Can thiệp nội mạch điều trị thông động tĩnh mạch thận sau chấn thương thận ở trẻ em: Báo cáo một trường hợp
lượt xem 0
download
Bài viết trình bày thông động tĩnh mạch thận (TĐTMT) được định nghĩa là sự thông nối trực tiếp giữa hệ động mạch và tĩnh mạch thận mà không thông qua mạng lưới mao mạch. Nhóm nguyên nhân mắc phải có tỉ lệ cao nhất khoảng 70%, thường gặp sau sinh thiết thận qua da, chấn thương hoặc vết thương xuyên thấu thận. TĐTMT là một biến chứng nguy hiểm sau chấn thương thận (CTT) ở trẻ em.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Can thiệp nội mạch điều trị thông động tĩnh mạch thận sau chấn thương thận ở trẻ em: Báo cáo một trường hợp
- Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 27(4):16-22 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.03 Can thiệp nội mạch điều trị thông động tĩnh mạch thận sau chấn thương thận ở trẻ em: Báo cáo một trường hợp Võ Lê Đức Trọng1,*, Đỗ Nguyên Tín2, Huỳnh Công Chấn1, Trần Đại Phú1, Lê Thanh Hùng1 1 Khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Đơn vị Can thiệp tim mạch, bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Thông động tĩnh mạch thận (TĐTMT) được định nghĩa là sự thông nối trực tiếp giữa hệ động mạch và tĩnh mạch thận mà không thông qua mạng lưới mao mạch. Nhóm nguyên nhân mắc phải có tỉ lệ cao nhất khoảng 70%, thường gặp sau sinh thiết thận qua da, chấn thương hoặc vết thương xuyên thấu thận. TĐTMT là một biến chứng nguy hiểm sau chấn thương thận (CTT) ở trẻ em. Tại bệnh viện Nhi đồng 1, chúng tôi đã áp dụng can thiệp nội mạch để điều trị các biến chứng nặng sau CTT ở trẻ em nhưng chưa có trường hợp nào được báo cáo cụ thể. Vì vậy, chúng tôi báo cáo nhân một trường hợp bệnh nhi với chẩn đoán TĐTMT sau CTT được điều trị thành công bằng phương pháp can thiệp nội mạch thuyên tắc mạch máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo một trường hợp bé trai 15 tuổi nhập viện vì chấn thương thận trái sau tai nạn giao thông. Ngày thứ 7 sau chấn thương, bệnh nhi đau hông trái tăng dần và tiểu máu trở lại phải truyền máu liên tục. Kết quả cắt lớp vi tính (CLVT) kiểm tra ghi nhận hình ảnh TĐTMT ở phân thùy dưới thận trái, có điểm xuất huyết hoạt động tạo hình ảnh túi giả phình mạch và thông vào bể thận. Bệnh nhi được chỉ định can thiệp nội mạch thuyên tắc nhánh động mạch thận bằng coil vòng xoắn vào ngày thứ 12 sau chấn thương. Kết quả: Chụp động mạch kiểm tra ghi nhận dòng máu qua nhánh thông được bít hoàn toàn, các nhánh động mạch thận còn lại lưu lượng máu tốt. Tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, không còn đau hông lưng và tiểu máu, được xuất viện sau khi can thiệp 10 ngày. Siêu âm doppler mạch máu thận sau 1 tháng ghi nhận các coil vòng xoắn đúng vị trí, thận trái tưới máu tốt, không còn hình ảnh túi giả phình động mạch thận. Kết luận: Can thiệp nội mạch thuyên tắc mạch máu có thể là phương pháp điều trị TĐTMT an toàn và hiệu quả ở trẻ em, nên được lựa chọn đầu tiên trong điều trị TĐTMT tại những cơ sở có đầy đủ trang thiết bị. Từ khóa: thông động tĩnh mạch thận; can thiệp nội mạch; chấn thương thận Ngày nhận bài: 05-08-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 12-09-2024 / Ngày đăng bài: 14-09-2024 *Tác giả liên hệ: Võ Lê Đức Trọng. Khoa Ngoại Thận-Tiết niệu, bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: votrong4595@gmail.com © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 16 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Abstract ENDOVASCULAR MANAGEMENT