Chính sách đối ngoại Liên Bang Nga
lượt xem 22
download
“Duma Quốc gia xem xét các vấn đề quốc tế theo sáng kiến của mình hoặc theo đề nghị của Tổng thống, hay theo các báo cáo và yêu cầu của Chính phủ”. Quốc hội còn tham gia và ảnh hưởng đến công tác đối ngoại bằng Ngân sách, Phê chuẩn Hiệp định, hoạt đông ngoại giao nghị viện…
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chính sách đối ngoại Liên Bang Nga
- Chính sách đối ngoại LB Nga Cơ chế ra quyết định và thực thi chính sách CSĐN Các hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại LB Nga Chính sách đối ngoại thời kỳ TTh Putin (2000-2008) Nhiệm kỳ 1 (2000-2004) Nhiệm kỳ 2 (2004-2008) Chính sách đối ngoại thời kỳ TTh Medvedev Quan hệ Nga-Việt: Từ Đồng minh đến Đối tác chiến lược
- Cơ chế ra quyết định và thực thi chính sách đối ngoại Tổng Thống Điều 80 HP 1993: “Quyết định các đường hướng đối nội và đối ngoại“. Điều 86: a) Lãnh đạo công tác đối ngoại LB Nga; b) Đàm phán và ký kết các hiệp định quốc tế; c) Ký các Thư ủy nhiệm; d) Tiếp nhận Thư ủy nhiệm từ các đại diện ngoại giao. Các Bộ sức mạnh chịu trách nhiệm trực tiếp trước TTh., bao gồm Bộ QP, Nội vụ, Ngoại giao, Bộ Tư Pháp, các CQ An ninh, Tình báo... Quốc hội (Thượng viên-Hội đồng LB và Hạ viện-Duma quốc gia ) Hội đồng Liên Bang (Điều 102) có thẩm quyền - “Chuẩn y sắc lệnh của Tổng thống về tuyên bố tình trạng chiến tranh“ (điểm b), - “Chuẩn y sắc lệnh của Tổng thống về tình trạng khẩn cấp” (điểm v), - “Quyết định về vấn đề sử dụng lực lượng vũ trang của Liên bang Nga ở bên ngoài lãnh thổ của Liên bang Nga”(điểm g). Duma quốc gia, điều 170 của “Quy chế hoạt động của Duma” : - “Duma Quốc gia xem xét các vấn đề quốc tế theo sáng kiến của mình hoặc theo đề nghị của Tổng thống, hay theo các báo cáo và yêu cầu của Chính phủ”. * Quốc hội còn tham gia và ảnh hưởng đến công tác đối ngoại bằng Ngân sách, Phê chuẩn Hiệp định, hoạt đông ngoại giao nghị viện… Thủ Tướng và Chính phủ điều hành phát triển kinh tế, xã hội
- Hội đồng An ninh Quốc gia Thành lập theo Hiến pháp, do TTh trực tiếp làm Chủ tịch, có nhiệm vụ chuẩn bị các Quyết định của TTh về chiến lược phát triển đất nước, bảo đảm an ninh quốc gia và các vấn đề quan trọng khác; điều phối các hoạt động của các cơ quan trong việc bảo đảm an ninh quốc gia. Thành viên thường trực: Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Duma, Chủ tịch Hội đồng liên bang, Thư ký Hội đồng an ninh, Giám đốc cơ quan an ninh LB, Ngoại trưởng, Chánh Văn phòng Tổng thống, Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Quốc phòng, Giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài Các thành viên khác: Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng, Tư lệnh lực lượng quân sự, Giám đốc cơ quan kiểm soát ma tuý quốc gia... Một số Thư ký Hội đồng An ninh nổi bật: Lebed, Putin, Sergey Ivanov, Igor Ivanov, Patrushev,
- Bộ Ngoại giao Dự thảo chiến lược chung về chính sách đối ngoại của Liên bang và đệ trình kiến nghị lên Tổng thống. Thực hiện đường lối đối ngoại của Liên bang Nga: Bằng các phương tiện ngoại giao, Bảo đảm cho việc bảo vệ chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và những lợi ích khác của Liên bang Nga trên trường quốc tế; Bảo vệ quyền và lợi ích của công dân và pháp nhân Nga ở nước ngoài; Bảo đảm quan hệ ngoại giao và lãnh sự của Liên bang Nga với các nước ngoài và quan hệ với các tổ chức quốc tế; Phối hợp hoạt động và kiểm tra đối với công tác của các cơ quan nhà nước thuộc nhánh hành pháp nhằm mục đích đảm bảo việc triển khai đường lối chính trị thống nhất của Liên bang Nga trong quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Các Bộ trưởng : Kozyrev (1991-1996), E. Primakov (1996-1998), Igor Ivanov (1998-2004), C. Lavrov (2004-nay) ***….Các nhóm lợi ích
- Các hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại (1991-2008) Thời kỳ 1991-1993 (TTh. En-xin, TTg Gai-đa, NT Kozyrev): Di sản đối ngoại thời “suy nghĩ mới” thời kỳ “cải tổ” của Góc-ba-chốp (từ bỏ “đế chế XHCN”, độc lập cho Đông Âu, đối tác với Phương Tây, thay đổi quan điểm về thế giới thứ ba, dân chủ hóa xã hội..) Điểm mới: Không phân chia thế giới làm hai phe; CS của Nga là đối tác toàn diện và hội nhập với Phương Tây: Phương Tây: Đối tác chiến lược (hội nhập; hình mẫu xây dựng xh dân chủ; tài chính, công nghệ cho cải cách kt, chống CS;…) => Thi hành CS theo Phương Tây, copy hành động. Xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước SNG (Các nhà dân chủ Nga ủng hộ giải tán LX để lên cầm quyền; chống chính sách đế chế; coi các nước SNG nếu thuộc LB sẽ là gánh nặng trong cải cách kt; mong nhận được sự ghi ơn và chấp nhận Nga làm lãnh đạo) “Xét lại’ CSĐN thời Liên Xô (Phê phán- đem quân vào Hung, Tiệp, Afganistan; chiếm Ban-tíc; áp đặt Đông Đức; điều khiển các đảng CS khác, phong trào giải phóng dân tộc; gián điệp…) ⇒ Quan hệ và ảnh hưởng đối với các nước CSCN, thế giới thứ ba đi xuống. +Tăng cường quan hệ kinh tế với các nước Iran, Nics Châu Á, ASEAN, Úc..
- Các hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại (tiếp theo) Giai đoạn1994-1998 Nguyên nhân thay đổi: Chính sách “cải cách sốc” không thành công => Phe cải cách phân tán, suy yếu CS của Phương Tây: NATO mở rộng; không thừa nhận vai trò Nga tại SNG; hợp tác kt không như mong đợi. Các nước Đông Âu, Ban-tíc => NATO, EU: “màn sắt mới” CS SNG: Không thân thiện; chống “bá quyền của Nga”; vấn đề người Nga, người SNG tại Nga… NT E. Primacop (1996-1998): ⇒ CS cân bằng, tích cực, đa dạng hóa, hợp tác với tất cả các nước có liên quan đến lợi ích Nga, đặc biệt là các nước láng giềng gần,.. nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển nội lực. ⇒ Kêt quả: Qh với NATO, vào G8, CLB Paris, London, IMF tăng giúp tài chính Phát triển qh với TQ, Nhật bản, vào APEC
- Các hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại (tiếp theo) Giai đoạn 1998-2000 Nguyên nhân thay đổi: Khủng hoảng kinh tế-xã hội 1998: Chính phủ phe cải cách sụp đổ; Phương Tây sốc khi Nga tuyên bố từ chối trả nợ nước ngoài. Đầu 1999 không cần NQ HĐBA, Mỹ-Anh ném bom Iraq: Nga coi là hành động bá quyền trong CS của Mỹ; 3/1999: NATO ném bom Nam Tư xung quanh sự kiện Kosovo: ⇒ Nga: cán cân lực lượng bất lợi cho Nga, nhưng vẫn cần PTây, đồng thời tăng cường qh với các TT quyền lực khác; cạnh tranh ảnh hưởng SNG ⇒ Xây dựng thế giới đa cực ⇒ NT Igor Ivanop
- Chính sách đối ngoại thời kỳ TTh Putin (2000-2008) 9/8/1999, Pu-tin - quyền Thủ tướng => ThTg 31/12/1999 - Quyền Tổng thống => TTh. Hoàn cảnh nước Nga: Khủng hoảng kinh tế-xã hội. Chính quyền nhà nước suy yếu. Chiến dịch khủng bố của các lực lượng hồi giáo ly khai Che- snia Vị thế trên trường quốc tế giảm sút nghiêm trọng. (NATO mở rộng sang phía Đông, không kích Nam Tư)
- Chính sách đối ngoại thời kỳ TTh Putin (2000-2008) Chiến lược đối ngoại mới được thể hiện hai văn kiện quan trọng được thông qua vào năm 2000 là Học thuyết An ninh Quốc gia và Học thuyết Đối ngoại: Những mục tiêu chiến lược của Putin 1: Bảo vệ sự thống nhất nước Nga. 2: Xây dựng một nước Nga phát triển và thịnh vượng 3: Xây dựng một nhà nước mạnh. 4: Khôi phục vị thế cường quốc Mục tiêu cơ bản của đường lối đội ngoại mới là tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế, phục vụ mục tiêu chính trị, đồng thời nâng cao vị thế quốc tế của Nga.
- Chính sách đối ngoại thời kỳ TTh Putin (tiếp theo) CSĐN thời TTh Pu-tin được chia làm hai thời kỳ: nhiệm kỳ 1 từ 2000-2004; nhiệm kỳ 2 từ 2004-2008. Nhiệm kỳ 1 từ 2000-2004 Với SNG. Nga tập trung phát triển quan hệ với các nước SNG, nơi mà Nga có lợi ích chiến lược và là nơi Nga có thể cạnh tranh hiệu quả với các cường quốc khác qua việc sử dụng các lợi thế của mình như sự gần gũi về địa lý, văn hóa và lịch sử. Nga đã thành công trong việc duy trì Hiệp ước An ninh Tập thể và nâng cơ chế này thành Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (ODKB) vào năm 2002. Nga tiếp tục cùng cố vai trò hạt nhân của mình trong tiến trình nhất thể hóa kinh tế tại không gian hậu Xô-viết, thông qua việc xây dựng khối Kinh tế Á - Âu vào năm 2000. Đồng thời, Pu-tin tiếp tục đẩy mạnh chính sách “liên kết theo cấp độ”, theo đó Nga từ bỏ kế hoạch liên kết tất cả các nước SNG mà chỉ tập trung vào các nước có mong muốn xích lại gần Nga đặc biệt là Bê-la-rút và các nước Trung Á.
- Nhiệm kỳ 1 của TTh Putin (tiếp theo) Với Mỹ, phương Tây. Trước khi Putin lên cầm quyền, quan hệ giữa Nga với Châu Âu, Mỹ trở nên khá căng thẳng sau hàng loạt các sự kiện như NATO mở rộng sang phía Đông lần thứ nhất, chiến dịch NATO oanh kích Nam Tư hay như cuộc chiến Che-snia lần thứ hai. Mối quan hệ căng thẳng nói trên nhìn chung không có lợi cho Nga, khi nước này đang rất cần sự hợp tác của phương Tây trong nỗ lực cải thiện tình hình kinh tế. Ngoài ra, Nga cũng ý thức được sự hạn chế về tiềm lực kinh tế và chính trị, nên đã chấp nhận thỏa hiệp với phương Tây trên một số vấn đề, nhằm tập trung giải quyết các nhiệm vụ chiến lược có tính cấp thiết hơn. (tiếp theo)
- Sau vụ khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/2001, Pu-tin đã chủ động cải thiện qh với Mỹ: gọi điện chia buồn, hợp tác với Tổng thống Mỹ G. Bu-sơ; bật đèn xanh cho phép Mỹ thiết lập các căn cứ quân sự tại các nuớc Trung Á; ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, nhất là chiến dịch quân sự của Mỹ và NATO tại Áp- ga-ni-xtan. Nga phản ứng có mức độ trước việc Mỹ rút khỏi Hiệp uớc phòng thủ tên lửa cuối năm 2001, quyết định mở rộng sang phía Đông của NATO năm 2002 và chấp nhận ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến luợc START II năm 2002 (Đến nay Đu- ma Quốc gia vẫn không phê chuẩn Hiệp ước này vì cho rằng gây bất lợi cho Nga). * Những nhượng bộ trên của Nga chủ yếu xuất phát từ thực tế là Nga không có đủ tiềm lực để ngăn cản sự bành truớng của Mỹ, phương Tây, nhất là sau vụ khủng bố ngày 11/9. Giúp cải thiện đáng kể quan hệ Nga - phương Tây, giúp Nga giải quyết được nhiều vấn đề trong quan hệ song phương theo hướng có lợi cho Nga như vấn đề Che-snia, đàm phán gia nhập WTO, thành lập Hội đồng Nga - NATO, hợp tác về kinh tế chính trị với EU.
- Với Phương Đông -Nga vẫn tiếp tục đường lối đối ngoại cân bằng Đông-Tây, được Pri-ma- cốp khởi xướng, trong đó đặc biệt chú trọng tam giác Nga - Trung Quốc - Ấn Độ. - Đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc thông qua cơ chế Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) nhằm ngăn chặn việc mở rộng ảnh huởng của Mỹ ở khu vực Trung Á. Giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc. - Mở rộng quan hệ với khu vực Châu Á, thông qua việc tham gia các cơ chế hợp tác đa phương như APEC, ARF hay cơ chế đối thoại xung quanh bán đảo Triều Tiên. - Tìm cách nâng cao vị thế của mình bằng việc tích cực tham gia trung gian hòa giải cho vấn đề xung đột Pa-le-xtin – I-xra-en cũng như vấn đề hạt nhân của I-ran…
- Nhiệm kỳ 2 của TTh Putin Đường lối đối ngoại thực dụng, linh hoạt vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy trong giai đoạn hai. Tuy nhiên, Nga có một số điều chỉnh theo hướng độc lập, chủ động và tích cực hơn trong bảo vệ lợi ích của mình. Trong quan hệ với SNG Chủ động sử dụng lợi thế về chính trị, an ninh, đòn bảy kinh tế nhằm củng cố ảnh hưởng tại khu vực lợi ich truyền thống và ngăn chặn sự bành trường của Mỹ, châu Âu ở khu vực này, nhất là sau khi các nước phương Tây lợi dụng chiêu bài thúc đẩy dân chủ và hỗ trợ các cuộc Cách mạng màu nhằm mở rộng ảnh hưởng tại đây. Hội nghị thượng đỉnh SNG tại Đu-san-be diễn ra cuối năm 2007, thuyết phục các quốc gia thuộc Cộng đồng kinh tế Âu - Á (Evrazes) tiến hành những bước đi cụ thể để xây dựng khu vực thuế quan chung vào năm 2012. Thuyết phục các quốc gia Trung Á chấp nhận kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí và dầu bổ sung qua lãnh thổ Nga, làm phá sản kế hoạch của phương Tây tài trợ đường ống dẫn khí qua đáy biển Ca-xpi, kéo U-dơ-bê-ki-xtan khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Mỹ, tách xa nhóm các nước GUAM.
- Quan hệ giữa Nga với phương Tây Căng thẳng hơn do sự va chạm về lợi ích giữa các bên: an ninh năng lượng; hòa bình Trung Đông, hạt nhân I- ran… Sử dụng thế mạnh trong việc cung cấp năng lượng và cả sức mạnh quân sự buộc phương Tây phải tính tới lợi ích và tiếng nói của Nga. Phản đối việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (MD) tại Ba Lan và Séc, rút khỏi CFE…, Phản đối kế hoạch kết nạp U-crai-na và Gru-dia của NATO, chỉ trích chính sách thiên vị của Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu OSCE vốn được phương Tây tích cực sử dụng để can thiệp vào các kết quả bầu cử ở các nước SNG. Yêu cầu cải tổ lại tổ chức này theo huớng nâng cao vai trò của nó trong việc giải quyết các vấn đề chính trị và an ninh trong không gian châu Âu – Đại Tây Dương từ Vla-đi-vô- xtốc đến Van-cu-vơ. Thể hiện lập trường kiên quyết trong vấn đề Cô-xô-vô. Quan hệ Nga - EU, Đức, Anh, Pháp… Tranh giành Bắc cực
- Với các nước khác, Nga vẫn chủ trương tiếp tục đường lối đa phương hóa và đôi bên cùng có lợi. Do tình hình quan hệ căng thẳng với phương Tây nên Nga có phần tích cực hơn trong chính sách đối ngoại hướng Đông. Nga dành ưu tiên hàng đầu cho việc mở rộng quan hệ trong khuôn khổ tam giác Nga- Trung Quốc - Ấn Độ và Tổ chức hợp tác Thượng Hải. Tuy nhiên, Nga không có ý định thành lập liên minh chính trị với hai cuờng quốc trên, nhất là với Trung Quốc. Về lâu dài, Nga e ngại sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Trung Á có thể thách thức lợi ích an ninh, kinh tế của Nga tại khu vực trên. Vấn đề hạt nhân Iran. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latin, nhất là trong lĩnh vực năng lượng và hợp tác quân sự. Hỗ trợ các Tập đoàn lớn của Nga trong xúc tiến đầu tư tại Châu Á, Châu Phi, trong đó có Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chuyên đề: Đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - PGS.TS. Hoàng Phúc Lâm
57 p | 1292 | 123
-
Phân tích chính đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới
15 p | 345 | 57
-
Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga từ 1991 đến nay
14 p | 752 | 55
-
Chính sách đối ngoại Việt Nam Giai đoạn 1986 -1991 Đổi mới để Phát triển
40 p | 585 | 50
-
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ thập niên 90 đến nay
32 p | 222 | 39
-
Chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1991-2009
17 p | 306 | 38
-
Chính sách đối ngoại Việt Nam Giai đoạn 1991-1995
72 p | 378 | 32
-
Hệ thống chính sách đối ngoại của Mỹ
31 p | 137 | 30
-
Đặc điểm chính sách đối ngoại của các nước lớn sau chiến tranh lạnh
10 p | 184 | 30
-
Chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1945-1991
13 p | 400 | 24
-
Phân tích chính sách đối ngoại
15 p | 174 | 21
-
Khái quát quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ
19 p | 107 | 11
-
CÔNG DÂN GENET VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
5 p | 94 | 9
-
Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ 1776-1945
14 p | 93 | 7
-
Đề cương môn học Chính sách đối ngoại Việt Nam
13 p | 79 | 5
-
Đề cương môn học Chính sách đối ngoại Mỹ (American foreign policy)
11 p | 36 | 4
-
Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ 1945-1989
12 p | 53 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn