intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến lược tiếp thị thương mại hiện đại cho các nhà sản xuất Việt Nam – trường hợp của các doanh nghiệp nước mắm truyền thống

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

40
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này được thực hiện với mục đích tìm hiểu, phân tích các chức năng của TTTM tác động đến quyết định mua của khách hàng và đưa ra các đề xuất cho chiến lược TTTM đối với nước mắm truyền thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến lược tiếp thị thương mại hiện đại cho các nhà sản xuất Việt Nam – trường hợp của các doanh nghiệp nước mắm truyền thống

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ THƯƠNG MẠI HIỆN ĐẠI CHO CÁC NHÀ SẢN XUẤT VIỆT NAM – TRƯỜNG HỢP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG MODERN TRADE MARKETING STRATEGIES FOR VIETNAMESE BUSINESSES – A CASE STUDY OF TRADITIONAL NƯỚC MẮM MANUFACTURERS TS. Vũ Quốc Anh Ho Chi Minh City University of Foreign Languages – Information Technology Email: vu.quoc.anh2408@huflit.edu.vn, Tel.: 0908 072 372 Tóm tắt Trên thế giới, tiếp thị thương mại đã trở nên phổ biến và quan trọng từ những năm 1990 (Press, 2019). Ngày nay, các điểm bán hàng ngày càng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người mua hàng. Do đó, các nhà tiếp thị phải có nhiều ý tưởng thông qua vai trò của các công cụ tiếp thị và thay mặt công ty sử dụng chúng để thuyết phục khách hàng thấy lợi ích hữu hình và vô hình khi chọn sản phẩm của công ty và làm cho họ ngày càng trung thành với các sản phẩm và thương hiệu của mình. Nước mắm truyền thống của Việt Nam trải qua những khó khăn trong việt tiếp cận khách hàng truyền thống xưa nay với dòng sản phẩm ‘nước mắm công nghiệp’. Do đó, doanh nghiệp nên sử dụng công cụ tiếp thị thương mại hiện đại để tiếp cận khách hàng của mình bằng nhiều kênh nhằm phát triển và duy trì sự trung thành của khách hàng. Một nghiên cứu định lượng đã được thực hiện trên 1.500 khách hàng để tìm hiểu những ảnh hưởng của tiếp thị thương mại đối với quyết định của người mua. Dựa trên kết quả, một số giải pháp chiến lược hiện đại sẽ được đưa ra cho nước mắm truyền thống. Từ khóa: công cụ tiếp thị thương mại, điểm bán hàng, nhà sản xuất, nước mắm truyền thống. Abstract In the world, trade marketing has become popular and important since 1990s (Press, 2019). It focuses on points of sales to attract buyers to decide to buy the products. Nowadays, the points of sales increasingly influence shoppers' buying decisions. The marketers have to set many ideas through the roles of marketing tools and using them, on behalf of the company, to persuade and to deal with them so that the customers can see tangible and intangible benefits when choosing a company's products and makes customers increasingly loyal to its products and brands. Traditional “nước mắm” has experienced difficulties in reaching traditional customers with the product line of 'industrial “nước mắm”. Therefore, traditional “nước mắm” businesses should use modern trade marketing tools to reach their customers through many channels to develop and maintain customer loyalty. A quantitative research was carried out on about 1,500 customers to find out the influences of trade marketing on buyers’ decision. Based on the results, some modern strategy solutions would be raised for traditional nước mắm. Keywords: manufacturers, points of sales, traditional Nước Mắm, trade marketing tools. 1. Giới thiệu 1.1. Đặt vấn đề Thị trường bán lẻ được xem là một thị trường cạnh tranh khốc liệt và luôn đem lại những thách thức cho nhà sản xuất và họ phải tìm cách vượt qua. Những khó khăn đó có thể là mẫu mã, bao bì, chất lượng sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng, các dòng sản phẩm… Các nhà sản xuất luôn tạo ra cái mới, hấp dẫn với chất lượng tốt hơn đối thủ để thu hút người mua và tất nhiên hầu như không có ai muốn sản phẩm của mình thua đối thủ. Vấn đề đặt ra là giữa nhiều sản phẩm tốt như nhau để lựa chọn, khách hàng sẽ chọn sản phẩm nào. Nhà sản xuất không thể thường xuyên đặt niềm tin vào quan điểm hữu xạ tự nhiên hương mà phải tìm cách thu hút khách hàng về phía mình. Ngoài chất lượng sản phẩm, còn phải đầu tư vào truyền thông, tiếp thị, quảng cáo để quảng bá sản phẩm, trong đó tiếp thị thương mại (TTTM) là công cụ quan trọng. Press (2019) cho rằng TTTM đã trở nên phổ biến và quan trọng từ những năm 1990 và trong bối cảnh công nghệ, kỹ thuật số TTTM cập nhật những công cụ hiện đại mới. Các nhà đầu tư cần có 72
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   những ý tưởng thông qua vai trò của các công cụ tiếp thị để thuyết phục khách hàng thấy lợi ích hữu hình và vô hình khi chọn sản phẩm của công ty và làm cho họ ngày càng trung thành với các sản phẩm và thương hiệu của mình (Baker, 2003). Điều này đúng với bất cứ sản phẩm bán lẻ nào và nước mắm truyền thống cũng vậy. Ở Việt Nam nước mắm truyền thống của Việt Nam trải qua những khó khăn trong việt tiếp cận khách hàng truyền thống xưa nay với dòng sản phẩm ‘nước mắm công nghiệp’ (Bạch Hoàn, 2016). Vì vậy, nghiên cứu chiến lược tiếp thị và kinh doanh để nước mắm truyền thống quay lại với người dân là điều cần thiết trước những đối thủ cạnh tranh nước mắm công nghiệp vốn đã có nhiều chiến lược tiếp thị thành công 1.2. Mục đích đề tài Bài viết này được thực hiện với mục đích tìm hiểu, phân tích các chức năng của TTTM tác động đến quyết định mua của khách hàng và đưa ra các đề xuất cho chiến lược TTTM đối với nước mắm truyền thống. 1.3. Cơ sở lý thuyết Ngành tiếp thị tại các công ty sản xuất sản phẩm được phân thành hai phần gồm tiếp thị thương hiệu và tiếp thị thương mại. Tiếp thị thương hiệu theo hướng kể các câu chuyện về sản phẩm, xây dựng nhận thức, nhu cầu của khách hàng và TTTM tập trung vào ‘chốt thỏa thuận’ với các cửa hàng thông qua nhiều cách để làm việc với các nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ thông qua các kênh truyền thông địa phương và tại điểm bán nhằm thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đến với sản phẩm. Các kế hoạch TTTM tại điểm bán, tập trung nhiều vào người mua sản phẩm. Các dữ liệu, thông tin khách hàng được quan tâm thu thập nhằm tạo ra thông điệp đến họ rằng khách hàng là quan trọng và muốn xây dựng sự kết nối lâu dài giữa bên bán hàng và người mua hàng. Song song đó, nhà sản xuất cũng thông qua dữ liệu khách hàng cung cấp cho các đại lý để thuyết phục đại lý tiếp tục sử dụng sản phẩm của công ty để bán cho khách hàng (Baker, 2003). Hiện nay, có nhiều công cụ TTTM và tùy vào loại sản phẩm thị trường mà các nhà sản xuất chọn công cụ phù hợp như bày trí sản phẩm, giảm giá, tư vấn sản phẩm, tham gia hội chợ thương mại, quảng cáo, sử dụng KOLs, tạp chí thương mại... (Press, 2019 & Lê Minh Hiếu, 2014). - Hội chợ thương mại Hội chợ thương mại là công cụ lý tưởng để nhà sản xuất tiếp cận gặp gỡ các đối tác, nhà phân phối và các nhà bán sỉ, bán lẻ. Còn có cơ hội giới thiệu sản phẩm, các ưu đãi một cách trực tiếp. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để nâng cao nhận thức của công chúng về thương hiệu (Press, 2019). - Tạp chí và các trang web thương mại Đăng các bài quảng cáo, PR trên các tạp chí thương mại úy tín sẽ thu hút người đọc để ý và quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm của nhà sản xuất. Đăng bài trên báo, tạp chí sẽ tốn nhiều tiền, nhưng lợi ích về sự hiểu biết, tin dùng của khách hàng sẽ tăng. Các công tập đoàn lớn như Coca Cola, dầu nhớt Total, Uniliver hoặc công ty nhỏ hơn như Bút bi Thiên Long, thời trang Ivy Moda đã có vị thế lớn trong thị trường trong và ngoài nước nhưng vẫn phải thường xuyên quảng bá sản phẩm trên các tạp chí thương mại (Derler, O’Rourke & Stephens, 2012). - Tiếp thị tại điểm bán Khi khách hàng vào cửa hàng, siêu thị mua sắm sẽ so sánh nhiều sự lựa chọn cho nhu cầu mua sắm và họ có thể phân vân trước nhiều sự lựa chọn khác nhau cho cùng loại sản phẩm. Họ sẽ chọn sản phẩm họ đã tin dùng từ trước hoặc họ sẽ chọn sản phẩm mà họ cảm thấy muốn mua ngay lúc bị sản phẩm đó hấp dẫn (Stephens & Coyle, 2010). Ví dụ, quyển sách Madam Nhu Trần Lệ Xuân, Quyền lực bà Rồng của tác giả Monique Brinson Demery lần đầu tiên được Nhà sách Phương Nam giới thiệu và bán tại các nhà sách lập tức thu hút khách hàng khi bước vào nhà sách. Các quyển sách được sắp xếp thành trụ tháp đứng, xoắn tròn cộng với màu xanh da trời của chiếc áo dài của bà Nhu khiến những quyển sách nổi bật, bắt mắt người tham quan. Khách hàng cũng có thể thay đổi thói quen mua sản 73
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 phẩm mình tin dùng để mua một sản phẩm mới mà họ cảm thấy thích lúc đi mua sắm (Niraj & Stornelli, 2013). Tại điểm bán, các công cụ phổ biến để trưng bày, giới thiểu sản phẩm như áp phích, bản điện tử, quầy giới thiệu, băng rôn, tờ rơi, vác vật, họa tiết trang trí, tài liệu quảng cáo, khuyến mại, tặng quà… Hoạt động khuyến mại nhằm thu hút người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hướng đến sự quan tâm của khách hàng thông qua các hoạt động dùng thử hàng miễn phí, tặng quà, giảm giá, tặng phiếu mua hàng, phiếu dự thi, các chương trình may rủi, tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí… Trong thực tế, các hình thức này được các doanh nghiệp áp dụng khá linh hoạt và có sự kết hợp của nhiều hình thức cùng một lúc, như vừa giảm giá vừa tặng quà… Nhưng giảm giá là hình thức được doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất (Derler, O’Rourke & Stephens, 2012). - Hội thảo, đào tạo Khi mua một sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm đến nhiều vấn đề của sản phẩm như giá cả, chất lượng, tuổi thọ… Trong đó, cách sử dụng sản phẩm được quan tâm nhiều. Vì vậy, nhà sản xuất phải có những hội thảo, buổi tập huấn cho các cấp đại lý cách sử dụng để họ có thể hướng dẫn người tiêu dùng. Người mua hàng có xu hướng tin vào người bán hàng có hiểu biết sâu về sản phẩm. Ví dụ, khách hàng có dự định mua xe ô tô sẽ hỏi nhiều về sản phẩm. Nếu họ hiểu nhiều thêm nhiều điều về người bán hàng biết rõ sản phẩm họ sẽ có cơ may mua hàng cao hơn là gặp người bán hàng có hiểu ít về sản phẩm đó (Niraj & Stornelli, 2013). Do đó, các nhà sản xuất xem việc đào tạo các đại lý là việc cần thiết. - Sử dụng KOLs Theo Walsh và Elsner (2012), sử dụng người ảnh hưởng tác động lên thông điệp truyền thông trong các chiến lược tiếp thị hướng đến người mua đã được kiểm tra tính hiệu quả. Hành vi tiêu dùng bị tác động mạnh mẽ do những người nắm giữ thông tin sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Armelini và Villanueva (2010) khẳng định rằng những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng mạnh đến hành vi mua hoặc sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Do đó, nhiều nhãn hàng có xu hướng sử dụng người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu cho sản phẩm của họ. Lợi nhuận thu về cho những quảng cáo có sử dụng người nổi tiếng cao gấp 27 lần chi phí bỏ ra. Đại sứ thương hiệu không chỉ tác động lớn lên doanh thu của nhãn hàng mà còn có khả năng “vực dậy” một thương hiệu đã bảo hòa sau một thời gian dài (Hà Nguyễn, 2018). - Tiếp thị thương mại công nghệ số Trong thời kỳ công nghệ tiên tiến vượt bật với nhiều công cụ kỹ thuật số và thế giới mạng đem lại và được ứng dụng trong thị trường, các nhà tiếp thị thương mại phải thích ứng với sự phát triển của này (Walsh và Elsner, 2012). Nhiều chiến lược tiếp thị thương mại được thực hiện trực tuyến, giống như chiến thuật tiếp thị kỹ thuật số. Sự đổi mới này phải được chú trọng vì nhà TTTM cần nhận thức được thị hiếu, thói quen tiêu dùng và cách tìm kiếm sản phẩm. Điều đó có nghĩa dù có sử dụng các công cụ tiếp thị truyền thống, TTTM phải tiếp cận và tiến sâu vào thương mại điện tử (Press, 2019). Các công cụ phổ biến bao gồm trang web, email, các trang mạng xã hội, các hệ thống điện tử nơi công cộng. 1.4. Mô hình nghiên cứu Sekaran và Bougie (2010) định nghĩa khung lý thuyết trình bày các biến và các khái niệm liên quan đến nhau như thế nào và sau đó giải thích vì sao các biến liên quan với nhau. Trong bài nghiên cứu, khung lý thuyết thể hiện các biến độc lập chính gồm hội chợ thương mại, khuyến mại tại điểm bán, hội thảo và đào tạo thương mại, tiếp thị công nghệ số, xây dựng niềm tin thương hiệu dân tộc, sử dụng KOLs để giới thiệu sản phẩm, sử dụng tạp chí thương mại và quyết định mua nước mắm truyền thống. 74
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   2. Tình hình nước nắm truyền thống Việt Nam Nước mắm truyền thống vốn được coi là “quốc hồn, quốc túy” của người Việt, nó tồn tại hàng trăm năm nay, có mặt ở hầu hết mâm cơm của gia đình Việt, trong các nhà và vượt biên giới ra nước ngoài phục vụ bà con Việt kiều, thậm chí nước mắm còn xuất hiện trong các cuộc thi ẩm thực quốc tế. Thế nhưng, từ năm 2016 nước mắm truyền thống lại gặp khủng hoảng Arsen khi bị quy án nhiễm asen vượt ngưỡng. Sự việc được lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội, khiến dư luận lo lắng, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống. Các doanh nghiệp nước mắm truyền thống bị trả lại hàng, siêu thị cũng loại bỏ nước mắm truyền thống ra khỏi quầy trưng bày. Nước mắm bị mất đầu ra và hàng triệu ngư dân bị dồn vào cảnh khốn khó. Tuy nhiên, sau khi các bộ, ban, ngành vào cuộc tìm hiểu và kết quả là nước mắm truyền thống bị truyền thông tiêu cực phá hoại mà thủ phạm chính là Công ty trách nhiệm hữu hạn T&A Ogilvy tài trợ cho Vinatas thực hiện các công đoạn kiểm nghiệm và công bố kết quả (Bạch Hoàn, 2016). Tuy nước mắm truyền thống đã được minh oan, nhưng cũng phải nhìn nhận lại các mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống, nhất là trong công tác tiếp thị, truyền thông để tiếp cận khách hàng, tạo sự am hiểu, tin cậy của người tiêu dùng với sản phẩm. Nguyễn Minh Phương, DNTN sản xuất nước mắm Hoà Hiệp (Vĩnh Long), trích trong Khánh An & Bích Ngọc (2019) thừa nhận trước giờ buôn bán theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”, ai cần tìm đến thì bán. Cách làm này rõ ràng đi ngược lại với thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt, họ không những cạnh tranh với nhau mà họ còn phải cạnh tranh với những đối thủ nước mắm công nghiệp khác, những đối thủ có sức mạnh tài chính và truyền thông luôn muốn chiếm lĩnh thị trường (Bạch Hoàn, 2016). Trong tâm thức người Việt, chất lượng nước mắm truyền thống đã được khẳng định và sử dụng nước mắm công nghiệp cũng là sự tiện lợi và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, theo ông Trần Hữu Đỉnh, chủ cơ sở nước mắm truyền thống Đỉnh Hương dẫn lời trong Khánh An & Bích Ngọc (2019) rằng trước sự tấn công áp đảo của nước mắm công nghiệp, ông cũng phải tham gia nhiều buổi hội thảo nhằm giới thiệu người tiêu dùng hiểu rõ hơn về nước mắm truyền thống cũng như để kết nối với các cửa hàng bán lẻ. Theo kết quả khảo sát của Hội Doanh Nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, kênh bán lẻ tại cửa hàng siêu thị vẫn là kênh phổ biến nhất cho nước mắm, chiếm 2/3 tỷ trọng tiêu dùng và bán hàng, tiếp thị online vẫn rất còn hạn chế (Mỹ Phương, 2019). Như vậy, muốn giữ và mở rộng thị phần, nước mắm truyền thống cần phải có cách tiếp cận thị trường cởi mở hơn so với miềm tin ‘hữu xạ tự nhiên hương’ để vừa tiếp cận khách hàng vừa có những thông tin sạch đến công chúng. 3. Phương pháp nghiên cứu Zikmund, Babin, Carr & Griffin (2010) cho rằng thiết kế nghiên cứu giải thích những phương pháp và quy trình thu thập và phân tích thông tin cần thiết. Thiết kế nghiên cứu còn cung cấp khung lý 75