OF POST TRAUMATIC RENAL ARTERIOVENOUS FISTULA IN PEDIATRIC PATIENT: A CASE REPORT Vo Le Duc Trong, Do Nguyen Tin, Huynh Cong Chan, Tran Dai Phu, Le Thanh Hung Objective: Renal arteriovenous fistula (RAVF) is defined as abnormal communications between renal arteries and venous systems. It is mostly acquired secondary to percutaneous biopsy, penetrating or blunt renal trauma, approximately 70%. Post-traumatic RAVF is a severe condition in the children population. With the recent advancements in endovascular treatment, the endovascular approach for definitive diagnosis and embolization is now the initial treatment of choice for managing RAVF in pediatric patients. Methods: We present a case of a 15-year-old boy who was admitted to an emergency unit with left kidney trauma due to a motorbike accident. On day 7 after the initial trauma, the patient suddenly had back pain on the left side, hematuria recurred and required continuous blood transfusions. The second computed tomography scan (CTs) showed an active bleeding arteriovenous fistula which formed a pseudoaneurysm image in the ruptured parenchyma of the lower pole of the left kidney and connected to the renal pelvis. Endovascular coil embolization of the lower kidney pole segmental artery was performed on day 12. Results: Complete occlusion was shown by the angiogram, the remaining renal artery branches had good blood flow. The patient's condition gradually improved and was discharged after 10 days in a stable clinical condition. A doppler US one month later showed the embolization coils in the correct position, adequate renal perfusion in the left kidney, and no residual pseudoaneurysm or fistula. Conclusions: Post traumatic arteriovenous fistula is rare but a severe condition in children’s population. The result shows that early diagnosis and appropriate interventions can preserve patient’s renal function. Endovascular embolization is a safe, effective minimally invasive treatment and has become the initial treatment of choice for managing RAVF in pediatric patients. Keywords: renal arteriovenous fistula; endovascular intervention; renal trauma 1. ĐẶT VẤN ĐỀ trường hợp TĐTMT kích thước nhỏ và không triệu chứng có thể được điều tị bảo tồn, tuy nhiên, đối với TĐTMT có triệu Thông động tĩnh mạch thận (TĐTMT) được định nghĩa là chứng kéo dài và không đáp ứng với điều trị nội khoa cần sự thông nối trực tiếp giữa hệ động mạch và tĩnh mạch thận được can thiệp sớm để tránh các biến chứng tim mạch và có mà không thông qua mạng lưới mao mạch. Đây là một tổn nguy cơ phải cắt thận [1, 3]. Trước đây, TĐTMT được điều thương hiếm gặp, đặc biệt ở dân số trẻ em. TĐTMT có ba trị bằng phẫu thuật thắt chọn lọc nhánh động mạch thận và có nhóm nguyên nhân chính: bẩm sinh, mắc phải và vô căn. khả năng phải cắt một phần thận nếu cần thiết [1, 3, 5]. Với Trong đó, nguyên nhân mắc phải có tỉ lệ cao nhất khoảng những tiến bộ trong kỹ thuật can thiệp nội mạch, thuyên tắc 70%, thường gặp sau sinh thiết thận qua da, chấn thương hoặc mạch máu hiện nay đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong điều vết thương xuyên thấu thận, u thận hay phẫu thuật cắt bán trị TĐTMT [1, 2, 5-7]. phần thận [1-3]. Tại bệnh viện Nhi đồng 1, chúng tôi đã áp dụng can thiệp TĐTMT là một biến chứng nguy hiểm sau chấn thương nội mạch để điều trị các biến chứng nặng sau CTT ở trẻ em thận (CTT) ở trẻ em, với biểu hiện tiểu máu, tăng huyết áp, nhưng chưa có trường hợp nào được báo cáo cụ thể. Vì vậy, đau hông lưng và suy tim do cung lượng cao [1, 2, 4]. Trong chúng tôi báo cáo nhân một trường hợp bệnh nhi với chẩn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 17
