Cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương) và “Tự tình” của (Hồ Xuân Hương)
lượt xem 7
download
Hình ảnh người phụ nữ VN từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở cho các nhà thơ, nhà văn. Đặc biệt qua các bài Tự Tình của Hồ Xuân Hương và Thương Vợ của Trần Tế Xương chúng ta sẽ hiễu rõ thêm phần nào về thân phận của người phụ nữ thời xưa dưới chế độ phong kiến qua bài văn mẫu "Cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương) và “Tự tình” của (Hồ Xuân Hương)" dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cảm nhận vẻ đẹp riêng của hai bài thơ “Thương vợ” (Tú Xương) và “Tự tình” của (Hồ Xuân Hương)
VĂN MẪU LỚP 11 CẢM NHẬN VẺ ĐẸP RIÊNG CỦA HAI BÀI THƠ “THƯƠNG VỢ” (TÚ XƯƠNG) VÀ “TỰ TÌNH” (HỒ XUÂN HƯƠNG) BÀI MẪU SỐ 1: Thần thoại Hi Lạp kể lại rằng: Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn con của loài dây leo, dáng run rẩy của loài có hoa, nét mềm mại của các loài lau cón, màu rực rỡ của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của những chiếc lá,… để tạo nên vẻ đẹp của người phụ nữ. Thật nghịch lí rằng người phụ nữ lại phải chịu bao bất hạnh đắng cay dù họ là tinh túy của đất trời, vũ trụ. Vì lẽ đó, hình tượng người phụ nữ luôn là ám ảnh tâm hồn của những người nghệ sĩ. Theo dòng chảy của thời gian, ta nhớ mãi những câu ca than thân, bài thơ “Bánh trôi nước” , “Tự tình” của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Tú Xương. Qua ba tác phẩm, ta phần nào thấy được những bi kịch, thiệt thòi, bất công và vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Nhắc đến Hồ Xuân Hương, người ta thường nhắc đến bà Chúa thơ Nôm, nữ sĩ nổi loạn. Nổi bật trong sáng tác của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm với người phụ nữ, là sự đề cao, khẳng định vẻ đẹp của họ. “Bánh trôi nước”, “Tự tình” là hai bài thơ tiêu biểu cho thân phận người phụ nữ trong xã hội thời xưa. Còn nói đến Tú Xương, người ta thường hay nói tới ông Hoàng của thơ Nôm – một trong những đại diện xuất sắc nhất trong văn học trung đại Việt Nam. Trong sáng tác của ông có hẳn một đề tài về người vợ rất phong phú về thể loại gồm văn, thơ, câu đối. Trong đó, “Thương vợ” là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất viết về đề tài người phụ nữ. Qua bài thơ, ta phần nào thấy được nỗi nhọc nhằn, vất vả cùng vẻ đẹp tâm hồn bà Tú – hình mẫu lí tưởng, đại diện cho người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam đã hiện lên qua nhiều câu thơ với hình ảnh người phụ nữ chịu nhiều bất hạnh, đắng cay. Đầu tiên, ta phải kể đến đó là “Bánh trôi nước” – bài thơ tiêu biểu cho thân phận “ba chìm bảy nổi” của người phụ nữ: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Với những vẻ đẹp như vậy, đáng lẽ ra người phụ nữ phải được sống một cuộc sống hạnh phúc. Nhưng không, họ phải chịu nhiều những đắng cay, uất ức. Họ không làm chủ được số phận, không tự quyết định được hạnh phúc của mình, thân phận chìm nổi lênh đênh. Trong xã hội phong kiến, với quan niệm trọng nam khinh nữ, người đàn bà luôn bị nhào nặn, xô đẩy cũng như những câu ca dao than thân xưa kia: Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? Không làm chủ được số phận của mình, duyên phận bẽ bàng, hạnh phúc dở dang, điều này được thể hiện rõ ràng qua bài thơ “Tự tình” (Hồ Xuân Hương). Tuy xuân sắc vẫn còn, xuân tình chưa cạn nhưng người con gái chịu cảnh lẻ loi, không kẻ đoái hòa, quan tâm:Trơ cái hồng nhan với nước non. Cô đơn, buồn tủi, thi sĩ đã dùng rượu để giải sầu nhưng trớ chêu thay, càng uống lại càng tỉnh trơ ra. Tìm đến rượu, thi sĩ chỉ còn biết tâm sự với trăng – người bạn tri kỉ muôn đời của những tâm hồn cô đơn, sầu tủi. Nhưng rồi thi sĩ cũng chỉ thấy: Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Vầng trăng nhạt nhòa như đồng điệu với tâm hồn của người nữ sĩ. Tuổi xuân đã sắp trôi qua, cuộc đời sắp sửa xế bóng mà tình yêu vẫn dang dở, chưa một lần chọn vẹn. Bi kịch chồng chất, nối tiếp nhau. Dù có vùng vẫy tìm mọi cách thoát khỏi bi kịch nhưng bi kịch vẫn đeo bám cuộc đời nữ sĩ. Chính vì vậy mà bài thơ Tự Tình cuối cùng vẫn kết lại trong tâm trạng chán trường, ngao ngán: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con Không ngao ngán, chán trường sao được khi mùa xuân của đất trời cứ trở đi, trở lại nhưng còn tuổi trẻ tình yêu thì một đi không trở lại. “Mảnh tình” đã nhỏ bẻ mong manh lại san sẻ thành ra ít ỏi. Cuối cùng chỉ còn có một tí con con, có cũng như không. Đó là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa khi với họ, hạnh phúc là chiếc chăn quá hẹp: Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng Người phụ nữ Việt Nam không chỉ chịu nhiều đắng cau, uất ức mà họ cũng phải lam lũ, vất vả, nhọc nhằn để nuôi chồng con. Điều này đã được thể hiện rõ ràng qua lăng kính đầy yêu thương của Tú Xương trong bài thơ “Thương vợ”: Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quẵng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò Đông. Bà Tú hiện lên với hình ảnh người phụ nữ buôn bán nơi đầu sông cuối chợ, chỗ mom sông để kiếm đủ tiền, nuôi đủ “năm con với một chồng”. Buôn bán ở chốn ấy là hàng ngày phải đối mặt với nguy hiểm. Thấu hiểu phần nào nỗi cơ cực, nhọc nhằn của người vợ, Tú Xương đã đồng điệu thân cò với người bà Tú: Lặn lội thân cò khi quẵng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò Đông Bắt nguồn từ cao dao, dân ca nhưng Tú Xương vẫn có sáng tạo rất tinh tế. Ca dao nói theo chiều thuận « thân có lặn lội » Tú Xương lại đảo ngược « lặn lội thân cò ». Ca dao đặt hình ảnh cái cò trong không gian vắng lặng, lộng gió thì Tú Xương để « thân cò » trong không gian, thời gian khi quẵng vắng, mênh mông, heo hút, rợn ngợp. Eo sèo mặt nước buổi đò Đông. Câu thơ gợi lên cảnh buôn bán chen chúc, xô đẩy nhau trên con thuyền mỏng manh, chênh vênh, cheo leo. Vì chồng, vì con, bà Tú bất chấp hiểm nguy, quên đi lời dặn dò ân cần của cha mẹ thuở nào: Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi. Những câu thơ thể hiện phần nào nỗi vất vả, cơ cực, khó khăn, nhọc nhằn của người phụ nữ Việt Nam thời xưa kia. Tuy chịu nhiều lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, những người phụ nữ Việt Nam vẫn giữ trong mình vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp. Đó là tấm lòng son sắt, thủy chung, cao khiết: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Thêm vào đó là bản lính mạnh mẽ, cứng cỏi, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh của người con gái: Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đấm toạc chân mây đá mấy hòn Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với những động từ, tính từ mạnh đã làm đặc tả sự phản kháng mãnh liệt, dữ dội đến mức như muốn “nổi loạn” của tâm hồn nữ sĩ. Hai câu luận mang đậm dấu ấn, bản lĩnh Xuân Hương: đó là một cá tính mạnh mẽ, táo bạo, không bao giờ chịu gục ngã trước hoàn cảnh, không bao giờ cúi đầu trước số phận. Hơn nữa, hai câu thơ không làm cho lòng người yếu mềm, bi lụy mà trái lại nó có sức cổ vũ người phụ nữ đứng dậy trong bi kịch của đời mình. Họ không chỉ thủy chung, son sắt cùng bản lĩnh kiên cường mà còn là người tần tảo, chịu khó, hi sinh vì chồng vì con của mình: Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công. Phép đếm « một …hai…năm…mười » như sự cơ cực, cay đắng chồng chất mà bà Tú phải gánh chịu. Dẫu thế, bà Tú nào có oán trách, kêu ca. Từng trải, hiểu đời, thương chồng, yêu con, trước sau bà Tú vẫn giữ đúng đạo nghĩa vợ chồng. “Âu đành phận”, “dám quản công”, đó không phải là sự cam chịu mà là thái độ bình thản, mãnh liệt, quyết liệt. Dù khó khăn, nhọc nhằn thế nào, bà Tú vẫ tự nguyện hi sinh vì chồng, vì con. Vậy là, bức chân dung của bà Tú – một người hình mẫu lí tưởng cho người phụ nữ Việt Nam đã hoàn thiện trong nét vẽ yêu thương, kính trọng của Tú Xương. Bà Tú tiêu biểu cho những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt : đảm đang, tháo vát, tảo tần, chịu thương, chịu khó, hết lòng yêu thương chồng con. Đến đây, ta bỗng hiểu vì sao không chỉ có ông Tú mà bao thế hệ bạn đọc luôn yêu kính bà Tú. Tóm lại, “Bánh trôi nước”, “Tự tình” của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Tú Xương, mỗi bài thơ một cảnh ngộ, một nối niềm nhưng các tác phẩm đều khiên chúng cảm thương trước thân phận người phụ nữ, thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của họ. Chính sự gặp gỡ trong cảm xúc nhân văn đẹp đẽ của các nhà văn, nhà thơ đã tạo nên sức lâu bền của tác phẩm trong tâm trí người đọc. BÀI MẪU SỐ 2: Hình ảnh người phụ nữ VN từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở cho các nhà thơ, nhà văn. Đặc biệt qua các bài Tự Tình của Hồ Xuân Hương và Thương Vợ của Trần Tế Xương chúng ta sẽ hiễu rõ thêm phần nào về thân phận của người phụ nữ thời xưa dưới chế độ phong kiến. "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non" Với bút pháp tả thực, từ ngữ giản dị đã gợi cho ta thấy được sự cô đơn lanh lẽo trong cái không gian thanh vắng trống trải của đêm khuya. Từ ngữ "hồng nhan" như ám chỉ một người phụ nữ xinh đẹp, quyến rủ thế nhưng nó lại cứ "trơ" ra. Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn công khai một hiện thực hết sức bẽ bàng, chua xót mà bà đang nếm phải.Và cũng từ đó bà nhận ra được số phận của những người phụ nữ trong chế độ phong kiến thối nát, với những quan niệm"trai thì nam thê bảy thiếp" đã làm cho người phụ nữ không có được một chỗ đứng trong xã hội, họ lo lắng cho thân phận trôi nổi cuả mình bởi họ không thể quyết định được duyên phận của bản thân họ. "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tàn" Bà đã mượn rượu để quên đi tình, quên đi cái số phận hẩm hiu của mình, nhưng say rồi lại tỉnh lại càng buồn tủi hơn, đau khổ hơn.HÌnh ảnh vầng trăng sắp tàn mà lại khuyết chưa tròn như ngự ý một nhân duyên không trọn vẹn mà tuổi xuân thì cứ lạnh lùng trôi qua. "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn" Khoảng không gian như được mở rộng hơn qua tầm nhìn của tác giả, những động từ "đâm", "xiên" gợi lên sự mạnh mẽ, bướng bỉnh thể hiện sự kháng cự đầy quyết liệt của bà Hồ Xuân Hương, một nỗi khao khát được hạnh phúc, được có một mái ấm gia đình, được người chồng thương yêu chăm sóc chứ không phải ngồi một mình trong đêm khuyên thanh vắng với sự cô đơn và lạnh lẽo trong nỗi buồn tủi, tâm trạng chán chường trước một mảnh tình không được trọn vẹn mà phải "chia năm sẻ bảy" để rồi cuối cùng chỉ còn một mảnh "tí con con". Mặc dù bà có bản lỉnh có giỏi gian như thế nào cũng không thoát khỏi được nghịch cảnh. Bởi người phụ nữ không hề có được địa vị trong xã hội này.Cái xã hội "trọng nam khinh nữ","nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" đã làm cho người phụ nữ điêu đứng, nhưng cũng từ đó những phẩm chất tốt đẹp của họ được bộc lộ rõ nét hơn.. "Quanh năm buôn bán ở mom sông
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học nói chung và môn Mĩ thuật ở Tiểu học nói riêng
31 p | 944 | 97
-
Cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
11 p | 533 | 35
-
Nét mới trong cách cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
4 p | 183 | 25
-
Xuân Quỳnh - một tiếng nói riêng về tình yêu qua “Sóng”
7 p | 289 | 22
-
Nét mới trong cảm nhận về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
5 p | 238 | 22
-
Giáo án bài Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh quê hương - Mỹ thuật 4 - GV.Trần Mai Anh
3 p | 576 | 20
-
Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Câu cá mùa Thu
3 p | 260 | 10
-
Slide bài Vẽ chân dung - Mỹ thuật 8 - GV.B.Mai Phương
19 p | 139 | 8
-
Vẻ đẹp tâm hồn người Vợ nhặt và Thị Nở
6 p | 92 | 6
-
Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo, mới lạ của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
5 p | 75 | 6
-
Cảm nhận về hình ảnh Bếp Lửa
4 p | 103 | 6
-
Cảm nhận về truyện Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam
3 p | 44 | 5
-
Vẻ đẹp bi tráng của ngươi lính trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng
5 p | 124 | 5
-
Dàn ý tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá thể hiện riêng. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Tây Tiến và Việt Bắc
10 p | 81 | 4
-
Trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân tự coi mình là người "đi tìm cái thứ vàng của màu sắc núi sông Tây Bắc…". Anh/chị hãy cảm nhận về thứ vàng của màu sắc núi sông Tây Bắc qua hình tượng con Sông Đà
4 p | 59 | 4
-
Chứng minh hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” của Xuân Diệu qua các bài thơ “Vội vàng, đây mùa thu tới, thơ duyên”
6 p | 155 | 4
-
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng "li khách" trong bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
6 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn