intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm chương 8 môn Hóa 12

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

414
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo “Câu hỏi trắc nghiệm chương 8 môn Hóa 12”. Đề cương cung cấp bài tập trắc nghiệm về Nhận biết một số chất vô cơ sẽ giúp các bạn nắm chắc và làm nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm phần này một cách chính xác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm chương 8 môn Hóa 12

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 8 MÔN HÓA 12 CHƯƠNG 8: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ NHẬN BIẾT: Câu1: Chọn một chất thích hợp dưới đây có thể phân biệt ba chất sau: Al, Mg, Al2O 3 A. dd HNO3 loãng B. dd CuCl2 C. dd NaOH D. dd HCl Câu 2: Có 5 gói bột mịn tương tự nhau là các chất CuO, FeO, MnO2, Ag2O, (Fe + FeO). Có thể dùng dung dịch nào trong số các dung dịch dưới đây phân biệt các chất trên? A. AgNO3. B. HCl. C. Ba(OH)2. D. HNO3. Câu 3: Có 4 dung dịch là: NaOH, H 2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử nào sau đây phân biệt các dd trên? A. Dung dịch BaCl2 B. Dung dịch NaCl C. Dung dịch HNO3 D. Dung dịch KOH Câu 4: Nếu chỉ được cùng dd H 2SO4 không dùng thêm chất khác kể cả nước nguyên chất thì nhận biết được mấy chất trong các chất sau :Ba; Mg; Fe; Ag; Al? A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 5: Cho dung dịch NaOH dư vào các dd sau, dd nào thu được kết tủa ? (1) Al2(SO 4)3, (2) AlCl3 , (3) Na[Al(OH)4], (4)FeSO4 A. (2) B. (3) C. (1) D. (4) Câu 6: Chỉ dùng một thuốc thử nào đưới đây có thể phân biệt được các dd không màu: AlCl3, MgCl2, FeSO4, Fe(NO 3)3, NaCl đựng trong các lọ mất nhãn? A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch NH3 C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Dung dịch Na2CO 3 Câu 7: Cho các ion sau: Fe2+ Mn2+, Cu2+ , Mg2+, K+ chứa trong các dung dịch riêng biệt mất nhãn. Có thể dùng chất nào phân biệt các dung dịch trên ( Không được dùng các chất khác kể cả không khí)? A. NaOH. B. Na2S. C. Ca(OH)2. D. H2S. Câu 8: Cho khí NH3 dư sục vào các dung dịch NaCl (1), AlCl3 (2), FeCl2 (3), ZnCl2(4), MgCl2 (5).
  2. Những dd có kết tủa xuất hiện là A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5). C. (3), (5). D. (2), (3), (4), (5). Câu 9: Để phân biệt các chất rắn: NaCl, CaCO 3, BaSO4, Al(NO 3)3 ta cần dùng các thuốc thử là A. H2O và CO2. B. H2O và NaOH. C. AgNO3 D. HCl và NaOH. Câu 10: Để nhận ra các khí CO2, SO 2, H2S, NH3 cần dùng các dd: A. NaOH và Ca(OH)2 B. Nước brom và NaOH C. KMnO4 và NaOH D. Nước brom và Ca(OH)2 Câu 11: Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dd H 2SO4 loãng đun nóng bởi vì A. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh. B. Phản ứng tạo dd có màu xanh và khí không màu hoá nâu trong không khí . C. Phản ứng tạo ra dd có màu vàng nhạt D. Phản ứng tạo ra dd có và khí không mùi, làm xanh quỳ tím Câu 12: Cho các dd đựng trong các lọ riêng biệt: NaCl; NH4Cl; FeCl2; (NH4)2CO3. Kim loại nào phân biệt được các dd trên: A. Ba B. NA. C. K D. Fe. Câu 13: Cho dd các chất sau: NaCl, HCl, Na2CO3. để phân biệt các chất trên, số thuốc thử ít nhất cần phải sử dụng là: A. phải dùng ba thuốc thử . B. Chỉ một thuốc thử C. không thuốc thử nào hết . D. chỉ hai thuốc thử Câu 14: Cho các dd AlCl3, NaCl , MgCl2 , H2SO 4 , đựng trong các lọ mất nhãn . thuốc thử phân biệt các dd trên là: A. dd CaCl2. B. dd AgNO3. C. dd quì tím. D. dd KOH. Câu 15: Để phân biệt 6 dung dịch: NaNO3 , Fe(NO3)3 ,Al(NO3)3 , Mg(NO3)2 NH 4NO 3 , (NH 4)2SO 4 ,Chỉ dùng thuốc thử: A. dd Ba(OH)2. B. dd H2SO4. C. dd NH3. D. dd NaOH. Câu 16: Để phân biệt 5 kim loại phân biệt: Fe, Mg, Ba, Ag, Al , người ta có thể dùng một trong những thuốc thử nào sau đây?
  3. A. HCl B. NaOH. C. HNO3 D. H2SO4 loãng Câu 17: Cho 4 dung dịch, mỗi dung dịch chỉ có 1 loại cation: Na+, Mg2+, Zn2+, Ni2+. Nếu chỉ dùng cách thử màu ngọn lửa thì có thể nhận biết được A. 1 dung dịch B. 2 dung dịch C. 3 dung dịch D. 4 dung dịch Câu 18: Có 5 dung dịch riêng biệt, mỗi dung dịch chứa 1 cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được A. 2 dung dịch B. 3 dung dịch C. 1 dung dịch D. 5 dung dịch Câu 19: Cho dung dịch chứa các cation sau: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H +. Muốn loại được nhiều cation ra khỏi dung dịch, có thể dùng: A. dung dịch K2CO3 B. dung dịch Na2CO3 C. dung dịch NaOH D. dung dịch Na2SO4 Câu 20: Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử, có thể nhận biết được tối đa A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 4 chất Câu 21: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để làm sạch khí CO2, hóa chất cần dùng là A. dung dịch NaOH dư B. dung dịch Na2CO3 dư C. dung dịch AgNO 3 dư D. dung dịch NaHCO3 bão hòa dư Câu 22: Chỉ dùng một dung dịch hóa chất thích hợp, có thể phân biệt 3 kim loại riêng biệt: Na, Ba, Cu. Dung dịch đó là A. HNO3 B. NaOH C. H2SO 4 D. HCl Câu 23: Có 3 bình chứa khí SO2, O2 và CO2. Phương pháp thực nghiệm để nhận biết các khí trên là: A. Cho từng khí lội qua dung dịch Ca(OH)2 dư, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ B. Cho từng khí lội qua dung dịch H2S, sau đó lội qua dung dịch Ca(OH)2 C. Cho cánh hoa hồng vào các khí, sau đó lội qua dung dịch NaOH
  4. D. Cho từng khí đi qua dung dịch Ca(OH)2, sau đó lội qua dung dịch Br2 Câu 24: Có 5 lọ đựng 5 chất bột trắng riêng biệt sau: NaCl, Na2CO3, Na2SO 4, BaCO3, BaSO 4 có thể dùng nhóm hóa chất nào sau đây để phân biệt từng lọ? A. H2O và CO2 B. H2O và NaOH C. AgNO3 và H2O D. H2O và quỳ tím Câu 25: Để phân biệt 6 dung dịch NaNO3, Fe(NO3)3, Al(NO3)3, Mg(NO3)2, NH 4NO 3, (NH4)2SO 4 chỉ cần dùng thuốc thử sau: A. Dung dịch H2SO 4 B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch NH3 D. Dung dịch Ba(OH)2. Câu 26: Để phân biệt 2 chất khí CO2 và SO2 ta chỉ cần một thuốc thử là A. Nước vôi trong B. Nước Brom C. Quỳ tím D. Dung dịch BaCl2 Câu 27: Để nhận biết các chất rắn riêng biệt gồm: Mg, Al, Al2O3, ta dùng : A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch HCl C. H2O D. Dung dịch NH3 Câu 28: Chỉ dùng NaOH có thể nhận biết được dãy hóa chất nào sau đây? A. Na2CO3, AgNO3, CaCl2, HCl B. H2SO 4, Na2SO4, MgSO 4, AlCl3 C. CuCl2, AlCl3, MgCl2, FeCl2 D. AlCl3, Zn(NO3)2, FeCl3, MgSO 4 Câu 29: Chỉ dùng quỳ tím nhận biết các chất riêng biệt trong dãy dung dịch nào sau đây ? A. Na2CO3, K2SO 3, HCl B. Na2CO 3, NaOH, HCl. C. Al(NO3)3, CuCl2, HCl D. H2SO4, HCl, H2O Câu 30: Để phân biệt Na2CO3, NaHCO 3, CaCO3 có thể dùng A. Nước, dd Ca(OH)2 B. Dung dịch H 2SO4 C. Dung dịch HCl D. Nước, dd CaCl2 Câu 31: Có các dung dịch AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO 4. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử để phân biệt các dung dịch đó: A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch AgNO3 C. dung dịch BaCl2 D. Dung dịch quỳ tím Câu 32: Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt Fe2O 3 và FeO ?