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 đoán TĐTMT sau CTT được điều trị thành công bằng phương Hiệp hội phẫu thuật chấn thương Hoa Kỳ (AAST), vỡ cực pháp can thiệp nội mạch thuyên tắc mạch máu. dưới thận trái, tổn thương đài thận, tụ dịch, tụ máu quanh thận và dưới vỏ bao thận trái, chưa ghi nhận tổn thương mạch máu thận (Hình 1). Không ghi nhận thương tổn phối hợp vùng 2. BÁO CÁO CA bụng chậu. Sau đó bệnh nhi được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến trên. Trường hợp bệnh của chúng tôi là bé trai, 15 tuổi, cách nhập viện 7 tiếng, bệnh nhi đang ngồi sau trên xe máy thì xe đột Tại đây ghi nhận bệnh nhi tỉnh, than đau hông trái, bụng ngột tông vào tường, hông trái đập mạnh vào tường. Sau tai không trướng, có vết bầm và ấn đau vùng hông trái, tiểu máu nạn, bệnh nhi đau vùng hông lưng trái và tiểu máu, được cấp toàn dòng kèm nhiều máu cục. Mạch và huyết áp lúc nhập cứu tại bệnh tuyến quận. Bệnh nhi được chẩn đoán theo dõi viện lần lượt là 80 lần/phút và 100/60 mmHg, thể tích hồng chấn thương bụng kín-gãy mỏm khuỷu tay phải, được nẹp cố cầu (Hct) 32%. Chức năng thận trong giới hạn bình thường định tay phải và chụp ắt lớp vi tính (CLVT) bụng chậu có tiêm với Urê máu 4,54 mmol/L và Creatinin máu 100,7 µmol/L. cản quang, kết quả ghi nhận chấn thương thận trái độ IV theo Bệnh nhi được điều trị bảo tồn với kháng sinh tĩnh mạch, giảm đau, truyền máu duy trì Hct > 30%, đặt thông tiểu theo dõi. Hình 1. Hình ảnh CTT trái trên phim CLVT giờ thứ 5 sau chấn thương. Vỡ cực dưới thận trái (mũi tên cong) và tụ dịch quanh thận và dưới vỏ bao thận (mũi tên thẳng), chưa ghi nhận tổn thương mạch máu thận A B Hình 2. TĐTMT xuất huyết tạo hình ảnh túi giả phình mạch trên phim CLVT. (A): mặt phẳng ngang, (B): mặt phẳng đứng ngang. Túi giả phình mạch xuất phát từ động mạch phân thùy dưới thận trái (đường vàng đứt nét), có thông vào bể thận 18 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.03
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 A B Hình 3. Hình ảnh túi giả phình động mạch thận trước và sau khi thuyên tắc mạch trên phim chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền (digital subtraction angiography-DSA). (A): trước thuyên tắc mạch. (B): sau thuyên tắc mạch TĐTMT xuất huyết tạo túi giả phình mạch (đường vàng đứt nét). Coil vòng xoắn (mũi tên) Sau 6 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhi ổn định, nước tiểu tốt (Hình 3). vàng trong, Hct dao động trong khoảng 33 – 36%. Ngày thứ Sau khi can thiệp, tình trạng bệnh nhi cải thiện, không còn 7, bệnh nhi đau hông trái tăng dần, tiểu máu trở lại, siêu âm đau hông lưng, Hct ổn định trong khoảng 31 – 33%, tiểu máu Doppler thận ghi nhận cấu trúc echo kém ở cực dưới thận trái, giảm dần và nước tiểu vàng trong hoàn toàn ở ngày thứ 5 sau kích thước 20x14 mm, có phổ mạch máu liên tục với động can thiệp. Bệnh nhi được cho tập vận động nhẹ từ ngày thứ 2 mạch cực dưới thận, nghĩ nhiều là túi giả phình động mạch và xuất viện ngày thứ 10 ngày sau thời điểm can thiệp – ngày thận sau chấn thương. Sau đó tình trạng chảy máu tiến triển thứ 22 sau CTT. Siêu âm doppler mạch máu thận sau 1 tháng nặng, giảm Hct nhiều lần phải truyền hồng cầu lắng 10 ml/kg ghi nhận các coil vòng xoắn đúng vị trí, thận trái tưới máu tốt, liên tục trong 48 giờ. Bệnh nhi được chụp CLVT kiểm tra không còn hình ảnh túi giả phình động mạch thận. mạch máu thận vào ngày thứ 12 sau nhập viện, ghi nhận tổn thương dạng tủi giả phình động mạch phân thùy dưới thận trái, thành mỏng, bắt thuốc cùng đậm độ với động mạch chủ 3. BÀN LUẬN trong thì động mạch và thải thuốc cùng thì với tĩnh mạch thận, kích thước 34x29x24 mm, có điểm xuất huyết hoạt động TĐTMT được mô tả lần đầu tiên trong báo cáo của Vorela thông vào bể thận (Hình 2). Bệnh nhi được chỉ định can thiệp ME năm 1928. Đây là một thương tổn hiếm gặp, tuy nhiên tỉ nội mạch thuyên tắc nhánh động mạch thận trong cùng ngày. lệ đang tăng dần với hơn 200 trường hợp đã được báo cáo [3]. TĐTMT là một biến chứng nguy hiểm sau CTT ở trẻ em Chúng tôi tiếp cận từ động mạch đùi phải, qua động mạch [4, 8]. Các trường hợp TĐTMT có triệu chứng cần được can chủ bụng, đặt catheter Terumo Glidecath 4 Fr x 100 cm và thiệp điều trị sớm [1, 3]. Hiện nay, can thiệp nội mạch để chẩn dây dẫn ái nước Terumo Guidewire 0,035” x 260 cm vào đoán xác định và thuyên tắc mạch máu là phương tiện điều trị động mạch thận trái, chụp mạch máu thận ghi nhận động đầu tay trong TĐTMT [1, 2, 4-6]. mạch phân thùy dưới thận trái có một phân nhánh TĐTMT, lưu lượng đáng kể, hiện đang xuất huyết tạo túi giả phình và Chúng tôi báo cáo một trường hợp TĐTMT được điều trị có thông vào đài bể thận trái. Đưa catheter kích cỡ nhỏ thuyên tắc mạch máu ở ngày thứ 12 sau chấn thương. Triệu Terumo ProGreat Micro-catheter 2,1 Fr x 135 cm kèm vi dây chứng khởi phát là đột ngột tiểu máu và đau hông lưng trở lại dẫn can thiệp mạch máu Boston Scientific Transend 0,014” x khi tình trạng bệnh nhi đang ổn định với điều trị bảo tồn ở 190 cm vào phân nhánh chảy máu thành công. Chúng tôi tiến ngày thứ 7 sau chấn thương. Triệu chứng lâm sàng của hành đặt 3 coil vòng xoắn (Boston Scientific VortX Diamond TĐTMT có tỉ lệ thay đổi theo các nghiên cứu, thường gặp 3x3,3 mm) lần lượt bít các phân nhánh động mạch thông cực nhất là tiểu máu (33 – 72%), tăng huyết áp (43 – 50%), suy dưới thận trái. Chụp kiểm tra ghi nhận nhánh thông được bít tim sung huyết (32 – 43%) và đau hông lưng (26 – 34%) hoàn toàn, các nhánh động mạch thận còn lại lưu lượng máu [2, 3, 9]. Thời gian xuất hiện triệu chứng được ghi nhận có thể https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 19
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 kéo dài đến 1 năm và thậm chí lâu hơn kể từ thời điểm có tổn là phương pháp điều trị TĐTMT an toàn và hiệu quả kể cả ở thương [2, 5, 10]. Điều này được giải thích do lỗ thông có kích dân số trẻ em. Năm 1995, van der Zee JA báo cáo trường hợp thước nhỏ và lớn dần theo thời gian hoặc do cục máu đông đầu tiên can thiệp nội mạch điều trị TĐTMT thành công ở gây bít lỗ thông từ ban đầu [5]. một bé gái 3 tuổi [12]. Từ đó đến nay, các báo cáo về kết quả Siêu âm thường là cận lâm sàng hình ảnh được lựa chọn để can thiệp nội mạch điều trị TĐTMT ở trẻ em ngày càng tăng tiếp cận chẩn đoán. Siêu âm doppler có thể phát hiện mạch với tỉ lệ biến chứng thấp [3, 6, 13-15]. Nhiều vật liệu thuyên máu bị dãn và có hình ảnh phổ âm của động mạch trong lòng tắc mạch đã được sử dụng như hạt vi cầu (hạt xốp gelatin, hạt tĩnh mạch thận [1, 10]. Chụp CLVT có tiêm cản quang có thể PVA), coil, nút mạch máu (vascular plug), bóng chèn và các giúp xác định chính xác vị trí lỗ thông và góp phần lựa chọn loại dung dịch tắc mạch (cồn tuyệt đối, N-butyl kế hoạch điều trị phù hợp [1]. Trên phim CLVT, thường ghi cyanoacrylate, hợp chất nhựa EVA). Lựa chọn vật liệu thuyên nhận nhánh động mạch và tĩnh mạch có đường thông bị dãn tắc phù hợp dựa vào kích thước, tốc độ dòng chảy của mạch và hình ảnh bắt thuốc cản quang sớm trong hệ tĩnh mạch. Sau máu và ưu nhược điểm của từng loại vật liệu [16]. Trong chấn thương thận, hình ảnh TĐTMT có thể không điển hình TĐTMT và các trường hợp dị dạng mạch máu nói chung, và cần phải phân biệt với các thương tổn khác như u thận và thuyên tắc mạch bằng coil được sử dụng nhiều hơn do có thể túi phình động mạch thận bẩm sinh. TĐTMT sau chấn thương can thiệp được trên các mạch máu có kích thước vừa và nhỏ, có thể đi kèm giả phình động mạch thận, tạo hiệu ứng khối, có độ chính xác và tính chọn lọc cao hơn. Đồng thời coil có có thì bắt thuốc và thải thuốc tương tự như u thận. Cách chẩn tác dụng tắc mạch cơ học nhanh và triệt để nên thường được đoán TĐTMT dựa vào thương tổn luôn bắt thuốc cùng đậm sử dụng trong các trường hợp cần can thiệp cấp cứu [16, 17]. độ với thì chụp mạch máu của CLVT [11]. Đối với túi phình Hiện nay, can thiệp nội mạch còn được chỉ định để điều trị động mạch thận bẩm sinh, sau chấn thương có thể tạo đường các trường hợp chấn thương thận phức tạp (độ IV – V) hay thông giữa động-tĩnh mạch thận. Các trường hợp này thường biến chứng giả phình động mạch thận sau chấn thương [15]. có tiền căn tăng huyết áp và trên phim CLVT thường thấy Các biến chứng có thể gặp sau can thiệp thuyên tắc mạch như thành túi phình dày và rõ hơn do quá trình vôi hóa kéo dài. hội chứng sau tắc mạch (post-embolization syndrome), tụ Trường hợp của chúng tôi, phim CLVT ghi nhận tổn thương máu tại vị trí đặt catheter hay tổn thương mạch máu và nhu bắt thuốc cản quang cùng đậm độ với động mạch chủ trong mô thận. Hầu hết các biến chứng đều có thể điều trị bảo tồn thì động mạch và cùng đậm độ với tĩnh mạch thận trong thì mà không cần can thiệp xâm lấn [17]. Mặc dù vậy, phẫu thuật tĩnh mạch, có thành mỏng và không có tiền căn tăng huyết áp cắt thận hay bán phần thận vẫn nên được xem xét là phương trước chấn thương. Tuy nhiên, chụp mạch máu kỹ thuật số án điều trị cuối cùng trong các trường hợp can thiệp nội mạch xóa nền (DSA) vẫn là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán hình thất bại hay tại những cơ sở không đủ điều kiện can thiệp nội ảnh nhờ vào hình ảnh động có độ phân giải cao. Những đường mạch [5]. thông kích thước nhỏ không phát hiện trên phim CLVT nhưng có thể thấy rõ trên phim DSA [1]. Trong trường hợp bệnh của chúng tôi, kết quả siêu âm và CLVT ghi nhận hình ảnh túi giả 4. KẾT LUẬN phình mạch máu thận kích thước tăng dần và có điểm xuất huyết hoạt động. Bệnh nhi được chỉ định để chụp DSA để TĐTMT là một biến chứng nguy hiểm sau CTT ở trẻ em, chẩn đoán xác định kết hợp với điều trị thuyên tắc mạch, kết có thể diễn tiến nặng và nguy cơ phải cắt thận. Triệu chứng quả cho thấy hình ảnh TĐTMT ở động mạch phân thùy dưới thường gặp là tiểu máu, tăng huyết áp, đau hông lưng và suy thận trái, đang xuất huyết tạo túi giả phình và có đường thông tim. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời giúp bảo tồn chức vào bể thận. năng thận sau chấn thương. DSA vừa là tiêu chuẩn vàng trong Bệnh nhi được thuyên tắc mạch bằng dụng cụ coil vòng chẩn đoán, vừa có thể kết hợp điều trị trong TĐTMT. Can xoắn. Kết quả sau khi can thiệp, triệu chứng lâm sàng bệnh thiệp nội mạch thuyên tắc mạch máu có thể là phương pháp nhi giảm dần và hết hẳn sau 5 ngày, chức năng thận được bảo điều trị TĐTMT an toàn và hiệu quả ở trẻ em, nên được lựa tồn và không còn thấy hình ảnh TĐTMT trên siêu âm. Trong chọn đầu tiên trong điều trị TĐTMT tại những cơ sở có đầy ba thập kỷ gần đây, thuyên tắc mạch máu đã được chứng minh đủ trang thiết bị. 20 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.03
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Xung đột lợi ích 4. Brown RL, Falcone RA, Garcia VF. Genitourinary Tract Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. Trauma. Pediatric Surgery, 7th volume 1, 311-325. Elsevier Saunders. 2012. ORCID 5. Deininger S, Törzsök P, Lusuardi L. Renal Võ Lê Đức Trọng Arteriovenous (AV) Fistula after high-grade blunt renal https://orcid.org/0009-0005-3049-0594 trauma caused by traffic accidents. J Clin Med. 2023;12:6362. Đóng góp của các tác giả 6. Fung KFK, Wong SW, Chan EYH. Embolisation of an Ý tưởng nghiên cứu: Lê Thanh Hùng, Võ Lê Đức Trọng aneurysmal high-flow renal arteriovenous fistula in a paediatric patient: simultaneous arterial and venous Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Võ Lê Đức Trọng approach. CVIR Endovascular. 2022;5:24. Thu thập dữ liệu: Võ Lê Đức Trọng 7. Paredes-Mariñas E, Llort-Pont C, Mateos-Torres E, Giám sát nghiên cứu: Lê Thanh Hùng Crespo-Barrio M, Barrios-Barrera C, Clará-Velasco A. Nhập dữ liệu: Võ Lê Đức Trọng Percutaneous treatment of an arteriovenous fistula and a pseudoaneurysm after a transplanted kidney biopsy. Quản lý dữ liệu: Võ Lê Đức Trọng Nefrologia. 2013;33(5):744-745. Phân tích dữ liệu: Võ Lê Đức Trọng 8. Vorela ME. Aneurisma arteriovenoso de las vas renales Viết bản thảo đầu tiên: Võ Lê Đức Trọng y asidolia consecutive. Rev Med Latin Am. 1928;14:32- 44. Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Lê Thanh Hùng, Đỗ Nguyên Tín, Huỳnh Công Chấn, Trần Đại Phú 9. Messing E, Kessler R, Kavaney PB. Renal arteriovenous fistulas. Urology. 1976;8(2):101-107. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu 10. Dönmez FY, Coşkun M, Uyuşur A, Hunca C, Tutar NU, Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. Başaran C (2008). Noninvasive imaging findings of idiopathic renal arteriovenous fistula. Diagn Interv Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Radiol, 14:103-105. Nghiên cứu được miễn trừ trong Hội đồng Đạo đức. 11. Hoang VT, Pham NTT, Nguyen HQ, Van HAT, Vo MTT, Nguyen TTT, Chansomphou V, Trinh CT. A Case TÀI LIỆU THAM KHẢO of Arteriovenous Fistula After Kidney Trauma Mimicking Tumor. J Investig Med High Impact Case 1. Vignesh S, Madhumitha B, Mukuntharajan T. Rep. 2020;8: 1-4. Endovascular embolization of idiopathic renal 12. Van der Zee JA, van den Hoek J, Weerts JG. Traumatic arteriovenous fistula – A case report and literature renal arteriovenous fistula in a 3-year-old girl, review. Case Reports in Clinical Radiology. successfully treated by percutaneous transluminal 2023;1(1):28-31. embolization. J Pediatr Surg. 1995;30(10):1513-1514. 2. Eduardo VT, Regina FP, Alejandro DGG. Minimally 13. Rüth EM, Dittrich K, Jüngert J, Uder M, Rascher W, invasive treatment of early post-traumatic renal Dötsch J. Successful interventional treatment of arteriovenous fistula. Rev Invest Med Sur Mex. arteriovenous fistula after kidney biopsy in pediatric 2016;23(2):106-109. patients--a report of three cases. Nephrol Dial 3. Chauvapun JP, Caty MG, Harris LM. Renal Transplant. 2008;23(10):3215-3218. arteriovenous aneurysm in a 4-year-old patient. Journal 14. Oyama M, Tamura H, Hidaka Y, Furuie K, Kuraoka S. of Vascular Surgery. 2005;41(3):535-538. Renal arteriovenous fistula discovered ~2 years after https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 21
- Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 renal biopsy: A case report. Clinical Case Reports. Shunts: Clinical Features, Imaging Appearance, and 2023;11(6):e7538. Transcatheter Embolization Based on Angioarchitecture. Radiographics. 2016; 15. Kartal İ, Durmaz HA, Güler Çimen S, Çimen S, Ersoy https://pubs.rsna.org/doi/10.1148/rg.2016150124. H. Transcatheter embolization in pediatric blunt renal trauma: Case report and review of the literature. Turkish 17. Ierardi AM, Piacentino F, Pesapane F, Carnevale A, Journal of Trauma & Emergency Surgery: TJTES. Curti M, Fontana F, Venturini M, Pinto A, Gentili F, 2020;26(3):475-481. Guerrini S, De Filippo M, Giganti M, Carrafiello G. Basic embolization techniques: tips and tricks. Acta 16. Maruno M, Kiyosue H, Tanoue S, Hongo N, Matsumoto Biomed. 2020;91(8-S):71-80. S, Mori H, Sagara Y, Kashiwagi J. Renal Arteriovenous 22 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.03
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ RÒ ĐỘNG MẠCH CẢNH XOANG HANG
19 p | 143 | 14
-
Bài giảng Chăm sóc, điều trị trước và sau can thiệp động mạch vành
48 p | 91 | 9
-
Bài giảng Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch - Điều trị phình động mạch chủ ngực đoạn xuống - Trần Quyết Tiến, Phạm Quốc Hùng
26 p | 110 | 8
-
Bài giảng Kết quả bước đầu điều trị huyết khối xoang tĩnh mạch nội sọ nặng bằng can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy - BCV. Lê Văn Khoa
22 p | 40 | 4
-
Đề tài: Kết quả can thiệp nội mạch điều trị lóc tách thành động mạch chủ cấp type B tại Viện Tim mạch Quốc gia
18 p | 54 | 3
-
Bài giảng Kỹ thuật chụp CT trong can thiệp nút mạch điều trị u gan trên máy Angio CT tại Bệnh viện Vinmec - CN Bùi Văn Dũng
10 p | 25 | 2
-
Bài giảng Kết quả can thiệp nội mạch điều trị hẹp tắc mãn tính động mạch đùi khoeo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa - Bs. Phạm Thị Hằng Hoa
22 p | 21 | 2
-
Bài giảng Phình động mạch chủ bụng chỉ định điều trị và kỹ thuật can thiệp nội mạch - Ths. BS. Lê Xuân Thận
28 p | 19 | 2
-
Phân tích ngưỡng chi trả đối với can thiệp tim mạch của bệnh nhân hội chứng vành cấp tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 7 | 2
-
Bài giảng Cập nhật điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch - BS. CK2. Trần Thanh Cường
29 p | 5 | 1
-
Hiệu quả cải thiện lâm sàng và an toàn của can thiệp nội mạch trong điều trị đột quị thiếu máu não cấp
4 p | 2 | 0
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị chảy máu mũi tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế S.I.S Cần Thơ năm 2022-2024
8 p | 1 | 0
-
Kết quả điều trị tắc động mạch tầng đùi khoeo mạn tính bằng phương pháp can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2024
7 p | 2 | 0
-
Kết quả ngắn hạn điều trị ngoại khoa bệnh lý huyết khối thành động mạch chủ cấp tính
10 p | 0 | 0
-
Đánh giá kết quả sớm điều trị tắc hoàn toàn mạn tính động mạch tầng đùi khoeo TASC D bằng can thiệp nội mạch
8 p | 0 | 0
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ho ra máu bằng phương pháp can thiệp nội mạch mạch máu số hóa xóa nền (DSA) tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022–2023
8 p | 1 | 0
-
Kết quả can thiệp nội mạch kết hợp với mổ mở trong điều trị bệnh lý tắc hẹp động mạch chi dưới đa tầng tại Bệnh viện Chợ Rẫy 2018-2019
6 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn