Đề bài: Cảm nhận tác phẩm Đời thừa<br />
Bài Mẫu Số 1:<br />
Nhắc đến văn học hiện thực Việt Nam không thể không nhắc tới Nam Cao, một nhà văn <br />
luôn trăn trở về nghệ thuật, về lẽ sống của con người. Đề tài trong truyện ngắn của ông <br />
thường viết về hai chủ đề chính đó là những người nông dân và những người trí thức tiểu <br />
tư sản. Nếu viết về nông dân, ta không thể quên hình ảnh một Chí Phèo bị tước đoạt nhân <br />
hình lẫn nhân tính, tước đoạt quyền làm người, hay một Lão Hạc thương con hết mực. <br />
Còn khi viết về người trí thức tư sản, ta bắt gặp những trăn trở của những kẻ trí thức <br />
nghèo mang trong mình hoài bão lớn, Đời thừa là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ đề ấy.<br />
Truyện viết về nhân vật Hộ, một kẻ trí thức nhưng cuộc đời đầy bi kịch ngang trái. Là <br />
một kẻ có hoài bão khát vọng với văn chương, muốn viết nên những tác phẩm để đời, <br />
giàu giá trị, với hắn đó chính là thiên chức thực sự của nhà văn. Hộ là một nhà văn chân <br />
chính, có ước mơ, có trăn trở và ấp ủ nhiều dự định. Mong muốn viết nên những tác <br />
phẩm lớn được sự công nhận của thế giới thậm chí là đạt giải Nobel."Hắn đọc, ngẫm <br />
nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất <br />
cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác <br />
phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời....". Điều đó thật đáng được <br />
trân trọng, phải là những người có ý chí, đủ bản lĩnh mới dám xây nên những ý tưởng <br />
vươn tầm thế giới. Một nhà văn tài năng, khát khao sống và làm việc hết mình, vươn đến <br />
những chân giá trị của nghệ thuật.<br />
Nhưng trớ trêu thay, cái đói, những lo lắng về vật chất tủn mủn khiến cuộc đời Hộ trở <br />
nên bi kịch. Phải làm gì với những ước mơ đây khi những thiếu thốn vật chất, cái đói, cái <br />
nghèo cứ bủa vây hằng ngày. Gánh nặng miếng cơm manh áo, nuôi sống lũ con thơ đang <br />
đặt lên đôi vai gầy của người trí thức. Chính cuộc sống mưu sinh chật vật, khó khăn buộc <br />
hắn phải bán rẻ ngòi bút, bán rẻ cả lương tâm nghề viết của mình để kiếm tiền nuôi gia <br />
đình. Để có thể kiếm tiền nhanh, hắn buộc phải viết bên những dòng vắn nhạt nhẽo, <br />
nông cạn, với hắn "văn chương phải khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì <br />
chưa có", nhưng giờ đây, những bài báo vội vàng, cẩu thả được chính tay hắn viết nên.<br />
"Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! <br />
Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất <br />
lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết <br />
những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn <br />
một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. <br />
Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Hộ thấy mình khốn nạn biết bao", <br />
sự cẩu thả và chính cái đói, cái nghèo của một xã hội bất công đã bóp nghẹt bao ước mơ <br />
hoài bão của những người như Hộ nói riêng và bao kẻ trí thức nghèo nói chung.<br />
Hộ còn lâm vào một bị kịch khác nữa, đó là bị kịch của tình thương. Hắn vốn là một <br />
người giàu lòng yêu thương, một người sẵn sàng cưu mang những kẻ nghèo khó hơn <br />
mình, bởi vậy hắn yêu Từ và lấy Từ làm vợ. Hộ sống rất có trách nhiệm, luôn cố gắng <br />
