intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi trắc nghiệm chương 9 – Hóa học 11

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

294
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo “Câu hỏi trắc nghiệm chương 9 – Hóa học 11”. Đề cương biên soạn các câu hỏi trắc nghiệm về Andehit – Xeton – Axit cacboxylic sẽ giúp các bạn hệ thống kiến thức, làm nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm phần này một cách chính xác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi trắc nghiệm chương 9 – Hóa học 11

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 9 – HÓA HỌC 11 ANDEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC – 11 1. Anđehit là hợp chất có chứa nhóm chức A. (-COOH). B. (-NH2). C. (-CHO). D. (-OH). 2. Công thức của andehit no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2nO (n≥1) B. CnH2n +1 CHO (n≥0) C. CnH2n+1O (n≥1) D. Câu a, b đều đúng 3. HCHO có tên gọi là A. Anđehit fomic B. Metanal C. Fomanđehit D. Tất cả đều đúng 4. Trong các chất có công thức cấu tạo ghi ở dưới đây, chất nào không phải là andehit? A. H-CH=O B. O=CH-CH=O C. CH3-CO-CH3 D. CH3-CH=O 5. Tên đúng của chất CH3-CH2-CH2-CHO là gì? A. propan-1-al B. Propanal C. Butan-1-al D. Butanal 6. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? A. C2H5Cl B. CH3COOH C. C2H5OH D. HCOOCH3 7. Chất nào tan vô hạn trong nước? A. CH3COOH B. C2H5OH C. HCHO D. Cả A, B, C 8. HCOOH không tác dụng với chất nào? A. NaOH B. dung dịch AgNO3/NH3 C. NaCl D. Cu(OH)2 9. Chất CH3CH(CH3)CH2COOH có tên là: A. axit 2-metylpropanoic B. axit 2-metylbutanoic C. Axit 3-metylbuta-1-oic D. Axit 3-metylbutanoic 10. Axit propionic có công thức cấu tạo nào? A. CH3CH2CH2COOH B. CH3CH2COOH C. CH3COOH D. CH3 (CH2)3COOH 11. Từ metan, thông qua 1 phản ứng có thề điều chế được chất nào sau đây? A. HCHO B. CH3CHO C. C6H5OH D. A, B, C đều đúng 12. Axit axetic không thể tác dụng với chất nào? A. Mg B. Cu(OH)2 C. Na2CO3 D. Ag 13. Chất nào sau đây phản ứng với andehit axetic cho phản ứng tráng bạc? A. NaHSO3 B. AgNO3/NH3 C. Cu(OH)2/NaOH D. Dung dịch Br2 14. Vai trò của H2SO4 đặc trong phản ứng este hóa giữa rượu và axit là: A. xúc tác B. hút nước C. Xúc tác và hút nước D. Tất cả đều sai 1
  2. 15. Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẳng của andehit ta thu được một số mol CO2 = số mol H2O thì đó là dãy đồng đẳng. A. Andehit đơn chức no B. Andehit vòng no C. Andehit hai chức no D. Cả A, B, C đều đúng. 16. Cho hợp chất B: (CH3)2CHCHO. Tên gọi theo danh pháp quốc tế của B là: A. 2- Metylpropanal B. Isobutanal. C. Isopropanal. D. Cả A, B đều đúng 17. Cho các chất: Axeton, anđehit axetic, rượu isopropylic. Để nhận biết anđehit axetic ta dùng hóa chất: A. AgNO3/NH3 B. NaOH C. Cu(OH)2/NaOH D. Cả A, C đều đúng. 18. Trong số các chất sau, chất nào dùng để ngâm xác động vật? A. Dung dịch HCHO. B. Dung dịch CH3CHO. C. Dung dịch CH3COOH. D. Dung dịch CH3OH. 19. Công thức chung của các axit cacboxylic đơn chức, no, mạch hở là: A. CnH2nO2(n  0). B. CnH2n+1-2kCOOH(n  0). C. CnH2n+1COOH(n  0) D. (CH2O)n. 20. Các anđehit thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng với chất: A. H2/Ni, to. B. AgNO3/NH3. C. Cu(OH)2/NaOH. D. O2 21. Trong 4 chất dưới đây, chất nào phản ứng được với cả 3 chất: Na, NaOH và Na2CO3? A. C2H5OH B. CH3CHO C. HCHO D. CH3COOH 22. Có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt những cặp chất nào? A. CH3CHO và CH3CH2OH B. HCOOH và CH3COOH C. C6H5OH và CH3OCH3 D. Cả A, B 23. Trong số các tính chất sau, tính chất nào không phải là tính chất của anđehit axetic? A. Tác dụng H2. B. Tác dụng NaOH. C. Tác dụng AgNO3/NH3 D. Tác dụng Cu(OH)2/NaOH. 24. Cho Andehit có CTCT: CH3-CH(CH5)-CH2-CH(CH3)-CH2-CHO. Theo danh pháp IUPAC andehit trên có tên gọi là: A. 5-etyl-3-metylhexanal B. 3,5-dimetylhept-7-al C. 3,5-dimetylheptanal D. 2-etyl-4-metylheptanl 25. Cho andehit có công thức phân tử C6H12O. Số đồng phân của andehit này là: A. 4 B. 6 C. 7 D. 8 26. Số đồng phân axit của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C5H10O2 là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 27. CH3CHO phản ứng với những chất nào? A. H2, CuO, H2O B. dung dịch Br2, Na C. Na, O2, dung dịch Cu(OH)2 D. H2, dung dịch AgNO3/NH3 28. Cho dãy biến hóa sau: CaO Cl NaOH CuO CH3COONa  A1  A2  A3  A4. A1, A4 là những chất gì? NaOH  2 askt   A. CH4, HCHO B. CH4, CH3OH C. CH3COOH, CH3CHO D. CH3COOH, C2H5OH 2
  3. 29. Dùng những hóa chất nào để phân biệt các chất: andehit axetic, ancol etylic, glixerol, dimetyl ete? A. dung dịch AgNO3/NH3, Cu(OH)2, Na B. dung dịch AgNO3/NH3, CuO C. Na, dung dịch KMnO4 D. dung dịch Br2 , Cu(OH)2 30. Có 4 chất lỏng đựng trong 4 lọ là: benzen, ancoletylic, dd phenol, dd CH3COOH. Để phân biệt các chất đó ta có thể dùng các chất nào sau đây? A. Na2CO3, nước brom và Na B. Quỳ tím, nước brom và NaOH C. Quỳ tím, nước brom và K2CO3 D. HCl, quỳ tím, nước brom 31. Đốt cháy hoàn toàn một axit hữu cơ, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Axit đó là axit nào sau đây? A. axit 2 chức, chưa no B. axit ba chức, chưa no C. Axit 2 chức, no D. Axit đơn chức, no 32. Phản ứng este hóa có đặc điểm là: A. Xảy ra chậm. B. Thuận nghịch. C. Xảy ra không hoàn toàn. D. Cả A, B, C đều đúng. 33. Tên gọi của CH3-CH(C2H5)CH2-CHO là A. 3- Etyl butanal B. 3-Metyl pentanal C. 3-Metyl butanal-1 D. 3-Etyl butanal 34. Rượu nào sau đây đã dùng để điều chế propanal( andehit propionic) A. Ancol propylic B. Ancol butylic C. etylic D. Ancol iso propylic 35. Cho : CH3COOH, CH3CHO, HCHO, C2H5OH, HCOOH có bao nhiêu chất có phản ứng tráng gương? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 36. Chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) tạo thành Ag là A. CH3 - CH(NH2) - CH3. B. CH3 - CH2-CHO. C. CH3 - CH2 – COOH D. CH3 - CH2 - OH. 37. Anđehit benzoic có công thức cấu tạo thu gọn là A. C6H5CHO B. C6H5CH2=CH-CHO C. (CHO)2 D. C6H4(CHO)2 38. Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, là: A. anđehit axetic, but-1-in, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, but-2-in. C. axit fomic, axetilen, propin. D. anđehit fomic, axetilen, etilen. 39. Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẳng của anđehit ta thu được nCO2= nH2O. Các chất đó thuộc đồng đẳng nào trong các chất sau? A. Anđehit đơn chức no B. Anđehit vòng no C. Anđehit hai chức no D. Anđehit không no đơn chức 40. Chọn câu sai: A. Axeton có thể tác dụng với H2 B. Axeton tham gia phản ứng tráng bạc C. Axeton có thể tan vô hạn trong nước D. Axeton là đồng phân của ancol propylic 41. Ứng với CTPT C3H6O sẽ có bao nhiêu đồng phân andehit: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 42. Hóa chất nào sau đây dùng để phân biệt HCHO và CH3OH? A. Na B. AgNO3/NH3 C. Cu(OH)2/NaOH D. Cả A, B và C 43. Cho hợp chất (A): CH3 - CH - CHO. Tên thay thế của hợp chất (A) là: 3
