CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
lượt xem 94
download
Tô chưc Liên minh cac thanh phô chung tôi rât lây lam vinh dư vi đa co cơ hôi la nha đông tai trơ cua Hôi nghi Quôc tê đươc tô chưc tai thanh phô Ha Nôi xinh đep vơi chu đê: “Chiên lươc Phat triên Thanh phô: Tư tâm nhin tơi tăng trương va xoa đoi giam ngheo”. Liên minh cac thanh phô xin bay to sư biêt ơn đôi vơi Chinh phu Viêt Nam va đăc biêt la Bô Xây dưng Viêt Nam đa đưng ra đăng cai sư kiên quan trong nay. Nhân đây, chung tôi cung...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
- CHIẾN LƯƠC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ Từ tầm nhìn tới tăng trưởng và xóa ₫ói giảm nghèo PHIÊN HỌP TOÀN THỂ I: PHIÊN KHAI MẠC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ Ông Mark Hildebrand Quản lý chương trình Tổ chức Liên minh các thành phố 24 — 26 tháng 11 năm 2004 Hà Nôi, Viêt Nam
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam Kính thưa các vị khách quý, Các bạn đồng nghiệp và bạn bè yêu quý, Thưa các quý ông, quý bà! Tổ chức Liên minh các thành phố chúng tôi rất lấy làm vinh dự vì đã có cơ hội là nhà đồng tài trợ của Hội nghị Quốc tế được tổ chức tại thành phố Hà Nội xinh đẹp với chủ đề: “Chiến lược Phát triển Thành phố: Từ tầm nhìn tới tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo”. Liên minh các thành phố xin bày tỏ sự biết ơn đối với Chính phủ Việt Nam và đặc biệt là Bộ Xây dựng Việt Nam đã đứng ra đăng cai sự kiện quan trọng này. Nhân đây, chúng tôi cũng muốn được cảm ơn các đối tác khác như Bộ CSHT- Đất đai-GTVT Nhật Bản (MILT), Ngân hàng Thế giới (WB), UN Habitat, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GTZ), Bộ phát triển Quốc tế Anh (DFID) đã có những đóng góp nhất định để có hội nghị ngày hôm nay. Hội nghị sẽ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong Liên minh cũng như thông tin về kết quả của các hoạt động CDS ở trên 100 thành phố của 25 quốc gia; đồng thời đây cũng là nơi gặp gỡ của các thị trưởng, quan chức các thành phố, các nhà chức trách của đất nước, các đối tác phát triển và các thành phố đang triển khai CDS trên toàn thế giới. Trong 3 ngày diễn ra hội nghị, tất cả các đại biểu tham dự sẽ lắng nghe các bài học kinh nghiệm được rút ra từ các hoạt động thực tế trên toàn thế giới và cùng nhau điểm lại tác động của tiến trình CDS đối với hoạt động đầu tư, cải cách chính sách, tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo; đồng thời cùng với các tổ chức phát triển song phương và đa phương tham dự hội nghị này, chúng ta sẽ cân nhắc cách thức vận dụng CDS một cách hiệu quả nhằm tăng cường các giải pháp mà chính quyền địa phương và chính người dân đề xuất. Việc đưa ra quyết định mang tính chiến lược trong công tác quản lý đô thị vẫn chưa trở thành một tập quán phổ biến của nhiều thành phố ở các nước đang phát triển mà ở đó tốc độ tăng trưởng ở mức nhanh chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Liên minh các thành phố đã đang tìm cách thúc đẩy tiến trình CDS thành một tiến trình đưa ra quyết định mang tính hợp tác nhằm giảm bớt đói nghèo ở các đô thị và tạo cơ sở cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Liên minh các thành phố đang hỗ trợ tiến trình CDS ở tất cả các thành phố và khu vực có quy mô dân số từ 100 nghìn người đến hơn 10 triệu dân. Trong suốt 4 năm qua, hầu như tất cả các thành viên trong Liên minh đều trực tiếp tham gia hỗ trợ tiến trình này trên bình diện quốc gia. Liên minh thành phố được thành lập nhằm cải thiện hiệu quả và tăng cường quy mô ảnh hưởng trong quá trình hợp tác phát triển đô thị cũng như đầu tư phát triển thành phố. Ngay từ đầu các thành viên của Liêm minh đều công nhận tiến trình này đã góp phần làm thay đổi cách thức các tổ chức phát triển quốc tế hợp tác với thành phố, bao gồm cả việc cùng nỗ lực phối hợp chung trong công tác xóa đói giảm nghèo ở đô thị, Phiên hop toàn thể I: Phiên Khai mac Mark Hildebrand - 1
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam thông qua việc hỗ trợ các thành phố trong quá trình xây dựng chiến lược cho toàn thành phố có sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Như các bạn sẽ được chứng kiến trong các cuộc thảo luận tếp theo đây, các thành tựu đạt được cho đến hôm nay là rất đáng khích lệ. Hướng tiếp cận cho phép các bên có liên quan tham gia vào tiến trình CDS mà Liên minh các thành phố khởi xướng đang ngày càng được các thành viên sử dụng nhiều hơn nhằm cải thiện chất lượng và tăng cường ảnh hưởng từ hợp tác phát triển đô thị và cấp vốn phát triển đô thị. Kết quả của tiến trình CDS mà Liên đoàn các thành phố Phi-lip-pin hỗ trợ đã cho chúng ta thấy rõ rằng các thành phố đều rất mong muốn được học hỏi kinh nghiệm từ tiến trình thực hiện CDS của các thành phố khác thuộc Liên minh cũng như mong muốn tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các thành phố. Kinh nghiệm thực hiện CDS từ một số thành phố do Liên minh hỗ trợ sẽ được trình bày trong các phiên tiếp theo của Hội nghị này sẽ cho chúng ta thấy sự đa dạng và sáng tạo về cách thức thực hiện cũng như các hướng tiếp cận thực tế để từ đó rút ra một số bài học cơ bản. Thứ nhất, muốn có hiệu quả, các bên tham gia cần phải hiểu chính quá trình thực hiện chứ không phải chỉ đơn thuần là xây dựng CDS mới là mục tiêu chính yếu. Đồng thời, bản thân tiến trình CDS có thể có những tác động quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước, phân công trách nhiệm và tính minh bạch. Một phát hiện chủ yếu nữa là tiến trình thực hiện không nên chỉ giới hạn ở các dự án đầu tư mới mà có thể thông qua việc ban hành các chính sách mới và thông qua việc tăng cường năng lực của các nhà chức trách địa phương và của công dân để có được sự lựa chọn hợp lý và công bằng hơn khi chia sẻ lợi ích và chi phí. Trong một số trường hợp, các thành phố-khu vực sẽ được các ban ngành chức năng của địa phương và trung ương coi là những đơn vị phân tích hiệu quả nhất. Cuối cùng, tính bền vững của tiến trình CDS phần lớn phụ thuộc vào nguồn ngân sách tự có của thành phố, hoặc sự tham gia tích cực của các cơ quan chức năng hoặc của các liên minh/liên đoàn quốc gia. Liên minh các thành phố cũng đã đạt được những tiến bộ đáng kể trên một số lĩnh vực khác. Điều này được phản ánh qua việc các nguyên thủ quốc gia trên toàn thế giới chính thức ký tên vào Công bố Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc về chương trình hành động “Các thành phố không có nhà ổ chuột” do CA khởi xướng. Một yếu tố cũng quan trọng không kém đó là ngày càng có nhiều thành phố và quốc gia cam kết sẽ thông qua chương trình toàn diện nâng cấp nhà ổ chuột và đề ra mục tiêu phát triển, tiến hành cải tổ nhằm ngăn chặn sự bùng nổ các khu nhà ổ chuột và thúc đẩy các nguồn lực trong và ngoài quốc doanh tham gia cải thiện điều kiện sống của cư dân sống trong các khu nhà ổ chuột. Có lẽ thách thức lớn nhất mà các thành phố cũng như Liên minh các thành phố vẫn phải đối mặt là có quá ít quốc gia và tổ chức phát triển ban hành chính sách và chiến lược nhằm tăng cường ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa trong khi đây là Phiên hop toàn thể I: Phiên Khai mac Mark Hildebrand - 2
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam nhu cầu cấp bách và lâu dài. Nhiều thành phố phải chịu ảnh hưởng tiêu cực của chính sách đô thị thực sự yếu kém ở cả cấp thành phố và trung ương trong đó có cả những biện pháp sai định hướng, ít có sự độc lập về tài chính v.v. Và trong điều kiện hầu hết các chính sách đều không đáp ứng được sự thay đổi trên thực tế thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng ngày càng tăng. Thách thức này thực sự nghiêm trọng ở các nước Nam Á và châu Phi cận sa mạc Sahara, nơi mà cư dân sống trong các khu nhà ổ chuột chiếm một phần lớn dân cư đô thị và không phải ngẫu nhiên đây chính là những nơi chính sách đô thị yếu kém nhất. Trước thực tế là công tác quản lý đô thị và tăng trưởng đô thị tiếp tục bị coi là vấn đề thứ yếu trong khi đáng lẽ phải được coi là nhiệm vụ phát triển cốt lõi nên năm này Liên minh các thành phố đã đề ra 3 lĩnh vực chiến lược cần hành động ngay, bao gồm: Khuyến khích cả 2 trường phái ủng hộ và phê phán phát triển đô thị cùng nhau nhìn nhận một cách kỹ lưỡng xem các thành phố có thể đóng góp được gì cho sự nghiệp phát triển quốc gia cũng như xác định và tìm ra hướng giải quyết những bất cập về hiệu quả hoạt động của thành phố. Hai phái ủng hộ và phê phán cũng nên nỗ lực hơn trong việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại thay vì dành thời gian để tranh luận xem các thành phố có thể đóng góp được gì cho sự nghiệp phát triển. Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu này là tạo điều kiện để các nhà chức trách địa phương tham gia vào quá trình đối thoại chính sách của quốc gia. Nghiên cứu cách thức để các thành phố có thể trở thành các đơn vị tham gia tích cực vào quá trình phát triển CSHT đô thị thông qua huy động vốn trong nước một cách hiệu quả. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ưu tiên phát triển đối với cân bằng ngân sách cũng như sự nhất quán về chính sách và cam kết về ngân sách nhằm thu hút nguồn đầu tư ổn định, lâu dài. Cần nhận thức được rằng các chính sách được ban hành ở cả 2 cấp: thành phố và trung ương cần phải tính đến và lường trước được sự tăng trưởng ngầm của các thành phố. Cụ thể là các các nhà hoạch định chính sách cần tính đến thực tế là phát triển đô thị thường diễn ra một cách tự phát và ngoài tầm kiểm soát ở khu vực ngoại vi thành phố và chính xu hướng này thường dẫn đến hậu quả là sự xuất hiện của các khu nhà ổ chuột Các thành phố và khu vực đô thị là thị trường lớn nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tri thức. Tuy nhiên, việc các bộ phận dân cư cũng như các doanh nghiệp đổ dồn về thành phố không đảm bảo là thành phố sẽ hoạt động đúng quỹ đạo. Để biến các ưu thế về kinh tế-xã hội của thành phố trở thành hiện thực cần có chính sách và sự đầu tư công cộng hợp lý cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ, đồng thời tạo môi trường thể chế thuận lợi trong đó có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng giữa các bên liên quan. Mặt khác, các khó khăn, thách thức hiện thành phố đang phải đối mặt đều bắt nguồn từ môi trường chính sách trong nước và quốc tế. Nếu các thành phố được Phiên hop toàn thể I: Phiên Khai mac Mark Hildebrand - 3
- Chiến lươc Phát triển thành phố: Từ Tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa ₫ói giảm nghèo 24-26 tháng 11 năm 2004/Hà Nôi, Viêt Nam trung ương trao quyền tự quyết thông qua mối quan hệ hỗ trợ giữa các thành phố, cũng như được sự hỗ trợ từ các cấp địa phương thì các nhà lãnh đạo thành phố sẽ có điều kiện để đạt được mục tiêu ổn định và tăng trưởng của thành phố. Đồng thời các nhà lãnh đạo thành phố có điều kiện để mời những chuyên gia có năng lực làm việc trong các cơ quan chức năng của thành phố cũng như mời các bên có quyền lợi có liên quan tham gia. Rất nhiều đối tác của Liên minh các thành phố đang vận dụng CDS cho những mục đích này. Để kết thúc bài phát biểu khai mạc của mình cho phép tôi được nhấn mạnh rằng Liên minh các thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến CDS trên toàn thế giới, hỗ trợ các thành phố để có thể biến tiềm năng của mình thành động lực tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo thông qua chính sách và chương trình đầu tư công cộng hợp lý cho CSHT và dịch vụ, đi đôi với môi trường thể chế trong đó có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng. Chúng ta trông đợi vào sự thành công của hội nghị và hy vọng rằng qua việc chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết giữa các đại biểu tại Hội nghị này, có thể chúng ta sẽ có một hướng tiếp cận mới nhằm đạt được tầm nhìn mục tiêu của chúng ta là phấn đấu vì “Các thành phố không có nhà ổ chuột”. Phiên hop toàn thể I: Phiên Khai mac Mark Hildebrand - 4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐÀO TẠO NHÂN LỰC VỚI TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM
9 p | 457 | 175
-
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ
6 p | 842 | 173
-
Chiến lược phát triển thành phố: Từ tầm nhìn tới tăng trường và xóa đói giảm nghèo
9 p | 372 | 103
-
QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
8 p | 309 | 87
-
Kỷ yếu hội thảo Phát triển kinh tế địa phương: Bài học kinh nghiệm thực tiễn
130 p | 126 | 24
-
Lao động nhập cư ở Thành phố Hồ Chí Minh - Hiện trạng và những vấn đề đặt ra
4 p | 169 | 18
-
Tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ
7 p | 137 | 13
-
Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam 2011-2020 - Luật Thanh niên
28 p | 95 | 9
-
Xây dựng chỉ số thành phố bền vững - Cách tiếp cận cho việc thực hiện phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam
14 p | 22 | 9
-
Chiến lược phát triển đô thị gắn với hệ thống giao thông công cộng đường thủy TP. HCM
5 p | 57 | 7
-
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đô thị tại thành phố Huế giai đoạn 1999–2019
12 p | 13 | 5
-
Thử đề xuất đổi mới cơ cấu tổ chức Cục Thống kê cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW
6 p | 43 | 3
-
Vận dụng phương pháp phân tích thành phần chính trong đo lường chỉ số tài chính toàn diện cấp tỉnh thành phố tại Việt Nam
10 p | 10 | 3
-
Nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển ở thành phố Đà Nẵng
8 p | 31 | 2
-
Chiến lược phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo và hết)
6 p | 35 | 2
-
Một số giải pháp nhằm tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thương mại thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh hội nhập
10 p | 24 | 1
-
Vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
3 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn