Chuyên đề: Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung dài hạn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Bến Nghé
lượt xem 70
download
Cho vay trung dài hạn là các món cho vay có thời hạn trên 1 năm, mục đích vay vốn chủ yếu là đầu tư vào tài sản cố định, thành lập các dự án đầu tư. Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian dài vào một lĩnh vực nhất định (như thăm dò, khai thác, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nào đó,...) và bắt số vốn ấy ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề: Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung dài hạn của ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương chi nhánh Bến Nghé
- CHUYÊN ĐỀ: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG QUYẾT ĐỊNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẾN NGHÉ
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö CHUYÊN ĐỀ: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG QUYẾT ĐỊNH CHO VAY TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẾN NGHÉ. Học Viên: NGUYỄN THÀNH KHOA Lớp: Cao học - Ngân hàng 4 ngày 1 - K17. PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ. Cho vay trung dài hạn là các món cho vay có thời hạn trên 1 năm, mục đích vay vốn chủ yếu là đầu tư vào tài sản cố định, thành lập các dự án đầu tư. Đầu tư là sự bỏ vốn trong một thời gian d ài vào một lĩnh vực nhất định (như thăm dò, khai thác, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nào đó,...) và bắt số vốn ấy phải tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp tương lai trong nhiều chu kỳ kế tiếp nhằm thu hồi vốn và có lợi nhuận cho nhà đầu tư cũng như lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước được đầu tư. 2. DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 2.1. Khái niệm: - Theo Ngân hàng Thế Giới thì dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định. - Theo một khái niệm khác: Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo vốn mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. 2.2. Ý nghĩa của dự án đầu tư. Dự án đầu tư là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế ngành, lãnh thổ, hoạt động trong nền kinh tế quốc dân, biến kế hoạch th ành những hành động Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 1
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö cụ thể và tạo ra được những lợi ích về kinh tế cho xã hội, đồng thời cho bản thân nh à đầu tư. Đối với nhà nước và các định chế tài chính thì dự án đầu tư là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho dự án đó. Đối với các chủ đầu tư thể hiện dự án đầu tư là cơ sở để: - Xin phép để được đầu tư. - Xin phép nhập khẩu vật tư máy móc, thiết bị. - Xin hưởng các khoản ưu đãi về đầu tư. - Xin vay vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước. - Kêu gọi góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. 3./ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức và xem xét một cách khách quan, có cơ sở khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản liên quan đến dự án đầu tư, có ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi và khả năng hoàn trả vốn đầu tư của dự án; từ đó ra quyết định về đầu tư và cho phép đầu tư. Kết quả của việc thẩm định dự án đầu tư là phải đưa ra những kết luận về tính khả thi hay không khả thi của dự án. 3.1/ Lý do phải thẩm định dự án đầu tư: - Để lựa chọn được những dự án tốt và ngăn chặn những dự án kém hiệu quả: Dự án kém hiệu quả là những dự án làm tiêu hao nguồn lực và lãng phí vốn đầu tư, mà nguồn lực thì luôn khang hiếm và có chi phí cơ hội của nó, vì vậy khi vốn đầu tư không được sử dụng hiệu quả sẽ gây tổn thất cho nh à đầu tư và cho nền kinh tế. Ngược lại dự án tốt là những dự án sử dụng có hiệu quả nguồn lực do đó làm tăng giá trị tài sản cho nhà đầu tư, gia tăng của cải cho xã hội. - Xem các thành phần của dự án có phù hợp với bối cảnh chung của khu vực m à dự án đang đầu tư hoặc mục tiêu mà dự án đang hướng đến hay không? Sự phù hợp giữa chi phí đã bỏ ra và lợi ích sẽ đạt được. - Để nhận dạng những rủi ro có thể xuất hiện khi dự án được triển khai thực hiện: Việc nhận dạng các rủi ro mà dự án phải đương đầu căn cứ vào nguồn rủi ro gắn liền với môi trường hoạt động của dự án: môi trường, xã hội, công nghệ, cạnh tranh… những rủi ro này có thể làm giảm lợi ích hoặc gia tăng chi phí của dự án và ảnh hưởng Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 2
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö xấu đến hiệu quả cuối cùng của dự án. Thẩm định dự án đầu tư là lúc mà mọi vấn đề về thị trường, kỹ thuật, công nghệ, tài chính … được xem xét trong phạm vi to àn bộ. Có sự đối chiếu với những tiêu chuẩn tổng quát, hoặc phát hiện những vấn đề mới m à trong quá trình lập dự án nhà đầu tư chưa nhận ra hoặc vì một lý do nào đó việc tính toán có những sai lệch, hoặc có sự mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của nhà đầu tư. Tất cả những điều đó được xem xét qua thẩm định làm cho một dự án nào đó được chấp nhận sẽ đem lại hiệu quả cho quốc gia nhiều h ơn nhằm kích thích sự phát triển của các ngành có liên quan đến dự án. - Để chủ động có những biện pháp kiểm soát và né tránh rủi ro nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại cho lợi ích của dự án. 3.2/ Vai trò của thẩm định dự án đầu tư: 3.2.1/ Vai trò đối với nhà đầu tư: + Thấy được các nội dung của dự án được lập có đầy đủ hay còn thiếu hoặc sai sót ở những nội dung nào, từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách cụ thể. + Xác định được tính khả thi về mặt tài chính, qua dó biết được khả năng sinh lời cao hay thấp. + Biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực v à hiệu quả nhất. 3.2.2/ Vai trò đối với các đối tác đầu tư: + Là căn cứ để quyết định có nên góp vốn cùng với nhà đầu tư để thực hiện dự án hay không? + Biết được mức độ hấp dẫn về hiệu quả tài chính để có thể an tâm hoặc lựa chọn cơ hội đầu tư tốt nhất cho cổ đông vốn mà mình đã bỏ ra. 3.2.3/ Vai trò đối với các định chế tài chính: + Biết được khả năng sinh lời của dự án và khả năng thanh toán nợ từ đó quyết định các hình thức cho vay và mức độ cho vay đối với nhà đầu tư. + Biết được tuổi thọ của dự án để áp dụng linh hoạt các chính sách về l ãi suất và thời hạn trả nợ vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nh à đầu tư thực hiện dự án. 3.2.4/ Vai trò đối với Nhà nước: Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 3
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö + Biết được khả năng và mức độ đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia. + Đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học các ưu nhược điểm của dự án để từ đó có căn cứ ngăn chặn những dự án xấu và bảo vệ những dự án tốt không bị loại bỏ. + Cơ sở để áp dụng những chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ hoặc chia sẽ rủi ro với nhà đầu tư. Ví dụ: Nhà nước áp dụng chính sách thuế suất thấp, miễn thuế hoặc kéo dài thời gian trả nợ vay…. 3.3/ Mục đích của thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại. - Thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các ngân h àng thương mại trong hoạt động tín dụng đầu tư. Một trong những đặc trưng của hoạt động đầu tư là diễn ra trong một thời gian dài nên có thể gặp nhiều rủi ro, muốn cho vay một cách an toàn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi đầu tư thì quyết định cho vay của ngân hàng là dựa trên cơ sở thẩm định dự án đầu tư. - Thẩm định dự án đầu tư sẽ rút ra được những kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để đưa ra quyết định cho vay hay từ chối. - Từ kết quả thẩm định có thể tham gia góp ý cho các chủ đầu tư, làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. - Do có tầm quan trọng như vậy nên khi tiến hành thẩm định dự án cần : + Nắm vững chủ trương chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, ngành, địa phương và các văn bản pháp luật có liên quan. + Nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp để có các quyết định cho vay thích hợp. 4/ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH. 4.1/ Hồ sơ vay vốn: * Các loại hồ sơ chính gồm: 4.1.1. Giấy đề nghị vay vốn. 4.1.2. Hồ sơ về khách hàng vay vốn: Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 4
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö - Hồ sơ chứng minh năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. - Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh (nếu có). 4.1.3. Hồ sơ về dự án vay vốn: - Phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả. - Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư; dự án, phương án vay vốn. - Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền. - Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, và các văn bản có liên quan khác đến dự án. 4.1.4. Hồ sơ về đảm bảo nợ vay. 4.1.5. Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất (nếu có). 4.2/ Thẩm định đánh giá khách hàng vay vốn: * Các nội dung chính phải thẩm định đánh giá gồm: 4.2.1. Đánh giá chung về khách hàng: - Lịch sử công ty. - Những thay đổi trong cơ chế quản lý. - Lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể. - Loại hình kinh doanh của công ty hiện nay là gì. Những thông tin này được dùng để đánh giá chung về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh tranh của công ty trong tương lai. Đây là điều cần thiết để biết liệu công ty có thể đứng vững trước những thay đổi bên ngoài cũng như khả năng mở rộng hoạt động. 4.2.2. Đánh giá tư cách và năng lực pháp lí của khách hàng: - Tư cách pháp nhân. - Điều lệ Công ty. - Các văn bản pháp lý khác. - Hình thức tổ chức doanh nghiệp. Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 5
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö 4.2.3. Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng. 4.2.4. Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng. - Xem xét ngành nghề kinh doanh, phương thức hoạt động của khách hàng có phù hợp với chiến lược của ngân hàng? - Các sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp, thị phần trên thị trường. - Vị trí của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh. - Chiến lược kinh doanh trong thời gian tới. Ngoài ra phải kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng có thể đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết hay không theo những yêu cầu sau: - Vốn tự có tham gia vào dự án. - Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển. 4.3/ Thẩm định dự án đầu tư. Các nội dung chính thẩm định bao gồm: 4.3.1/ Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án. - Sự cần thiết phải đầu tư dự án. - Quy mô đầu tư, công suất thiết kế, giải pháp công nghệ. - Quy mô vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, phân khai phương án nguồn vốn thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay …. - Dự kiến tiến độ triển khai dự án. 4.3.2/ Thẩm định về phương diện thị trường: Phân tích về thị trường, đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra, chương trình tiếp thị của dự án: * Các nội dung chính cần phải xem xét, đánh giá gồm: - Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. - Đánh giá tổng quan về nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm dự án. - Đánh giá nguồn cung cấp sản phẩm: Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 6
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö + Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm. + Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai. - Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá về thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án. - Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. + Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm. + Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm. * Thẩm định chương trình tiếp thị. + Các hình thức quảng cáo, chào hàng và tính toán chi phí phục vụ cho các hình thức tiếp thị. + Các kênh phân phối trên từng loại thị trường cụ thể, đặc biệt đối với những thị trường mới. + Những hình thức tổ chức phục vụ trong và sau bán hàng. 4.3.3/ Thẩm định về phương diện kỹ thuật. * Thẩm định phương diện kỹ thuật sẽ làm sàng tỏ thêm giá trị kinh tế, triển vọng thực hiện của dự án. Về phương diện này cần phải thẩm định về: - Địa điểm xây dựng. + Xem xét, đánh giá mức độ thuận lợi của địa điểm xây dựng. + Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm xây dựng dự án. - Công nghệ thiết bị: + Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ n ào của thế giới. + Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không. - Quy mô, giải pháp xây dựng. + Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được cơ sở vật chất hiện có hay không. Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 7
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö + Mức độ phù hợp của tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình. 4.3.4/ Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. * Mục đích thẩm định phương diện tổ chức và quản lý của dự án nhằm xác định cơ cấu tổ chức quản lý dự kiến (hoặc hiện tại) để thực hiện dự án có thoả đáng hay không: - Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư. - Đánh giá nguồn nhân lực của dự án: số lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật …. 4.3.5/ Thẩm định về môi trường. * Tu ỳ theo tính chất của dự án m à nội dung này có mức độ khác nhau khi thẩm định. Thông thường nên xem xét một số vấn đề sau: - Nên xem xét mức độ ảnh hưởng môi trường của dự án ( xác định môi trường trước và sau khi dự án được thực hiện). - Cách thức sử dụng các phế phẩm. - Phương pháp xử lý chất phế thải. - Môi trường trước và sau khi dự án đi vào hoạt động. 4.3.6/ Thẩm định tổng vốn đầu tư. - Vốn đầu tư cho tài sản cố định. - Vốn lưu động. - Đánh gía tổng vốn đầu tư dự án đã tính hợp lý, đầy đủ hay chưa. - Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho từng giai đoạn thực hiện dự án để bảo đảm tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước. 4.3.7/ Thẩm định về tài chính và tính khả thi của dự án. * Thẩm định chi phí sản xuất. - Dựa vào hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật hợp lý tiến hành phân tích, kiểm tra các yếu tố chi phí sản xuất, các khoản mục giá thành. Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 8
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö * Thẩm định chỉ tiêu lợi nhuận. - So sánh những chỉ tiêu về doanh thu, chi phí bán hàng, lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, điểm hoà vốn, trị giá thuần, tỷ suất doanh lợi nội bộ giữa dự án với những số liệu thực tế đạt được những xí nghiệp trong và ngoài nước cùng sản xuất một loại mặt hàng tương tự. - Về phương diện tài trợ, phải biết mục đích tài trợ của các tổ chức tài trợ, xem xét các nguồn tài trợ. * Kiểm tra độ an toàn về mặt tài chính, tính khả thi của các chỉ tiêu tài chính: thông qua các chỉ tiêu thể hiện khả năng trả nợ, thời gian ho àn vốn, các điểm hòa vốn, hiện giá thuần (NPV), tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR)… 4.3.8/ Thẩm định về phương diện kinh tế - xã hội: * Xác định mức đóng góp của dự án vào nền kinh tế đất nước thông qua sự so sánh với các dự án khác nhau trên các mặt: Thuế nộp vào ngân sách Nhà nước, số ngoại tệ tiết kiệm hoặc thu được, số công nhân và số việc làm do dự án mang lại. - Xác định lợi ích về phương diện xã hội khác: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước trước và sau khi dự án được hoàn thành. - Dự án đã thu hút được bao nhiêu lao động, với mức lương bình quân bao nhiêu ?… 4.3.9/ Các chỉ tiêu tài chính khi phân tích thẩm định các dự án đầu tư. Giá trị hiện tài ròng (NPV) - Tỷ suất nội hoàn (IRR) - Thời gian hoàn vốn (pp) - Điểm hoà vốn. - Tỷ số lợi ích - chi phí (bcr). - Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 9
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö PHẦN 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, CHO VAY DỰ ÁN Ở NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG (SAIGONBANK) CHI NHÁNH BẾN NGHÉ. 1/ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. Việc tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại Saigonbank Bến Nghé được thực hiện như sau: Một dự án đầu tư từ khi được đưa đến Saigonbank Bến Nghé để xin vay vốn đến khi được chấp nhận cho vay thường trải qua ba giai đoạn. Việc thẩm định chủ yếu do cán bộ tín dụng thực hiện. Dự án được giao cho một cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định và đưa ra kết luận theo mẫu tờ trình thẩm định cho vay do Saigonbank Bến Nghé ban hành, sau đó trình cho Trưởng phòng hoặc Phó phòng tín dụng. Trưởng phòng (Phó phòng) xem xét, đề xuất ý kiến cho vay hoặc không cho vay hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng thẩm định lại những chỗ chưa hoàn thiện. Sau đó dự án được trình lên Giám đốc hoặc Phó giám đốc để ph ê duyệt. Đến đây, nếu được sự đồng ý của Giám đốc (Phó giám đốc) th ì dự án mới được cấp vốn. Trong trường hợp những dự án có số lượng tiền vay vượt quá mức phán quyết của cán bộ tín dụng th ì dự án sẽ được trình lên Ban tín dụng của Saigonbank Bến Nghé để xét duyệt. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ phải báo cáo lên Saigonbank Hội sở để tiến hành thẩm định dự án đầu tư. 2/ NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SAIGONBANK CHI NHÁNH BẾN NGHÉ. 2.1/ Trong thẩm định dự án đầu tư, cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá về các mặt sau của dự án: Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 10
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö + Sự cần thiết của dự án đầu tư: Các cán bộ tín dụng đánh giá dựa trên xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ, năng lực sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. + Hiệu quả dự án đầu tư: Chủ yếu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án dựa trên doanh thu dự kiến và chi phí dự kiến. Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, các cán bộ tín dụng tính toán các chỉ tiêu: NPV, IRR, điểm hoà vốn… + Khả năng trả nợ của dự án: Thời gian trả nợ của dự án đ ược tính toán dựa trên nguồn vốn trả nợ từ khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế. + Việc phân tích về mặt kỹ thuật, thị trường hoặc các rủi ro có thể xảy ra chưa được đầy đủ. 2.2/ Dựa trên hồ sơ mà chủ đầu tư trình lên, Saigonbank Bến Nghé tiến hành thẩm định dự án những nội dung sau: - Thẩm định tính pháp lý của dự án: nghĩa là thẩm định tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay. - Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh: nghĩa là xác định công suất thiết bị có thể đạt được trong thời gian vay nợ ngân hàng (công suất lý thuyết, công suất thiết kế, công suất khả dụng), xác định doanh thu theo công suất dự kiến, xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong thời gian trả nợ. - Thẩm định dự án về mặt tài chính. + Tổng vốn đầu tư: Ngân hàng xem xét tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý chưa và có tính đủ các khoản cần thiết không. + Vốn tự có của chủ dự án: Đối với d ự án mới Saigonbank Bến Nghé chỉ xem xét cho vay đối với các dự án có mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư. Đối với cho vay theo chương trình tài trợ xuất khẩu bằng vốn vay của các ngân hàng nước ngoài thì vốn tự có phải lớn hơn 15%. + Nguồn vốn vay: tổng số tiền vay, tỷ trọng vốn vay trong tổng dự toán đầu tư, các nguồn vốn vay. Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 11
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö + Các nguồn khác: vốn ngân sách, vốn góp liên doanh, phát hành trái khoán, bán cổ phần,…(ghi rõ số tiền, tỷ trọng trong tổng dự toán vốn đầu tư) + Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án - Ngân hàng thẩm định tính hợp lý của việc dự toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn, khấu hao TSCĐ, mức công suất thiết kế, công suất sử dụng, v à doanh thu dự kiến hàng năm. - Ngân hàng xem xét về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào sẽ giúp ngân hàng xác định được giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí trực tiếp. - Từ những vấn đề trên, Ngân hàng sẽ đưa ra được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án như NPV, IRR, PP, PI, độ nhạy… + Phân tích khả năng trả nợ: - Mục tiêu đặt lên hàng đầu của ngân hàng là lợi nhuận, tuy nhiên phải dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn về nguồn vốn cho ngân h àng. Vì vậy, đối với dự án vay vốn để đầu tư cần phải xem xét khả năng trả nợ. Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ (nợ gốc và lãi) phải trả hàng năm của dự án. - Nguồn trả nợ hàng năm của dự án gồm lợi nhuận (sau khi trừ thuế thu nhập), khấu hao cơ bản và lãi phải trả hàng năm. + Nhận xét những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án : - Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra bằng cách đưa ra các giả thiết thay đổi sản lượng, đơn giá bán, tăng chi phí sản xuất,… để kiểm tra tính hiệu quả, khả thi, độ ổn định, và khả năng trả nợ của dự án - Thẩm định các điều khoản bảo đảm tiền vay (các trường hợp bảo đảm tiền vay; tính pháp lý và trị giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; phân tích khả năng kiểm soạt và tính thanh khoản của tài sản). - Kết luận của ngân hàng (thuận lợi; khó khăn khi đầu tư dự án rồi đưa ra kết luận tài trợ hay không tài trợ). Ngân hàng đưa ra quyết định cuối cùng về dự án: Cho vay bao nhiêu, thời gian vay trả, mức trả từng kỳ hạn nợ và lên kế hoạch trả nợ. Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 12
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö * Tóm lại, trên cơ sở các thông tin của chủ dự án gửi lên ngân hàng, cán bộ tín dụng kiểm tra tính hợp lý chính xác của các số liệu được cung cấp, từ đó xác định được chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án. Dựa trên những chỉ tiêu đó cán bộ tín dụng nêu rõ ý kiến của mình về quyết định tài trợ cho vay dự án, nếu tài trợ thì sẽ xác định mức vốn, thời gian vay, mức lãi suất cho vay cụ thể theo từng dự án. 3/ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG NGÂN HÀNG CHI NHÁNH BẾN NGHÉ. Bảng : Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Saigonbank chi nhánh Bến Nghé Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 1. Dư nợ trung dài hạn 68 79 2. Số dự án đầu tư thẩm định 15 23 3. Số dự án từ chối 4 dự án 8 dự án 3.1/ Mặt tích cực: - Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, Saigonbank Bến Nghé có sự phân công công tác hợp lý. Các dự án được phòng tín dụng tiếp nhận và giao công việc cho một cán bộ cụ thể trực tiếp quản lý, xem xet. Cán bộ n ày có nhiệm vụ xem xét, quan hệ với người xin vay và trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra về số liệu và tình hình thực tế của đơn vị xin vay. Trong quá trình thẩm định dự án sau khi đầu tư và trong khi thực hiện đầu tư cán bộ tín dụng vẫn phải thường xuyên theo dõi, thu thập các thông tin về dự án cung cấp thường xuyên cho lãnh đạo. - Trong quá trình thẩm định, việc tính toán các số liệu tài chính đã được các cán bộ tín dụng tính toán nhanh chóng và chính xác thông qua các công hỗ trợ từ máy vi tính. Công nghệ tin học trong ngân hàng đã được chi nhánh nâng cao trong những năm gần đầy. Điều này góp phần rút ngắn thời gian tính toán cũng như tăng độ chính Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 13
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö xác cho các số liệu được đưa ra, làm cho các kết quả về thẩm định dự án đáng tin cậy hơn. - Nhân viên tín dụng tại ngân hàng Saigonbank Bến Nghé thường xuyên được tham gia các lớp đào tạo về nghiệp vụ cho vay trung d ài hạn, thẩm định dự án đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tại ngân h àng. 3.2/ Hạn chế: - Thẩm định nội dung thị trường là một vấn đề khá phức tạp bởi sự biến đổi của thị trường chịu tác động của rất nhiều các yếu tố khác (chính trị, thời tiết, tru yền thống, sở thích…). Trong vấn đề n ày thì việc nắm bắt thông tin và biết phân tích nhận định thông tin thị trường một cách nhanh nhạy, chính xác là vô cùng cần thiết. Các nguồn thông tin có nhiều, song hiện nay đa số các phân tích của nhân viên tín dụng chỉ dựa trên nguồn thông tin do đối tượng xin vay cung cấp .Vì thế trong báo cáo thẩm định những ý kiến về dự báo thi trường, phân tích cung cầu thị trường hoặc là thiếu hoặc là chưa có cơ sở tin cậy. Đây chính là một yếu tố khá quan trọng tác động tới sự thành công của dự án, nó ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề trả nợ của đơn vị xin vay. - Trong quá trình thẩm định cho vay, việc tính toán một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của đơn vị xin vay nhiều khi chỉ mang tính h ình thức hoặc nếu có nhận xét đánh giá chỉ tiêu đó thì lại thiếu cơ sở do không có những chỉ tiêu định mức cụ thể để so sánh - Việc đánh giá bảo đảm tiền vay đối với Ngân h àng hiện nay là rất quan trọng. Đôi khi Ngân hàng chỉ xem xét tới tài sản thế chấp mà lơ là các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. - Về vấn đề đánh giá tình hình tài chính của đơn vị xin vay, Saigonbank Bến Nghé chưa có một danh mục các tiêu chuẩn chính thức và các chỉ tiêu định mức để so sánh, chấm điểm, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, để xác định đơn vị xin vay có tình thình tài chính lành m ạnh hay yếu kém, hoạt động có hiệu quả, hiện nay việc đánh giá là hoàn toàn theo cảm tính và kinh nghiệm tích luỹ được của cán bộ thẩm định. Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 14
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö - Thực tế các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư nêu ra trong quy trình thẩm định của Saigonbank Bến Nghé đa phần mang tính hình thức. Độ an toàn của dự án đầu tư thì thường ít khi được xem xét theo đúng bản chất của nó, m à nhìn chung chỉ xem xét độ an toàn của món vay thông qua việc đánh giá tài sản cầm cố, tài sản thế chấp. Khả năng trả nợ của đơn vị vay được xem là yếu tố hàng đầu trong quyết định cho vay của ngân hàng. PHẦN 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SAIGONBANK CHI NHÁNH BẾN NGHÉ 1/ Thẩm định một cách kỹ lưỡng vốn đầu tư. - Đây là vấn đề mà ngân hàng thường không xác định kỹ, việc thẩm định đòi hỏi các cán bộ thẩm định phải thẩm định chính xác vốn đầu tư và các chi phí liên quan, tránh tình trạng chủ đầu tư có thể tính toán mức vốn quá cao để tranh thủ vốn, gây lãng phí, ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả đầu tư; hay chủ đầu tư lập dự án với mức vốn quá thấp để tăng hiệu quả đầu tư giả tạo dẫn đến quyết định đầu tư sai lệch. Đối với các dự án xây dựng, đặc biệt là các dự án xây dựng có nhiều hạng mục công trình, kéo dài trong nhiều năm, ngoài việc tính các chi phí liên quan cần phải tính đến các yếu tố lạm phát, tỷ giá, giảm giá lương thực… - Ngoài ra cán bộ thẩm định cần phải thẩm định kỹ tính pháp lý của dự án, đảm bảo dự