bộ ruồi F1 có mắt đỏ kiểu dại, F2 có tỉ lệ phân li 9 <br />
mắt đỏ kiểu dại: 3 mắt đỏ cờ: 3 mắt nâu: 1 mắt trắng. Xác định quy luật di <br />
truyền chi phối màu mắt ở ruồi giấm trong phép lai trên.<br />
Lời giải<br />
Thế hệ bố mẹ khác nhau 1 tính trạng.<br />
F1 xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ<br />
F2 xuất hiện 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1<br />
=> Tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật tương tác giữa 2 gen không <br />
alen theo kiểu tương tác bổ trợ, trong đó: A quy định mắt nâu, B quy định mắt đỏ <br />
cờ, A B quy định mắt đỏ kiểu dại, aabb quy định mắt trắng.<br />
Sơ đồ lai:<br />
P: Mắt đỏ cờ (aaBB) x Mắt nâu (Aabb)<br />
3 (Abb): mắt nâu <br />
F1 : AaBb (mắt đỏ kiểu dại)<br />
F2: 9 (AB): Mắt đỏ kiểu dại<br />
<br />
<br />
3(aaB): mắt đỏ cờ<br />
1 aabb: mắt trắng.<br />
Ví dụ 2: Khi lai 2 giống tằm cùng có kén màu trắng lấy từ 2 địa phương khác <br />
nhau, người ta thu được tằm F1 tất cả đều có kén màu vàng và F2 có tỉ lệ phân li <br />
9 tằm có kén màu vàng: 7 tằm có kén màu trắng. Hãi giải thích quy luật di truyền <br />
chi phối sự hình thành màu sắc kén tằm trong phép lai trên.<br />
Lời giải<br />
Phép lai 1 tính trạng (màu sắc kén tằm)<br />
F1 xuất hiện tính trạng mới khác bố mẹ (kén vàng)<br />
F2 xuất hiện 16 tổ hợp với 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
=> Tính trạng màu sắc kén tằm do 2 gen phân li độc lập quy định theo quy <br />
luật tương tác bổ sung, trong đó (AB) quy định màu kén vàng, các kiểu gen còn <br />
lại quy định kén màu trắng.<br />
Sơ đồ lai:<br />
P: AAbb (kén trắng) x aaBB (kén trắng)<br />
F1 AaBb (kén vàng)<br />
F2: 9 (AB): Kén vàng<br />
3 (Abb): kén trắng<br />
3(aaB): kén trắng<br />
1 aabb: Kén trắng.<br />
Ví dụ 3: Lai bí ngô thuần chủng quả màu trắng với bí ngô thuần chủng quả màu <br />
xanh, người ta thu được F1 có quả màu trắng và F2 phân li như sau: 12 quả trắng: <br />
3 quả vàng: 1 quả xanh. Xác định quy luật di truyền màu quả bí ngô trong thí <br />
nghiệm và lập sơ đồ lai?<br />
Lời giải:<br />
Phép lai 1 tính trạng (màu sắc quả bí)<br />
F2 xuất hiện 16 tổ hợp với 3 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 12:3:1<br />
=> Có hiện tượng tương tác gen át chế, trong đó: A quy định quả vàng, a <br />
quy định quả xanh, B át chế sự biểu hiện của gen A nên kiểu gen có cả A và B <br />
thì kiểu hình quả trắng, b không có khả năng át chế.<br />
Sơ đồ lai:<br />
P: AABB (quả trắng) x aabb (quả xanh)<br />
F1 AaBb (quả trắng)<br />
F2: 9 (AB): Quả trắng<br />
3 (Abb): Quả vàng<br />
3(aaB): Quả trắng<br />
1 aabb: Quả xanh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Ví dụ 4: Lai hai giống gà thuần chủng, một giống có túm lông chân, giống kia <br />
không có, người ta thu được F1 có túm lông chân và F2 phân li theo tỉ lệ: 15 gà có <br />
túm lông chân: 1 gà không có túm lông chân. Giải thích kết quả thu được.<br />
Lời giải:<br />
Phép lai 1 tính trạng (túm lông)<br />
F2 xuất hiện 16 tổ hợp với 2 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 15:1<br />
=> Tính trạng túm lông ở chân gà do 2 gen phân li độc lập quy định theo kiểu <br />
tương tác cộng gộp, trong đó những kiểu gen có alen trội thì quy định tính trạng <br />
có túm lông ở chân, kiểu gen lặn quy định tính trạng không có túm lông ở chân.<br />
Sơ đồ lai:<br />
P: AABB (có túm lông ở chân) x aabb (không có túm lông ở <br />
chân)<br />
F1 AaBb (có túm lông ở chân)<br />
F2: 9 (AB): Có túm lông ở chân<br />
3 (Abb): Có túm lông ở chân<br />
3(aaB): Có túm lông ở chân<br />
1 aabb: Không có túm lông ở chân<br />
Ví dụ 5. Lai hai cây hoa màu trắng thuần chủng, người ta thu được toàn bộ cây F1 <br />
có hoa màu trắng. Cho F1 giao phấn với hai cây khác cùng có hoa màu trắng, <br />
được đời con phân li như sau:<br />
Phép lai với cây thứ nhất: 701 cây hoa trắng: 102 cây hoa vàng<br />
Phép lai với cây thứ hai: 262 cây hoa trắng: 61 cây hoa vàng<br />
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho các phép lai.<br />
Lời giải:<br />
* Xét phép lai với cây thứ 2: = <br />
=> Tính trạng màu sắc hoa do 2 gen không alen tương tác theo kiểu át chế <br />
quy định. Đời con có 16 tổ hợp giao tử nên F1 và cây hoa trắng thứ 2 đều dị hợp <br />
về 2 cặp gen.<br />
+ Quy ước: <br />
<br />
<br />
9<br />
B quy định hoa vàng, b quy định hoa trắng, A át chế B và b, a không át.<br />
Ta có: A B: hoa trắng<br />
A bb: hoa trắng<br />
aaB: hoa vàng<br />
aabb: hoa trắng<br />
=> Kiểu gen của F1 và cây hoa trắng thứ 2 là: AaBb<br />
+ Sơ đồ lai của cây F1 với cây hoa trắng thứ 2:<br />
F1 hoa trắng(AaBb) x Cây hoa trắng thứ 2 (AaBb)<br />
G: AB, Ab, aB, ab<br />
F22: 9 (AB): Hoa trắng<br />
3 (Abb): Hoa trắng<br />
3(aaB): Hoa vàng<br />
1 aabb: Hoa trắng<br />
