intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi bài tập: Dược liệu

Chia sẻ: Thùy Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

617
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn chuyên ngành Y dược tham khảo tài liệu câu hỏi bài tập "Dược liệu" dưới đây để có thêm tài liệu học tập và ôn thi. Tài liệu cung cấp cho các bạn 11 câu hỏi bài tập có đáp án về: Nguyên tắc chung thu hái dược liệu, nguyên tắc thu hái dược liệu là rễ, lá, hoa, quả, hạt,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi bài tập: Dược liệu

  1. Câu 1: Nguyên tắc chung thu hái dược liệu?  Nguyên tắc chung thu hái dược liệu: ­ Đúng dược liệu ­ Đúng bộ phận dùng ­ Đúng thời điểm Câu 2: Nguyên tắc thu hái dược liệu là rễ, lá, hoa, quả, hạt? A. Rễ ­ Cây hàng năm: thu hái lúc lá ngả màu vàng, quả đã chín già. ­ Cây sống nhiều năm: cuối thu sang đông. B. Lá ­ Lúc cây sắp ra hoa hoặc chớm ra hoa. ­ Cây hai năm: thu hái vào năm thứ và để lại lá non. ­ Đựng vào sọt có mắt thưa, tránh ép mạnh C. Hoa ­ Hoa sắp nở hoặc chớm nở. ­ Hái bằng tay, nhẹ nhàng. ­ Đựng vào đồ cứng, không lèn chặt. D. Quả ­ Quả mọng: + Thu hái lúc chín hoặc sắp chín. + Hái lúc trời mát, để nguyên cuống, xếp nhẹ nhàng. + Quả bẩn phải rửa nước thì thấm khô dùng ngay. + Dụng cụ đựng cứng, thoáng, có lót êm. + Để nơi khô mát. ­Quả khô nên thu hái trước khi khô hẳn. E. Hạt ­ Thu hái lúc quả chín già. ­ Quả khô tự mở thu hái trước khi quả khô hẳn Câu 3: Tính chất và tác dụng của saponin, tanin, alkaloid, tinh dầu? 1. Saponin ­ Tính chất: có tính tạo bọt ­Tác dụng: +Dùng để tẩy rửa +Với cơ thể người: liều cao gây tan huyết, liều nhỏ nhuận tràng,thông tiểu, long đờm,... +Saponin steroid có tác dụng kích thích tổng hợp acid nucleic và chống viêm giống corticoid. 2. Tanin ­Tính chất: có vị chát, làm săn se niêm mạc, kết tủa albumin ­Tác dụng: chữa đi ngoài, chữa bỏng, chữa ngộ độc kim loại, và alcaloid. 3. Alcaloid ­Tính chất: Hợp chất hữu cơ có chứa Nito, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, có dược lực rất  mạnh và cho những phản ứng với một số thuốc thử đặc trưng. ­Tác dụng: rất khác nhau: cafein, morphin, cocain, quinidin, emetin, arecolin,........ 4. Tinh dầu ­Tính chất: Lỏng, mùi thơm, dễ bay hơi, không tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ.Khi nhỏ  trên giấy và hơ nóng, bay hơi không để lại dấu vết.
  2. ­Tác dụng: kích thích và sát trùng nhẹ dùng chữa bệnh hô hấp. Làm nguyên liệu chiết suất camphor  menthol và làm thơm.  Câu 4: Các nguyên nhân làm hỏng  dược liệu và cách khắc phục? A. Độ ẩm ­ Tác hại: làm cho nấm mốc, sâu bọ, côn trùng phát triển và phá hoại dược liệu. ­ Khắc phục: + Xây dựng nhà kho đúng cách. + Có thiết bị thong gió. + Phơi sấy khô dược liệu trước nhập kho. + Dùng các chất hút ẩm. + Đảo kho theo định kỳ. B. Nhiệt độ ­ Tác hại: + Làm cho tinh dầu bay hơi. + Chất béo bị oxi hóa. + Dược liệu có đường dễ bị lên men. + Hoạt chất dễ bị phân hủy. + Côn trùng sâu bọ phát triển. ­Khắc phục  + Xây dựng nhà kho đúng quy cách. + Có quạt, điều hòa nếu có thể. + Đảo kho theo định kỳ. C. Nấm mốc ­ Tác hại: Sinh ra acid hữu cơ phá hoại dược liệu và độc tố nguy hiểm. ­ Khắc phục + Đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. + Kiểm tra, phát hiện và xử lý sớm dược liệu bị nấm mốc. D. Côn trùng ­ Tác hại: Ăn hại dược liệu, làm hư hỏng dược liệu. ­ Khắc phục + Kiểm tra, phát hiện và xử lý sớm dữ liệu bị hư hại. + Kê cao, xếp dược liệu xa tường và trần nhà. + Dùng hóa chất tiêu diệt. E. Bao bì, đóng gói ­ Tác hại + Bao bì không sạc hoặc ẩm làm cho nấm mốc sâu mọt phát triển. + Đóng gói sơ sài làm dược liệu bị vụn nát. ­ Khắc phục + Bao bì phù hợp. + Đóng gói đúng quy cách vào ngày nắng ấm, khô ráo. F. Thời gian tồn kho ­ Tác hại: Thời gian tồn kho lâu làm giảm chất lượng dược liệu ­ Khắc phục + Có kế hoạch sử dụng hợp lý. + Dược liệu thu hoạch trước, nhập kho trước thì sử dụng trước và ngược lại.
  3. Câu 5: Kỹ thuật phơi sấy dược liệu? A Phơi: làm khô dược liệu bằng không khí nóng thiên nhiên. ­ Có 2 cách phơi: + Phơi dưới ánh nắng mặt trời: Dược liệu được trải trên các tấm liếp đặt cao khỏi mặt đất tránh đất  cát và thoáng khí 2 mặt, đảo thường xuyên. Phơi khoảng vài giờ đến vài ngày tùy theo lượng nước  chứa trong dược liệu và thời tiết. + Phơi trong bóng râm: Trải mỏng dược liệu trên các liếp hoặc buộc thành bó nhỏ rồi treo hay vắt  theo hình chữ X trên các sợi dây thép để trong nhà xung quanh không có vách. B. Sấy: Làm khô dược liệu chủ động bằng không khí nóng nhân tạo. ­ Thực hiện trong buồng kín có lỗ thông hơi chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn đầu 40 – 50*C + Giai đoạn giữa 50 – 60*C + Giai đoạn cuối 60 – 70*C ­Dược liệu là tinh dầu dễ bị phân hủy, dễ thăng hoa, nhiệt độ dưới 40*C Câu 6: So sánh ưu, nhược điểm của phương pháp phơi và sấy dược liệu. Phương pháp phơi Phương pháp sấy Ưu điểm ­ Dễ thực hiện ­ Chủ động ­ Rẻ tiền ­ Điều chỉnh được nhiệt độ ­ Làm khô lượng lớn dược liệu Nhược điểm ­ Phụ thuộc vào thời tiết ­ Tốn kém ­ Không điều chỉnh được nhiệt độ ­ Không thích hợp Câu 7: Tên,bộ phận dùng,thành phần hóa học chính, công dụng, cách dùng và liều lượng dùng  các dược liệu chứa anthraglycosid? 1.Cây thảo quyết minh ( cassiatora) ­ Bộ phận dùng: hạt ­Thành phần hóa học: anthraglycosid ­ Công dụng: Chữa gan nhiệt sinh nhức đầu, hia mắt, nhuận tràng, thông tiểu. ­Cách dùng và liều lượng: + hạt ( ngâm nước cho hạt nứt, rang cho nở hết, dùng 5­10g/ngày:sắc +chè thanh nhiệt gói 5g, giải nhiệt, thông tiểu, hãm. 2.Cây đại hoàng (rheum sp.) ­ Bộ phận dùng: thân rễ ­ Thành phần hóa học: anthraglycosid ­ Công dụng: Kích thich tiêu hóa, nhuận tràng tùy liều. ­ cách dùng và liều lượng: + Giúp sự tiêu hóa: 0.05g­0.1g/ngày + Nhuận tràng: 0.1­0.5g/ngày +Tẩy: 0.5­2g/ngày +dạng sắc, bột. 3.Cây muồng trâu ( cassia alata) ­ Bộ phận dùng: Hạt ­ thành phần hóa học: anthraglycosid ­ Công dụng: chữa táo bón, bệnh gan, bệnh phù. ­ Cách dùng:
  4. + Nhuận tràng: 4­6g/ngày;sắc +Tẩy: 20­30g/ngày;sắc. 4.Thạch ( Agar­ Agar ) ­Nguồn gốc: Chất bột nhầy đã chế biến từ một số loài hồng tảo hoặc rau câu  ­ Thành phần hóa học: Muối calci  ­Công dụng: +Chữa táo bón  +Thực phẩm  +Môi trường nuôi cấy VSV ­ Cách dùng, liều lượng: Chữa táo bón: 1­10g/ngày; uống với nước  Câu 8. Tên, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính, công dụng, cách dùng và liều dùng các  dược liệu chứa glycosid tim?  1.Cây trúc đào ( Nerium oleander ) ­Bộ phận dùng: Lá  ­Thành phần hóa học: Glycosid tim (Oleandrin) ­Công dụng: ­  Chữa suy tim, hở van hai lá, loạn nhịp  ­Cách dùng, liều lượng: +Dung dịch oleandrin 1/5000, ngày uống 3 lần x 10 giọt  +Viên 0,1mg, 1 viên x 2 lần  2.Cây sừng dê hoa vàng ( Strophanthus divaricatus ) ­Bộ phận dùng: Hạt  ­Thành phần hóa học: Glycosid tim ( Strophantin D,G) ­Công dụng: Chữa suy tim  ­Cách dùng, liều lượng: Strophantin 0,25mg, tiêm 1­2 ống/ngày  Câu 9. Tên, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính, công dụng, cách dùng và liều dùng của ô   đầu? ­Tên: Aconitum fortune ­Bộ phận dùng: Rễ củ  ­Thành phần hóa học : Alcaloid (aconitin) ­Công dụng: +Ô đầu để xoa bóp ngoài da  +Phụ tử chế chữa trụy mạch, ra nhiều mồ hôi, chân tay tê bại  ­Cách dùng, liều lượng: +Cồn xoa bóp  +Diêm phụ, hắc phụ : 4­12g/ngày, sắc  Câu 10. Tên, nguồn gốc, thành phần hóa học chính, công dụng, cách dùng và liều dùng của các vị   thuốc lấy từ cây sen ? ­Tên: Nelumbium speciosum ­Bộ phận dùng: +Quả già  +Hạt  +Cây mầm  +Lá  +Tua nhị và bao phấn 
  5. +Thân rễ  +Gương sen già  ­Thành phần hóa học: +Liên nhục có : protid, lipid, đường, tinh bột  +Liên tâm có: alcaloid  +Liên diệp có: alcaloid, flavonoid, tanin  +Liên tu có: chất thơm, tanin  +Liên ngẫu có: protein, đường, vitamin +Liên phòng có: flavonoid, tanin  ­Công dụng: +Liên nhục bổ tỳ, bổ thận  +Liên tâm chữa mất ngủ, thổ huyết  +Liên diệp chữa kiết tả, xuất huyết, đại tiểu tiện ra máu  +Liên tu : giống liên tâm  +Liên ngẫu, Liên phòng : chữa thổ huyết, băng huyết, tiểu tiện ra máu  ­Cách dùng, liều lượng: +Liên nhục: 10­30g/ngày; sắc, bột, hoàn  +Liên tâm: 2­4g/ngày, sao vàng rồi sắc hoặc hãm  +Liên diệp: 15­20g/ngày; sắc  +Liên tu: 5­10g/ngày; hãm, sắc  +Liên ngẫu dùng tươi 30­40g/ngày hoặc khô 6­12g/ngày; sắc  +Liên phòng dùng 15­30g/ngày; sắc  Câu 11. Tên, nguồn gốc, thành phần hóa học chính, công dụng, cách dùng và liều dùng các vị   thuốc lấy từ con rắn hổ mang? ­Tên: Naja naja ­Bộ phận dùng: Thịt rắn, nọc rắn, mật rắn, xác rắn  ­Thành phần hóa học:  +Thịt: protid, lipid, saponosid  +Nọc rắn: độc tố, alcaloid  +Mật rắn: cholesterin, acid hữu cơ  +Xác rắn: kẽm oxyd, titan oxyd  ­Công dụng: +Thịt rắn: Thuốc bổ, chữa phong thấp  +Nọc rắn: Xoa bóp giảm đau  +Mật rắn: Chữa thấp khớp, trẻ em hen suyễn  +Xác lột: Sát trùng, trị ghẻ lở ngoài da  ­Cách dùng, liều lượng: +Thịt rắn: 4­8g/ngày; bột,  +Rượu rắn: 20­30ml trước khi ngủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2