  4. CH3 A. 2-Metyl propanal B. 3-Metyl propanal C. 2-Metyl butanal D. Tất cả đều sai 44. Có 3 chất mất nhãn tên: fomanđehit, axetilen, etilen. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết chúng? A. AgNO3/NH3. B. dd KMnO4. C. Cu(OH)2. D. Cả 3 đều được 45. Câu nào sau đây là câu không đúng: A. Trong phân tử anđehit, các nguyên tử chỉ liên kết với nhau bằng liên kết . B. Hợp chất RCHO có thể điều chế được từ R  CH2OH. C. Anđehit vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa D. Hợp chất hữu cơ có chứa nhóm CHO liên kết với H là anđehit. 46. Câu nào sau đây là không đúng? A. Anđehit no, đơn chức có công thức phân tử tổng quát C nH2n+2O. B. Khi tác dụng với hiđro, xeton bị khử thành ancol bậc II. C. Anđehit tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac sinh ra bạc kim loại. D. Anđehit cộng hiđro tạo thành ancol bậc một. 47. Tên gọi của axit (CH3)2CHCOOH là: A. Axit 2-metylpropanoic. B. Axit isobutyric. C. Axit butyric. D. Cả A, B đều đúng. 48. Anđehit có thể tham gia phản ứng tráng gương và phản ứng với H2 (Ni, to). Qua hai phản ứng này chứng tỏ anđehit A. chỉ thể hiện tính khử. B. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá. C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá. D. chỉ thể hiện tính oxi hoá. 49. Axit axetic tan được trong nước vì A. các phân tử axit tạo được liên kết hidro với nhau. B. axit ở thể lỏng nên dễ tan. C. các phân tử axit tạo được liên kết hidro với các phân tử nước. D. axit là chất điện li mạnh. 50. Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là: A. CH3COOH, C2H2, C2H4. B. C2H5OH, C2H4, C2H 2. C. HCOOC2H3, C2H2, CH 3COOH. D. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. 51. Cho 0,75 gam andehit fomic phản ứng hoàn tàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì khối lượng Ag sinh ra là: A. 10,8g B. 2,7g C. 5,4g D. 21,6g 52. Đốt cháy 2,9 g một andehit X thu được 6,6 g CO2 và 2,7 g H2O. Vậy X có công thức cấu tạo thu gọn là: A. CH3CHO B. C2H5CHO C. HCHO D. (CHO)2 53. Khi oxi hóa 1,44 g một andehit no, đơn chức thu được 1,76 g axit tương ứng. Biết hiệu suất phản ứng là 100%. CTPT của andehit là: A. CH3CHO B. HCHO C. C2H5CHO D. C3H7CHO 54. Cho 1,74 g một ankanal phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư thu được 6,48 g Ag. Tên gọi của ankanal là: 4
  5. A. etanal B. metanal C. Propanal D. Butanal 55. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 g HCHO và 1,74 g C2H5CHO rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy khối lượng bình tăng thêm m gam. Giả sử Ba(OH)2 hấp thụ hết CO2 và H2O. Giá trị m là: A. 1,98 B. 6,82 C. 11,16 D. 2,48 56. Cho 2,44 g hỗn hợp A gồm hai andehit no, đơn chức có phân tử khối hơn kém nhau 14 đvc tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 sinh ra 6,48 g Ag. Biết trong hỗn hợp A không chứa andehit fomic. CTPT các chất trong hỗn hợp A là: A. C2H5CHO, C3H7CHO B. C3H7CHO, C4H9CHO C. C4H9CHO, C5H11CHO D. C5H11CHO, C6H13CHO 57. Cho 8 g hỗn hợp 2 andehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của andehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 32,4 g kết tủa Ag. 2 andehit là: A. HCHO và CH3CHO B. CH3CHO và C2H5CHO C. C2H5CHO và C3H7CHO D. C3H7CHO và C4H9CHO 58. Cho 0,1 mol hỗn hợp 2 andehit đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với AgNO3/NH3 (dư) thu được 37,8g Ag. CTPT của 2 andehit là: A. CH2O và C2H4O B. C2H4O và C3H6O C. C3H4O và C4H6O D. C3H5O và C4H8O 59. Axit cacboxylic đơn chức, no A có tỉ khối hơi so với oxi là 2,75. Vậy công thức phân tử của A là: A. C2H4O2 .B. C3H6O2. C. C4H8O2. D. C4H6O2. 60. Cho 9,2 g hỗn hợp HCOOH và C2H5OH tác dụng hết với Na thì thể tích khí H2 (đktc) thu được là : A. 1,12 lít B. 2,24 C. 3,36 D. 4,48 61. Trung hòa 5,92 g một axit no, đơn chức A bằng một dung dịch NaOH vừa đủ . Cô cạn dung dịch thu được 7,68 g muối khan. Số mol axit A và CTCT của A là A. naxit = 0,0098 mol, CH3COOH B. naxit = 0,08 mol, C2H5COOH C. naxit = 0,129 mol, HCOOH D. naxit = 0,00534 mol, C3H7COOH 62. Trung hòa 9 g một axit no, đơn chức bằng lượng vừa đủ NaOH thu được 12,3 g muối. Axit đó là: A. HCOOH B. CH3COOH C. C2H5COOH D. C3H7COOH 63. Cho 3 g 1 axit cacboxylic no đơn chức tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,5 M. CTCT thu gọn của axit này là? A. HCOOH B. CH3COOH B. C2H5COOH D. C3H7COOH 64. Đốt cháy hoàn toàn 3,7 g axit hữu cơ mạch hở thu được 3,36 lít CO2 (đkc) và 2,7 g H2O. X là: A. axit axetic B. axit propionic C. Axit oxalic D. Axit fomic 65. Cho 5,3 g hỗn hợp gồm 2 axit no đơn chức đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ thu được 1,12 lít H2 (đkc). CTCT thu gọn của 2 axit là: A. HCOOH và CH3COOH B. CH3COOH và C2H5COOH C. C2H5COOH và C3H7COOH D. C2H5COOH và C3H5COOH 5
  6. 66. Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với 350 ml dung dịch NaOH 1M. Để trung hòa dung dịch NaOH dư phải dùng 100 ml dung dịch HCl 0,5M. Đem cô cạn dung dịch thu được sau khi trung hòa thu được 26,7 g hỗn hợp các muối khan. Giả sử hiệu suất các phản ứng là 100%. CTCT của hai axit trên là: A. HCOOH, CH3COOH B. CH3COOH, C2H5COOH C. C2H5COOH, C3H7COOH D. C3H7COOH, C4H9COOH 67. Hỗn hợp A gồm axit axetic và axit acrylic. Cho 2,76 g hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch KOH 0,5 M. Số mol mỗi axit trong hỗn hợp A là: A. 0,01 và 0,03 B. 0,03 và 0,01 C. 0,02 và 0,02 D. 0,015 và 0,025 68. Khi cho 4,5 g axit oxalic tác dụng với kim loại Na (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là: A. 2,24 B. 3,36 C. 4,48 D. 1,12 69. Khối lượng C2H5COOH cần lấy để tác dụng với 12,6 g C4H9OH là: A. 10,6 g B. 11,6 g C. 12,6 g D. 13,6 g 70. Cho 5,76 g axit hữu cơ đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 g muối axit hữu cơ. CTCT thu gọn của axit là: A. HCOOH B. CH3COOH C. C 2H5COOH D. C2H3COOH 71. Đốt cháy hoàn toàn 5,3 g hỗn hợp 2 axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 9,3 g sản phẩm gồm CO2 và H2O. CTCT thu gọn của 2 axit là: A. CH3COOH và C2H5COOH B. HCOOH và CH3COOH C. C2H5COOH và C3H7COOH D. C2H3COOH và C3H5COOH 72. Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là: A. 43,2 gam B. 10,8 gam C. 64,8 gam D. 21,6 gam 73. Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là A. C2H 5COOH. B. HCOOH. C. C3H7COOH. D. CH3COOH 74. Hỗn hợp X có khối lượng 10 gam gồm axit axetic và anđehit axetic. Cho X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3 thấy có 21,6 gam Ag kết tủa. Để trung hoà X cần V ml dd NaOH 0,2M. trị số của V bằng bao nhiêu: A. 200 B. 500 C. 466,6 D. 300 75. Để trung hoà 150 gam dd 7,2% của axit mạch hở đơn chức X cần dùng 100 ml dd NaOH 1,5M. công thức cấu tạo của X là ở đáp án nào sau đây: A. CH2 = CH - COOH B. CH3CH2COOH C. CH3 – COOH D. HCOOH 6
  7. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2