* Xét P: Vì F1 có kiểu gen AaBb nên P phải có sơ đồ lai như sau:<br />
P: AABB(hoa trắng) x aabb(hoa trắng)<br />
F1: AaBb ( hoa trắng)<br />
* Xét phép lai giữa F1 với cây hoa trắng thứ nhất:<br />
Ta thấy đời con có các loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ: = = 8 tổ hợp giao tử = 4 <br />
x 2<br />
=> Cây hoa trắng thứ nhất phải có kiểu gen Aabb.<br />
Sơ đồ lai:<br />
F1 ( hoa trắng ) AaBb x Cây hoa trắng thứ nhất (Aabb)<br />
G: AB, Ab, aB, ab Ab, ab<br />
F21: 2AaBb hoa trắng<br />
2Aabb hoa trắng<br />
1AABb hoa trắng<br />
1AAbb hoa trắng<br />
1aabb hoa trắng<br />
1aaBb hoa vàng<br />
<br />
<br />
10<br />
2.1.5. Bài tập áp dụng<br />
a. Bài tập tự luận<br />
Bài 1. Cho phép lai sau:<br />
P (tc): Bí ngô quả trắng x Bí ngô quả xanh<br />
F1 : 100% bí ngô quả trắng<br />
F1x F1 F2: 602 bí quả trắng: 149 bí quả vàng: 49 bí quả xanh<br />
1). Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2<br />
2). Cho cây quả xanh giao phấn với cây quả trắng ở F2 thì kết quả ở F3 sẽ như <br />
thế nào về kiểu gen và kiểu hình?<br />
Gợi ý: <br />
1. F2 phân li theo tỉ lệ 12:3:1> tính trạng màu sắc quả bí di truyền theo quy luật tương <br />
tác át chế.<br />
2. Cây quả xanh có kiểu gen aabb, cây quả trắng ở F2 có thể có các kiểu gen sau đây: <br />
AABB, AaBb, AaBB, AABb, AAbb, Aabb ( với giả thiết A át chế B)<br />
<br />
Bài 2 . Khi cho giao phối gà mào hạt đào với gà mào hình lá được tỉ lệ: 1 gà mào <br />
hạt đào: 1 gà mào hình lá: 1 gà mào hoa hồng: 1 gà mào hạt đậu.<br />
1). Xác định tính chất di truyền của hình dạng mào gà và kiểu tác động của gen <br />
đối với sự hình thành tính trạng mào gà?<br />
2). Cho gà mào hoa hồng thuần chủng và gà mào hạt đậu thuần chủng giao phối <br />
với nhau thì F2 có sự phân li về kiểu hình như thế nào?<br />
Biết rằng mào hình lá do gen lặn quy định.<br />
Gợi ý:<br />
Tính trạng hình dạng mào gà do 2 gen không alen tương tác với nhau quy định, trong đó: <br />
Nếu trong kiểu gen có 2 gen trội không alen (ví dụ: A và B) thì mào hạt đào.<br />
Nếu trong kiểu gen chỉ có A mà không có B: mào hoa hồng.<br />
Nếu trong kiểu gen chỉ có B mà không có A: mào hạt đậu<br />
Nêu trong kiểu gen không có alen trội: mào hình lá.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Bài 3. Khi lai hai thứ cây đều thuần chủng quả nhọn và quả hình tam giác được <br />
F1 đều có quả hình tam giác. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có 751 <br />
quả tam giác và 49 quả nhọn.<br />
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.<br />
2. Cho cây quả nhọn giao phấn với cây F1 thì kết quả sẽ như thế nào về kiểu <br />
gen và kiểu hình?<br />
Gợi ý:<br />
1. P: AABB x aabb<br />
2. Tỉ lệ kiểu gen: 1AaBb: 1Aabb:1aaBb:1aabb<br />
Tỉ lệ kiểu hình: 3 cây có quả hình tam giác: 1 cây quả nhọn<br />
<br />
Bài 4. Khi cho chuột lông xám nâu giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng <br />
hợp lặn) được 48 chuột con lông xám nâu, 99 chuột con lông trắng và 51 chuột <br />
con lông đen.<br />
1. Quy luật tác động nào của gen đã chi phối sự hình thành màu lông chuột?<br />
2. Cho chuột lông đen và chuột lông trắng đều thuần chủng giao phối với nhau <br />
được F1 toàn chuột lông xám nâu. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau thì sự <br />
phân li kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?<br />
Gợi ý:<br />
1. Quy luật tương tác giữa 2 gen không alen.<br />
2. F2: 9 chuột lông xám nâu: 3 chuột lông đen: 4 chuột lông trắng.<br />
<br />
Bài 5. Theo dõi sự di truyền màu lông ở gà người ta thu được những kết quả như <br />
sau:<br />
P1: Gà lông đen x gà lông trắng<br />
F11: 49 gà lông đen, 52 gà lông trắng<br />
P2: Gà lông đen x gà lông đen<br />
F12: 101 gà lông đen: 29 gà lông trắng<br />
P3: Gà lông trắng x gà lông trắng (toàn mang gen lặn)<br />
F13: 98 gà lông trắng: 28 gà lông đen<br />
1. Màu lông của gà bị chi phối bởi kiểu tác động nào của gen?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
2. Viết sơ đồ lai từ P đến F1 của 3 phép lai trên.<br />
Gợi ý: <br />
1. Tác động chế của gen trội này đối với loại gen trội khác ( ví dụ: A át B)<br />
2. P1: aaBb x aabb, P2: aaBb x aaBb, P3: AaBb x aabb<br />
<br />
Bài 6. Sự có mặt của 1 gen trội làm tăng chiều dài tai thỏ 5 cm. Thỏ có kiểu gen <br />
aabb thì tai dài 10 cm. Chiều dài tai thỏ bị chi phối bởi 2 cặp gen không alen phân <br />
li độc lập.<br />
1. P có kiểu gen và chiều dài tai bằng bao nhiêu để F1 có chiều dài tai là 20 cm?<br />
2. Cho F1 nói trên lai với nhau thì kết quả về kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?<br />
Gợi ý:<br />
1. P: AABB (30 cm) x aabb (10 cm)<br />
P: AAbb (20 cm) x aaBB (20 cm)<br />
P: AAbb (20 cm) x AAbb (20 cm)<br />
P: aaBB (20 cm) x aaBB (20 cm)<br />
2. F11: AaBb x AaBb<br />
F21: (30 cm) , (25 cm), (20 cm), (15 cm), (10 cm)<br />
F12: AaBb x AAbb (hoặc aaBB)<br />
F22: (25 cm), (20 cm), (15 cm)<br />
F13: AAbb x AAbb (hoặc aaBB x aaBB)<br />
F23: 100% (20 cm)<br />
F14: AAbb x aaBB<br />
F24: 100% (20 cm)<br />
<br />
Bài 7. Trong 1 phép lai người ta thu được tỉ lệ 3 con lông đen: 4 con lông xám: 1 <br />
con lông nâu. Cho 2 con lông xám ở F1 nói trên tiếp tục giao phối với nhau thì F2 <br />
có tỉ lệ 1 con lông đen: 2 con lông xám: 1 con lông nâu.<br />
1. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.<br />
2. Cho các con lông đen và lông nâu ở F1 giao phối với nhau thì kết quả của phép <br />
lai sẽ như thế nào ở F2?<br />
Gợi ý:<br />
1. P: AaBb x Aabb ( hoặc aaBb)<br />
2. F2: Tỉ lệ kiểu gen: 1AaBb: 1Aabb: 1aaBb: 1aabb<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Tỉ lệ kiểu hình: 1 con lông đen: 2 con lông xám: 1 con lông nâu<br />
F2: Tỉ lệ kiểu gen: 1AaBb: 1 Aabb<br />
Tỉ lệ kiểu hình: 1 con lông xám: 1 con lông đen<br />
<br />
Bài 8. Lai các thỏ đực lông đen với thỏ cái lông trắng người ta thu được F 1 gồm <br />
15 thỏ lông đen và 14 thỏ lông xám. Lai các thỏ lông xám F1 với nhau người ta thu <br />
được F2 gồm 26 thỏ lông xám, 9 thỏ lông đen và 12 thỏ lông trắng. Hãy xác định <br />
quy luật di truyền màu lông thỏ và lập sơ đồ lai từ P đến F2.<br />
Gợi ý:<br />
Phép lai 1 tính trạng (màu lông thỏ)<br />
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 9: 3:4<br />
=> Tính trạng màu lông di truyền theo kiểu tương tác át chế, trong đó aa át chế cho <br />
kiểu gen quy định màu trắng:<br />
AB: lông xám<br />
Abb: Lông đen<br />
aaB<br />
aabb<br />
=> P: ♂ lông đen AAbb x ♀lông trắng aaBb<br />
F1 x F1: AaBb (lông xám) x AaBb (lông xám)<br />
<br />
Bài 9. Cho 2 cơ thể P thuần chủng lai với nhau được F1. Cho F1 lần lượt giao <br />
phối với các cá thể khác thu được kết quả như sau:<br />
F1 lai với cá thể thứ nhất được F2 có 75% số cá thể lông trắng: 12,5% số cá thể <br />
lông hung: 12,5% số cá thể lông xám.<br />
F1 lai với cá thể thứ 2 được F2 có 50% số cá thể lông trắng: 37,5% số cá thể <br />
lông hung: 12,5% số cá thể lông xám.<br />
F1 lai với cá thể thứ 3 được F2 có 75% số cá thể lông trắng: 18,5% số cá thể <br />
lông hung: 6,25% số cá thể lông xám.<br />
Biết gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Xác định quy <br />
luật di truyền chi phối tính trạng và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên. <br />
Gợi ý:<br />
Dựa vào phép lai giữa F1 với cây thứ 3, đời sau thu được tỉ lệ kiểu hình 12:3:1 suy ra: <br />
+ Hai cơ thể đem lai phải dị hợp 2 cặp gen không alen.<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
+ Màu lông là kết quả của sự tương tác giữa 2 gen không alen theo kiểu át chế <br />
trội. Trong đó AB và Abb quy định lông trắng, aaB quy định lông hung, aabb quy <br />
định lông xám.<br />
Kiểu gen của các cây đem lai với F1:<br />
+ Cây thứ nhất: Aabb<br />
+ Cây thứ hai: aaBb<br />
+ Cây thứ ba: AaBb<br />
<br />
Bài 10. Ở một loài thực vật, chiều cao của cây được quy định bởi 2 cặp gen <br />
không alen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Mỗi gen trội làm cho cây giảm bớt 5 <br />
cm chiều cao. Cây cao nhất là 120 cm.<br />
1. Xác định quy luật di truyền chi phối và giải thích sự hình thành mỗi loại kiểu <br />
hình có thể có và chiều cao ở mỗi loài thực vật nói trên.<br />
2. Để F1 đều có chiều cao là 110 cm thì phải chọn các cây P có kiểu gen và kiểu <br />
hình như thế nào?<br />
3. Cho 2 cây F1 được tạo ra từ 1 trong các phép lai nói trên giao phấn với nhau thu <br />
được F2, trong đó có 1 loại kiểu hình chiếm tỉ lệ 6,25%. Viết sơ đồ lai.<br />
Gợi ý:<br />
1. Tính trạng chiều cao cây di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp giữa 2 gen không <br />
alen, mỗi gen trội làm chiều cao cây bớt đi 5 cm. Cây cao nhất có kiểu gen lặn về tất <br />
cả các alen: aabb, chiều cao 120 cm; cây thấp nhất đồng hợp trội: AABB, chiều cao 100 <br />
cm.<br />
2. F1 cao 110 cm=> F1 mang 2 gen trội (AAbb, aaBB, AaBb) nên P có thể có 4 phép lai<br />
3. F2 có 1 loại kiểu hình chiếm 6,15%= chứng tỏ F 2 có 16 tổ hợp kiểu gen=> các cây F 2 <br />
đem lai đều dị hợp 2 cặp gen: AaBb, cao 110 cm.<br />
<br />
b. Bài tập trắc nghiệm:<br />
Câu 1. Khi cho giao phấn 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng <br />
với nhau, F1 được toàn đậu đỏ thẫm, F2 thu được 9/16 đỏ thẫm: 7/16 trắng. Biết <br />
rằng các gen quy định các tính trạng trên nằm trên NST thường. Tính trạng trên <br />
chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen kiểu:<br />
A. Át chế hoặc cộng gộp B. Át chế hoặc bổ trợ C. Bổ trợ D. Cộng gộp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Câu 2. Cho giao phấn giữa 2 cây (P) thuần chủng có màu hoa trắng và hoa đỏ thu <br />