làm việc để nuôi sống gia đình. Là người cha tốt, người chồng có trách nhiêm, một người <br />
đàn ông biết lo lắng cho gia đình. Hộ không muốn nhìn thấy cảnh vợ con khổ sở, cảnh <br />
Từ lam lũ, vất vả nên hắn đã từ bỏ ước mơ để kiếm tiền, hắn dành tình yêu thương toàn <br />
bộ cho gia đình, xây đắp yêu thương cho ngôi nhà nhỏ. "... Nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng: <br />
"Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hy sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỷ đi; <br />
nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng <br />
hắn vẫn còn được là người: Hắn là người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến <br />
bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. <br />
Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Và lại hèn biết bao là một thằng <br />
con trai không nuôi nổi vợ, con thì còn mong làm nên trò gì nữa?..". Nhưng bao nhiêu thứ <br />
phải lo toan khiến hắn bực bội, bí bức, khó chịu, đói khổ vật chất đã đành, tinh thần cũng <br />
không thoải mái khiến hắn phải tìm đến men rượu rồi trút hết mọi giận dỗi lên đầu vợ <br />
con những người mà hắn yêu thương hết mực, từng hi sinh tất cả để bảo vệ. Hắn thấy <br />
mình thật tệ, dù nhận được sự thấu hiểu của Từ nhưng Hộ vẫn khóc cho lương tâm, cho <br />
nỗi đau đớn dày vò trong tâm hồn của mình.<br />
Đời thừa được Nam Cao viết nên không chỉ là tiếng nói thương cảm cho những phần đời <br />
đau khổ, kiếp sống nghèo nàn mà qua đó còn lên tiếng tố cáo xã hội đầy bất công, ngang <br />
trái, trớ trêu. Xã hội mà ở đó những người trí thức bị bóp nghẹt tài năng, khốn đốn đến <br />
cùng cực.<br />
Bài Mẫu Số 2:<br />
Nam Cao đối với văn học Việt Nam là một mảnh ghép lớn góp phần hoàn thiện mảng <br />
truyện ngắn và tiểu thuyết. Ông thường hướng đến và đi sâu vào hiện thực để khai thác <br />
được những bi kịch, những mảng tối cuộc đời từng con người trong xã hội trong những <br />
năm tháng còn chịu cảnh rối ren. Có một câu văn rất kinh điển của Nam Cao nhằm khẳng <br />
định tư tưởng nghệ thuật của ông ấy là: “Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không <br />
nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những <br />
kiếp người lầm than”. Thế nên, cả cuộc đời ông cứ đi tìm những thứ hiện thực đớn đau, <br />
đầy trái ngang từ thân phận những người nông dân cùng khổ hay những trí thức nghèo <br />
sống lay lắt luẩn quẩn. Tác phẩm Đời thừa chính là cái bi kịch mà Nam Cao đã lần mò <br />
được ra để làm rõ, để khai thác và biến chúng thành nghệ thuật một thứ nghệ thuật đầy <br />
hiện thực! <br />
Nam Cao viết Đời thừa có lẽ trôi chảy hơn những tác phẩm khác, bởi ông vốn là một trí <br />
thức nghèo, thế nên cái cảm giác của ông và nhân vật chính có phần nhiều là tương đồng. <br />
Nam Cao chẳng phải quá vất vả để tưởng tượng và đi sâu vào nhân vật của mình như khi <br />
ông viết về những người nông dân. Đời thừa của Nam Cao là một tác phẩm hay vừa vạch <br />
ra được cái hiện thực mà Nam Cao muốn làm sáng rõ đồng thời cũng đem lại nhiều suy <br />
tưởng, triết lý rất sâu sắc về việc làm nghệ thuật. Những điều ấy đều thông qua ngòi bút <br />
tài tình của tác giả đã xây dựng cho nhân vật chính một thế giới nội tâm thật phong phú, <br />
ta đọc mà ngỡ như đó là chính bản thân Nam Cao vậy. <br />
Nhan đề Đời thừa dường như đã nói lên hết nội dung của tác phẩm và cuộc đời của nhân <br />
vật Hộ, chính là xoay quanh hai chữ ấy. Hộ vốn là một chàng trai trẻ với nhiều hoài bão <br />
mơ ước, rồi đời Hộ đã bước sang trang mới khi Hộ gặp Từ người phụ nữ khốn khổ bất <br />
hạnh, bị nhân tình lừa cho có thai rồi bỏ rơi. Hộ lúc ấy đâu nghĩ đến mai sau mà chỉ nghĩ <br />
rằng mình phải cứu Từ, phải có trách nhiệm với Từ, thế là Hộ nhận Từ làm vợ, nhận <br />
làm cha đứa trẻ. Những tháng ngày đầu tiên vợ chồng Hộ cũng hạnh phúc lắm, bởi vì Từ <br />
là một người hiền dịu lại rất mực nghe lời chồng, nên Hộ thấy thế là đủ, là tốt lắm. <br />
Nhưng rồi cái cuộc sống khốn khổ dần khiến Hộ không còn là Hộ nữa. Khi xưa Hộ có <br />
thể tự vỗ ngực mà nói rằng: “Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý <br />
tưởng. Lòng hắn đẹp. Ðầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn <br />
mủn về vật chất”. Nhưng giờ đây đã khác, hắn có thể nhịn đói nhưng còn vợ hắn, con <br />
hắn có thể nhịn được không, với tư cách của một người chồng người cha Hộ không thể <br />
làm thế. Những lý tưởng cao đẹp khi xưa, những trăn trở về một tác phẩm có giá trị cho <br />
cuộc đời, những tư tưởng vị nhân sinh, rồi thì những “băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm <br />
nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời...” dần bị Hộ đẩy ra xa. <br />
Hộ chỉ còn kịp nghĩ đến việc làm thế nào để có thật nhiều tiền, để vợ con không chết <br />
đói, Hộ viết những thứ văn chương tồi tàn, những tác phẩm mì ăn liền, mà theo Hộ thì đó <br />
“toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý <br />
rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi”. Hộ thấy <br />
xấu hổ, nhục nhã vì đã đi ngược lại với lý tưởng mình hằng tâm niệm, vì sự cẩu thả bất <br />
lương trong làm nghệ thuật của mình. Hộ dằn vặt bản thân mãi trong cái suy nghĩ đau <br />
khổ ấy, rồi Hộ tự thấy mình là người thừa, là một cuộc đời thừa thãi trong cái thế giới <br />
văn chương cao đẹp, nơi mà “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm <br />
theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết <br />
tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có...”. Hộ trở nên <br />
chán nản, cục súc với cả Từ người vợ mà bấy lâu luôn luôn “rất ngoan, rất phục tùng, rất <br />
tận tâm”. Anh từng có những suy nghĩ rất lêch lạc ví như: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để <br />
sống cho mạnh mẽ”, nhưng rồi tấm lòng nhân hậu, yêu thương gia đình lại không cho <br />
phép anh làm những điều tồi tệ, anh không thể ruồng bỏ vợ con để được tiếp tục theo <br />
đuổi nghệ thuật chân chính của mình. Rồi cứ thế Hộ lại thỏa hiệp với cuộc sống lăn lộn <br />
kiếm tiền, nhưng tiền cứ mãi thiếu hụt, Hộ dường như muốn điên lên, anh cảm thấy thật <br />
uất ức, căm hận cuộc sống đang dồn ép một con người khốn khổ như anh. Hộ dần tìm <br />
đến những cuộc vui, những cuộc đàn đúm, Hộ bắt đầu tìm đến rượu để quên đi cái đau <br />
khổ trong tâm trí. <br />
Hộ dần đánh mất bản thân mình, Hộ đang tiến rất gần vào bước đường sa ngã rồi. <br />
Nhưng thật may sao, tình yêu của Từ, sự nhẫn nhịn của Từ đã kéo Hộ ra khỏi bước <br />
đường tăm tối, trước khi Hộ đi xa hơn nữa. Hộ chỉ thực sự tỉnh ra khi nhận ra mình sắp <br />
mất Từ thật rồi, nhưng cuộc đời của Hộ vẫn chưa thoát ra khỏi được cái bi kịch của <br />
chính mình. Bi kịch về một ước mơ, một lý tưởng buộc phải bỏ dở vì chính cái nhân cách <br />
cao đẹp…<br />
Trong truyện còn một nhân vật không kém phần quan trọng đó là Từ, vợ của Hộ. Cuộc <br />
đời người phụ nữ này đã phải gặp nhiều khổ đau ngang trái, cho đến khi gặp Hộ những <br />
tưởng Từ sẽ được hạnh phúc, nhưng rồi Từ cũng lại rơi vào một bi kịch khác. Từ rất <br />
ngoan, rất thương chồng con, cô chưa bao giờ nặng lời với chồng nửa lời. Bởi Từ mang <br />
ơn chồng, chính là Hộ đã cứu mẹ con Từ, cũng cứu lấy cái danh dự cả đời cho Từ. Rồi <br />
thì Hộ cũng rất yêu Từ và cô cũng yêu anh, nên cô cố gắng thật ngoan ngoãn để vun vén <br />
cho cái tổ ấm khó khăn lắm mới có được này. Thấy Hộ say mèm, thấy Hộ quát mắng dọa <br />
nạt, Từ cũng chỉ biết nhẫn nhịn, nhà thiếu thốn, lại thấy chồng phải vất vả mưu sinh, <br />
dằn vặt đau khổ, cô chỉ biết nhịn ăn nhịn tiêu để chồng mình đỡ khổ. Trong tâm trí Từ, <br />
chính cô là người đã gây nên bi kịch cuộc đời Hộ, chính vì cô mà anh phải khổ tâm như <br />
vậy. Nên đôi lúc Từ cũng định dứt áo ra đi, có lẽ thế đời Hộ sẽ bớt khổ hơn chăng. <br />
Nhưng cái tấm lòng yếu đuối của một người vợ yêu chồng, một người mẹ yêu con không <br />
cho phép Từ làm thế, mà Từ cũng không làm được, vậy là Từ lại ở lại, tiếp tục làm một <br />
người vợ ngoan, cố thu mình lại để không khiến Hộ phiền lòng. Từ quyết tâm sẽ đồng <br />
cam cộng khổ với Hộ dù có phải chịu đói chịu rét hơn nữa. Có lẽ cả câu chuyện ta chỉ <br />
thấy thật xót xa cho Từ, đỉnh điểm nhất là cảnh Từ nằm ôm con ngủ trên võng, hình ảnh <br />
cánh tay nhợt nhạt, thấy cả đường gân xanh bóng. Một người phụ nữ yếu đuối sao lại <br />
mang trong mình nhiều bi kịch đến vậy. Cảnh vợ chồng ôm nhau khóc nức nở, đó chính là <br />
sự vỡ òa trong bi kịch cuộc sống của cả hai, Hộ đã tỉnh ngộ, còn Từ khóc vì cuối cùng Hộ <br />
đã quay trở lại là Hộ trước kia.<br />
Lời ru con cuối truyện của Từ không khỏi dấy lên trong lòng người đọc những suy ngẫm <br />
về hiện thực xã hội những năm trước cách mạng tháng Tám.<br />
“Ai làm cho gió lên giời,<br />
Cho mưa xuống đất, cho người biệt li;<br />
Ai làm cho Nam, Bắc phân kỳ,<br />
Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân...”<br />
Chính viễn cảnh đất nước rối ren như thế, khiến những thân phận người trí thức cũ phải <br />
ngậm ngùi chôn vùi đi những lý tưởng cao đẹp về nghệ thuật, phải lăn lộn làm trái lương <br />
tâm để kiếm những đồng tiền còm cõi bằng thứ văn chương rẻ mạt.<br />
Truyện ngắn Đời thừa là một tác phẩm xuất sắc của Nam Cao viết về những bi kịch của <br />
tầng lớp trí thức cũ trước cách mạng tháng tám. Ông đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật <br />
để khai thác được những tinh túy từ tâm hồn người trí thức, những quan niệm về nghệ <br />
thuật thật đắt giá và ý nghĩa. Đó cũng chính là quan điểm văn chương mà Nam Cao hằng <br />
theo đuổi. Đồng thời câu chuyện cũng là một tác phẩm mang nhiều giá trị nhân đạo sâu <br />
sắc, ở đó ta thấy hiện lên một tình người cao cả, tình yêu thương thủy chung của vợ <br />
chồng, rồi lòng thương con sâu sắc, dù bị vùi dập trong bi kịch nhưng những tình cảm ấy <br />
vẫn trồi lên trên tất cả làm nên ý nghĩa của cả tác phẩm.<br />
<br />