intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chữa dị ứng thế nào?

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

157
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Em bị mày đay 6 tháng nay, đi khám bác sĩ bảo không rõ nguyên nhân và cho là cơ địa dị ứng. Em được chỉ định dùng telfast 180mg ngày 1 viên thì hết ban và ngứa. Nhưng nếu không uống thuốc thì lại bị ngứa và ban khắp người. Em muốn hỏi nếu dùng thuốc telfast kéo dài mãi thì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Em cũng nghe nói là phụ nữ mang thai không được dùng thuốc dị ứng có đúng không ạ? Telfast có tác dụng tương tự các thuốc kháng histamin thế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chữa dị ứng thế nào?

  1. Chữa dị ứng thế nào? Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú không nên dùng telfast. Em bị mày đay 6 tháng nay, đi khám bác sĩ bảo không rõ nguyên nhân và cho là cơ địa dị ứng. Em được chỉ định dùng telfast 180mg ngày 1 viên thì hết ban và ngứa. Nhưng nếu không uống thuốc thì lại bị ngứa và ban khắp người. Em muốn hỏi nếu dùng thuốc telfast kéo dài mãi thì ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Em cũng nghe nói là phụ nữ mang thai không được dùng thuốc dị ứng có đúng không ạ?
  2. Telfast có tác dụng tương tự các thuốc kháng histamin thế hệ 2 như loratadin,... do đó không có tác dụng an thần hoặc các tác dụng khác trên hệ thần kinh trung ương nên không gây buồn ngủ. Telfast HD 180mg được dùng điều trị các triệu chứng mày đay mạn tính vô căn. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi. Theo các nghiên cứu lâm sàng của thuốc thì không thấy có tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc kéo dài. Tuy nhiên bệnh nhân không nên sử dụng lâu dài một loại thuốc khi chưa được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý của mình. Telfast có hoạt chất fexofenadin hydroclorid. Fexofenadin được xếp vào nhóm không rõ gây quái thai ở người hay không, do vậy không nên dùng trong thời kì mang thai trừ khi lợi ích điều trị mang lại cho người mẹ vượt trội nguy cơ so với thai nhi. Chưa có nghiên cứu nào về sữa mẹ sau khi sử dụng fexofenadin hydroclorid. Nhưng khi dùng tefernadin trong thời kì cho con bú thì fexofenadin được tìm thấy trong sữa mẹ. Do đó fexofenadin được khuyến cáo không nên dùng trong thời kì cho con bú.
  3. Cơ địa dị ứng khó có thể điều trị khỏi, thuốc chỉ giúp điều trị triệu chứng chứ không giúp khỏi bệnh hoàn toàn. Tìm nguyên nhân để phòng tránh bệnh là tốt nhất. Nguyên nhân gây dị ứng là do các dị nguyên có thể như thức ăn, thời tiết, lông chó mèo, hóa chất... Bạn nên quan sát, tìm hiểu để tránh các yếu tố này. Đau đầu do thuốc tránh thai
  4. Viên tránh thai phối hợp estrogen-progestin hiện đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới do thuốc tương đối rẻ tiền, dễ sử dụng, hiệu quả tránh thai cao và có nhiều tác dụng quan trọng khác ngoài mục đích tránh thai, đây cũng được coi là hình thức tránh thai hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, khá nhiều tác dụng phụ liên quan đến việc dùng loại thuốc này đã được ghi nhận trong thực tế như đau đầu, buồn nôn, nôn, căng ngực, tăng cân, trầm cảm, giảm hưng phấn, tăng nguy cơ huyết khối, đột qụy..., trong đó, đau đầu là biểu hiện thường gặp nhất và là lý do chủ yếu dẫn đến ngừng sử dụng thuốc. Viên tránh thai phối hợp có thể gây ra một đợt đau đầu mới hoặc làm nặng tình trạng đau đầu đã có từ trước, tỷ lệ chung của 2 loại đau đầu này theo một số nghiên cứu quy mô lớn xảy ra ở khoảng 3 - 6% số người sử dụng. Mặc dù tác động của loại thuốc này đối với tình trạng đau đầu là rất dễ nhận thấy nhưng chỉ số nguy cơ thực sự rất khó được xác định chính xác, do tình trạng đau đầu xảy ra phổ biến ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đối tượng chính sử dụng thuốc tránh thai (độ lưu hành ở nhiều nước trên thế giới khoảng 15-36%). Theo các tác giả nước ngoài, tỷ lệ đau đầu do thuốc tránh thai thường giảm dần khi thuốc được sử dụng kéo dài nhiều tháng và hết nhanh sau khi ngừng thuốc. Cũng theo nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài, nguy cơ đau đầu và nhất là đột qụy do tắc mạch não liên quan đến thuốc tránh thai tăng cao ở những phụ nữ mà bản thân hoặc trong gia đình có những người mắc các bệnh đau đầu từ trước, đặc biệt là chứng đau nửa đầu (Migraine). Do đó, những người này được khuyên nên tránh sử dụng viên tránh thai phối hợp và thay thế bằng các hình thức tránh thai khác không gây đau đầu như đặt vòng tránh thai...
  5. Với những phụ nữ không có bệnh đau đầu từ trước, nguy cơ gây đau đầu của viên tránh thai thấp hơn rõ rệt so với lợi ích mà thuốc đem lại. Nguy cơ đau đầu do thuốc tránh thai phối hợp tăng lên theo tuổi và cao nhất ở những phụ nữ trong độ tuổi 35 - 40, nhưng không phụ thuộc vào hàm lượng progestin trong thuốc. Đáng lưu ý là ngay ở những đối tượng có nguy cơ cao, trong một số trường hợp, tình trạng đau đầu có từ trước có thể được cải thiện sau dùng thuốc tránh thai. Một số loại thuốc đã được thử nghiệm với mục đích dự phòng đau đầu do thuốc tránh thai như hỗn hợp các vitamin, thuốc lợi tiểu nhưng đều không chứng minh được hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2