Chương 3 - Chứng từ thương mại trong thanh toán quốc tế
lượt xem 227
download
Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hành hóa bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hang hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương 3 - Chứng từ thương mại trong thanh toán quốc tế
- Chương 3: Chứng từ thương mại trong thanh toán quốc tế 1
- CHỨNG TỪ TRONG THƯƠNG MẠI VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỨNG TỪ THƯƠNG CHỨNG TỪ TÀI MẠI CHÍNH Chứng từ bảo hiểm Chứng từ hàng hoá Hối phiếu Chứng từ vận tải Lệnh phiếu Vận đơn đường Hoá đơn thương Bảo hiểm đơn biển mại Séc Giấy chứng nhận Chứng từ vận tải đa Giấy chứng nhận xuất xứ phương thức bảo hiểm Thẻ thanh toán Phiếu đóng gói Hợp đồng bảo hiểm Biên lai gửi hàng bao đường biển Giấy kiểm định Phiếu bảo hiểm Vận đơn hàng không Giấy chấp nhận chất lượng, số Chứng từ vận tải lượng đường sắt, đường bộ và đường sông Các chứng từ khác 2
- Vận đơn đường biển Khái niệm và đặc điểm 1. Các chức năng và phạm vi sử dụng 2. 2. Hình thức vận đơn đường biển 3. Nội dung vận đơn đường biển. 4. 4. Nhận biết vận đơn đường biển 5. Tham khảo luật: Tham Thông lệ hàng hải quốc tế (Công ước Brussels - 1924) Luật hàng hải Việt Nam (Chương V (điều 70- - 3
- Khái niệm Vận đơn đường biển (Ocean bill of lading hay Marine bill of lading - thường được viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hoá (Transport documents) bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở. Vận đơn đường biển là chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng chuyên chở bằng đường biển và cho việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở hoặc xếp hàng xuống tàu và bằng vận đơn này người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình vận đơn (Công ước Brussel 1924) 4
- Khái niệm và đặc điểm Vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người gửi hàng và người chuyên chở. (theo thông lệ hàng hải quốc tế - công ước Brussels, 1924, điều 1 khoản b và luật hàng hải Việt Nam, điều 81 khoản 3) 5
- Khái niệm và đặc điểm Đặc điểm : Khi nói đến vận đơn đường biển thì việc chuyển chở hàng hoá bằng đường biển bắt buộc phải xảy ra. Do có nhiều phương thức vận tải khác nhau làm cho chứng từ vận tải có nhiều loại và chức năng của chúng cũng khác nhau, trong đó, khi nói đến vận đơn đường biển ta hiểu đây là loại chứng từ sở hữu hàng hoá và có tên gọi là Bill of Lading. Người ký phát vận đơn phải là người có chức năng chuyên chở, thường là người có phương tiện chuyên chở, hoặc người kinh doanh chuyên chở. Thời điểm cấp vận đơn có thể là: - Sau khi hàng hoá đã được bốc xong lên tàu (Shipped on board). - Sau khi hàng hoá được nhận để chở (Reaceived for shipment). Thời điểm phát hành vận đơn có ý nghĩa quan trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế. Một mặt, nó thể hiện trách nhiệm về chuyên chở hàng hoá và trách nhiệm về hàng hoá đối với người chuyên chở; mặt khác, nó là bằng chứng của việc giao hàng của người bán cho người mua và là thời điểm hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người bán. 6
- Các chức năng của B/L Vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi hàng với chủng loại, số lượng và tình trạng hàng hoá như ghi trên vận đơn. Vận đơn đường biển là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hoá giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Vận đơn đường hàng biển không phải là hợp đồng chuyên chở mà chỉ là bằng chứng của hợp đồng. B/L là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng được ghi rõ trong B/L để vận chuyển đến nơi giao hàng Vận đơn đường biển là chứng từ sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn. Chức năng sở hữu hàng hoá được thể hiện ở chổ, người nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp sẽ là người có quyền sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn => vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng 7
- Bản gốc, bản sao Bộ vận đơn gốc: B/L thường được lập thành 3 bản gốc giao cho người gửi hàng. Trên bản gốc thường được in hoặc đóng dấu: “original”-“bản gốc”, “bản thứ nhất”,”bản thứ hai”… Chỉ có bản gốc B/L mới có chức năng nhận hàng tại cảng đến. Nếu 1 bản chính đã được người nhập khẩu dùng để nhận hàng, các bản chính khác tự động hết giá trị. Bản sao vận đơn: Ghi chữ: “copy” hoặc “Non-Negotiable” Không có giá trị pháp lý, không chuyển nhượng được Sử dụng trong các trường hợp: thông báo giao hàng, kiểm tra hàng hóa, thống kê hải quan… 8
- Phạm vi sử dụng của B/L Đối với người gửi hàng (nhà xuất khẩu): Vận đơn là bằng chứng đã giao hàng cho người mua, chứng minh rằng người bán đã hoàn thành trách nhiệm của mình theo hợp đồng thương mại và theo yêu cầu của phương thức thanh toán kèm chứng từ (đặc biệt là theo L/C). Sau khi giao hàng, nhận được vận đơn, người bán có thể fax cho người mua để thông báo là đã giao hàng xong, đồng thời tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán, trong đó vận đơn là chứng từ quan trọng không thể thiếu. 9
- Phạm vi sử dụng của B/L Đối với người nhận hàng (nhà nhập khẩu) Người mua phải có vận đơn gốc và là người xuất trình đầu tiên cho người chuyên chở thì mới nhận được hàng (Vì vận đơn gốc được dùng làm chứng từ để nhận hàng,) Khi một vận đơn gốc đã được xuất trình để nhận hàng thì các vận đơn gốc còn lại không còn giá trị nhận hàng nữa. Khi nhận hàng, người mua căn cứ vào chủng loại, số lượng và điều kiện hàng hoá ghi trên vận đơn để đối chiếu việc giao hàng của người chuyên chở, đồng thời dùng vận đơn để đối chiếu theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại của người bán. Vì là chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó vận đơn có giá trị như một giấy tờ có giá, được chuyển nhượng, mua bán, cầm cố, thể chấp rất phổ biến trong thực tế. 10
- Phạm vi sử dụng của B/L Đối với người chuyên chở Người chuyên chở chỉ có trách nhiệm giao hàng khi nhận được vận đơn gốc đầu tiên, và chỉ phải giao hàng như ghi trên vận đơn. Sau khi giao hàng và thu hồi được vận đơn gốc, người chuyên chở được chứng minh là đã hoàn thành trách nhiệm về chuyên chở hàng hoá. Khi có tranh chấp với người chuyên chở về hàng hoá, thì vận đơn được dùng làm chứng từ xác định giá trị hàng hoá hoặc xác minh số liệu, đơn vị hàng hoá để yêu cầu người chuyên chở bồi thường. 11
- Phạm vi sử dụng của B/L Tuỳ theo từng trường hợp mà vận đơn còn được sử dụng vào các mục đích khác như: Là một trong những chứng từ quan trọng để các bên có liên quan đến vận đơn tiến hành khiếu nại, kiện tụng lẫn nhau khi phát sinh các tranh chấp. Khi có khiếu nại về bảo hiểm hàng hoá, thì vận đơn gốc nhất thiết phải được xuất trình. Vì giữa bảo hiểm đơn và vận đơn có chung các thông số như tên con tàu, hành trình chuyên chở, cảng đi, cảng đích, hàng hoá... nên khi có khiếu nại về bảo hiểm, thì rõ ràng vận đơn là chứng cứ rất quan trọng phải xuất trình cho công ty bảo hiểm để được bồi thường. Ngoài ra, vận đơn còn là chứng từ được dùng để làm các thủ tục cho hàng hoá xuất nhập khẩu, khai báo hải quan. 12
- Hình thức vận đơn đường biển Có 2 loại cơ bản: B/L là chứng từ giấy B/L là chứng từ điện tử 13
- Hình thức B/L chứng từ giấy Về kích thước và màu sắc của vận đơn Vận đơn thường có kích thước khổ giấy A4 và được in sẳn các nội dung cần thiết. Đối với vận đơn gốc, thường được in màu cả mặt trước và mặt sau, còn bản sao vận đơn thường in bằng mực đen ở mặt trước còn mặt sau để trống. 14
- Hình thức B/L chứng từ giấy Về hình thức ở mặt trước của vận đơn Nhìn chung các vận đơn của các hãng tàu khác nhau là không giống nhau về hình thức ở mặt trước. Cách bố trí xắp xếp các nội dung ở mặt trước là tuỳ theo từng hãng tàu. Có vận đơn có rất nhiều ô, có vận đơn lại ít ô; có vận đơn ghi tên và địa chỉ hãng tàu ở góc trên bên trái, có vận đơn lại in ở góc trên bên phải, thậm chí có vận đơn không in sẵn tên hãng tàu; có vận đơn có biểu tượng hãng tàu, có vận đơn lại không; các nội dung trên vận đơn cũng được bố trí rất khác nhau. 15
- Nội dung B/L chứng từ giấy B/L là một tờ giấy gồm hai mặt: Mặt trước của vận đơn bao gồm các ô, cột in sẵn để trống các tiêu đề, khi lập vận đơn người ta tiện điền vào. Ngoài ra, trên mặt trước còn có một số nội dung mang tính điều khoản của hợp đồng chuyên chở, chẳng hạn điều khoản chứng nhận của người chuyên chở là đã nhận hàng, điều kiện nhận hàng tại cảng đích... Mặt sau vận đơn in các điều khoản và điều kiện chuyên chở của hãng tàu và có thể là để trống 16
- BILL OF LADING FOR COMBINED TRANSPORT SHIPMENT OR PORT TO PORT SHIPMENT. (1) Shipper: (4) B/L No: (2) Consignee: (5) SHIPPING COMPANY: (3) Notify party /Address (No claim shall attach for failure to notify) (6) Place of receipt: (7) Port of loading: (8) Port of discharge: (9) Place of delivery: (10) Vessel and Vol.No (11) Number of original bills of lading (12) Marks and Number and kind of Gross Weight Measurement Numbers (13) Packages: discription (15) (16) of goods (14) Total no. of containers of packages (in words): (17) ABOVE PARTICULARS AS DECLARED BY SHIPPER (18) Freight details, charges etc (19) (20) SHIPPED on Board the Vessel Place and date of issue: (21) Date: ................(22) By:...........(signed)......... signature: 17 ..........(signed)............(23)
- 1. Tiêu đề của vận đơn Vì tiêu đề của vận đơn không quyết định nội dung và tính chất của vận đơn, do đó trong thực tế ta gặp rất nhiều loại vận đơn đường biển có tiêu đề khác nhau. Ví dụ:Vận đơn đường biển phổ thông, thường có các tiêu Ví đề như sau: Bill of Lading Ocean bill of Lading Marine bill of Lading Sea bill of Lading Liner bill of Lading Port to port bill of Lading Through bill of Lading Trong trường hợp này, vận đơn có tiêu đề thuộc loại “vận đơn hỗn hợp” hoặc “từ cảng tới cảng”. 18
- 2. Số vận đơn Mỗi vận đơn đều phải có số riêng của nó để phân biệt với các vận đơn khác, đồng thời để ghi trên các chứng từ khác có tác dụng làm số tham chiếu. 19
- 3. Tên công ty vận tải biển. Ngoài tên công ty, trên một số vận đơn còn in sẵn logo công ty, địa chỉ kinh doanh, điện thoại, fax... của công ty. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại: Phần 1 - TS. Trương Quang Thông (chủ biên)
102 p | 691 | 237
-
Giáo trình Hoạch định ngân sách vốn đầu tư Chương 3
0 p | 99 | 161
-
Chương 3: Kế toán nghiệp vụ tín dụng thương mại
59 p | 675 | 114
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 3: Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ
11 p | 399 | 88
-
CHƯƠNG 3: NGÂN HÀNG VÀ CÁC NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG
42 p | 242 | 80
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh ngân hàng: Chương 3 - TS. Lê Thẩm Dương
86 p | 215 | 54
-
Bài giảng Vận tải và bảo hiểm: Chương 3 - Hoàng Thị Đoan Trang
103 p | 329 | 52
-
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Chương 3
158 p | 163 | 34
-
GÍAO ÁN THANH TOÁN QUỐC TẾ- CHƯƠNG 3
15 p | 123 | 31
-
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp (Th.S Đinh Xuân Dũng) - Chương 3: Kế toán vật tư, hàng hoá
23 p | 230 | 31
-
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp thương mại xây lắp (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
104 p | 130 | 27
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 1: Chương 3 - ThS. Nguyễn Văn Minh
16 p | 74 | 9
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Chương 3: Kế toán nghiệp vụ cho vay
20 p | 80 | 9
-
Bài giảng Ngân hàng thương mại: Chương 3 - Cao Ngọc Thủy
39 p | 82 | 8
-
Bài giảng Tài chính quốc tế: Chương 3 (tt)
69 p | 76 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 3 - ĐH Thương Mại
0 p | 117 | 6
-
Bài giảng Quản trị tài chính công ty Đa quốc gia: Chương mở đầu - ĐH Thương Mại
5 p | 52 | 6
-
Bài giảng Quản trị tài chính công ty Đa quốc gia: Chương 3 - ĐH Thương Mại
9 p | 65 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn