intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 1: Chương 3 - ThS. Nguyễn Văn Minh

Chia sẻ: Kệ Tui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

75
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 1 - Chương 3 trình bày về nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành các loại giấy tờ có giá. Nội dung cụ thể trong chương này gồm: Giấy tờ có giá là gì? Huy động vốn ngắn hạn bằng phát hành giấy tờ có giá, huy động vốn trung và dài hạn bằng phát hành giấy tờ có giá, huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng trung ương, một số biện pháp tăng vốn của ngân hàng thương mại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 1: Chương 3 - ThS. Nguyễn Văn Minh

  1. Giấy tờ có giá là gì? Huy động vốn ngắn hạn bằng phát hành giấy tờ có giá. Huy động vốn trung và dài hạn bằng phát hành giấy tờ có giá. Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và NHTW Một số biện pháp tăng vốn của NHTM
  2. 3.1 Giấy tờ có giá là gì? Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó: + Xác nhận nghĩa vụ trả một khoản tiền trong một thời hạn nhất định. + Xác định phương thức trả lãi + Các điều khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua. Giấy tờ có giá có các thuộc tính: Mệnh giá (Face value) Thời hạn của giấy tờ có giá (Maturity) Lãi suất được hưởng (interest)
  3. 3.2 Phân loại giấy tờ có giá? Căn cứ vào quyền sở hữu - Phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ Giấy tờ có giá ghi danh - Có ghi tên người sở hữu - Phát hành theo hình thức chứng chỉ - Không ghi tên người sở hữu, người Giấy tờ có giá vô danh nắm giữ giấy tờ có giá vô danh là người sở hữu. Căn cứ vào loại công cụ trên thị trường vốn Căn cứ vào thời hạn của giấy tờ có giá Giấy tờ có giá thuộc Giấy tờ có giá ngắn hạn công cụ nợ Giấy tờ có giá thuộc Giấy tờ có giá dài hạn công cụ vốn
  4. 3.3. Huy động vốn ngắn hạn bằng phát hành giấy tờ có giá Quy trình phát hành 1. Xác định khách hàng tiềm năng: Nhà đầu tư ngắn hạn, những người có tiền tệ tạm thời nhàn rỗi cần đầu tư sinh lợi, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu thanh khoản. 2. Đề nghị phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn: Giấy tờ có giá ngắn hạn là những giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng như: Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng từ tiền gửi ngắn hạn. Muốn phá hành giấy tờ có giá ngắn hạn, các tổ chức tín dụng phải lập hồ sơ đề nghị phát hành. Nội dung bao gồm: + Đề nghị phát hành giấy tờ có giá trong năm tài chính + Kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. + Các báo cáo tài chính 2 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm đề nghị phát hành. + Kế hoạch trong năm tài chính + Điều lệ và giấy phép hoạt động (đối với tổ chức tín dụng phát hành lần đầu) + Những thay đổi về bộ máy tổ chức...
  5. 3.3. Huy động vốn ngắn hạn bằng phát hành giấy tờ có giá Quy trình phát hành 3. Thông báo phát hành giấy tờ có giá: Nội dung thông báo phát hành gồm: - Tên tổ chức phát hành - Tên gọi giấy tờ có giá (tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi...) - Tổng mệnh giá cảu đợt phát hành - Thời hạn của giấy tờ có giá - Hình thức phát hành - Ngày phát hành - Ngày đến hạn thanh toán - Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm và địa điểm trả lãi - Phương thức hoàn trả và địa điểm trả tiền gốc của giấy tờ có giá.
  6. 3.3. Huy động vốn ngắn hạn bằng phát hành giấy tờ có giá Huy động vốn thông qua phát hành kỳ phiếu Kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá do NHTM phát hành để huy động vốn ngắn hạn, trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhà đầu tư khi kỳ phiếu đến hạn.
  7. 3.3. Huy động vốn ngắn hạn bằng phát hành giấy tờ có giá Huy động vốn thông qua Chứng chỉ tiền gửi Là công cụ vay nợ ngắn hạn do NHTM phát hành, xác nhận một khoản tiền gửi với kỳ hạn và lãi suất nhất định, được trả lãi và gốc khi đáo hạn. Huy động vốn thông qua Tín phiếu Tín phiếu là công cụ vay nợ do NHTM phát hành, xác nhận số tiền, kỳ hạn và lãi suất được trả khi hết hạn.
  8. 3.3. Huy động vốn ngắn hạn bằng phát hành giấy tờ có giá Cách tính lãi đối với giấy tờ có giá Trả lãi sau: NTHM xác định và trả lãi kỳ phiếu một lần vào thời điểm đáo hạn hay thời điểm thanh toán kỳ phiếu. Trả lãi trước: NTHM xác định và trả lãi một lần tại thời điểm phát hành. Trường hợp này kỳ phiếu được bán ở mức giá chiết khấu, lãi của kỳ phiếu chính là số tiền chênh lệch giữa mệnh giá và giá bán kỳ phiếu. Trả lãi định kỳ: NTHM xác định và trả lãi kỳ phiếu theo định kỳ cho người sỡ hữu và thường được áp dụng theo tháng. Ví dụ: Khách hàng A, B, C mua một kỳ phiếu của Vietcombank có những tính chất sau: Mệnh giá 50.000.000đ, loại kỳ phiếu: vô danh; kỳ hạn:6 tháng,; lãi suất 7,8%/năm. Phương thức trả lãi: A chọn trả lãi sau, B chọn trả lãi trước, C chọn trả lãi định kỳ hàng tháng. Xác định giá bán kỳ phiếu và số tiền mỗi khách hàng sẽ được nhận khi kỳ phiếu đáo hạn.
  9. 4. Huy động vốn trung và dài hạn bằng phát hành giấy tờ có giá. Vốn trung hạn có thời gian từ 3 đến 10 năm, vốn dài hạn có thời gian trên 10 năm, NHTM phát hành các loại trái phiếu và cổ phiếu để huy động nguồn vốn này. 4.1. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu Trái phiếu là giấy chứng nhận nợ do các NHTM phát hành để huy động vốn dài hạnh, theo đó ngân hàng cam kêt sẽ trả lãi và vốn gốc cho các nhà đầu tư mua trái phiếu khi đáo hạn. Mệnh giá trái phiếu (Face value) Thời hạn của trái phiếu (Maturity): 3-10 năm Lãi suất (interest): cố định hoặc thả nổi Người sở hữu trái phiếu (Bondholder)
  10. 4. Huy động vốn trung và dài hạn bằng phát hành giấy tờ có giá. 4.2.Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi Trái phiếu chuyển đổi (convertible bond) là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành bán cho các nhà đầu tư, trong đó có thỏa thuận đến một thời điểm nào đó sau khi phát hành các nhà đầu tư có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu theo một tỷ lệ chuyển đổi nào đó (conversion rate)
  11. 4. Huy động vốn trung và dài hạn bằng phát hành giấy tờ có giá. 4.3.Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu Cổ phiếu Là một loại chứng khoán chứng nhận số vốn đã góp vào công ty cổ phần và quyền lợi của người sở hữu chứng khoán đó đối với công ty cổ phần. Phân loại cổ phiếu Cổ phiếu phổ thông Cổ phiếu ưu đãi Được hưởng cổ tức không cố Được hưởng cổ tức cố định Cổ phiếu ghi danh định có thể cao, thấp tùy theo bất kể kết quả kinh doanh cao kết quả kinh doanh hay thấp. Cổ phiếu vô danh Được hưởng cổ tức sau cổ Được hưởng cổ tức trước cổ phiếu ưu đãi phiếu phổ thông Được chia tài sản sau cùng Được chia tài sản trước khi trong trường hợp công ty bị chia cho cổ đông phổ thông thanh lý khi công ty bị thanh lý. Giá dao động mạnh hơn cổ Giá ít dao động hơn cổ phiếu phiếu ưu đãi. phổ thông Lợi nhuận và rủi ro cao hơn Lợi nhuận và rủi ro thấp hơn cổ phiếu phổ thông.
  12. 4. Huy động vốn trung và dài hạn bằng phát hành giấy tờ có giá. 4.4. Xác định chi phí huy động vốn bằng trái phiếu Chi phí phát hành: xin phép phát hành, thông báo phát hành, bảo lãnh... Chi phí lãi trả cho nhà đầu tư = mệnh giá*lãi suất: trả lãi trước, trả lãi khi đến hạn, trả lãi theo kỳ 6 tháng, định kỳ hàng năm. = + +...+ + Trong đó: + I là lãi suất cố định được hưởng từ trái phiếu + V là giá của trái phiếu + kd là chi phí huy động vốn hay tỷ suất lợi nhuận yêu cầu + MV là mệnh giá trái phiếu + n là số năm cho đến khi đáo hạn
  13. 4. Huy động vốn trung và dài hạn bằng phát hành giấy tờ có giá. 4.5. Xác định chi phí huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu Chi phí phát hành: xin phép phát hành, thông báo phát hành, bảo lãnh... Cổ tức hàng năm cho nhà đầu tư. ( ) = = = +g Trong đó: + D0 là cổ tức năm trước + Kelà chi phí huy động vốn hay tỷ suất lợi nhuận yêu cầu + g là tốc độ tăng trưởng cổ tức, giả định g không đổi + V là giá bán ròng của cổ phiếu
  14. 4. Huy động vốn trung và dài hạn bằng phát hành giấy tờ có giá. Bài tập: Giả sử, Sacombank phát hành cổ phiếu mới bán cho cán bộ và nhân viên của ngân hàng theo giá bằng 90% giá trị thị trường để huy động 20 tỷ đồng vốn. Do phát hành trong nọi bộ ngân hàng, nên chi phí phát hành ước tính khoảng 2% giá trị thị trường cổ phiếu. Giá cổ phiếu Sacombank hiện đang giao dịch trên thị trường ở mức 150.000đ và cổ tức năm vừa qua là 12.000đ/cổ phần. Hỏi chi phí huy động 20 tỷ đồng của Sacombank là bao nhiêu? Biết rằng Sacombank có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cổ tức hàng năm bằng 8% mãi mãi.
  15. Một số biện pháp tăng vốn của NHTM Tăng vốn từ lợi nhuận tích lũy, đóng góp của cổ đông hiện hữu. Sát nhập các ngân hàng có quy mô nhỏ thành NH lớn hơn. Bán cổ phần cho NH nước ngoài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2