Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Giáo dục Tiểu học là một trong các hình thức giáo dục trong hệ thống <br />
giáo dục phổ thông. Xác định mục tiêu Giáo dục Tiểu học, trong điều 27, luật <br />
Giáo dục 2011 đã quy định rõ: “ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình <br />
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, <br />
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học <br />
trung học cơ sở”<br />
Trong bậc học Tiểu học, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan <br />
trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lí, điều hành lớp, trực <br />
tiếp giáo dục tư tưởng, đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu <br />
nối giữa ba môi trường: gia đình nhà trường xã hội.<br />
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống đang tồn tại những tác động <br />
xấu đến học sinh. Bởi sự mưu sinh một số gia đình giao phó sự giáo dục cho <br />
nhà trường, thầy cô. Chưa kể mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động <br />
xấu đến học sinh như văn hóa phẩm xấu, Internet,…Đó không chỉ là khó <br />
khăn, trở ngại của không chỉ riêng tôi mà tất cả giáo viên trong công tác chủ <br />
nhiệm.<br />
Trong thực tế, công tác chủ nhiệm là công tác rất khó khăn và phức tạp. <br />
Bởi lẽ quản lí cả một tập thể vài chục em học sinh là điều không hề dễ dàng. <br />
Mỗi em một tính cách, mỗi em một năng lực, mỗi em một hoàn cảnh khác <br />
nhau do đó giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm như thế nào <br />
để giúp các em hoàn thiện mình hơn. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm phải <br />
là người khơi gợi cho các em tinh thần đoàn kết, hợp tác, phát huy tính tích <br />
cực, tự quản của học sinh để tạo một tập thể vững mạnh, hoàn thành tốt các <br />
phong trào, kế hoạch đề ra.<br />
Xuất phát từ những thực trạng và những khó khăn trong công tác chủ <br />
nhiệm lớp đó, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ <br />
nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình VNEN”. Mong rằng đề tài <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 1<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
này sẽ mang lại những điều bổ ích cho những giáo viên chủ nhiệm để nâng <br />
cao chất lượng cho công tác chủ nhiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
* Mục tiêu của đề tài: <br />
<br />
Giúp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu <br />
học trong mô hình VNEN.<br />
<br />
Phát triển tốt các kỹ năng và năng lực tự quản cho học sinh.<br />
Học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động học tập, góp phần <br />
phát triển được phẩm chất, năng lực toàn diện và kĩ năng sống cần thiết cho <br />
học sinh.<br />
<br />
* Nhiệm vụ của đề tài: Để đạt được những mục tiêu trên, giáo viên <br />
cần thực hiện các nhiệm vụ sau:<br />
<br />
Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho công tác chủ nhiệm của giáo <br />
viên Tiểu học đạt kết quả cao và ngày càng hoàn thiện hơn để đạt mục tiêu <br />
giáo dục trong giai đoạn hiện nay. <br />
Sáng tạo trong việc thực hiện tổ chức hoạt động dạy học và hoạt <br />
động giáo dục khác nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học <br />
sinh. <br />
<br />
Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy <br />
học để mang lại hiệu quả trong công tác chủ nhiệm.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số giải pháp nâng cao năng <br />
lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình VNEN.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Môi trường nghiên cứu: Học sinh lớp 5E, Trường Tiểu học Nguyễn <br />
Văn Trỗi trong năm học 20162017.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 2<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu; <br />
<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập;<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm;<br />
<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
II. NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
Ngày nay để phát triển giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu phát triển kinh <br />
tế xã hội trong thời đại hội nhập nên mục tiêu giáo dục có những thay đổi. <br />
Với mục tiêu giáo dục Tiểu học là trang bị cho học sinh hệ thống tri thức cơ <br />
bản ban đầu , hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản nền tảng, phát <br />
triển hứng thú học tập, thực hiện các mục tiêu phát triển toàn diện đối với <br />
học sinh tiểu học. Do đó vị trí, vai trò của người giáo viên Tiểu học lại được <br />
đề cao hơn bao giờ hết.<br />
<br />
* Vị trí, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm Tiểu học:<br />
Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp lớn hơn nhiều so với người <br />
có chức danh giảng dạy bộ môn. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy, người giáo <br />
viên chủ nhiệm còn phải tổ chức các hoạt động giáo dục, chăm lo đến từng <br />
em học sinh, chú ý phát triển cả năng lực và phẩm chất, là cầu nối giữa học <br />
sinh với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.<br />
<br />
Với tính chất đặc thù của ngành Giáo dục Tiểu học, giáo viên chủ <br />
nhiệm cũng chính là giáo viên trực tiếp giảng dạy các em, có thời gian làm <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 3<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
việc với học sinh xuyên suốt cả tuần. Do đó giáo viên Tiểu học có vị trí, vai <br />
trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục các em.<br />
* Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm:<br />
<br />
Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện <br />
pháp giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của các <br />
em.<br />
Tham gia giảng dạy, nhận xét, đánh giá học sinh, đề nghị danh sách <br />
học sinh khen thưởng, danh sách học sinh cần ôn tập thêm trong hè.<br />
Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các <br />
giáo viên bộ môn, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và <br />
tổ chức xã hội khác trong hoạt động giảng dạy và giáo dục.<br />
<br />
Tham gia hướng dẫn các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo <br />
dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức.<br />
<br />
Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình lớp học cho nhà trường, <br />
phụ huynh.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
<br />
Việc nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm có ý nghĩa quan <br />
trọng đối với mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Đây là vấn đề không <br />
phải mới, mỗi người giáo viên làm công tác chủ nhiệm đều trăn trở, suy nghĩ <br />
làm sao để nâng cao công tác chủ nhiệm của mình. Với nhiều hướng đi đã <br />
thực hiện góp phần không nhỏ vào thành công của công tác chủ nhiệm. Tuy <br />
nhiên với mô hình trường học mới VNEN, một mô hình mà thay đổi cả cách <br />
học của học sinh, cách dạy giáo viên, cách tổ chức lớp học thì vấn đề áp <br />
dụng trong công tác chủ nhiệm đôi chỗ phải thay đổi để phù hợp với mục <br />
đích mà mô hình muốn hướng tới. Sao cho vừa nâng cao được hiệu quả giáo <br />
dục vừa phát triển được các kĩ năng cơ bản, cần thiết trong giáo dục toàn <br />
diện các em.<br />
<br />
Tình hình lớp trước khi thực hiện giải pháp:<br />
Tổng số học sinh lớp 25 em, nữ: 14 em, nam: 11 em<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 4<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Học sinh khuyết tật: 01 em; hộ nghèo: 03 em; mồ côi cha: 01 em<br />
<br />
Học sinh khó khăn về học tập: 03 em<br />
Học sinh thi Violympic cấp trường: 03 em.<br />
<br />
Danh hiệu khen thưởng: Hoàn thành Xuất sắc: 03 em (12%), có thành <br />
tích vượt trội và tiến bộ vượt bậc: 9 em (36%)<br />
<br />
Lớp đạt danh hiệu thi đua: Lớp Tiến tiến<br />
Với thực trạng của lớp: Đối tượng học sinh đa dạng, có những đối <br />
tượng học sinh cần sự quan tâm, chú ý nhiều như học sinh khuyết tật, học <br />
sinh khó khăn trong học tập; chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa cao; các <br />
phong trào, hoạt động của lớp tham gia chưa đạt hiệu quả như mong muốn. <br />
Với tình hình đó, cần có những giải pháp mới để nâng cao hiệu quả trong <br />
công tác chủ nhiệm.<br />
* Nguyên nhân khách quan:<br />
<br />
Đa số các em trong lớp là con em trong gia đình làm nông, kinh tế còn <br />
khó khăn do đó một số bộ phận phụ huynh còn thiếu quan tâm đến việc học <br />
và chăm sóc con em mình.<br />
Một số em có hoàn cảnh khó khăn, ở xa bố mẹ, thiếu sự quan tâm <br />
chăm sóc thường xuyên của gia đình.<br />
Những tác động của môi trường xung quanh và mặt trái của sự phát <br />
triển kinh tế như Internet, tình trạng bạo lực, tệ nạn xã hội,… cũng ảnh <br />
hưởng đến sự phát triển các em.<br />
<br />
* Nguyên nhân chủ quan: <br />
Ý thức một số em chưa cao, chưa có sự tích cực và hợp tác trong giờ học. <br />
Ý thức rèn luyện và vươn lên chưa cao.<br />
Đối tượng học sinh chưa đồng đều nên khó khăn cho giáo viên trong việc <br />
đề ra phương pháp và nội dung giáo dục phù hợp cho mỗi đối tượng.<br />
<br />
3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 5<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Giải pháp này hướng đến các mục tiêu:<br />
<br />
Tăng cường hiệu quả công tác chủ nhiệm cho giáo viên Tiểu học <br />
trong mô hình VNEN.<br />
<br />
Phát triển tốt các kỹ năng cho học sinh trong đó có kỹ năng giao tiếp, <br />
hợp tác.<br />
<br />
Phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, đáp ứng mục <br />
tiêu xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Trải qua nhiều năm giảng dạy cùng với việc tìm hiểu, nâng cao hiệu <br />
quả công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học, tôi đã đề ra một số giải <br />
pháp như sau:<br />
<br />
Ổn định tổ chức lớp học.<br />
Lập kế hoạch chủ nhiệm.<br />
<br />
Xây dựng lớp tự quản và tăng cường vai trò của Hội đồng tự quản <br />
trong lớp học.<br />
<br />
Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng.<br />
Giáo dục học sinh qua các môn học và hoạt động ngoại khóa.<br />
<br />
Chú trọng việc trang trí lớp học trong công tác chủ nhiệm.<br />
Xử lí có hiệu quả và có tác dụng giáo dục các tình huống sư phạm.<br />
<br />
Phối hợp các tổ chức giáo dục khác.<br />
Trong đó giáo viên là người định hướng, xây dựng những nội dung cho <br />
công tác chủ nhiệm. Có sự quan sát, đôn đốc các em trong quá trình thực hiện. <br />
Sáng tạo trong mỗi hoạt động để khai thác đối tượng học sinh, khơi gợi hứng <br />
thú và ý thức học tập và rèn luyện cho học sinh. Chú ý phát triển các kỹ năng <br />
cơ bản và toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
b.1. Ổn định tổ chức lớp học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 6<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Ổn định tổ chức lớp học là công việc đầu tiên nhưng cũng là công việc <br />
rất quan trọng trong công tác chủ nhiệm. Đầu năm học giáo viên tìm hiểu tình <br />
hình cụ thể của lớp học thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ, giáo viên bộ môn, <br />
Tổng phụ trách Đội,…Một số giáo viên thường bỏ qua công việc này nhưng <br />
đây là công việc quan trọng, giúp giáo viên có được cái nhìn tổng quan nhất <br />
về tình hình của lớp học mà mình chủ nhiệm.<br />
Những tuần đầu, giáo viên chủ nhiệm có thể chỉ định Hội đồng tự <br />
quản (HĐTQ) và các Ban cũ hoạt động. Sau đó cho lớp tiến hành Đại hội <br />
công khai dựa vào sự tín nhiệm của các em và sự định hướng của giáo viên để <br />
bình chọn cho năm học mới. Việc bình chọn Chủ tịch Hội đồng tự quản <br />
(CTHĐTQ) hết sức cẩn trọng. CTHĐTQ nam hoặc nữ đều được, miễn sao <br />
các em có năng lực, bản lĩnh. Tuy nhiên giáo viên phải khéo léo để tạo nên sự <br />
hòa đồng giữa các em thông qua việc khẳng định vai trò, khả năng của <br />
CTHĐTQ.<br />
Thành lập Hội đồng tự quản và các Ban:<br />
<br />
Thành lập Hội đồng tự quản đòi hỏi phải có sự tham gia đầy đủ của <br />
giáo viên, học sinh và phụ huynh cũng như các tổ chức khác. HĐTQ là tổ chức <br />
do các em học sinh do các em tự tổ chức và thực hiện, Hội đồng tự quản học <br />
sinh bao gồm các thành viên là học sinh, được thành lập vì học sinh, bởi học <br />
sinh và đảm bảo cho các em tham gia một các dân chủ và tích cực , khuyến <br />
khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động nhà trường.<br />
<br />
Giao nhiệm vụ cụ thể cho các Ban:<br />
Chủ tịch HĐTQ: Quản lí, điều hành toàn bộ các hoạt động của lớp <br />
dưới sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm, chủ trì các cuộc họp lớp, sinh hoạt <br />
lớp, báo cáo mọi hoạt động lớp lên giáo viên chủ nhiệm.<br />
<br />
Phó CTHĐTQ: Giúp đỡ, hỗ trợ cho CTHĐTQ trong công tác quản lí lớp <br />
học về học tập và vệ sinh, nề nếp lớp.<br />
<br />
Ban học tập: Theo dõi việc học tập của các bạn trong lớp, giúp đỡ bạn <br />
học cùng tiến bộ.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 7<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Ban văn nghệ thể dục thể thao: Đảm nhận việc tổ chức trò chơi, múa <br />
hát sinh hoạt trong các giờ sinh hoạt tập thể, các phong trào thể dục thể thao <br />
của lớp,…<br />
<br />
Ban vệ sinh và sức khỏe: Phụ trách việc vệ sinh, trực nhật, chăm sóc <br />
bồn hoa, sơ cứu ban đầu,…<br />
<br />
Ban đối nội đối ngoại: Phụ trách việc giao lưu, chia sẻ với các bạn <br />
lớp khác, giao lưu kết nghĩa, chào đón khách đến thăm lớp, thăm trường,…<br />
<br />
Ban quyền lợi học sinh: Quản lí nề nếp, sĩ số lớp học, đề xuất những ý <br />
kiến, nguyện vọng của các bạn,...<br />
<br />
Ban thư viện: Theo dõi việc đọc, mượn trả sách của các bạn, mượn <br />
sách ở Thư viện cập nhật vào góc thư viện, báo cáo tình trạng muợn trả cho <br />
giáo viên,…<br />
Việc giao nhiệm vụ cụ thể và rõ ràng cho Hội đồng tự quản và các ban <br />
giúp các em nắm rõ được công việc mình làm, đồng thời nâng cao được ý <br />
thức trách nhiệm của bản thân trong công việc. Hơn nữa giúp các em phối <br />
hợp tốt với nhau để quản lí lớp. Nếu mỗi bộ phận, mỗi ban hoạt động tốt <br />
chính là “một cánh tay nối dài” hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong công tác <br />
chủ nhiệm.<br />
Ngoài học tập lớp học còn có các hoạt động phong trào và rèn luyện mà <br />
giáo viên chủ nhiệm là anh chị phụ trách của mỗi lớp học (Chi đội). Cụ thể: <br />
Chi đội trưởng, chi đội phó: Nắm bắt, tiếp thu những thông báo, kế hoạch <br />
của Liên đội. Phổ biến và tổ chức kế hoạch thực hiện cho Chi đội.<br />
Đặc trưng học sinh Tiểu học là thích thể hiện bản thân, mong muốn <br />
được giữ một chức vụ trong lớp để được khẳng định mình. Do đó tôi luôn tạo <br />
điều kiện để mỗi em có thể tham gia một chức vụ hoặc thay đổi chức vụ để <br />
các em có cơ hội để thể hiện bản thân. Giáo viên giao quyền cho các em <br />
nhưng không có nghĩa là giáo viên phó mặc. Trong quá trình thực hiện, tôi <br />
luôn kiểm tra, đôn đốc, chỉnh sửa cho các em. Nếu các em hoàn thành tốt, tôi <br />
động viên, khích lệ kịp thời có thể bằng hình thức tuyên dương trước lớp <br />
hoặc khen thưởng bằng một phần quà. Điều đó giúp các em thấy được rằng, <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 8<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
cô giáo và các bạn ghi nhận và khen ngợi thành tích mà mình làm được, từ đó <br />
giúp các em tự tin và thể hiện bản thân nhiều hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ <br />
được giao, góp phần nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm.<br />
<br />
b.2. Lập kế hoạch chủ nhiệm<br />
Công tác chủ nhiệm là một công tác khó khăn, vất vả và đòi hỏi làm <br />
việc một cách khoa học. Giáo viên sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn <br />
nếu chúng ta thực hiện công tác chủ nhiệm một cách tùy hứng, không có kế <br />
hoạch cụ thể, do đó vấn đề xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là công việc cần <br />
thiết mang lại hiệu quả giáo dục. Với tôi, tôi đã chuẩn bị cho mình một cuốn <br />
Sổ tay chủ nhiệm, nhỏ thôi nhưng ghi đủ những điều cần ghi nhớ. Sổ tay <br />
chủ nhiệm là một cuốn sổ giúp giáo viên ghi chép lại những điều chúng ta <br />
cần lưu ý về đặc điểm hay hoàn cảnh gia đình, những nét nổi bật hay hạn <br />
chế về năng lực, phẩm chất của từng em để có biện pháp giáo dục kịp thời, <br />
hiệu quả. Đó chính là căn cứ để chúng ta nhận xét hay khen thưởn g học sinh. <br />
Từ đó chúng ta khen thưởng, động viên những em có sự vươn lên, tiến bộ hay <br />
nhắc nhở, uốn nắn và có biện pháp giáo dục kịp thời cho các em.<br />
Ví dụ: Ngay từ đầu năm học, qua khảo sát và theo dõi tôi nhận thấy <br />
một số em còn một số điểm hạn chế hay có hoàn cảnh gia đình khó khăn tôi <br />
đều ghi vào Sổ tay chủ nhiệm. Từ căn cứ này tôi sẽ lập kế hoạch chủ nhiệm <br />
như sau: <br />
Đối với em Võ Mạnh Thắng chữ viết cẩu thả và đặc biệt sai rất nhiều <br />
lỗi chính tả. Tôi chú ý vào các hoạt động nghe viết, luyện từ và câu của môn <br />
Tiếng Việt. Với những âm, vần em nhầm lẫn, tôi chú ý phân biệt để em nhớ. <br />
Tôi cho em tăng cường hoạt động đọc bởi vì nếu đọc đúng thì sẽ viết đúng. <br />
Nhờ sự lưu ý và theo dõi thường xuyên tôi đã giúp em cải thiện được chữ viết <br />
và hạn chế sai lỗi chính tả. <br />
Đối với em Nguyễn Thị Giang có hoàn cảnh gia đình khó khăn (mồ côi <br />
cha), tôi dành thời gian vào các tối thứ bảy để gặp gia đình tìm hiểu về hoàn <br />
cảnh, từ đó có biện pháp cụ thể để giúp đỡ em.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 9<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Đối với em Huỳnh Pháp, thực hiện các phép tính chia số thập phân còn <br />
chậm, tôi đã dành thời gian vào các giờ ra chơi để hướng dân lại cách thực <br />
hiện cho em. Đồng thời cho thêm các bài tập tăng cường để em thực hiện <br />
thành thạo nhờ vậy em đã tiến bộ rất nhiều.<br />
Tôi cũng đã xây dựng cho mình một kế hoạch chủ nhiệm trong cuốn <br />
Sổ tay chủ nhiệm của mình. Để xây dựng kế hoạch tôi đã căn cứ vào kế <br />
hoạch, nhiệm vụ của nhà trường, tổ khối, căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, <br />
…từ đó đề ra kế hoạch của năm, tháng, tuần. Trong đó có nêu những công <br />
việc hoạt động trong tuần, có đối tượng tham gia, biện pháp thực hiện, kết <br />
quả đạt được và nhận xét, rút kinh nghiệm. Kinh nghiệm cho thấy nếu kế <br />
hoạch đề ra càng cụ thể và rõ ràng thì việc thực hiện và kiểm tra càng dễ <br />
dàng và thuận tiện.<br />
Ví dụ: Sau khi nhà trường có kế họach chỉ đạo, tôi đã xây dựng và thực <br />
hiện kế hoạch tháng 11 với Chủ điểm “Tôn sư trọng đạo” như sau:<br />
<br />
Biện pháp Nhận xét, rút <br />
Tháng Nội dung hoạt động Kết quả<br />
thực hiện kinh nghiệm<br />
<br />
1.Thi “Giai điệu tuổi Tập luyện 2 Đạt giải Tuyên dương <br />
hồng” tiết mục văn Nhất học sinh<br />
<br />
2. Tổ chức phong nghệ Tiếp thục <br />
trào dành nhiều Bông Thi đua giữa cá Thực hiện phát huy <br />
hoa điểm tốt nhân với cá tố t phong trào<br />
Tháng <br />
nhân, các nhóm <br />
11<br />
với nhau.<br />
3. Tiếp tục bồi Kết hợp thêm <br />
dưỡng học sinh có Thành lập “Đôi với Ban học <br />
Học sinh có <br />
năng khiếu, phụ đạo bạn cùng tiến” tập để thực <br />
học sinh khó khăn. giúp đỡ bạn sự tiến bộ. hiện<br />
cùng tiến bộ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 10<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Với những biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao tôi tiếp tục thực hiện <br />
và nhân rộng. Với những biện pháp chưa đạt được kết quả như mong muốn, <br />
tôi rút kinh nghiệm và tìm tòi cách làm khác phù hợp và hiệu quả hơn.<br />
<br />
Để hiện thực hóa kế hoạch cũng như để kế hoạch đạt được hiệu quả <br />
như mong muốn, giáo viên có sự chỉ đạo thật tốt để đạt hiệu quả như mong <br />
muốn. Cụ thể:<br />
Triển khai rõ và cụ thể công tác cho tập thể lớp, biến kế hoạch thành <br />
chương trình hành động cụ thể.<br />
Chuẩn bị các điều kiện vật chất và kỹ thuật để thực hiện các hoạt <br />
động.<br />
Phối hợp các đội ngũ cán bộ tự quản thực hiện và điều hành công <br />
việc.<br />
Theo dõi kiểm tra và điều chỉnh hoạt động để các hoạt động đi đúng <br />
hướng.<br />
Kết thúc một công việc cần có tổng kết đánh giá, phân tích những <br />
điểm chưa đạt để rút kinh nghiệm.<br />
Khuyến khích, tuyên dương những tập thể, cá nhân tốt, có sự cố gắng <br />
vươn lên, động viên những cá nhân còn thiếu tích cực, thiếu cố gắng.<br />
Trong kế hoạch chủ nhiệm cần đặt ra các yêu cầu ngày càng cao nhưng <br />
vừa sức với học sinh để kích thích sự tiến bộ không ngừng, động viên, khen <br />
thưởng kịp thời. Với việc lập kế hoạch chủ nhiệm cụ thể, chi tiết lớp tôi <br />
chủ nhiệm đã hoàn thành tốt, đúng thời gian quy định, đạt hiệu quả cao và <br />
nhiều thành tích cao trong công tác chủ nhiệm. Do đó, năm học 20162017, <br />
lớp 5E do tôi chủ nhiệm đã được giấy khen Hoàn thành xuất sắc các phong <br />
trào do Hội đồng Đội huyện khen tặng.<br />
<br />
b.3. Xây dựng lớp tự quản và tăng cường vai trò của Hội đồng tự quản <br />
trong lớp học<br />
Khi học sinh được học tập trong mô hình mới –VNEN, một mô hình tổ <br />
chức dạy học theo nhóm, môi trường đặt học sinh vào môi trường làm việc <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 11<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
tích cực giúp các em phát triển tốt các kỹ năng. Từ đó giúp học sinh học hỏi <br />
lẫn nhau, phát huy tinh thần trách nhiệm và học hỏi lẫn nhau trên cơ sở tinh <br />
thần hợp tác. <br />
<br />
Với mô hình học tập mới này đã thay đổi cả cách học, cách dạy của <br />
giáo viên đặc biệt thay đổi cả hình thức tổ chức dạy học với vai trò tự quản, <br />
tự chủ của các em được đặt lên hàng đầu. Lúc này giáo viên chỉ với vai trò <br />
định hướng, gợi mở cho các em. Do đó, xây dựng được một lớp học tự quản <br />
với bộ phận nòng cốt là Hội đồng tự quản là nền tảng cho công tác chủ <br />
nhiệm. Đây là việc làm khó khăn và quan trọng hàng đầu để nâng cao hiệu <br />
quả trong công tác chủ nhiệm lớp.<br />
Khi xây dựng đội ngũ tự quản, cần có các tiêu chuẩn: Có ý thức tổ <br />
chức kỷ luật cao, gương mẫu; tính tình thẳng thắn, dám đấu tranh, phê bình; <br />
năng nổ hoạt động; có khả năng học tập tốt; được tập thể lớp tín nhiệm,…<br />
Tuy nhiên không nhất thiết các em có đầy đủ các tiêu chuẩn trên, chúng ta có <br />
thể bồi dưỡng thêm trong quá trình các em thực hiện. Khi đã có đội ngũ cốt <br />
cán, giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng cho các em ý thức với lớp, biết phê và tự <br />
phê, bồi dưỡng cho các em phương pháp quản lí lớp. Với tinh thần động <br />
viên, khơi gợi sự tích cực, mạnh dạn và khả năng lãnh đạo của các em khi <br />
được là việc với tập thể lớp.<br />
<br />
Mỗi tuần, vào các tiết sinh hoạt tập thể để cho các em tự hoạt động và <br />
làm việc. Đây chính là những cơ hội để các em phát huy vai trò của Hội đồng <br />
tự quản trong lớp học. Ngoài ra, tôi còn phối hợp tổ chức thêm các hoạt động, <br />
chương trình ngoại khóa như Vui trung thu, văn nghệ, sinh hoạt chủ điểm,…<br />
để các em tự thể hiện vai trò của mình. Với việc tự tạo chương trình hoạt <br />
động, tổ chức điều khiển dần dần các em được phát huy khả năng làm việc <br />
của mình, tăng khả năng tự quản và vai trò của Hội đồng tự quản trong lớp <br />
học. Lớp sao để Hội đồng tự quản như “Những cô giáo nhỏ, thầy giáo nhỏ” <br />
hỗ trợ đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm để mỗi khi không có giáo viên chủ <br />
nhiệm, các em vẫn có thể điều khiển và quản lí lớp tốt. Đó chính là yêu cầu <br />
và mục đích mà mô hình trường học mới đã và đang hướng tới: xây dựng <br />
những con người trong thời đại mới: tự tin, tích cực, hợp tác, sáng tạo.<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 12<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Cụ thể trong thời gian qua nhờ chọn được đội ngũ cán bộ Chi đội, Hội <br />
đồng tự quản tốt. Nhờ đó tôi đã rất dễ dàng trong công tác chủ nhiệm, nhiều <br />
khi giáo viên chủ nhiệm do một số lí do nào đó không trực tiếp quản lí đôn <br />
đốc các em nhưng các em vẫn hoàn thành tốt công việc học tập và rèn luyện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội đồng tự quản điều khiển trong chương trình Vui trung thu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động sinh hoạt tập thể<br />
<br />
b.4. Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng<br />
Việc tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng không phải để chia tách <br />
hay tạo khoảng cách giữa học sinh, đây là việc giúp giáo viên dễ dàng nắm <br />
được đối tượng học sinh và có biện pháp giáo dục phù hợp với từng nhóm đối <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 13<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
tượng. Đồng thời giúp giáo viên dễ dàng quản lí và có cách giáo dục phù hợp, <br />
phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, kịp thời đưa ra những giải pháp khuyến khích, <br />
hỗ trợ hay uốn nắn kịp thời.<br />
<br />
Ngay từ đầu năm học, tôi đã quan sát và phân chia đối tượng:<br />
Những học sinh có năng lực, phẩm chất hoặc kết quả nổi trội: Nguyễn <br />
Thị Anh Hiền, Phạm Thị Thanh Tâm, Huỳnh Thị Bích Huệ, Dương Thị Thu Trân, <br />
Nguyễn Thị Tường Vy,…<br />
<br />
Những học sinh còn hạn chế trong học tập: Môn Toán (Nguyễn Thị <br />
Giang,Võ Thị Hạnh, Võ Mạnh Thắng, Huỳnh Pháp,…), môn Tiếng Việt <br />
(Đinh Văn Long, Tống Thị Na, Cao Thanh Trung, Đỗ Thị Như Ngân…) <br />
Những học sinh có năng khiếu như múa hát, thể thao: múa, hát (Huỳnh <br />
Thị Bích Huệ, Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Anh Hiền, Dương Thị Thu <br />
Trân), thể thao (Lê Bằng Nam, Nguyễn Ngọc Quang Huy, Đinh Văn Long,…)<br />
<br />
Những học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn: Đinh Ngọc Hiếu, Võ <br />
Mạnh Thắng,…<br />
<br />
Học sinh khuyết tật, có khó khăn về đọc: Em Nguyễn Trọng Nghĩa<br />
Từ việc phân loại đó tôi đã đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp <br />
như sắp xếp chỗ ngồi phù hợp, việc phân công nhóm, biện pháp giáo dục và <br />
dạy học.<br />
<br />
Đối với học sinh hạn chế về phẩm chất (học sinh cá biệt): Tôi tìm <br />
hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn khiến tâm lí các em <br />
không ổn định hoặc có thể bị bạn bè lôi kéo, hoặc các em có tính xấu mà bản <br />
thân gia đình chưa giáo dục được,…Việc tìm ra được nguyên nhân giúp giáo <br />
viên hiểu các em hơn từ đó có hướng giáo dục phù hợp.<br />
Tôi dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc với các em nhưng <br />
không được cứng nhắc. Thường xuyên nhắc nhở, động viên các em kịp thời. Có <br />
thể giao cho các em giữ một chức vụ trong lớp để các em dần hoàn thiện bản <br />
thân vì khi các em gắn với trách nhiệm thì các em sẽ điều chỉnh mình cho phù <br />
hợp. Đó là một nghệ thuật trong công tác chủ nhiệm.<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 14<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Ví dụ: Em Huỳnh Pháp đầu năm học ý thức giữ vệ sinh của em chưa <br />
cao. Đi học quần áo chưa gọn gàng, móng tay dài và bẩn. Tôi thường xuyên <br />
nhắc nhở nhưng em vẫn chưa khắc phục được. Từ khi tôi giao cho em giữ <br />
chức vụ trong Ban vệ sinh. Tôi thấy em có sự thay đổi rõ rệt, em gương mẫu <br />
trong việc giữ vệ sinh các nhân và lớp học. Hơn thế nữa em còn thường <br />
xuyên đi kiểm tra và nhắc nhở bạn vi phạm. Tôi nghĩ bao nhiêu lời nhắc nhở, <br />
khuyên răn với em sẽ không có tác dụng so với việc tin tuởng và giao cho em <br />
một chức vụ để em tự biết sửa chữa và thay đổi mình.<br />
Đối với học sinh có hạn chế về các môn học và hoạt động giáo dục: <br />
Trước tiên tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em học yếu, học yếu ở môn <br />
nào, các em có yêu thích môn học nào không,…Khi đã tìm hiểu được nguyên <br />
nhân thì đã góp phần một phần lớn trong công tác giáo dục các em. <br />
Theo kinh nghiệm giảng dạy của tôi, tôi nhận thấy rằng nếu chúng ta <br />
có cách giảng dạy phù hợp kèm với sự động viên, khen ngợi kịp thời các em <br />
sẽ tiến bộ rất nhanh. Quá trình giảng dạy cho các em, giáo viên phải kiên trì, <br />
không nên nóng vội, tìm cách giảng dạy dễ hiểu, gần gũi nhất với các em, <br />
đặc biệt không quên dành cho các em những lời khen ngợi kịp thời.<br />
<br />
Tôi đã lập kế hoạch giúp đỡ các em bằng những việc cụ thể sau:<br />
Dành thêm thời gian giảng giải lại kiến thức các em còn hỏng hoặc <br />
còn khó hiểu. Với những đối tượng này, tôi cố gắng nhẹ nhàng chỉ dạy, dùng <br />
lời lẽ gần gũi và dễ hiểu nhất để tư vấn, hướng dẫn.<br />
<br />
Ví dụ: Với những em còn có khó khăn về đọc, tôi tăng thời gian luyện <br />
đọc cho các em trong những tiết Tiếng Việt. Khuyến khích các em đọc thêm <br />
sách báo, truyện tranh vào giờ ra chơi và ở nhà. Cho các em đọc tốt hướng <br />
dẫn các em đọc và chỉnh sữa. Qua thời gian kèm cặp các em có tiến bộ nhiều.<br />
<br />
Thường xuyên liên lạc, gặp gỡ phụ huynh các em để trao đổi tình hình <br />
học tập cũng như sự tiến bộ của các em đồng thời để phụ huynh quan tâm, <br />
giúp đỡ các em trong các hoạt động ứng dụng. Tạo được cầu nối vững chắc <br />
và hiệu quả với phụ huynh trong tất cả các hoạt động, báo cáo kịp thời những <br />
điểm hạn chế hay bất thường của các em.<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 15<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Thành lập “Đôi bạn cùng tiến” để học sinh học tốt kèm cặp, giúp đỡ <br />
các em còn hạn chế. Đây là cách làm rất hiệu quả và tôi thấy mang lại hứng <br />
thú học tập với học sinh. Việc học tập từ bạn cũng là một cách để các em <br />
mạnh dạn và tự tin hơn khi chia sẻ với thầy cô giáo. <br />
Ví dụ: Trong lớp, tôi đã thành lập các “Đôi bạn cùng tiến” như: Hiền <br />
Giang, Tâm Hạnh, Trân Thắng, Vy Pháp,…Nhờ phong trào này, tôi thấy các <br />
em tiến bộ rất nhiều. Việc học tập từ bạn cũng giúp các em mạnh dạn thể <br />
hiện ý kiến với nhau và học hỏi được những phẩm chất tốt đẹp từ bạn. Cuối <br />
kì hoặc cuối năm học, tôi tổ chức bình chọn đôi bạn nào có tiến bộ nhất để <br />
tuyên dương, khen thưởng các em. Việc tạo phong trào thi đua đã giúp các em <br />
tự tạo động lực học tập cho chính mình để vươn lên học tập cùng bạn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
“Đôi bạn cùng tiến: Hiền Giang giúp đỡ nhau trong học tập<br />
<br />
Với những hoạt động khó, tôi đưa thêm những câu hỏi gợi mở từ dễ <br />
đến khó để các em dễ tiếp thu, kết nối với kiến thức đã học bằng những hình <br />
ảnh gần gũi nhằm tạo hứng thú học tập ở các em.<br />
<br />
Môn Toán ở lớp 5 có rất nhiều kiến thức hình học và công thức tính <br />
toán. Thật không dễ để các em có thể nhớ hết các công thức đặc biệt với các <br />
em tiếp thu còn chậm. Do vậy tôi đã khái quát thành những câu thơ để các em <br />
dễ đọc và dễ nhớ. Việc học tập qua những câu thơ giúp các em nhớ công <br />
thức lâu hơn và hứng thú học tập hơn.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 16<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Tuyệt đối không có thái độ phân biệt đối xử làm cho các em xấu hổ <br />
truớc bạn bè, thay vào đó hãy dành cho các em những lời động viên, khen ngợi <br />
kịp thời để thúc đẩy sự vuơn lên của các em. Do vậy, dù với đối tượng học <br />
sinh nào giáo viên cần dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên <br />
khuyến khích, phối hợp với phụ huynh để giáo dục các em.<br />
<br />
Với đối tượng có một đối tượng học sinh khuyết tật học hòa nhập, tôi <br />
càng chú ý theo dõi và dành thời gian cho các em nhiều hơn. <br />
<br />
Ví dụ: Em Nguyễn Trọng Nghĩa với dạng khuyết tật khó khăn về <br />
đọc( tật nói ngọng). Với học sinh khuyết tật, bản thân tôi đã làm kế hoạch <br />
giáo dục cá nhân riêng cho em Nghĩa, có sự điều chỉnh nội dung học tập trong <br />
Kế hoạch dạy học cho em. Đối với mỗi tiết học tôi thường chuẩn bị sẵn cho <br />
em phiếu học tập với nội dung thực hiện vừa sức với em và có kiểm tra, <br />
nhận xét em giống như các bạn trong lớp. Đặc biệt với các hoạt động tập thể <br />
tôi cho Nghĩa cùng tham gia với các bạn và không quên dành những lời động <br />
viên, khuyến khích cho em mỗi khi em hoàn thành tốt hay có sự tiến bộ. Em <br />
Nghĩa tuy có sự tiếp thu hạn chế so với với các bạn nhưng em rất thích vẽ. <br />
Tôi cũng chú ý đến sở thích và tạo điều kiện để em được thực hiện nhiều <br />
hơn sở thích của mình. Với mỗi bài vẽ đẹp tôi thường cho các lớp xem và treo <br />
vào Góc sản phẩm của lớp. Khi được cả lớp tuyên dương, khen ngợi Nghĩa <br />
rất vui và hòa đồng với các bạn hơn. Với những điều đã thực hiện, em Nghĩa <br />
học tập hòa nhập được với các bạn trong lớp. Do vậy với những đối tượng <br />
học sinh này, giáo viên chủ nhiệm phải kiên nhẫn và nghiên cứu kĩ hơn về <br />
các em đã có sự giáo dục phù hợp, không nên bỏ lơ hay quên lãng các em trong <br />
chính lớp học của mình.<br />
Dạy học theo nhóm đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục phù <br />
hợp. Với những em tiếp thu nhanh thì ngoài kiến thức chính giáo viên có thể <br />
mở rộng thêm cho các em như những Bài tập phân hóa đối tượng học sinh để <br />
nâng cao và phát huy khả năng, tư duy cho các em. Tuy nhiên không tạo áp lực <br />
khiến các em cảm thấy mệt mỏi và quá sức.<br />
<br />
b.5. Giáo dục học sinh qua các môn học và hoạt động ngoại khóa<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 17<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
b.5.1. Giáo dục học sinh qua các môn học<br />
Giáo dục học sinh về tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua các môn <br />
học để từ đó hình thành cho các em những kĩ năng và hành vi. Cụ thể chú <br />
trong phát triển giáo dục toàn diện, việc tích hợp và lồng ghép các kĩ năng <br />
sống cần thiết trong các môn học.<br />
<br />
Từ những năm học trước, Bộ Giáo dục có chủ trương hạn chế các <br />
cuộc thi nhằm giảm áp lực thi cử cho các em, khuyến khích tổ chức các hoạt <br />
động giáo dục để phát huy khả năng phát triển toàn diện của các em. Vì thế <br />
bên cạnh việc dạy chữ tôi chú trọng việc “dạy người”, tức chú ý phát triển <br />
thêm những kỹ năng sống cần thiết đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời đại <br />
hội nhập. Tôi chú ý phát triển các kĩ năng sống, tạo cơ hội để học sinh bày tỏ <br />
ý kiến của mình thông qua các Câu lạc bộ, các cuộc thi giao lưu, ứng xử,…<br />
Giữa các tiết học, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, biểu diễn <br />
văn nghệ, hát dân ca, diễn hài,…<br />
Ví dụ: Trong các tiết Khoa học, tôi tổ chức cho các em chơi các trò <br />
chơi: làm phóng viên, sắm vai xử lí tình huống phòng tránh bị xâm hại, từ chối <br />
các chất gây nghiện, bày tỏ thái độ với người bị nhiễm HIV/AIDS, kể các <br />
hành động giữu gìn vệ sinh cá nhân tuổi dậy thì ,…Thông qua các hoạt động <br />
này các em được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết.<br />
<br />
b.5.2. Giáo dục học sinh qua hoạt động ngoại khóa<br />
Với phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” chính là một <br />
môi trường học tập để mỗi cá nhân, nhóm học sinh phát huy tính tích cực và <br />
thể hiện bản thân. Chính vì vậy tôi luôn chú trọng giáo dục các em qua các <br />
hoạt động ngoại khóa.<br />
Trong các hoạt động sinh hoạt tập thể kỉ niệm các ngày lễ lớn, để giáo <br />
dục các em năm được ý nghĩa các ngày lễ, tôi tổ chức cho các em xem những <br />
phim tài liệu về các sự kiện trọng đại của đất nước như kỉ niệm ngày Thành <br />
lập Đảng Cộng Sản, ngày thành lập Quân đội nhân dân, …Khi được xem <br />
những hình ảnh tư liệu đó, các em hứng thú, dễ hình dung và ghi nhớ hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 18<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Tôi khuyến khích các em tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể <br />
thao nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, phát triển toàn diện trí tuệ, thể chất, <br />
thẩm mĩ . Các hoạt động xã hội như tham gia công tác từ thiện, mua tăm ủng <br />
hộ người khuyết tật, đóng góp ủng hộ người nghèo, vệ sinh môi trường, các <br />
di tích lịch sử văn hóa để giáo dục các em ý thức trách nhiệm của một công <br />
dân, của thế hệ trẻ của đất nước. Ngoài ra tôi còn hướng và tổ chức cho các <br />
em tham gia vào các trò chơi dân gian, truyền thống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lớp 5E tham gia Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 19<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Học sinh tham gia hoạt động thể dục thể thao<br />
<br />
Ngoài ra, tôi còn giáo dục học sinh các hoạt động lao động công ích <br />
(trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp trường lớp,…) giúp các em <br />
có ý thức lao động, biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường.<br />
Các em tham gia sinh hoạt tập thể thông qua các tiết chào cờ, sinh hoạt <br />
lớp, với các hình thức tổ chức đa dạng và phong phú góp phần nâng cao giáo <br />
dục toàn diện và đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện và học <br />
sinh tích cực.<br />
Ví dụ: Trong tháng 11, với sinh hoạt chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”, tôi <br />
đã tổ chức nhiều hoạt động gồm thi đua dành được nhiều hoa điểm tốt, thi vẽ <br />
tranh, tham gia biểu diễn văn nghệ,…Cuộc thi đã giúp các em có được sân <br />
chơi tích cực bộc lộ được khả năng sáng tạo, hoàn thiện bản thân.<br />
Trong cuộc thi “Phụ trách Sao giỏi” các em tham gia và đạt Giải Nhì <br />
cấp trường. Với các hoạt động cộng đồng khác, với nhiều hình thức khuyến <br />
khích, động viên các em tham gia, do đó đạt kết quả cao và là một trong <br />
những Chi đội xếp hàng đầu về các phong trào của nhà trường.<br />
Hoạt động từ thiện: mua tăm 90 gói, tham gia ủng hộ người nghèo với <br />
số tiền 130 000 đồng, thu gom được 530 vỏ lon bia, 90kg giấy vụn,…<br />
Hoạt động bảo vệ môi trường: Thi vẽ tranh về chủ điểm môi trường, <br />
dọn vệ sinh trường học và môi trường xung quanh,…<br />
Hoạt động tuyên truyền: Tham gia ngày hội đọc sách, An toàn giao <br />
thông, phòng chống bệnh dịch,..<br />
Ngoài những hoạt động trong phạm vi trường học, tôi còn cùng các em <br />
học sinh trong lớp và Liên đội Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tham gia <br />
các hoạt động mang tính xã hội như dọn vệ sinh và viếng đài Liệt sĩ xã <br />
Quảng Điền vào dịp 22/12. Trong các hoạt động đó, tôi thấy khoảng cách <br />
giữa cô trò dường như xóa bỏ, tình yêu thương đã gắn kết các trái tim như <br />
người trong một nhà. Hơn nữa còn giáo dục cho các em ý thức xã hội, tinh <br />
thần trách nhiệm của một người công dân với đất nước.<br />
<br />
Một số hoạt động ngoại khóa của lớp 5E tham gia:<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 20<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b.6. Chú trọng việc trang trí lớp học trong công tác chủ nhiệm<br />
Trong mô hình trường học mới VNEN thì việc trang trí lớp học đóng <br />
vai trò quan trọng trong công tác chủ nhiệm. Một không gian học tập gần gũi, <br />
thân thiện sẽ giúp các em đoàn kết hơn, các em coi lớp học của mình như <br />
“ngôi nhà thứ hai” mà ở đó thầy cô, bạn bè là người thân. Có như vậy các em <br />
sẽ cố gắng học tập và rèn luyện vì tập thể chung. Đồng thời mỗi bài học <br />
được liên kết với các công cụ hỗ trợ học tập giúp các em ghi nhớ và khắc sâu <br />
được kiến thức hơn, mang lại hiệu quả giảng dạy. Trong quá trình trang trí <br />
lớp học, tôi cũng cho phụ huynh và các em được tham gia trang trí.<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 21<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Những công cụ hỗ trợ hiệu quả trong các tiết học lớp VNEN là “Nhịp <br />
cầu bè bạn”, “Góc học tập” và “Góc thư viện”. Hiệu quả trong việc dạy học <br />
xưa nay chưa cao là do chúng ta chỉ dừng lại ở khuôn khổ của bài học mà <br />
chưa phát triển nó ra, chưa có tính ứng dụng thực tế với đời sống các em.<br />
Hình thức gửi thư tôi cho thay đổi để mỗi học sinh mỗi lần gửi được <br />
gửi cho mỗi bạn khác nhau. Có thể gửi cho bạn ngồi bên tay phải trong nhóm, <br />
gửi cho bạn ngồi đối diện hoặc gửi cho bạn mà em muốn gửi.<br />
<br />
Ví dụ: Sau khi học bài 4A: Hòa bình cho thế giới (Tiết 1). Tôi cho các <br />
em gửi cho nhau những lá thư qua Nhịp cầu bè bạn với nội dung: Những suy <br />
nghĩ của các em sau khi học xong bài Tập đọc Những con sếu bằng giấy. Hội <br />
đồng tự quản gọi vài bạn muốn chia sẻ thư của mình trước lớp. Các bạn <br />
khác lắng nghe, nhận xét. Giáo viên nhận xét, chia sẻ thêm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
“Nhịp cầu bè bạn” tại một lớp học VNEN<br />
<br />
Ngoài ra, Góc thư viện tôi cũng quan tâm, chú ý. Xây dựng Góc thư <br />
viện với đầy đủ các loại truyện thiếu nhi, sách báo, bài văn mẫu để học sinh <br />
có cơ hội trau dồi vốn từ ngữ của mình. Thư viện cần phải đặt nơi phù hợp, <br />
dễ nhìn và dễ lấy, không quá cao. Các đầu sách cần được cập nhật thường <br />
xuyên dưới sự quản lí của Ban thư viện. Hằng tuần Ban thư viện cập nhật, <br />
kiểm tra và báo cáo số lượng sách, tình trạng đọc sách của các bạn trong lớp.<br />
Một số hình ảnh sử dụng Góc thư viện tại lớp 5E:<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 22<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b.7. Xử lí có hiệu quả và có tác dụng giáo dục các tình huống sư phạm<br />
Trong mỗi lớp học Tiểu học, những mẫu thuẫn xảy ra thường xuyên, <br />
mỗi giáo viên chủ nhiệm giống như một “vị trọng tài” phân minh giải quyết <br />
những mâu thuẫn cho các em sao cho vừa hợp tình vừa hợp lí và mang lại <br />
hiệu quả giáo dục. Để xử lí tốt các tình huống xảy ra, giáo viên phải biết vận <br />
dụng nhiều nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp <br />
với đối tượng học sinh.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Lan Chung – Trường TH Nguyễn Văn Trỗi 23<br />
Một số giải pháp nâng cao năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên Tiểu học trong mô hình <br />
VNEN<br />
Ví dụ: Với những em thường gây gổ, đánh nhau, tôi thường gặp riêng, <br />
chỉ cho em đó thấy em sai ở điểm nào, lựa những lời dễ nghe, tình cảm để <br />
khuyên răn các em. Sai khi nào nhắc nhở và chỉnh sửa khi đó để các em sửa sai <br />
không nhất thiết phải để đến tiết Sinh hoạt lớp. Tiết sinh hoạt tôi tạo ra <br />
không khí vui vẻ, thoải mái cho các em. Dành thời gian nhi ều hơn cho các em <br />
sinh hoạt văn nghệ, chơi trò chơi, giáo dục kĩ năng sống,…chứ không đặt lỗi <br />
những em vi phạm. Đồng thời giúp các em thấy mình sai ở điểm nào, tìm ra <br />
biện pháp cụ thể để em sửa sai.<br />
b.8. Phối hợp các tổ chức giáo dục khác<br />
Để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục, tôi phối hợp các tổ chức <br />
trong và ngoài nhà trường, phải biết xây dựng tốt các mối quan hệ giữa giáo <br />
viên chủ nhiệm với học sinh, giữa giao viên với phụ huynh, giữa giáo viên và <br />
các tổ chức khác,…<br />
<br />
Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh:<br />
Với người giáo viên chủ nhiệm đây là mối quan hệ chủ yếu vì đối <br />
tượng của người làm công tác chủ nhiệm là học sinh. Muốn tạo được hiệu <br />
quả thì người giáo viên chủ nhiệm phải tạo uy tín với các em. Khi được học <br />
sinh tin tưởng thì công tác chủ nhiệm sẽ thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, tôi biết <br />
lắng nghe học sinh, phân tích khuyết điểm để các em chấp nhận một cách tự <br />
nguyện, có như thế mới sửa sai được. Luôn tạo cho các em sửa đổi