  5. A. Dung dịch H2SO 4 loãng B. Dung dịch HNO3 C. Dung dịch HCl D. Dung dịch KMnO4 Câu 33: Nguyên tắc nhận biết một ion trong dung dịch là dùng A. phương pháp đốt nóng thử màu ngọn lửa. B. phương pháp nhiệt phân để tạo kết tủa. C. thuốc thử để tạo với ion một sản phẩm kết tủa, bay hơi hoặc có sự thay đổi màu. D. phương pháp thích hợp để tạo ra sự biến đổi về trạng thái, màu sắc từ các ion trong dung dịch. Câu 34: Để nhận biết ion Ba2+ không dùng ion A. SO42-. B. S2-. C. CrO42-. D. Cr2O72-. Câu 35: Để phận biệt Fe2+ và Fe3+ không dùng thuốc thử A. NH3. B. NaSCN. C. KMnO 4/H2SO4. D. H 2SO4 (loãng). Câu 36: Để phận biệt Al3+ và Zn2+ không dùng thuốc thử : A. NH3. B. NaOH. C. Na2CO 3. D. Na2S. Câu 37: Chỉ dùng thêm chất nào sau đây có thể phân biệt được các oxit: Na2O, ZnO, CaO, MgO? A. C2H 5OH. B. H2O. C. dung dịch HCl. D. dung dịch CH3COOH. Câu 38: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt KCl, (NH4)2SO4, NH4Cl có thể dùng A. dung dịch AgNO3. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch CaCl2. Câu 39: Có các dd AlCl3, ZnSO 4, FeSO4. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các dd trên? A. Quì tím. B. Dung dịch NH3. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch BaCl2. Câu 40: Dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dd Fe2(SO 4)3 và dd Fe2(SO 4)3 có lẫn FeSO4? A. Dung dịch KMnO4/H 2SO4. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch NH 3. D. Dung dịch Ba(OH)2.
  6. Câu 41: Cho các dung dịch mất nhãn: Al(NO3)3, Zn(NO 3)2, NaCl, MgCl2. Có các thuốc thử sau : dd NaOH (1); dd NH 3 (2); dd Na2CO 3 (3); dd AgNO3 (4). Để nhận ra từng dd, có thể sử dụng các thuốc thử trên theo thứ tự A. (1) (lấy dư). B. (2) (lấy dư), (1).C. (3), (1). D. (4), (3). Câu 42: Có 4 dung dịch riêng biệt AlCl3, KNO 3, Na2CO3, NH4Cl. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt 4 dd trên là A. dung dịch Ba(OH)2. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch H2SO 4. D. dung dịch CaCl2. Câu 43: Để phận biệt CO2 và SO 2 không dùng thuốc thử A. Dung dịch Br2. B. Dung dịch I2 C. Dung dịch nước vôi. D. Dung dịch H2S. Câu 44: Để phân biệt các khí riêng biệt NH3, CO2, O2, H2S có thể dùng A. nước và giấy quì tím. B. dung dịch Ca(OH)2 và giấy quì tím. C. giấy quì tím ẩm và tàn đóm cháy dở. D. giấy quì tím và giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2. Câu 45: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất? A. Dung dịch NaOH dư. B. Dung dịch NaHCO 3 bão hoà dư. C. Dung dịch Na2CO3 dư. D. Dung dịch AgNO 3 dư. CHUẨN ĐỘ: Câu 1: Để đo chính xác thể tích của dung dịch chuẩn trong chuẩn độ thể tích người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây? A. Bình định mức .B. Buret C. Pipet D. Ống đong Câu 2: Chuẩn độ 30 ml dung dịch H2SO4 chưa biết nồng độ đã dùng hết 30 ml dung dịch NaOH 0,1M. Nồng độ mol của dung dịch H2SO 4 là A. 0,02M B. 0,03M C. 0,04M D. 0,05M Câu 3: Khối lượng K 2Cr2O 7 đã phản ứng khi chuẩn độ dung dịch chứa 15,2 g FeSO4 ( có H2SO 4 làm môi trường) là
  7. A. 4,5g B. 4,9g C. 9,8g D. 14,7 g Câu 4: Dùng dung dịch KMnO4 0,02M để chuẩn độ 20 ml dung dịch FeSO4 đã được axit hóa bằng dung dịch H2SO4 loãng.Sau khi cho được 20 ml thì dung dịch KMnO4 vào thì dung dịch bắt dầu chuyển sang màu hồng. Nồng độ mol của dung dịch FeSO4 là A. 0,025M B. 0,05M C. 0,1M D. 0,15M Câu 5: Hòa tan a gam FeSO4.7H2O vào nước được dung dịch A. Khi chuẩn độ dung dịch A cần dùng 20 ml dung dịch KMnO4 0,1M (có H 2SO4 loãng làm môi trường).Giá trị của a là A. 1,78g B. 2,78g C. 3,78g D. 3,87g
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2