được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có các loại kiểu <br />
hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ: 6 cây hoa màu vàng: 1 cây hoa màu <br />
trắng. Chọn ngẫu nhiên 2 cây có hoa màu đỏ ở F2 giao phấn với nhau. Cho biết <br />
không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu <br />
trắng ở F3 là:<br />
A. B. C. D. <br />
Câu 3. Một quần thể thực vật thế hệ F 2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 <br />
hoa có màu đỏ: 7/16 hoa có màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa có màu đỏ <br />
đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu <br />
hình là bao nhiêu?<br />
A. B. C. D. <br />
Câu 4. Ở ngô có 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau cùng quy định chiều <br />
cao của cây, mỗi gen có 2 alen (A, a; B, b; D, d). Cứ mỗi cặp gen có alen trội sẽ <br />
làm cho chiều cao của cây giảm đi 5 cm. Kiểu gen của cây thấp nhất là:<br />
A. AaBbDd B. Aabbcc C. aabbdd D. aaBBDD<br />
Câu 5. Ở 1 loài thực vật, chiều cao của cây do 5 cặp gen không alen tác động <br />
cộp gộp. Sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao của cây tăng lên thêm 5 cm. <br />
Lai cây cao nhất có chiều cao 210 cm với cây thấp nhất được F1 có chiều cao <br />
trung bình, sau đó cho F1 giao phấn. Chiều cao trung bình và tỉ lệ nhóm cây có <br />
chiều cao trung bình ở F2 là:<br />
A. 180 cm và B. 185 cm và C. 185 cm và D.185 cm và <br />
Câu 6. Lai giữa 2 cây thuần chủng thân cao với thân thấp thu được F1 đều là cây <br />
thân cao. Cho F1 lai với 1 cây khác, F2 thu được 62,5% cây thân cao: 37,5% cây <br />
thân thấp. Tính trạng chiều cao của cây di truyền theo quy luật nào?<br />
A. Tương tác bổ trợ kiểu 9:6:1 B. Tương tác át chế kiểu 12:3:1<br />
C. Tương tác bổ trợ kiểu 9:7 D. Tương tác át chế kiểu 13:3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Câu 7. Ở 1 loài đậu, màu hoa đỏ do gen B quy định, A át chế sự biểu hiện của <br />
gen B và cho kiểu hình hoa trắng, a không có khả năng át, b quy định kiểu hình <br />
hoa vàng. Lai giữa 2 cây đậu thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F 1 <br />
toàn đậu trắng dị hợp tử. Cho F 1 lai với 1 thứ đậu khác, F2 thu được kết quả 80 <br />
cây đậu hoa trắng, 60 cây đậu hoa đỏ và 20 cây đậu hoa vàng. Nếu cho F 1 giao <br />
phấn thì kết quả lai sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính như thế nào?<br />
A. Aabb x aaBB. Aabb hoặc aaBb; 12 trắng: 3 đỏ: 1 vàng<br />
B. AABB x Aabb. Aabb; 9 trắng: 6 đỏ: 1 vàng<br />
C. AABB x aabb. Aabb hoặc aaBb; 9 trắng: 6 đỏ: 1 vàng<br />
D. Aabb x aaBB. aaBb; 12 trắng: 3 đỏ: 1 vàng<br />
Câu 8. Ở ngô, tính trạng chiều cao của cây do 3 cặp gen không alen phân li độc <br />
lập (A,a; B,b; D,d) quy định. Cứ mỗi alen trội có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho <br />
cây thấp đi 15 cm. Cây cao nhất có chiều cao 180 cm. Khi giao phấn giữa cây cao <br />
nhất và cây thấp nhất thì cây lai thu được sẽ có chiều cao:<br />
A. 135 cm B. 165 cm C. 150 cm D. 90 cm<br />
Câu 9. Ở một loài thực vật, chiều cao của cây được quy định bởi 2 cặp gen <br />
không alen (A, a) và (B, b). Cho cây F1 thân cao lai với 1 cây thân thấp được F2 <br />
phân li theo tỉ lệ 5 cây thân thấp: 3 cây thân cao. Sơ đồ lai của F1 là:<br />
A. AaBb x Aabb B. AaBb x aabb C. AaBb x AaBB D. AaBb x AABb<br />
Câu 10. Ở ngô tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập <br />
quy định. Cứ mỗi alen trội có mặt trong tổ hợp gen sẽ làm cho chiều cao của cây <br />
giảm đi 20 cm. Cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Khi giao phấn giữa cây cao <br />
nhất và cây thấp nhất thu được cây lai có chiều cao là:<br />
A. 120 cm B. 140 cm C. 160 cm D. 150 cm<br />
Câu 11. Ở ngô, tính trạng màu sắc hạt do 2 cặp gen không alen quy định. Cho <br />
ngô hạt trắng giao phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 721 hạt trắng, 483 hạt <br />
vàng, 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ hạt trắng đồng hợp về cả 2 cặp gen <br />
trong tổng số hạt trắng ở F1 là:<br />
<br />
<br />
17<br />
A. B. C. D. <br />
Câu 12. Ở 1 loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen không alen tương tác <br />
với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả 2 loại gen trội A và B thì cho kiểu <br />
hình hoa đỏ, nếu chỉ có 1 loại alen trội A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho <br />
kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có kiểu hình hoa trắng thuần chủng với nhau <br />
được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp <br />
lặn về 2 cặp gen nói trên thu được F a. Biết rằng không có đột biến xảy ra, theo lí <br />
thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở Fa là:<br />
A. 9 cây hoa trắng: 7 cây hoa đỏ B. 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng<br />
C. 1 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ D. 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ.<br />
Câu 13. Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường quy định, trong <br />
đó B quy định lông xám, b quy định lông nâu, A át chế B cho màu lông trắng, a <br />
không át. Cho thỏ lông trắng lai với thỏ lông nâu được F 1 toàn thỏ lông trắng. <br />
Cho thỏ F1 lai với nhau được F2. Trong số thỏ lông trắng ở F2, tính theo lí thuyết <br />
thì tỉ lệ thỏ lông trắng đồng hợp:<br />
A. B. C. D. <br />
Câu 14. Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường quy định, trong <br />
đó B quy định lông xám, b quy định lông nâu, A át chế B cho màu lông trắng, a <br />
không át. Cho thỏ lông trắng lai với thỏ lông nâu được F 1 toàn thỏ lông trắng. <br />
Cho thỏ F1 lai phân tích. Tính theo lí thuyết thì tỉ lệ kiểu hình thỏ lông trắng xuất <br />
hiện ở Fa là:<br />
A. B. C. D. <br />
Câu 15. Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường quy định, trong <br />
đó B quy định lông xám, b quy định lông nâu, A át chế B cho màu lông trắng, a <br />
không át. Cho thỏ lông trắng lai với thỏ lông nâu được F 1 toàn thỏ lông trắng. <br />
Cho thỏ F1 lai với nhau được F2. Tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thỏ lông xám đồng <br />
hợp thu được ở F2 là:<br />
A. B. C. D. <br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Câu 16. Màu lông ở thỏ do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường quy định, trong <br />
đó B quy định lông xám, b quy định lông nâu, A át chế B cho màu lông trắng, a <br />
không át. Cho thỏ lông trắng lai với thỏ lông nâu được F 1 toàn thỏ lông trắng. <br />
Cho thỏ F1 lai với nhau được F2. Tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thỏ lông trắng thuần <br />
chủng thu được ở F2 chiếm:<br />
A. B. C. D. <br />
Câu 17. Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác <br />
nhau cùng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động đồng thời của 2 gen trội <br />
không alen quy định màu hoa đỏ, thiếu sự tác động này thì hoa có màu trắng. Xác <br />
định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x aaBb.<br />
A. 3 đỏ: 5 trắng B. 1 đỏ: 3 trắng C. 5 đỏ: 3 trắng D. 3 đỏ: 1 trắng<br />
Câu 18. Ở 1 loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng 1 kiểu <br />
gen quy định hoa màu đỏ, các tổ hợp gen khác cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết <br />
các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Tính trạng màu hoa là kết quả <br />
của hiện tượng di truyền:<br />
A. Tác động cộng gộp B. Trội không hoàn toàn<br />
C. Tác động át chế D. Tác động bổ trợ<br />
Câu 19. Ở 1 loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng 1 kiểu <br />
gen quy định hoa màu đỏ, các tổ hợp gen khác cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết <br />
các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền.Cho F 1 giao phấn với cây hoa <br />
trắng được thế hệ sau phân tính theo tỉ lệ 37,5% cây hoa đỏ: 62,5% cây hoa <br />
trắng. Kiểu gen của cây hoa trắng đem lai với F1 là:<br />
A. Aabb hoặc aaBb B. Aabb hoặc AaBB<br />
C. aaBb hoặc AABb D. AaBB hoặc AABb<br />
Câu 20. Ở 1 loài đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng 1 kiểu <br />
gen quy định hoa màu đỏ, các tổ hợp gen khác cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết <br />
các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Cho lai giữa 2 cây hoa thuộc thế <br />
hệ F2, phép lai nào cho tỉ lệ phân tính 3 cây hoa màu trắng: 1 cây hoa màu đỏ?<br />
<br />
<br />
19<br />
A. Aabb x aaBb B. Aabb x Aabb C. AaBB x AaBB D. aaBb x aaBb<br />
Câu 21. Ở ngựa, sự có mặt của 2 gen trội không alen A và B trong cùng kiểu gen <br />
quy định lông xám, A có khả năng đình chỉ hoạt động của B, B sẽ cho màu lông <br />
đen khi không đứng cạnh A trong cùng kiểu gen. Ngựa mang 2 cặp gen đồng hợp <br />
lặn sẽ cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. <br />
Tính trạng màu lông ngựa là kết quả của hiện tượng di truyền:<br />
A. Tác động cộng gộp B. Trội không hoàn toàn<br />
C. Tác động át chế D. Tác động bổ trợ<br />
Câu 22. Ở ngựa, sự có mặt của 2 gen trội không alen A và B trong cùng kiểu <br />
gen quy định lông xám, A có khả năng đình chỉ hoạt động của B, B sẽ cho màu <br />
lông đen khi không đứng cạnh A trong cùng kiểu gen. Ngựa mang 2 cặp gen đồng <br />
hợp lặn sẽ cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập trong quá trình di <br />
truyền. Cho lai giữa ngựa lông xám và ngựa lông đen thuộc thế hệ F2, phép lai <br />
nào sẽ cho tỉ lệ phân tính 2 ngựa lông xám: 1 ngựa lông đen: 1 ngựa lông hung?<br />
A. AaBb x Aabb B. Aabb x aaBb C. AaBB x AaBB D. aaBb x aaBb<br />
Câu 23. Ở ngựa, sự có mặt của 2 gen trội không alen A và B trong cùng kiểu <br />
gen quy định lông xám, A có khả năng đình chỉ hoạt động của B, B sẽ cho màu <br />
lông đen khi không đứng cạnh A trong cùng kiểu gen. Ngựa mang 2 cặp gen đồng <br />
hợp lặn sẽ cho kiểu hình lông hung. Các gen phân li độc lập trong quá trình di <br />
truyền. Cho F1 có kiểu gen AaBb lai với ngựa lông đen được thế hệ sau gồm 24 <br />
ngựa lông xám: 18 ngựa lông đen: 6 ngựa lông hung. Kiểu gen của ngựa đen đem <br />
lai với ngựa F1 là:<br />
A. Aabb B. AaBb C. aaBB D. aaBb<br />
Câu 24. Ở 1 loài thực vật. cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây <br />
hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P), thu được F 1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp <br />
tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P) thu được đời con có <br />
kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi <br />
trường. Có thể kết luận màu sắc hoa của loài trên do:<br />
A. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định.<br />
B. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn<br />
C. Hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu tương tác bổ sung quy định.<br />
D. Một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.<br />
Câu 25. Khi lai phân tích về 1 cặp tính trạng, kết quả thu được tỉ lệ phân tính về <br />
kiểu hình là 1:1:1:1 chứng tỏ tính trạng đó chịu sự chi phối của quy luật di <br />
truyền:<br />
A. Phân tính B. Tương tác át chế<br />
C. Tương tác cộng gộp D. Tương tác bổ trợ<br />
Câu 26. Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F 1 <br />
đều có quả dẹt. Cho bí F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả <br />
dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền:<br />
A. Phân li độc lập B. Liên kết gen<br />
C. Tương tác bổ sung D. Trội không hoàn toàn.<br />
Câu 27. Lai hai giống bí ngô quả tròn có nguồn gốc từ 2 địa phương khác nhau, <br />
người ta thu được F1 có quả dẹt và F2 phân li theo tỉ lệ 136 dẹt: 91 tròn: 15 dài. <br />
Phép lai phân tích F1 sẽ thu được tỉ lệ phân li xấp xỉ là:<br />
A. 1 tròn: 2 dẹt: 1 dài B. 3 dẹt: 1 dài<br />
C. 1 dẹt: 2 tròn: 1 dài D. 3 tròn: 3 dẹt: 1 dài: 1 bầu<br />
Câu 28. Ở gà, gen trội (B) quy định sự hình thành sắc tố của lông, gen lặn (b) <br />
không có khả năng này. Gen trội (A) không quy định sự hình thành sắc tố của <br />
lông nhưng có tác dụng át chế hoạt động của gen B, gen lặn (a) không có khả <br />
năng át chế. Lai gà lông trắng với nhau được F1 toàn gà lông trắng. F2 phân li như <br />
thế nào?<br />
A. 9 gà lông trắng:7 gà lông nâu<br />
B. 9 gà lông trắng:6 gà lông đốm:1 gà lông nâu<br />
<br />
<br />
21<br />
C. 13 gà lông trắng: 3 gà lông nâu<br />
D. 15 gà lông trắng: 1 gà lông nâu. <br />
Câu 29. P thuần chủng khác nhau về những cặp gen tương ứng giao phối với <br />
nhau được F1. Sự tương tác giữa các gen không alen trong đó mỗi loại gen trội <br />
xác định kiểu hình riêng biệt thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là:<br />
A. 9:3:3:1 B. 9:6:1 C. 9:7 D. 9:3:4<br />
Câu 30. Ở một loài động vật, biết rằng màu sắc lông không phụ thuộc vào điều <br />
kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể <br />
thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. F1 <br />
giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 13 lông trắng: 3 lông màu. Cho F1 giao phối <br />
với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con:<br />
A. 1 con lông trắng: 1 con lông màu B. 1 con lông trắng: 3 con lông màu<br />
C. 5 con lông trắng: 3 con lông màu D. 3 con lông trắng: 1 con lông màu<br />
Câu 31. Ở một loài thực vật lưỡng bội, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a <br />
quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào 1 gen có 2 <br />
alen (B, b) nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có B thì hoa có <br />
màu, khi trong kiểu gen không có B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao <br />
phấn giữa 2 cây hoa đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra. <br />
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con:<br />
A. 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa tím: 4 cây hoa trắng.<br />
B. 12 cây hoa tím: 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.<br />
C. 12 cây hoa đỏ: 3 cây hoa tím: 1 cây hoa trắng.<br />
D. 9 cây hoa đỏ: 4 cây hoa tím: 3 cây hoa trắng.<br />
Câu 32. Sự tương tác giữa các gen không alen trong đó đồng hợp lặn át chế các <br />
gen trội và lặn không alen cho F2 có tỉ lệ kiểu hình:<br />
A. 12:3:1 B. 9:3:4 C. 13:3 D. 9:7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Câu 33. Sự tương tác giữa các gen không alen trong đó mỗi kiểu gen có 1 loại <br />
gen trội hoặc toàn gen lặn đều xác định cùng 1 loại kiểu hình thì F2 có tỉ lệ kiểu <br />
hình là:<br />
A. 13:3 B. 9:3:4 C. 9:6:1 D. 9:7<br />
Câu 34. Một loài thực vật, nếu có cả 2 loại gen trội A và B trong cùng một kiểu <br />
gen thì cho màu hoa đỏ, các kiểu gen khác cho màu hoa trắng. Lai phân tích cá thể <br />
có 2 cặp gen dị hợp thì kết quả phân tính ở F2 là:<br />
A. 1 hoa đỏ: 3 hoa trắng B. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng<br />
C. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng D. 100% hoa đỏ.<br />
Câu 35. Cho cơ thể F1 thực hiện các phép lai thu được kết quả như sau:<br />
Phép lai thứ nhất thu được 75% cây cao: 25% cây thấp<br />
Phép lai thứ hai thu được 43,75% cây cao: 56,25% cây thấp<br />
Kết luận nào sau đây không đúng?<br />
A. Cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp.<br />
B. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác kiểu bổ sung.<br />
C. Có 3 dòng thuần về tính trạng cây cao.<br />
D. Cây F1 và cây lai thứ 2 đều dị hợp về 2 cặp gen.<br />
Câu 36. Cho cây hoa trắng lai phân tích, đời con Fa có 25% cây hoa đỏ: 50% cây <br />
hoa trắng: 25% cây hoa vàng. Nếu tiếp tục cho tất cả các cây hoa trắng ở đời con <br />
Fa tự thụ phấn thì tỉ lệ cây hoa trắng ở đời tiếp theo là bao nhiêu?<br />
A. 25% B. 37,5% C. 75% D. 100%<br />
Câu 37. Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất:<br />
A. Tác động cộng gộp B. Tác động át chế giữa các gen không alen<br />
C. Tác động đa hiệu D. Tương tác bổ trợ giữa 2 alen trội<br />
Câu 38. Ở 1 giống cà chua, 2 gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau tác <br />
động tích lũy lên sự hình thành tính trạng quả. Cây aabb có quả bé nhất và khối <br />
lượng là 30 gram. Cứ có 1 alen trội làm quả nặng thêm 5 gram. Xét các kiểu gen <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
sau: (1)AaBB, (2)AaBb, (3)aaBB, (4)Aabb, (5)Aabb. Cây cho quả nặng 40 gram <br />
là:<br />
A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 3,4,5 D. 1,2,3,4,5<br />
Câu 39. Ở chó 2 cặp gen quy định màu lông trên 2 cặp NST tương đồng khác <br />
nhau. Khi kiểu gen có 2 gen trội A và B thì lông đen, chỉ có A thì lông đỏ, chỉ có B <br />
thì lông nâu, kiểu gen đồng hợp lặn quy định lông vàng. Tính trạng màu lông di <br />
truyền theo quy luật:<br />
A. Trội hoàn toàn B. Tương tác cộng gộp<br />
C. Tương tác bổ sung D. Gen đa hiệu<br />
Câu 40. Ở 1 loài thực vật, 2 gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau tác động cộng <br />
gộp lên sự hình thành chiều cao cây. Mỗi gen có 2 alen. Cây aabb có chiều cao <br />
100 cm. Cứ 1 alen trội làm cây cao thêm 10 cm. Kết luận nào sau đây không đúng?<br />
A. Cây cao 140 cm có kiểu gen AABB<br />
B. Có 4 kiểu gen quy định cây cao 120 cm<br />
C. Có 2 kiểu gen quy định cây cao 110 cm<br />
D. Cây cao 130 cm có kiểu gen AAAb hoặc AaBB.<br />
Câu 41. Ở 1 loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa có sự tác động của gen <br />
A và B theo sơ đồ:<br />
Gen A Gen B<br />
<br />
<br />
Enzym A Enzym B<br />
<br />
<br />
Chất trắng 1 Chất vàng Chất đỏ<br />
Gen a và b không tạo được enzym, 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho <br />
cây AaBb tự thụ phấn thì F1 là:<br />
A. 12 đỏ, 3 vàng, 1 trắng B. 9 đỏ, 6 vàng, 1 trắng<br />
C. 9 đỏ, 3 vàng, 4 trắng D. 9 đỏ,3 trắng, 4 vàng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
Câu 42. Ở 1 loài động vật, sự có mặt của 2 gen trội A và B trong cùng kiểu gen <br />
thì lông đỏ, thiếu 1 trong 2 alen trội thì lông màu vàng, kiểu gen aabb quy định <br />
lông trắng. Cho 2 cá thể lông vàng giao phối với nhau tất cả các cá thể ở đời con <br />
đều lông đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do được F2. Theo lí thuyết thì ở F2 cá <br />
thể thuần chủng về kiểu hình lông vàng chiếm tỉ lệ:<br />
A. 0% B. 25% C. 12,5% D. 18,75%<br />
Câu 43. Ở bí ngô, AB cho quả dẹt, Abb hoặc aaB cho quả tròn, aabb cho quả <br />
dài. Phép lai nào sau đây ở đời con có tỉ lệ 3 dẹt: 4 tròn: 1 dài? <br />
A. AABb x aaBb B. AABb x Aabb<br />
C. AaBb x aaBb D. AaBb x AaBB<br />
Câu 44. Cho cây hoa trắng lai với thể đồng hợp lặn tất cả các gen được F 1 có <br />
25% hoa đỏ: 75% hoa trắng. Kết luận nào sau đây không đúng?<br />
A. Cây hoa trắng đem lai giảm phân cho 4 loại giao tử<br />
B. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung<br />
C. Ở đời con chỉ có 4 kiểu tổ hợp giao tử<br />
D. Cơ thể đồng hợp lặn đem lai có kiểu hình hoa trắng<br />
Câu 45. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, F1 có 9 hoa đỏ: 6 hoa vàng: 1 hoa trắng. <br />
Tính trạng di truyền theo quy luật:<br />
A. Tương tác át chế B. Tương tác bổ sung<br />
C. Tương tác cộng gộp D. liên kết gen<br />
Câu 46. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa vàng: 3 <br />
cây hoa hồng và 1 cây hoa trắng. Tính trạng này di truyền theo quy luật: <br />
A. Át chế B. Bổ sung<br />
C. Cộng gộp D. phân li độc lập, trội hoàn toàn.<br />
Câu 47. Cho bí quả tròn lai với nhau được F1 đồng loạt quả dẹt. Cho F1 tự thụ <br />
phấn, F2 có 56,25% dẹt: 37,5% tròn: 6,25% dài. Tính trạng di truyền theo quy <br />
luật:<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />
A. Trội hoàn toàn B. Trội không hoàn toàn <br />
C. Tương tác át chế D. Tương tác bổ sung.<br />
Câu 48. Một loài thực vật, để tạo thành màu đỏ của hoa cần có sự tác động của <br />
2 gen không alen A và B theo sơ đồ sau:<br />
Gen A Gen B<br />
<br />
<br />
Enzym A Enzym B<br />
<br />
<br />
Chất trắng 1 Chất trắng 2 Chất đỏ<br />
Gen a và b không có khả năng đó, 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho <br />
cây AaBb tự thụ phấn được F1. Trong số các cây hoa đỏ F1, cây thuần chủng <br />
chiếm tỉ lệ: <br />
A. ¼ B. 1/9 C. 1/8 D. 1/16.<br />
Câu 49. Màu hoa của 2 loài thực vật có 3 màu: đỏ, vàng, trắng. Để xác định quy <br />
luật di truyền chi phối tính trạng trên, người ta tiến hành phép lai thu được kết <br />
quả sau:<br />
Kiểu hình bố mẹ Kiểu hình đời con<br />
Đỏ x trắng 25% đỏ: 50% vàng: 25% <br />
trắng<br />
Đỏ x đỏ 56,25% đỏ: 37,5% vàng: <br />
6,25% trắng<br />
Vàng x vàng 25% trắng: 75% vàng<br />
Tính trạng màu hoa ở trên di truyền theo quy luật:<br />
A. Tương tác cộng gộp B. Trội không hoàn toàn<br />
C. Bổ sung D. Trội hoàn toàn<br />
Câu 50. Cho cá thể lông trắng giao phối với cá thể lông đỏ được F1 toàn lông đỏ. <br />
Cho F1 giao phối tự do, F2 có 56,25% lông đỏ: 37,5% lông đen: 6,25% lông trắng. <br />
Nếu cho các cá thể lông trắng F2 giao phối tự do thì theo lí thuyết, số cá thể lông <br />
trắng F3 chiếm tỉ lệ:<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />
A. 25% B. 50% C. 100% D. 37,5%<br />
<br />
<br />
Đáp án<br />
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10<br />
110 C B A A C D D A A D<br />
1120 D D B A C A A D A A<br />
2130 C B D C D C C C A A<br />
3140 A B D A A A B C B<br />
4150 C C C B B B D B C C<br />
<br />
<br />
2.2. Một số dạng toán tổng hợp nâng cao trong di truyền tương tác giữa các <br />
gen không alen. <br />
2.2.1. Gen trên nhiễm sắc thể thường.<br />
Phương pháp chung:<br />
* Bước 1: Xét sự di truyền của từng tính trạng để xác định quy luật di truyền chi <br />
phối tính trạng đó.<br />
* Bước 2: Xét sự di truyền đồng thời các tính trạng:<br />
Nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình chung bằng tích các tỉ lệ kiểu hình riêng => các <br />
gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.<br />
Nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình chung không bằng tích các tỉ lệ kiểu hình riêng <br />
=> có hiện tượng di truyền liên kết( liên kết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) <br />
giữa 2 hay nhiều gen không alen quy định các tính trạng khác nhau.<br />
Dựa vào so sánh số loại kiểu hình đời con thu được trong phép lai ( với kết quả <br />
của phân li độc lập) để xác định kiểu di truyền liên kết hoàn toàn hay không <br />
hoàn toàn; dựa vào tỉ lệ các loại kiểu hình ở đời con để xác định tần số hoán vị <br />
gen (nếu là di truyền liên kết không hoàn toàn).<br />
<br />
<br />
a. Di truyền tương tác gen với di truyền phân li độc lập<br />
Ví dụ 1: Ở 1 loài sinh vật, kiểu gen AB quy định lông dài, các kiểu gen còn lại: <br />
Abb, aaB, aabb quy định lông ngắn. Gen D quy định lông đen trội hoàn toàn so <br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
với d quy định lông trắng. Mỗi gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường khác <br />
nhau. Khi lai cặp bố mẹ lông dài, đen thuần chủng với lông ngắn(aabb), trắng <br />
được F1. Tiếp tục cho lai con đực F1 với con cái ngắn (aabb), trắng. Xác định kết <br />
quả phép lai?<br />
Lời giải<br />
Theo giả thiết: Các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau.<br />
Ta có sơ đồ lai: <br />
P: Lông dài, đen (t/c) x Lông ngắn (aabb), trắng<br />
AABBDD aabbdd<br />
GP: ABD abd<br />
F1: AaBbDd (100% lông dài, đen)<br />
Pa: AaBbDd (lông dài, đen) x aabbdd (lông trắngaabb, ngắn)<br />
Fa: <br />
abd<br />
ABD AaBbDd ( lông dài, đen)<br />
ABd AaBbdd ( lông dài, trắng)<br />
AbD AabbDd ( lông ngắn, đen)<br />
Abd Aabbdd ( lông ngắn, trắng)<br />
aBD aaBbDd ( lông ngắn, đen)<br />
abD aabbDd ( lông ngắn, đen)<br />
aBd aaBbdd ( lông ngắn, trắng)<br />
abd aabbdd ( lông ngắn, trắng)<br />
<br />
<br />
Tỉ lệ kiểu hình: 3 lông ngắn, đen: 3 lông ngắn, trắng: 1 lông dài, đen: 1 <br />
lông dài, trắng<br />
Ví dụ 2: Cho lai hai giống thuần chủng, thu được các con lai F1 gồm 100% cây có <br />
quả tròn, hạt trắng.<br />
a. Cho F1 giao phấn với 1 cây khác được F2 có tỉ lệ như sau:<br />
13 câ