án được cấp phép, không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành về các mặt: môi trường, dân sinh xã hội … Nếu cần thiết cán bộ thẩm định cần liên hệ trực tiếp những cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho dự án như: sở kế hoạch đầu tư, sở tài chính … để tìm hiểu thêm thông tin. 2/ Cần tính toán doanh thu và chi phí của dự án một cách sát thực và thực tế. - Doanh thu và chi phí của dự án là vấn đề quan trọng quyết định đến hiệu quả của dự án đầu tư. Để thẩm định về doanh thu và chi phí chính xác thì khâu thẩm định thị trường tốt phải được thực hiện tốt. Ngân hàng phải quan tâm đến nguồn cung cấp nguyên vật liệu và khả năng tiêu thụ của sản phẩm hay nói cách khác, ngân hàng phải xem xét đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án dựa trên những nguồn thông tin thực tế, chứ không chỉ dựa vào thông tin mà chủ đầu tư, doanh nghiệp vay cung cấp. Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 15
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö - Nhân viên thẩm định cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường trên các mặt như: quan hệ cung cầu của sản phẩm, điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, đối tượng, phương thức tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là tình hình cạnh tranh trên thị trường, những cơ hội và sự đe doạ của sản phẩm…. - Cán bộ thẩm định cần kiểm tra tính hợp lí của các thông tin về doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp vay cung cấp về dự án đầu tư. Nếu thấy không hợp lí thì cần yêu cần đơn vị vay vốn giải trình và sửa đổi cho phù hợp. Thường thì các dự án đầu tư phải được lập bởi một cơ quan tư vấn, hoặc chuyên môn về đầu tư mà uy tín đã được khẳng định. 3/ Cần đánh giá chính xác tình hình tài chính của đơn vị xin vay vốn. - Cần phải kiểm tra tính xác thực của các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đi vay gửi cho ngân hàng, nên yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Cần đi thực tế để có cái nhìn chung về quy mô, khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Yêu cầu doanh nghiệp vay vốn cung cấp các báo cáo về công nợ nhằm đánh giá chính xác về khả năng trả nợ của doanh nghiệp. 4/ Cần tính toán chính xác vòng đời của dự án. - Vòng đời dự án là một tiêu chí quan trọng, nó cho biết thời gian dự án tồn tại từ khi hoàn thiện công tác thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lý dự án. Tiêu chí này giúp cán bộ thẩm định có cái nhìn tổng thể và sát thực về dự án, xác định được tổng thu nhập của dự án cũng như dự kiến những biến đổi bất thường của môi trường đầu tư tác động tới dự án, dự trù chi phí bổ sung cần thiết. - Tuổi thọ công nghệ được xem như một yếu tố hữu cơ tác động đến đời dự án, trong phân tích tài chính cán bộ thẩm định cần hình thành hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tuổi thọ công nghệ dựa trên các quy định của nhà nước cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật, công suất của công nghệ. 5/ Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin. - Trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư thì thông tin đóng vai trò quyết định đến chất lượng của công tác thẩm định. Thông tin cung cấp chính xác, kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế được rủi ro có thể xảy ra, còn Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 16
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö thông tin không cập nhật sẽ làm cho quyết định cho vay của ngân hàng bị hạn chế. - Thông tin kinh tế xã hội: việc nắm bắt các định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, cần đặc biệt quan tâm đến những quy định của nhà nước liên quan đến lĩnh vực đầu tư, các quy định vể bảo vệ môi trường; quy định về quy hoạch kiến trúc và xây dựng; quy định về chế độ tài chính đối với từng loại hình doanh nghiệp…. - Thông tin về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn: Thông tin về số lượng các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm trong cùng một khu vực thị trường; mức cầu về sản phẩm cùng loại trong năm, qua đây để thấy được tốc độ tăng trưởng và làm cơ sở cho việc dự báo tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới; mức cung thực thế của các doanh nghiệp trên thị trường hiện tại; thông tin về giá cả, dự báo thị trường trong nườc và quốc tế, kim ngạch xuất nhập khẩu trong những năm qua, quy hoạch kế hoạch đầu tư, định hướng phát triển do Bộ, ngành xác định và công bố…. - Các nguồn thu thập thông tin gồm: thông tin trên internet, báo đài, các tạp chí chuyên ngành, thực tế khảo sát thị trường, phỏng vấn trực tiếp khách h àng vay vốn hay tham khảo thêm các thông tin ở các ngân hàng khác… Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 17
