SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÚP NÂNG CAO GIÁO DỤC KỸ <br />
NĂNG SỐNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI.<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Những ngày qua, báo chí không ngừng chia sẻ câu chuyện đau lòng về <br />
những học sinh hành hung giáo viên trong lớp. Kĩ năng sống trong môi trường <br />
học đường đang dừng lại ở những câu từ mà chưa được áp dụng chân thực <br />
trong thực tế cuộc sống của các em học sinh. Ta vẫn thường nói, “Uốn cây từ <br />
thuở còn non/ Dạy con từ thuở con còn bi bô”. Trẻ em như những cây non, <br />
muốn khôn lớn trưởng thành thì ngày nhỏ cần được uốn nắn, dạy dỗ. Kĩ năng <br />
sống là những bài học đường đời đầu tiên cho các em về cuộc sống, về cách <br />
cư xử với mọi người và với chính bản thân mình. <br />
Mọi lứa tuổi đều cần trau dồi kĩ năng sống và mầm non là giai đoạn <br />
hoàn hảo để bắt đầu hành trình này. Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ để <br />
giáo dục KNS. Khi đến độ tuổi này, trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các <br />
giá trị, nếu không có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời thì khó mà <br />
lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ <br />
môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với <br />
trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ…tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. <br />
Trong hành trình học hỏi không ngừng ấy, trẻ được học hỏi những điều hay, <br />
lẽ phải bên cạnh những bài học trên lớp, phát triển trong mình năng lực để <br />
ứng phó, vượt qua những thách thức. Những kiến thức cần thiết ấy sẽ giúp <br />
trẻ lựa chọn giá trị sống tích cực, phòng tránh những hành động theo cảm tính <br />
gây nguy hiểm trong đời thường.<br />
Giáo dục KNS nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. <br />
KNS là những bài học về cuộc sống được cụ thể hóa thành hành động trong <br />
quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng <br />
<br />
<br />
1<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
phó trước những tình huống, giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu <br />
thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực…Giáo dục <br />
KNS cho trẻ mầm non giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên <br />
làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình <br />
huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền <br />
tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong <br />
tương lai. Bên cạnh đó, kỹ năng sống còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội. <br />
Do đó, giáo dục KNS cho trẻ mầm non là vô cùng cần thiết. <br />
Để có được KNS trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình rèn <br />
luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của chuyên môn và sự phối hợp của nhiều <br />
yếu tố như gia đình, nhà trường, xã hội. Nhu cầu học KNS của trẻ em là một <br />
trong những dấu hiệu đáng mừng của xã hội. Điều đó thể hiện sự quan tâm <br />
của các bậc phụ huynh đến việc giáo dục KNS, giáo dục phẩm chất đạo đức, <br />
nhân cách cho con em mình. Tuy nhiên việc giáo dục KNS ở trường mầm non <br />
vẫn còn hạn chế, khả năng lồng ghép KNS vào trong các hoạt động chưa <br />
được thường xuyên, liên tục và bài bản.Giáo viên còn cứng nhắc trong việc <br />
giáo dục KNS cho trẻ, không thông qua các chương trình tích hợp để truyền <br />
tải kiến thức cho trẻ. Để đạt được điều đó, người lớn phải tạo cho trẻ có <br />
môi trường để trải nghiệm, thực hành. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện <br />
nay các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không <br />
chú ý đến phát triển các kỹ năng cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ <br />
trẻ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các kỹ năng <br />
trong cuộc sống rất hạn chế. Khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất <br />
ngờ xảy ra. <br />
Trong cương vị một người quản lý, tôi nhận thức sâu sắc trách nhiệm <br />
của mình trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và cùng giáo viên thay đổi cách giáo <br />
dục KNS cho trẻ trong trường mầm non. Vì lẽ đó, tôi trăn trở và quyết định <br />
<br />
<br />
2<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
thực hiện đề tài“Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục kỹ năng <br />
sống cho trẻ trong trường mầm non Họa Mi". Đề tài đã đề ra những biện <br />
pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy KNS cho trẻ, giúp hiệu quả giáo dục <br />
được nâng cao rõ rệt.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Trên cơ sở thực trạng KNS của trẻ trong độ tuổi Mầm non hiện <br />
nay ảnh hưởng lớn đến việc phát triển toàn diện của trẻ sau này, chăm sóc <br />
cho đứa trẻ trở thành con người có ích cho xã hội, bản thân tôi đã tìm tòi và đề <br />
ra các giải pháp dạy KNS cho trẻ mầm non nhằm tạo được sự chuyển biến <br />
tích cực về các mặt phát triển của trẻ ở đơn vị tôi công tác nói riêng và góp <br />
phần phát triển thế hệ trẻ lứa tuổi mầm non nói chung trở thành con người <br />
vừa cóđạo đức vừa có trí tuệ, sức khỏe để trở thành những chủ nhân tương <br />
lai của đất nước. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong <br />
trường MN Họa Mi<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
Nội dung: nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo <br />
dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa Mi<br />
Đối tượng khảo sát: 18/18 giáo viên và học sinh trong độ tuổi Mầm <br />
non Họa Mi.<br />
Thời gian: Từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp điều tra, nghiên cứu. <br />
Phương pháp luyện tập, thực hành. <br />
Phương pháp kiểm tra, đánh giá. <br />
Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp. <br />
Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm <br />
<br />
3<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
Trong hệ thống giáo dục, giáo dục Mầm non có một vị trí đặc biệt quan <br />
trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Chất <br />
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến <br />
chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.Giáo dục KNS cho trẻ lứa tuổi Mầm <br />
non nhằm góp phần hình thành nhân cách của trẻ, đào tạo những chủ nhân <br />
tương lai của đất nước phát triểnmột cách toàn diện. <br />
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông <br />
qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn <br />
đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người.Đối với trẻ <br />
Mầm non, hiểu đơn giản KNS chính là những thao tác hành động, nhận thức <br />
– tình cảm các con sử dụng hàng ngày để đáp ứng nhu cầu bản thân và xử lý <br />
các tình huống phát sinh trong cuộc sống.Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất <br />
nhiều kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi <br />
với môi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ...<br />
Giáo dục KNS một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế <br />
hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến <br />
thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, <br />
thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc <br />
sống hàng ngày…<br />
Căn cứ hướng dẫn số: 463/BGDĐTGDTX V/v hướng dẫn triển khai <br />
thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN,GDPT và GDTX, Chỉ <br />
thị số: 2699/CTBGDĐT của BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2017. Năm học <br />
2017 2018, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết <br />
số 29NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ<br />
CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị <br />
<br />
<br />
4<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Quyết định số404/QĐTTg của Thủ <br />
tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ <br />
thông, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ <br />
tướng Chính phủ. Căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào <br />
tạo chỉ thị toàn ngành Giáo dục quán triệt phương hướng và tập trung thực <br />
hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm học 2017 2018, cụ thể <br />
như sau:Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng <br />
môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực <br />
học đường; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ <br />
đào tạo; quan tâm phát triển phẩm chất, năng lực người học; chú trọng giáo <br />
dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học <br />
sinh, sinh viên. <br />
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả <br />
năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, <br />
biết cách ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một <br />
cách tự lập rất quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép <br />
dạy KNS cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi Mầm non vô cùng cần <br />
thiết và quan trọng hàng đầu. <br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa <br />
có kỹ năng cuộc sống và biết sử dụng linh hoạt kỹ năng này thì không đảm <br />
bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và <br />
có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã <br />
hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hằng <br />
ngày.<br />
Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, biết mình <br />
đang học lớp nào, thích cái gì và điạ chỉ nhà mình ở đâu. Nhận biết các ưu <br />
<br />
<br />
5<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
khuyết điểm của bản thân. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học <br />
cánh lắng nghe mọi người và đối đáp. Nhận biết những hoàn cảnh không an <br />
toàn, cách giữ an toàn cho mình nơi công cộng như trong sân trường, công <br />
viên, siêu thị, khi gặp người lạ….<br />
Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã làm khảo <br />
sát nhằm đánh giá vốn KNS hiện tại của trẻ trước khi thực hiện đề tài và <br />
mức độ kiến thức dạy KNS cho trẻ của giáo viên. <br />
Bảng khảo sát trẻ về vốn kỹ năng sống<br />
Kết quả<br />
Nội dung <br />
khảo sát Số <br />
Tỷ lệ<br />
lượng<br />
Trẻ mạnh dạn, tự tin 125/350 35,7%<br />
Kỹ năng vệ sinh cá nhân 102/350 29,1%<br />
Kỹ năng giao tiếp, lễ phép 135/350 38,6%<br />
Kỹ năng tự lập 89/350 25,4%<br />
Kỹ năng hợp tác, chia sẻ 81/350 23,1%<br />
<br />
<br />
Bảng khảo sát đội ngũ giáo viên về kiến thức dạy kỹ năng sống cho trẻ <br />
trước khi thực hiện đề tài<br />
Kết quả<br />
Nội dung <br />
khảo sát Số Tỷ lệ<br />
lượng<br />
Mạnh dạn, tự tin trong giao 7/18 38,9%<br />
tiếp trước đám đông.<br />
Nắm rõ các kỹ năng sống cơ 8/18 44,4%<br />
bản đối với trẻ mầm non.<br />
Biết tổ chức các hoạt động 6/18 33,3%<br />
lồng ghép giáo dục kỹ năng <br />
sống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
Nhìn vào 2 bảng khảo sát đầu năm ta thấy trẻ đến trường còn nhút <br />
nhát, chưa tự lập, giao tiếp chưa mạnh dạn, kỹ năng về hợp tác, chia sẻ còn <br />
hạn chế. Đội ngũ giáo viên số giáo viên lớn tuổi chậm trong việc đổi <br />
mới phương pháp giáo dục trẻ, số giáo viên trẻ thì còn thiếu kinh nghiệm, <br />
chưa mạnh dạn, chưa dám đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo <br />
dục trẻ về KNS.<br />
Đứng trước tình hình thực trạng của đơn vị tôi. Làm thế nào để nâng <br />
cao <br />
được chất lượng giáo dục KNS cho trẻ, đây là một bài toán hết sức khó <br />
khăn cho tôi.Bên cạnh đó điều kiện về cơ sở vật chất của nhà trường còn <br />
hạn chế nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng <br />
và giáo dục trẻ trong điều kiện hiện nay.<br />
Để góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới đất nước, thực <br />
hiện <br />
Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo <br />
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều <br />
kiện <br />
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Tôi đã <br />
mạnh dạn đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao kỹ năng sống <br />
cho trẻ trong nhà trường.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về việc dạy trẻ KNS và từ đó đưa ra <br />
các phương pháp thích hợp để dạy KNS cho trẻ.<br />
Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non.<br />
Cụ thể hóa nội dung những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạy trẻ. <br />
Trẻ nắm vững các kỹ năng cơ bản, cần thiết phù hợp lứa tuổi.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
7<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
Biện pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tự bồi dưỡng <br />
rèn luyện. <br />
Người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực <br />
đến <br />
học sinh thông qua bản thân nhân cách của mình. Bản thân nhân cách của <br />
người <br />
giáo viên có vai trò như một năng lực tổng hợp. Bên cạnh đó người giáo viên <br />
cần có những năng lực nghề nghiệp mới. Kết hợp với những năng lực truyền <br />
thống như: năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự <br />
phát <br />
triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh. <br />
Đối với giáo viên mầm non đây là năng lực đặc biệt quan trọng vì sự phát <br />
triển về các mặt của trẻ ở lứa tuổi mầm non diễn ra rất nhanh, nhưng lại <br />
không <br />
đồng đều; năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng <br />
đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu <br />
giáo <br />
dục, năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức, kỹ năng thái độ và tình <br />
cảm của học sinh. Năng lực đánh giá giúp nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn <br />
đoán và đáp ứng, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và <br />
nhất <br />
là quan hệ với học sinh, năng lực tiến hành dạy học và giáo dục. Căn cứ vào <br />
mục đích và nội dung giáo dục và dạy học đã được quy định, nhưng lại phù <br />
hợp <br />
với đặc điểm của đối tượng, năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho <br />
giáo dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường.<br />
Cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi <br />
<br />
<br />
8<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
dưỡng và tự bồi dưỡng. Quan trọng nhất là phải luôn khẳng định trình độ <br />
năng <br />
lực chuyên môn của mình trong tập thể sư phạm nhà trường. <br />
Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học <br />
tậ p <br />
được thường xuyên và suốt đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm <br />
giàu <br />
kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả. <br />
Bản thân tôi đã rất trăn trở tìm tòi, sưu tầm các loại tài liệu hướng dẫn <br />
dạy KNS cho trẻ Mầm non để nghiên cứu. Hàng ngày tranh thủ thời gian <br />
rảnh rỗi là tìm tòi sách vở để nghiên cứu, lên mạng internet để học hỏi <br />
những <br />
cách giáo dục KNS cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. <br />
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của <br />
năm học.<br />
Đầu năm học thành lập tổ chuyên môn, chỉ đạo tổ chuyên môn <br />
xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ trong năm học và kế hoạch hàng tháng <br />
theo nhiệm vụ trọng tâm của năm học trong đó nhấn mạnh đến việc lồng <br />
ghép các kỹ năng sống vào quá dạy học. Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt <br />
theo định kỳ đều đặn, hàng tháng có kế hoạch nâng cao chất lượng sinh hoạt <br />
tổ, được Ban giám hiệu nhà trường duyệt trước khi triển khai sinh hoạt; qua <br />
đó giúp giáo viên hiểu được rằng chương trình học chính khoá thường cho trẻ <br />
tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hoá trong suốt năm học, còn thực tế trẻ <br />
sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, biết cách phát <br />
triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được <br />
những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, <br />
thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn <br />
<br />
<br />
9<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
hoá một cách tốt nhất. <br />
Biện pháp 3: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về KNS <br />
và lập kế hoạch giáo dục KNS vào các chủ đề. Bồi dưỡng về thực hành cho <br />
giáo viên. <br />
Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là việc làm <br />
thường xuyên, liên tục theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần của Ban giám <br />
hiệu nhà trường. <br />
Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên mang tính đặc thù về <br />
đối tượng, phương tiện, thời gian và sản phẩm lao động. Lao động sư phạm <br />
của người giáo viên hết sức phức tạp, tinh tế, đầy khó khăn và là một sứ <br />
mạng hết sức nặng nề là đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Vì vậy đòi <br />
hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên học tập, rèn luyện, bồi dưỡng và tự <br />
bồi dưỡng, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có phẩm chất đạo đức tốt, có <br />
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhu cầu này là nhu cầu cơ bản của mỗi <br />
người giáo viên. Xác định được việc muốn nâng cao chất lượng giáo dục <br />
KNS cho học sinh thì trước tiên giáo viên phải có nhận thức hơn ai hết về <br />
những nội dung dạy trẻ, để giúp giáo viên có vốn kinh nghiệm nhận thức sâu <br />
sắc về việc dạy KNS cho trẻ thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là một <br />
việc làm không thể thiếu. Ngay từ đầu năm học giáo viên phải lập kế hoạch <br />
giáo dục KNS lồng ghép vào các chủ đề cho phù hợp.<br />
Muốn giáo viên dạy được trẻ các KNS thì đòi hỏi thao tác của giáo viên <br />
phải chuẩn mực và có sự thống nhất, những kỹ năng này phải được các cô <br />
giáo hướng dẫn giống nhau không có sự lệch lạc mỗi lớp hướng dẫn một <br />
kiểu thì sẽ rất khó cho việc kế thừa từ lớp nhỏ đến lớp lớn.<br />
Phát đĩa dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ cho giáo viên quan sát.<br />
Cho giáo viên tập thực hành các thao tác để dạy trẻ giống như trong đĩa <br />
Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan <br />
<br />
<br />
10<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học. Thực tế kết quả của <br />
nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào <br />
thời gian đầu của năm học là chính là những KNS như: sự hợp tác, tự kiểm <br />
soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định <br />
được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn <br />
đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ . <br />
Cụ thể hóa nội dung giáo dục KNS cho trẻ mầm non gồm có các nội <br />
dung: <br />
+ Kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo <br />
viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp <br />
trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với <br />
những người khác. KNS này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi <br />
tình huống ở mọi nơi, mọi lúc. Mỗi trẻ tự giới thiệu bản thân mình trước các <br />
bạn trong lớp, nói về sở thích, gia đình mình, địa chỉ cho các bạn nghe. <br />
+ Kỹ năng lao động tự phục vụ: Đối với trẻ mầm non trước khi trẻ học <br />
cách tự phục vụ thì trẻ đang còn rất vụng về, khi cho trẻ ăn có thể bố, mẹ <br />
hoặc cô giáo thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho trẻ ăn để tránh rơi vãi, nhưng <br />
giáo viên phải xác định rằng đó là cách trẻ học làm người lớn, để cho trẻ tự <br />
cần thìa xúc cơm ăn, lúc đầu có thể chưa quen nhưng sau đó dần dần trẻ sẽ <br />
thành thục trong việc tự phục vụ cho mình trong ăn uống. Biết cách sử dụng <br />
những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn <br />
gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai <br />
thức ăn, biết mời trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, biết tự dọn, cất <br />
đúng chỗ bát, chén, thìa, biết trải nệm, cất nệm trong giờ ngủ …<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Trẻ trải đệm giờ ngủ<br />
+ Kỹ năng vệ sinh cá nhân: Trẻ có thể tự súc miệng, đánh răng và <br />
rửa mặt. Dạy trẻ cách rửa tay trước mỗi bữa ăn, sau khi đi vệ sinh và nhận <br />
biết khi nào thì quần áo của mình bị bẩn cần phải giặt, biết để dạy trẻ thói <br />
quen tóc tai luôn gọn gàng và chọn trang phục phù hợp với từng hoàn cảnh, <br />
hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung <br />
quanh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh trẻ rửa tay, nhặt rác<br />
+ Kỹ năng hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài thơ, bài hát giáo <br />
<br />
<br />
12<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, hợp tác với mọi người <br />
trong quá trình chơi, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. <br />
Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. <br />
Giúp trẻ hiểu được tầm quan trong khi làm việc có sự chia sẻ và ủng hộ của <br />
người khác… Đối với trẻ 5 tuổi đã có thể làm được những công việc đơn <br />
giản như tự xếp gọn đồ chơi của mình thật ngăn nắp. Mục đích của việc này <br />
chính là dạy trẻ cách trân trọng những gì mình đang có cũng như ý thức trách <br />
nhiệm với những thứ là của mình. Trẻ biết hợp tác cùng nhau trong khi chơi, <br />
không tranh giành đồ chơi.<br />
+ Kỹ năng khám phá: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất <br />
cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học, được tìm hiểu, thích <br />
khám phá, tìm tòi, trẻ thích được trải nghiệm để có thể phát hiện ra nhiều <br />
điều mới lạ ở xung quanh trẻ. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý <br />
tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu <br />
cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất <br />
khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước <br />
được. <br />
+ Kỹ năng giao tiếp: Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối <br />
với trẻ. Kỹ năng này có vị trí chính yếu so với tất cả các kỹ năng khác như <br />
đọc, viết, làm toán và nghiên cứu khoa học. Giáo viên cần phải dạy trẻ biết <br />
thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần <br />
cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Nếu trẻ <br />
cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở <br />
nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là <br />
yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ. <br />
+ Giáo dục lễ giáo cho trẻ: Ngay từ khi còn bé, cô nên dạy trẻ chào hỏi <br />
người lớn, biết nói cảm ơn xin lỗi trong hoàn cảnh phù hợp. <br />
<br />
<br />
13<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
Ví dụ: Khi thấy người lạ vào lớp thì trẻ phải chào, khi ai đó cho quà thì <br />
biết cảm ơn, khi làm sai thì phải biết xin lỗi. <br />
+ Kỹ năng bảo vệ bản thân: Trẻ vốn luôn hiếu động, hiếu kỳ và muốn <br />
khám phá những điều mới lạ. Trong cuộc sống ngày nay, khi xã hội ngày càng <br />
hiện đại, càng phát triển thì những mối nguy hiểm cho trẻ con ngày càng <br />
nhiều. Những nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ tiềm ẩn không chỉ ở gia đình, <br />
ở trường học, ngoài đường mà còn ở bất kỳ đâu trong cuộc sống này. Dạy <br />
cho trẻ biết những mối nguy hiểm và kỹ năng ứng phó với nguy hiểm mà trẻ <br />
có thể gặp phải trong gia đình, ở trường học và ngoài xã hội phù hợp với lứa <br />
tuổi của trẻ. Cô cảnh báo với trẻ những nơi nguy hiểm không nên lại gần <br />
bằng cách cho trẻ xem tranh ảnh, video.<br />
<br />
Ví dụ: Cô phải đặt ra nhiều tình huống cho trẻ xử lý như khi có người <br />
lạ muốn dẫn trẻ đi thì cháu phải làm gì? (cô dạy trẻ không đi theo người lạ, <br />
nếu người lạ bắt đi thì cháu hãy la thật to để mọi người đến cứu...)<br />
Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên thực hiện dạy trẻ các KNS cơ <br />
bản mọi lúc, mọi nơi.<br />
Muốn dạy trẻ biết được các KNS cơ bản, trước hết người lớn <br />
phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm <br />
bảo an toàn cho trẻ. Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được vui chơi. <br />
Thông qua giờ đón và trả trẻ, thông qua hoạt động học, thông qua hoạt <br />
động ngoài trời và tham quan dã ngoại, thông qua hoạt động ăn, hoạt động vui <br />
chơi, lao động chăm sóc vật nuôi, cây trồng, hoạt động vệ sinh.<br />
Vì đối với trẻ chơi trò chơi có một vai trò rất quan trọng trong việc <br />
rèn KNS. Trẻ lớn lên, học hành và khám phá thông qua trò chơi, các hành động <br />
chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, thực hành các ý tưởng. <br />
Giáo viên cần tranh thủ đọc sách cho trẻ nghe trong mọi tình huống <br />
như những giờ hoạt động góc ở một nhóm nhỏ, trong dạo chơi ngoài trời, <br />
hoặc đọc sách trẻ nghe trong giờ trưa đối với những trẻ khó ngủ. Tăng cường <br />
<br />
<br />
14<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức cho trẻ, giúp <br />
trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương <br />
con người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa <br />
tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ. <br />
Dạy trẻ kỹ năng phát biểu trước đám đông. Cô giáo phải luôn động <br />
viên, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình, tạo cơ hội cho trẻ được bày <br />
tỏ, gợi ý cho trẻ được nói chuyện với các thành viên trong lớp về cảm giác và <br />
về những lựa chọn của mình, cần giúp trẻ hiểu rằng nên có thông số để theo <br />
đó mà lựa chọn, giáo viên không chỉ trích các quyết định của trẻ. Việc này sẽ <br />
hình thành kỹ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi <br />
tham gia các hoạt động và các buổi thảo luận tại trường sau này. <br />
Cô giáo cần giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và người lớn <br />
có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích đó. <br />
Cụ thể: Trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khác nhau, (bộ đồ <br />
bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, <br />
sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn <br />
uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những <br />
cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu… tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có <br />
thói quen tốt để hình thành kỷ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng <br />
sống tự lập sau này. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh trẻ chăm sóc cây xanh<br />
Biện pháp 5: Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ và cộng đồng về KNS<br />
Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, <br />
tạo sự liên kết và thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ trẻ về nội dung, <br />
phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. Đây <br />
là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ <br />
biến kiến thức giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ <br />
có sự phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, <br />
thẩm mĩ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử... góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo <br />
dục mà nhiệm vụ năm học đã đề ra. <br />
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức, thực hiện có hiệu <br />
quả mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ học sinh. Mối quan hệ này được <br />
xây dựng mật thiết theo những kế hoạch, biện pháp cụ thể, gắn chặt với các <br />
hoạt động chuyên môn của nhà trường. <br />
<br />
<br />
16<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền với các nội dung cần tuyên truyền <br />
được thể hiện trong chương trình từng học kỳ, từng năm học, từng tháng. Kế <br />
hoạch được xây dựng một cách linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và tình hình <br />
thực tế của nhà trường. <br />
Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh những văn bản chỉ đạo, những <br />
chính sách, chế độ liên quan đến công tác giáo dục mầm non. Trong đó đặc <br />
biệt quan tâm đến nội dung giáo dục KNS cho trẻ.<br />
Tuyên truyền về các phong trào thi đua, các cuộc vận động do <br />
Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phòng Giáo dục, địa phương tổ chức triển khai <br />
thực hiện. Những phong trào, các cuộc vận động này được nhà trường giáo <br />
viên tuyên truyền trao đổi tới phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh <br />
đầu năm, giữa năm và cuối năm. Các bậc phụ huynh cùng tham gia bổ sung <br />
đóng góp ý kiến cho nhà trường, cho lớp và có những biện pháp phối hợp giáo <br />
dục trẻ trong quá trình trẻ được học ở trường. Nhà trường tổ chức các hoạt <br />
động để phụ huynh học sinh cùng tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng <br />
cây xanh... Đóng góp xâydựng,cải tạotrường, lớp, công trình vệ sinh, theo quy <br />
định và theo thỏa thuận. Phụ huynh được tham gia các hoạt động ngoại khóa, <br />
các buổi lễ của nhà trường. Việc nhà trường yêu cầu phụ huynh tham gia vào <br />
kế hoạch hoạt động của mình không chỉ mang tính chất thông báo mà quan <br />
trọng hơn là coi cha mẹ học sinh như một kênhthông tin hữu hiệu để giúp nhà <br />
trường có thêm thông tin góp phần vào các hoạt động của nhà trường. Trao <br />
đổi thường xuyên, hằng ngày giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm với phụ <br />
huynh qua điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp thông qua giờ đón trẻ, trả trẻ. <br />
Nhà trường tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc <br />
cha mẹ, tuyên truyền về phòng một số bệnh nguy hiệm, thường gặp ở trẻ <br />
cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. Xây dựng góc tuyên truyền các bậc cha mẹ <br />
tại các nhóm lớp, các nội dung giáo dục lễ giáo phải được thay đổi theo từng <br />
<br />
<br />
17<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
chủ đề, từng tháng, hình thức hấp dẫn để tạo được sự chú ý của phụ huynh <br />
khi đưa con đến lớp. <br />
Biện pháp 6: Hướng dẫn giáo dục KNS cho trẻ tại gia đình.<br />
Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách <br />
tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai <br />
về nhà chơi? Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được <br />
mối liên kết với một trẻ nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành <br />
tiếp theo một cách dễ dàng hơn. Tuyên truyền để cha mẹ trẻ có niềm tin với <br />
sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể <br />
lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, <br />
thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. Cha mẹ trẻ cần phối <br />
hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việc tham gia tình <br />
nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các <br />
buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một <br />
số giờ học, dự các hoạt động ngoại khoá; chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã <br />
giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cả đời. <br />
Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của cuộc <br />
sống. Nếu cha mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần <br />
đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân <br />
mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực về bản thân <br />
trẻ. <br />
Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần <br />
thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một <br />
cách chính xác và thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường <br />
xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là <br />
cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn <br />
minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ.<br />
<br />
<br />
18<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
Biện pháp 7: Giúp trẻ phát triển các KNS qua việc tổ chức các hoạt <br />
động tập thể, ngoại khóa lành mạnh trong nhà trường.<br />
Đầu năm có kế hoạch và tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một <br />
cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ <br />
chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù <br />
hợp với lứa tuổi của học sinh.<br />
Căn cứ vào nội dung trên, tôi đã có kế hoạch và thực hiện nhiều hoạt <br />
động một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của trẻ <br />
và của giáo viên trong nhà trường. Nhà trường đã tổ chức các hội thi về an <br />
toàn giao thông, hội thi tiếng hát dân ca, hội thi bé vẽ tranh, tổ chức cho trẻ đi <br />
viếng nghĩa trang liệt sĩ, thăm cánh đồng lúa…. Những hoạt động đó giúp trẻ <br />
được trải nghiệm và có thêm KNS cho mình, trẻ tham gia rất hứng thú.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh trẻ đi viếng nghĩa trang liệt sĩ<br />
Biện pháp 8: Xây dựng môi trường giáo dục KNS cho trẻ.<br />
Việc xây dựng môi trường giáo dục rất quan trọng, góp phần thực hiện <br />
đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tôi đã chú trọng đến công tác xây dựng môi <br />
trường nhằm giáo dục KNS cho trẻ. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
Trước mỗi lớp học có bẳng tuyên truyền các bậc cha mẹ vớ tiêu <br />
đề “Những điều phụ huynh cần biết” trong đó gồm có các nội dung như: <br />
Danh sách trẻ, kết quả theo dõi cân đo hàng tháng, định kỳ, kết quả khám sức <br />
khỏe, các nội dung tuyên truyền về dịch bệnh, về giáo dục kỷ năng sống theo <br />
chủ đề... Các nội dung được trang trí đẹp mắt và nổi bật gây được sự chú ý <br />
của các bậc phụ huynh khi đưa đón trẻ. <br />
Trong lớp, chỉ đạo giáo viên trang trí các góc mở cho trẻ được trải <br />
nghiệm và tham gia hoạt động. Chỉ đạo tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ <br />
vào cuối chủ đề của lớp, tổ chức giao lưu các lớp với nhau, tổ chức mừng <br />
sinh nhật một nhóm trẻ ... Qua đó trẻ rất hứng thú và thông qua các hoạt động <br />
đó nhằm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách rất nhẹ nhàng và có hiệu <br />
quả. <br />
Đối với các góc khác trong lớp, tôi đã cho giáo viên xây dựng dưới dạng mở <br />
để cho trẻ cùng khám phá, trải nghiệm và giúp cô trang trí.... <br />
Biện pháp 9: Kiểm tra đánh giá giáo viên thực hiện lồng ghép các nội <br />
dung kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non<br />
Thường xuyên kiểm tra đột xuất các giờ đón và trả trẻ, kiểm tra đánh <br />
giá học sinh vào đợt kiểm tra định kỳ, đánh giá giáo viên qua các đợt hội <br />
giảng, thao giảng nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như day KNS <br />
cho trẻ từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
Các biện pháp đưa ra tuy có khác nhau nhưng chúng hỗ trợ, bổ sung cho <br />
nhau từ việc lập kế hoạch đến dạy trẻ KNS là quá trình lâu dài, cần có sự <br />
hợp tác giữa cô, trẻ và cha mẹ trẻ một cách hài hòa, môi trường cở sở vật <br />
chất của nhà trường thuận lợi tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển <br />
toàn diện.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm <br />
<br />
<br />
20<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
vi và hiệu quả ứng dụng.<br />
Qua quá trình thực hiện các biện pháp trên cùng với sự hợp tác của cả <br />
trường và sự ủng hộ của cha mẹ học sinh tôi đã đạt được kết quả như sau:<br />
Bảng khảo sát kỹ năng sống của trẻ<br />
<br />
Nội dung Kết quả<br />
khảo sát Số lượng Tỷ lệ<br />
Trẻ mạnh dạn, tự tin 250/350 71,4%<br />
Kỹ năng vệ sinh cá nhân 301/350 86%<br />
Kỹ năng giao tiếp, lễ phép 324/350 92,6%<br />
Kỹ năng tự lập 267/350 76,3%<br />
Kỹ năng hợp tác, chia sẻ 295/350 84,3%<br />
<br />
<br />
Bảng khảo sát đội ngũ giáo viên về kiến thức dạy kỹ năng sống cho trẻ <br />
sau khi thực hiện đề tài<br />
Kết quả<br />
Nội dung khảo <br />
sát Số Tỷ lệ<br />
lượng<br />
Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp trước đám đông. 12/18 66,7%<br />
<br />
Nắm rõ các kỹ năng sống cơ bản đối với trẻ mầm 15/18 83,3%<br />
non.<br />
Biết tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục kỹ 14/18 77,8%<br />
năng sống.<br />
<br />
<br />
Sau quá trình thực hiện các biện pháp, nhìn vào bảng khảo sát ta thấy vốn KNS của <br />
trẻ tăng lên rõ rệt. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn, khả năng tự lập, giao tiếp, hợp tác, chia sẻ <br />
của trẻ <br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận: <br />
Giáo dục mầm non đề cao mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho <br />
trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ. Đây là nền tảng, cơ sở <br />
<br />
21<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những <br />
tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt. <br />
Môi trường học tập tốt là môi trường vun đắp cho trẻ những kiến thức <br />
quý báu để phát triển não bộ và gieo trồng những hạt giống tâm hồn tốt lành. <br />
Đó là nơi tất cả trẻ được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích <br />
khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin, <br />
được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập ở trường hiệu quả ngày càng cao. <br />
Trẻ lao động tự phục vụ, rèn luyện kỹ năng tự lập; qua các hoạt động hàng <br />
ngày củng cố kỹ năng xã hội, kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp, hòa thuận với <br />
bạn bè và tuyệt đối không xảy ra bạo lực học đường. Nhờ đó, trẻ biết yêu <br />
thương, chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của <br />
mình trong nhóm bạn. Cảm giác tự tin khi tiếp nhận thử thách mới là chìa <br />
khóa để trẻ thành công trong hành trình khôn lớn mai sau.<br />
Mối liên kết giữa các bậc cha mẹ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ <br />
năng sống ngày càng chặt chẽ qua nhiều hình thức. Giao tiếp giữa cha mẹ và <br />
con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn <br />
kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không chiều chuộng, không còn hình ảnh <br />
mẹ đi sau xách cặp cho con, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự <br />
đeo cặp, tự để đồ dùng ngay ngắn …Tình bạn giữa trẻ được củng cố sâu sắc <br />
nhờ những hành động đẹp trong trường học.<br />
Sau quá trình kết hợp chặt chẽ từ các yếu tố trên, công tác giáo dục kỹ <br />
năng sống cho trẻ mẫu giáo không còn khó khăn. Những thói quen về thái độ <br />
hành vi tốt được hình thành,sự tự tin vào bản thân trẻ được nâng cao, trẻ <br />
mạnh dạn hơn và có tinh thần trách nhiệm hơn với hành động của mình. Kỹ <br />
năng sống tốt như nguồn nước mát trong lành, nuôi dưỡng mọi đứa trẻ trở <br />
thành những người công dân tốt cho xã hội.<br />
2. Kiến nghị: <br />
<br />
<br />
22<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Trang<br />
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giúp nâng cao giáo dục KNS cho trẻ trong trường MN Họa <br />
Mi<br />
Mua sắm thêm trang thiết bị nhằm nâng cao công tác chăm sóc nuôi <br />
dưỡng trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện.<br />
Mở các lớp tập huấn kỹ năng sống cho giáo viên học tập.<br />
Người viết <br />
sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Trang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH <br />
NGHIỆM CẤP TRƯỜNG<br />
………………………………………………………