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 thuyết hoặc kế hoạch hành động cho một bài nghiên cứu. Cooper & Schindler (2008) xác nhận thiết kế nghiên cứu bao gồm thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu kết quả khảo sát. Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng bảng câu hỏi chi tiết với các thang đo Likert 5 nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm định các mô hình. Bảng câu hỏi được thiết kế online qua Google form thông qua facebook để gửi đường dẫn của phiếu khảo sát, đến cá đối tượng sử dụng facebook và dữ liệu được xử lý bằng SPSS 20.0. Dữ liệu thu thập từ nghiên cứu này sẽ được kiểm tra bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha, có hệ số lớn hơn 0.7 và phân tích nhân tố EFA nhằm loại bỏ các biến không đạt yêu cầu trong bảng câu hỏi. Phương pháp hồi quy thứ bậc sẽ dùng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Kích thước mẫu hợp lệ cuối cùng là 1.500 mẫu. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo Kết quả phân tích Cronbach alpha cho thấy 2 thang đo “Hội thảo và đào tạo thương mại” (α = 0.433) và “Sử dụng tạp chí thương mại” (α = 0.592) không đạt độ tin cậy (nhỏ hơn 0.7). Vì vậy, 2 thang đo này bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu. Kết quả cuối cùng của các thang đo các khái niệm còn lại được trình bày trong bảng 1, cho thấy tất cả các khái niệm đo lường đều đạt hệ số Cronbach Alpha từ 0.70 trở lên. Cụ thể, hệ số Cronbach Alpha biến thiên từ 0.729 đến 0.861. Ngoài ra, các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng từ 0.30 trở lên. Như vậy, thang đo các khái niệm nghiên cứu đạt độ tin cậy yêu cầu. Bảng 1: Bảng tóm tắt kết quả Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu Cronbach Biến thiên hệ số tương Biến thiên hệ số Tên khái niệm Alpha tổng quan biến – tổng Cronbachalpha nếu loại biến Hội chợ thương mại 0.729 0.428 - 0.590 0.627 - 0.727 Tiếp thị tại điểm bán 0.743 0.408 - 0.570 0.680 - 0.727 Tiếp thị công nghệ số 0.791 0.467 - 0.695 0.713 - 0.783 Xây dựng niềm tin thương hiệu dân tộc 0.820 0.567 - 0.684 0.754 - 0.812 Sử dụng KOLs để giới thiệu sản phẩm 0.861 0.723 - 0.761 0.782 - 0.818 Quyết định mua 0.776 0.555 - 0.649 0.662 - 0.761 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS 4.2. Phân tích nhân tố khám phá Sau khi phân tích hệ số tin cậy alpha, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích yếu tố EFA. Hệ số KMO = .838 và kiểm định Barlett có Sig.= .000 (< .05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp. Tại eigenvalue = 1.587 rút trích được 5 nhân tố từ 22 biến quan sát với tổng phương sai trích được là 57.816 % (> 50%) và không có nhân tố mới nào được hình thành so với mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu. Như vậy, sau khi phân tích EFA thì 22 biến quan sát này đã đảm bảo được tiêu chuẩn phân tích EFA (đạt yêu cầu). Bảng 2. Kết quả EFA của các thang đo khái niệm nghiên cứu Nhân tố Biến quan sát Ký hiệu 1 2 3 4 5 TTCN1 .814 TTCN4 .760 Tiếp thị công nghệ số TTCN2 .736 TTCN3 .654 TTCN5 .630 76
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   TTĐB1 .736 TTĐB2 .724 TTĐB TTĐB6 .650 TTĐB3 .626 TTĐB4 .565 TTĐB5 .564 NTTH1 .811 Niềm tin thương hiệu NTTH4 .801 NTTH3 .778 NTTH2 .722 KOL3 .880 KOLs KOL1 .861 KOL2 .854 HCTM2 .758 Hội chợ thương mại HCTM4 .741 HCTM1 .715 HCTM3 .670 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS 4.3. Phân tích tương quan Nhằm xem xét mối tương quan giữa các biến trước khi thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính bội, đặc biệt là tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Kết quả phân tích tương quan được trình bày qua bảng 3. Bảng 3: Kết quả phân tích tương quan giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu HCTM TTĐB TTCN NTTH KOL QDM HCTM Hệ số tương quan 1 .282** .253** .310** .194** .435** Mức ý nghĩa .000 .000 .000 .000 .000 KM Hệ số tương quan .282 ** 1 .294** .262** .159** .521** Mức ý nghĩa .000 .000 .000 .000 .000 TTCN Hệ số tương quan .253 ** .294** 1 .339** .206** .493** Mức ý nghĩa .000 .000 .000 .000 .000 NTTH Hệ số tương quan .310 ** .262** .339** 1 .250** .477** Mức ý nghĩa .000 .000 .000 .000 .000 KOL Hệ số tương quan .194 ** .159** .206** .250** 1 .363** Mức ý nghĩa .000 .000 .000 .000 .000 QDM Hệ số tương quan .435 ** .521** .493** .477** .363** 1 Mức ý nghĩa .000 .000 .000 .000 .000 (**) Tương quan ở mức ý nghĩa 1% Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS Từ kết quả bảng 3, ta thấy giữa biến phụ thuộc “Quyết định mua” với các biến độc lập (1) Hội chợ thương mại (HCTM), (2) Tiếp thị tại điểm bán (TTĐB), (3)Tiếp thị công nghệ số (TTCN), (4) Xây dựng niềm tin thương hiệu dân tộc (NTTH), (5) Sử dụng KOLs để giới thiệu sản phẩm (KOL) có mối tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (sig. < 5%). Các biến độc lập có tương quan cùng 77
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 chiều với biến phụ thuộc (hệ số tương quan lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn 0.6). Vì vậy các biến này có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến “quyết định mua”. 4.4. Phân tích hồi quy Mô hình hồi qui được xây dựng từ một tập biến gồm 5 nhân tố: (1) Hội chợ thương mại (HCTM), (2) Tiếp thị tại điểm bán (TTĐB), (3) Tiếp thị công nghệ số (TTCN), (4) Xây dựng niềm tin thương hiệu dân tộc (NTTH), (5) Sử dụng KOLs để giới thiệu sản phẩm (KOL) với thủ tục chọn biến là loại trừ dần để nhận ra các biến độc lập có khả năng dự đoán tốt cho biến phụ thuộc trong mô hình. Hết quả thống kê cho thấy các hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình hồi quy đều khác 0 và sig.
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   hoặc do thay đổi thói quen mua sắm từ sự tiếp thị, trưng bày, quảng cáo, khuyến mại hấp dẫn của các dòng sản phẩm nước mắm công nghiệp. Đặc biệt hơn, lý do gây khó khăn cho các nhà sản xuất nước mắm truyền thống cũng xuất phát phát từ chính họ khi trong suốt một thời gian dài ít đầu tư vào truyền thông tiếp thị, lệ thuộc vào niềm tin ‘hữu xạ tự nhiên hương’ để kinh doanh. Trong khi các nhà đầu tư mặt hàng bán lẻ đầu tư nhiều vào tiếp thị, truyền thông PR và nhất là tiếp thị thương mại giúp công chúng biết nhiều thông tin về sản phẩm và thu hút sự khách hàng đến sản phẩm của họ. Vì vậy, các nhà đầu tư, ngoài chất lượng sản phẩm, phải đầu tư vào các hoạt động tiếp thị trong đó có TTTH. 6.2. Ý kiến đề xuất 6.2.1. KOL Nếu so với những sản phẩm mang tính thời trang, lưu niệm như mặt hàng thổ cẩm, KOL ảnh hưởng tích cực cao đến quyết định mua sản phẩm (Vũ Quốc Anh, 2019) thì đối với nước mắm, KOL đem lại kết quả thấp. Điều này có thể lý giải rằng do nước mắm đã là nhu yếu phẩm của người Việt nên họ mặc định sử dụng, không cần ai tác động sự ảnh hưởng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn phải quan tâm một cách đúng mực và phù hợp vai trò của các KOL trong việc quảng bá sản phẩm của mình. Họ có thể đánh giá sản phẩm này với sản phẩm khác, nói lên cảm nhận tích cực, tiêu cực đến sản phẩm. Do đó, đối với mọi sản phẩm và trong thời kỳ công nghệ số KOL vẫn có những vai trò nhất định. Vishwanath (2011) cho rằng các lựa chọn của các cá nhân thường được định hình bởi những nhận thức hoặc ý kiến của người khác và các vấn đề như tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân và tầng lớp kinh tế xã hội không quan trọng nhiều trong việc hành vi mua sắm bị tác động của các KOL. Ví dụ, đại sứ thương hiệu, một trong những hình thức của KOL không chỉ tác động lớn lên doanh thu của nhãn hàng mà còn có khả năng “vực dậy” một thương hiệu đã bảo hòa sau một thời gian dài (Hà Nguyễn, 2018). 6.2.2. Hội chợ triển lãm thương mại Tham gia hội chợ triển lãm thương mại là cơ hội xúc tiến đầu tư, dễ dàng tiếp cận các nhà bán lẻ, đại lý và nhiều cá nhân tham quan hội chợ, thông qua đó các nhà sản xuất có cơ hội giới thiệu sản phẩm (Levinson & Levinson, 2011). Khách tham quan đến hội chợ chủ yếu để xem và tìm hiểu sản phẩm, họ dễ dàng tham gia vào các hoạt động giao lưu với nhà sản xuất như tham gia trò chơi, thử sản phẩm, đánh giá sản phẩm, nghe giới thiệu về sản phẩm… Những phần quà hấp dẫn, những nhân viên trực gian hàng năng động sẽ là những sứ giả tốt để tiếp thị sản phẩm. Trưng bày sản phẩm tại gian hàng như màu sắc, âm thanh, hình ảnh… cũng là công cụ tiếp thị hiệu quả để thu hút khách tham quan (Press, 2019). Levinson & Levinson (2011) cũng cảnh báo nếu các nhà sản xuất tham gia hội chợ không có kế hoạch, mục tiêu cụ thể mà chỉ đến để khoe sản phẩm, đầu tư vào không gian sẽ dẫn đến thất bại trong việc quảng bá và rất tốn rất nhiều chi phí một cách vô ích. Vì vậy, một mặt các nhà sản xuất nước mắm truyền thống nên có kế hoạch tham gia vào các hội chợ triển lãm hàng tiêu dùng và phải có kế hoạch, mục tiêu đạt được và những đánh giá rõ ràng cho sự đầu tư vào mua gian hàng triển lãm để đem lại hiệu quả tiếp thị thương mại hiệu quả. 6.2.3. Xây dựng niềm tin thương hiệu dân tộc Mỗi quốc gia đều có những món ăn, thức uống được xem là niềm hãnh diện quốc gia và họ xây dựng hình ảnh món ăn thức uống đó thành món đặc thù của nước nổi tiếng ra khỏi quốc gia như sushi của Nhật, pizza của Ý, cà-ri của Ấn Độ, xì dầu của Trung Quốc… và ở Việt Nam thì có bánh chưng, bánh xèo, phở, chả giò… Đứng ở góc độ tinh thần dân tộc, giá trị đặc biệt của nước mắm truyền thống Việt Nam cũng cần được công bố, giáo dục, quảng bá, truyền thông rộng rải về những nét độc đáo từ lịch sử, câu chuyện dân gian, huyền thoại, quy trình sản xuất, hình ảnh nhà thùng, mùi vị, màu sắc, bản sắc riêng của từng thương hiệu… đến người dân nhiều thế hệ để nước mắm truyền thống luôn đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống người Việt. Nguyễn Thanh Vân trích trong Phạm Tuấn Mạnh & Nguyễn Việt Dũng (2017) khẳng định niềm tự hào dân tộc, bảo vệ hàng nội địa, tính quốc gia là yếu tố chính trong chiến lược tiếp thị đánh vào tâm lý khách hàng để họ chọn sản phẩm. 79
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 6.2.4. Tiếp thị công nghệ số Võ Thị Lệ Hằng, chủ công ty nước mắm Quốc Hải Kiên Giang, trích trong Khánh An & Ngọc Bích (2019) phát biểu để tự cứu mình các nhà sản xuất nước mắm truyền thống phải có những chính sách tiếp thị hướng đến người bán lẻ ở chợ, đại lý, siêu thị và song song đó phải có những kênh giới thiệu sản phẩm và bán hàng trên các trang mạng. Các nhà sản xuất nước mắm cần tiếp cận những hình thức tiếp thị trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, tận dụng những cơ hội mà thời kỳ cách mạng này đem lại. Sử dụng công nghệ để quảng bá sản phẩm, trực tiếp tiếp cận khách hàng (Walsh và Elsner, 2012). Các cách thức nên áp dụng như bán hàng, giới thiệu sản phẩm trực tuyến, tiếp thị trên các màn hình led ở các sân ga, siêu thị, bên trong máy bay; các màn hình led ở nơi công cộng… 6.2.5. Tiếp thị tại điểm bán Theo kết quả khảo sát, tiếp thị tại điểm bán được được chọn cao nhất so với các công cụ khác. Điều này chứng tỏ việc thấy, chạm, nếm, ngửi được sản phẩm vẫn được khánh hàng quan tâm nhiều. Đối với các sản phẩm tiêu dùng, tiếp thị tại điểm bán đem lại rất nhiều hiệu quả cho nhà sản xuất (Levinson &Levinson, 2011). Nhà sản xuất nước mắm truyền thống nên minh bạch các nguồn phụ liệu sản xuất, kỹ thuật sản xuất, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn về sinh thực phẩm. Họ cần phải tăng độ phủ hình ảnh, chất lượng và sản phẩm, xây dựng các mối quan hệ rộng và sâu với các các nhà phân phối, đại lý và các điểm bán lẻ thành một hệ thống bán lẻ của nhà sản xuất. Cần có đội ngũ nhân viên đến tận điểm bán từ chợ đến siêu thị thực hiện các chương trình TTTM và bán hàng như tổ chức sự kiện, treo banner, áp-phích, trưng bày sản phẩm bắt mắt và nổi bật. Các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng quà, dùng thử nên được tăng cường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Armelini, G., and Villanueva, J. (2010). Marketing Expenditures and Word-of-mouth Communication: Complements or Substitutes? Boston: Now Publishers Inc. 2. Baker, M. (2003). The Marketing book. Oxford: Butterworth-Heinemann 3. Cooper, C. R., & Schindler, P. S. (2008). Business research methods (10th ed). Boston: McGraw-Hill. 4. Derler, B. O’Rourke, V. and Stephens, S. (2012). Fair trade, marketing and consumer behaviour, Irish Business Journal, 7(1), 70-82. 5. Hahn, B. (2000). Power centres: a new retail format in the United States of America. Journal of Retailing and Consumer Services, 7(4), 223–231. 6. Levinson, J. & Levinson, J. (2014). Guerilla marketing: Easy and inexpensive strategies for making big profits from your small business. Irvine: Entrepreneur Press 7. Niraj, D. and Stornelli, J. (2013). Rebuilding the relationship between manufacturers and retailers. MIT Sloan Management Review, 54 (2), 83–90. 8. Stephens, S. and Coyle, S. (2010). The role of business networks in the activities of female entrepreneurs. Proceedings of the International Conference on Networks, Learning and Entrepreneurship, Aberystwyth University, 15-16th. 9. Vũ Quốc Anh & Nghiêm Thị Thu Hoài (2019). Sử dụng KOL thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm Thổ Cẩm Tây Nguyên. Hội thảo khoa học quốc gia “phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên” lần 3 năm 2019, Đại học Đà Nẵng – Phân hiệu Kontum 10. Walsh, G., and Elsner, R. (2012). Improving referral management by quantifying market mavens’ word of mouth value. European Management Journal, 30(1), 74-81. 11. Zikmund, W. G., Babin, B.J. & Carr, J.C & Griffin, M. (2010), Business research methods. South-Western: Cengage Learning. 80
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   Website: 12. Bạch Hoàn (2016). Thị trường truyền thông bất lương và nổi oan nước mắm Việt. [https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/truyen-thong-bat-luong-va-noi-oan-mam-viet- 335422.html#inner-article] 13. Hà Nguyễn, (2018). Vì sao doanh nghiệp lại chọn ngoi sao làm đại sứ thương hiệu? [https://marketingai.admicro.vn/vi-sao-doanh-nghiep-lai-chon-ngoi-sao-lam-dai-su-thuong-hieu/] 14. Khách An & Bích Ngọc (2019). Lội xuống thị trường, nước mắm truyền thống mới sống sót. [https://thegioihoinhap.vn/tiep-thi-4-0/loi-xuong-thi-truong-nuoc-mam-truyen-thong-moi-song-sot/] 15. Lê Minh Hiếu (2014). Trade Marketing – Nhiệm vụ, vai trò và tầm quan trọng trong Marketing. [https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/211-Trade-Marketing-Nhiem-vu-vai-tro-va-tam-quan- trong-trong-Marketing] 16. Mỹ Phương (2019) Tìm cách hỗ trợ bán hàng cho nước mắm truyền thống [https://bnews.vn/tim-cach-ho- tro-ban-hang-cho-nuoc-mam-truyen-thong/120749.html] 17. Phạm Tuấn Mạnh & Nguyễn Việt Dũng (2017). Marketing dựa trên tinh thần dân tộc sao cho đúng. [https://www.brandsvietnam.com/13027-Marketing-dua-tren-tinh-than-dan-toc-dung-sao-cho-dung] 18. Press, M. (2019). A guide to trade marketing - with all the best strategies. [https://www.splashcopywriters.com/blog/trade-marketing] 19. Tấn Quỳnh (2013) Nước mắm truyền thống mất thị phần? [http://www.marketingchienluoc.com/18311- nuoc-mam-truyên-thong-mat-thi-phan] 81
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2