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö KẾT LUẬN Đánh giá chung công tác thẩm định dự án đầu tư thời gian qua tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bến Nghé đạt nhiều kết quả tích cực. Việc nhận định, tính toán các chỉ số tài chính của dự án, đánh giá khả năng trả nợ của chủ đầu tư là phù hợp. Các dự án đầu tư đã được ngân hàng tài trợ trong thời gian qua bước đầu hoạt động có hiệu quả. Các chủ đầu tư luôn trả nợ đúng theo kế hoạch, chưa phát sinh nợ xấu trong các khách hàng có dự án đầu tư tại chi nhánh. Bên cạnh những kết quả đạt được, phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh vẫn còn một số mặt hạn chế như đã phân tích ở trên như: tình hình tài chính của chủ đầu tư vẫn chưa được quan tâm đúng mức, thông tin về thị trường, sản phẩm trong các dự án đầu tư vẫn chưa được tìm hiểu kỹ lưỡng … Trong thời gian tới với những giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư đã trình hy vọng sẽ góp phần làm cho công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Bến Nghé ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. - TMCP: thương mại cổ phần. - Saigonbank: Sài Gòn Công Th ương Ngân Hàng. - NH: ngân hàng. - CN: chi nhánh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Năm 2008. 2/ PGS.TS Lê Văn Tề, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, 2007. Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 18
- Chuyeân ñeà: Thaåm ñònh döï aùn ñaàu tö 3/ TS. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống Kê, 2007. 4/ TS. Nguyễn Quốc Ấn, Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, Nhà xuất bản Thống Kê, 2007. Website: www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn. www.tchdkh.org.vn. www.vnexpress.net. Nguyeãn Thaønh Khoa - Cao hoïc Ngaân haøng 4 - Ngaøy 1 - K17 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích thực trạng và giải pháp hoàn thiện tổ chức sự kiện của công ty TNHH truyền thông mật mã
61 p | 405 | 84
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 sang thị trường EU
102 p | 368 | 78
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện việc trưng bày sản phẩm tại cửa hàng bán lẻ Công ty TNHH Nike Việt Nam
157 p | 239 | 69
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội
92 p | 292 | 66
-
Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12) - Nguyễn Thị Thu Hà
79 p | 247 | 62
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tiền lương của công ty TNHH Thương Mại Quốc Tế Tân Đại Tây Dương
49 p | 212 | 47
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lực lượng bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại Việt Phú
65 p | 227 | 40
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối công ty CP chế biến hàng XK Cầu Tre
79 p | 180 | 37
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Các giải pháp hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng nội địa tại Công ty da Giầy Hà Nội
73 p | 168 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
107 p | 143 | 24
-
Chuyên đề: Các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư trong quyết định cho vay trung – dài hạn của ngân hàng phát triển nhà bất động sản Cửu Long chi nhánh Trà Vinh
21 p | 145 | 20
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Các giải pháp xúc tiến, khuếch trương nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào Khu Công Nghiệp Song Khê - Nội Hoàng tỉnh Bắc Giang
57 p | 140 | 14
-
Luận văn: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long
77 p | 101 | 9
-
Báo cáo "Giải pháp hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam "
5 p | 66 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây chế biến chip tại Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh
213 p | 85 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty du lịch Sài Gòn - thực trạng và giải pháp hoàn thiện
173 p | 52 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các giải pháp marketing kinh doanh vận chuyển hành khách của hãng hàng không quốc gia Việt Nam
93 p | 11 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây chế biến chip tại Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh
24 p | 53 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn