intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm – Phần 2

Chia sẻ: Lê Minh Thuận | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

100
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Chuyên đề: Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm – Phần 2. Tài liệu gửi đến các bạn một số bài tập trắc nghiệm cùng với hướng dẫn làm bài tập trắc nghiệm. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm cách giải bài tập trắc nghiệm nhanh nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm – Phần 2

  1. -----hoc247.vn----- Vững vàng nền tảng, Khai sáng tươg lai HỌC HÓA CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM – PHẦN 2 Với những chia sẽ này mod hi vọng sẽ giúp cho các bạn học tốt và thi tốt… 4) Với đáp án là công thức hoặc tên gọi của chất chưa biết thì tùy theo cách cho của câu dẫn và đáp án, các em có thể lựa chọn một trong ba cách sau: Cách 1: Xử lý xuôi từ câu dẫn, dùng khi 4 đáp án có cùng công thức tổng quát hoặc hoá trị của kim loại trong 4 đáp án như nhau. Bước 1: Đặt công thức tổng quát. Bước 2: Đặt ẩn số mol. Có thể lấy số mol bằng 1 nếu không có số liệu cụ thể về số mol. Bước 3: Xử lý các số liệu, các thí nghiệm để lập hệ phương trình. Bước 4: Giải hoặc biện luận hệ phương trình, rồi dùng kết quả suy ra đáp án. Ví dụ (Trích đề thi khối B-2007): Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X, sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. Công thức phân tử của X là A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. CH2O2 D. C2H4O2. Hướng dẫn: Vì không có số liệu cụ thể về số mol nên lấy nX = 1 mol. Viết phương trình phản ứng cháy; Tính số mol khí ban đầu ( n X  n O2 ), số mol khí sau thí nghiệm ( n CO2  n H2O  n O2 dư). Sau đó lập phương trình tỉ lệ về số mol khí bằng tỉ lệ về áp suất (vì cùng thể tích, nhiệt độ), rồi giải được n = 3 → Chọn B. Cách 2: Kết hợp giữa câu dẫn với đáp án nhưng xuất phát từ đáp án trước, dùng khi có 2 hoặc 3 đáp án có cùng công thức tổng quát, hoặc có ít nhất 1 điểm chung (về số nguyên tử, số nhóm chức, hóa trị kim loại…). Bước 1: Chọn 2 hoặc 3 đáp án có điểm chung như trên để đặt thành công thức tổng quát. Bước 2, 3, 4: Tiến hành như cách 1. Với cách này, thì tốt nhất chọn được 3 đáp án để đặt thành công thức tổng quát vì nếu được thì sẽ là 1 trong 3 đáp án đó, nếu không được sẽ là đáp án còn lại. Nếu chỉ chọn được 2 đáp án để đặt thành công thức tổng quát mà kết quả không phù hợp thì có thể thay trực tiếp công thức của 1 trong 2 đáp án còn lại vào câu dẫn để thử.
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tươg lai -----hoc247.vn----- Ví dụ (Trích đề thi khối A-2010): Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là A. C3H8. B. C2H6. C. C3H4. D. C3H6. Giải: Chọn 3 đáp án A, C, D để đặt thành công thức tổng quát C3Hm với số mol là x. Dùng định luật bảo toàn nguyên tố (C) → n BaCO3  n CO2  3x  0,15 → x = 0,05. Dùng đinh luật bảo toàn khối lượng: mdung dịch giảm = mkết tủa – ( mCO2  mH2O ), tính được n H 2 O  0, 2 . Dùng định luật bảo toàn nguyên tố (H) → mx = 2.0,2 → m = 8 → Chọn A. Cách 3: Kết hợp giữa câu dẫn với đáp án nhưng xuất phát từ câu dẫn trước, dùng cho mọi trường hợp (các đáp án có cùng hoặc không cùng công thức tổng quát). Bước 1: Xử lý 1 hoặc 1 số dữ kiện của câu dẫn để loại bỏ 1 hoặc 2 đáp án sai. Bước 2: Trong số các đáp án còn lại, tiến hành xử lý các dữ kiện còn lại để tìm đáp án đúng. Nếu bước 1 loại được 2 đáp án sai thì ở bước 2 có thể thay trực tiếp công thức của 1 trong 2 đáp án còn lại vào câu dẫn để thử. Ví dụ (Trích đề thi khối A-2009): Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối so với H2 là 22. Khí NxOy và kim loại M là A. N2O và Fe. B. N2O và Al. C. NO và Mg. D. NO2 và Al. Giải: Mkhí = 22.2 = 44 → còn đáp án A hoặc B. Khi đó, kim loại tạo muối hoá trị (III). Sau đó, dùng định luật bảo toàn electron: 3nM = 8nkhí và các số liệu → M = 27 → Chọn B. 5) Với kiểu câu hỏi tính toán định lượng mà đáp án là số thì cần làm xuôi từ câu dẫn đến số liệu cuối cùng mới chọn được đáp án đúng. Trong trường hợp này, có thể đọc vào câu hỏi trước để tìm công thức tính phù hợp cho câu hỏi. Trong công thức đó có (x) đại lượng thì bài toán đã cho (x-2) đại lượng, cần tính 1 đại lượng chưa biết khác mới tìm được đại lượng của câu hỏi.
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tươg lai -----hoc247.vn----- Lưu ý chung khi làm bài tập tính toán: Cần sử dụng tối đa 4 định luật bảo toàn (nguyên tố, khối lượng, điện tích và electron), khi đó sẽ hạn chế việc viết phương trình phản ứng và các quá trình cho nhận electron (trong phản ứng oxi hóa – khử). Những trường hợp nên viết phương trình phản ứng là cho số mol ban đầu của tất cả các chất, liên quan đến lượng O2 trong phản ứng đốt cháy hợp chất (vô cơ hoặc hữu cơ).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2