intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số phương pháp làm quen với văn học cho trẻ 5 tuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

15
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn học góp phần phát triển trí tuệ, tình cảm đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ. Những ấn tượng đẹp đẽ về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học sẽ thúc đẩy ham muốn sáng tạo nghệ thuật của trẻ. Những bài thơ, câu chuyện kể, tranh vẽ chính là sự thể hiện thế giới bên trong, là nhu cầu tự thể hiện mình của trẻ. Để làm cho quá trình này phát triển có phương hướng, mục đích, người dạy học cần phải nắm vững những quy luật làm cơ sở cho quá trình đó. Và xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “ Một số phương pháp làm quen với văn học cho trẻ 5 tuổi” được hình thành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số phương pháp làm quen với văn học cho trẻ 5 tuổi

  1. . Đề tài: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC CHO TRẺ 5 TUỔI 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.1. Lý do, sự cần thiết thực hiện đề tài: Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, nó thức tỉnh và phát triển tâm hồn con người. Văn học là một loại hình nghệ thuật, là một bộ phận hoạt động tinh thần cơ bản làm nên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, niềm tin và hành động nhân đạo của con người trong môi trường tự nhiên và xã hội. Văn học là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, là nguồn suối quan trọng của tri thức, kinh nghiệm sống của nhân loại mà con người cần tiếp thu và phát triển. Văn học có chức năng xã hội, thẩm mĩ to lớn, cho nên các tác phẩm văn học được đưa vào chương trình giáo dục mầm non. Với tư cách là một lĩnh vực văn hóa, làm quen với văn học được coi là một môn học trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Đó là sự dẫn dắt mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của các giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Sự tiếp xúc thường xuyên với tác phẩm được chọn lọc sẽ phát triển ở trẻ ngôn ngữ, sự nhạy cảm thẩm mĩ, năng lực cảm thụ văn học, những tố chất ban đầu của năng khiếu nghệ thuật. Tiếp xúc với tác phẩm văn học, trẻ học tiếng mẹ đẻ: học cách phát âm đúng, tích lũy vốn từ ngữ nghệ thuật, học những mẫu câu hoàn hảo, sinh động, giàu sức biểu cảm. Thông qua đó các con yêu mến, trân trọng tiếng nói dân tộc, hứng thú bước vào hoạt động văn học nghệ thuật. Văn học còn góp phần phát triển trí tuệ, tình cảm đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ. Những ấn tượng đẹp đẽ về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học sẽ thúc đẩy ham muốn sáng tạo nghệ thuật của trẻ. Những bài thơ, câu chuyện kể, tranh vẽ chính là sự thể hiện thế giới bên trong, là nhu cầu tự thể hiện mình của trẻ. Để làm cho quá trình này phát triển có phương hướng, mục đích, người dạy học cần phải nắm vững những quy luật làm cơ sở cho quá trình đó. Và xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọ đề tài “ Một số phương pháp làm quen với văn học cho trẻ 5 tuổi”. 1.2. Phạm vi đề tài: Trang 1
  2. . Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp lá 2, trường mầm non Họa mi nơi tôi đang giảng dạy, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài về “ Một số phương pháp làm quen với văn học cho trẻ 5 tuổi”. 2. Nội dung đề tài Chuyện và thơ giúp cho trẻ làm quen dần với lời hay, ý đẹp, hình tượng trong sáng, tập cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học, từng bước xây dựng cho trẻ lòng yêu thích văn học, phát triển mạnh mẽ những tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ...góp phần làm phong phú hiểu biết của trẻ và phát triển các năng lực trí tuệ”. (Chương trình giáo dục mẫu giáo, Nhà xuất bản Giáo dục, 1978). Trong thơ và kể chuyện có nguồn xúc cảm, tính trực quan của hình ảnh và trí tưởng tượng kì thú trong thơ, trong truyện, cũng tạo ra sự hấp dẫn và đồng cảm với trẻ. Mỗi thể loại tác phẩm được lựa chọn để đưa vào chương trình cũng được cân nhắc kĩ lưỡng. Tác phẩm thuộc các thể loại phải có giá trị nội dung giáo dục và hình thức nghệ thuật lôi cuốn, dễ hiểu, đồng thời được thử thách và khẳng định qua thời gian. Nếu trước kia tác phẩm văn học chỉ được xem là phương tiện giáo dục thì bây giờ sự giáo dục đào tạo trẻ mẫu giáo không chỉ thông qua tác phẩm văn học mà còn để trẻ hiểu biết về tác phẩm văn học, tất nhiên chỉ là mức độ “ làm quen” với nó. 2.1. Thực trạng. Năm học 2016-2017 tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp lá 2 với tổng số học sinh là 36 cháu trong đó có 17 cháu nam, 19 cháu nữ. Ngay từ đầu năm học nhận thức rõ vai trò của mình là người hướng lái cho các cháu có thói quen, nền nếp tốt trong các hoạt động học, hoạt động chơi, lao động tự phục vụ bản thân, hoạt động tập thể, cũng như chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để trẻ sẵn sàng bước vào lớp một phổ thông. Quá trình làm quen với trẻ thì tôi thấy trẻ còn nói ngọng, một số trẻ chưa mạnh dạn trong giao tiếp, còn e dè, nhút nhát nên điều đó ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ của lớp mình. * Qua quan sát trẻ ở lớp, nhìn chung kết quả cho thấy như sau: - Làm quen với các bài thơ: + Trẻ tham gia hứng thú là 65%. + Trẻ hiểu nội dung bài thơ là 60%. + Trẻ thuộc các bài thơ là 75%. + Trẻ biết đọc diễn cảm các bài thơ là 55%. - Truyện: + Trẻ hứng thú nghe cô kể truyện là 65%. Trang 2
  3. . + Trẻ hiểu nội dung truyện là 60%. + Trẻ thuộc truyện là 65%. + Trẻ biết kể diễn cảm là 55%. Từ những thực trạng nêu trên tôi đã vận dụng những phương pháp sau đây để góp phần cho trẻ học tốt hơn với môn làm quen văn học. 2.2. Các giải pháp a. Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trong trường mầm non. * Tổ chức hoạt động kể cho trẻ nghe truyện . Kể chuyện có nghệ thuật theo nội dung tác phẩm văn học, hay một phần của tác phẩm đó, chính là truyền đạt không cần phải kể lại đúng từng từ. Kể có tính chất sáng tạo, người kể của mình có thể hòa trộn ngôn ngữ của mình vào ngôn ngữ tác phẩm thể hiện mối quan hệ riêng và phong cách riêng của mình với tác phẩm. Khi cô giáo kể chuyện câu chuyện sẽ đọng lại tình cảm bởi ngữ điệu biểu cảm khi kể làm cho lượng thông tin được giãn ra làm cho trẻ đỡ căng thẳng khi theo dõi. Trước mắt các con hình tượng hiện ra như thật, cá tính và hành vi các nhân vật được vẽ ra rõ nét hơn. Khi kể ngoài lời văn của truyện, bộ mặt, nét mặt, cử chỉ và mối giao cảm trực tiếp của người kể với người nghe đóng một vai trò to lớn. Thực hiện nhiệm vụ kể cho trẻ nghe truyện, cô giáo phải thấu hiểu và nắm vững tác phẩm, bởi cơ sở của công việc tái tạo chân thực một tác phẩm chính là tư tưởng và tình cảm của người kể, chúng được xác định trong quá trình người kể nghiền ngẫm, nghiên cứu nội dung tác phẩm đó. Công việc này giúp các cô giáo xác định được những phương tiện diễn cảm tương ứng để trình bày tác phẩm sáng tạo có nghệ thuật. - Một điều quan trọng là phải làm sao cho tác phẩm văn học được thể hiện chân thực đối với trẻ, tác động được đến tình cảm của trẻ. Chỉ khi đó nó mới đi vào ý thức, gây được ấn tượng với trẻ. Cô giáo cần xác định được giọng điệu tác phẩm, xác định phương pháp chính và các phương pháp kết hợp với hình thức nghệ thuật để trình bày tác phẩm. Trước khi thực hiện việc kể chuyện diễn cảm cô giáo cần tạo ra môi trường kể chuyện với những màu sắc rất riêng phù hợp với từng truyện để cuốn hút trẻ vào cảm thụ tác phẩm. Truyện truyền thuyết mang âm hưởng sử thi hào hùng thì người xưa kể trong không gian rộng, trên sân khấu vòng tròn…Truyện cổ thường được kể trong không gian hẹp, đối với truyện cổ tích cô giáo có thể tạo không gian huyền ảo bằng việc bật một ngọn đèn, hoặc 1 Trang 3
  4. . bếp lửa giả, cửa hơi khép lại, cô giáo và trẻ ngồi quây quần bên nhau…dần dần đưa trẻ vào môi trường cổ tích rồi kể. VD như truyện “Thạch Sanh” chúng ta có thể dựng một bức phông màn có cây đa to và cô giáo có thể vào đầu truyện “ Ngày xửa, ngày xưa, ở gốc cây đa này, có một chàng trai tên là Thạch Sanh, ngày đi kiếm củi, tối về ngủ lại… - Một điều không thể thiếu trong hoạt động kể chuyện là cô giáo phải giới thiệu tên truyện gắn với thể loại, tên tác giả (nếu có). “Hôm nay cô sẽ kể chuyện cổ tích Cây Khế”. - Khi kể chuyện, cô giáo cần lưu ý đến các tình tiết, căn cứ vào diễn biến tâm trạng của nhân vật, hành động của nhân vật, bối cảnh xảy ra các tình tiết đó mà thể hiện ngữ điệu, giọng điệu phù hợp. Cùng một nhân vật nhưng trong các bối cảnh khác nhau, sắc thái ngữ điệu được thể hiện khác nhau. Ví dụ trong truyện cổ tích “ Tấm Cám” lúc Tấm hát gọi bống cô giáo phải thể hiện được tình cảm yêu thương của Tấm bằng ngữ điệu, nhịp điệu êm dịu, tha thiết: “Bống bống bang bang Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” Nhưng đến tiến trình hai của truyện, mâu thuẫn giữa Tấm và Cám đã lên đến đỉnh điểm thì ngữ điệu lúc này sẽ gay gắt, quyết liệt: “Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao” Hay trong truyện đồng thoại “Chú dê đen”, giọng Sói hống hách, hung hăng quát nạt khi gặp Dê trắng nhút nhát, yếu đuối nhưng khi gặp Dê đen dũng cảm, giọng Sói thay đổi từ quát nạt đến yếu dần, hốt hoảng, sợ hãi. Trong truyện “ Cô bé quàng khăn đỏ” hoặc truyện “ Dê con nhanh trí” thì giọng Sói lại được thể hiện ngược lại. Chó Sói nói rất nhẹ nhàng, ngon ngọt, biểu lộ tình thân ái để đánh lừa cô bé và rất dịu dàng khi bắt chước giọng dê mẹ. - Khi kể cô giáo cần chú ý một số kĩ thuật thể hiện như cường độ, nhịp độ, ngắt giọng…..Có lúc cường độ giọng nhỏ khi thể hiện tình cảm, sự âu yếm thân mật: “Dê mẹ âu yếm ôm con vào lòng, thơm lên đầu con và khen con của mẹ ngoan lắm.” Nhưng khi miêu tả tiếng loa tìm người cứu nước của sứ giả: “ Loa! Loa! Loa! Gặc Ân sang cướp nước ta. Ai là người tài giỏi hãy ra giúp nước Loa! Loa! Loa!... thì cần phải lớn giọng. Trang 4
  5. . - Khi kể chuyện, cần chú ý và giao tiếp giữa cô và trẻ, kết hợp với âm thanh, âm nhạc phù hợp với giọng điệu, ngữ điệu, kết hợp với giải thích, kể diễn cảm kết hợp với sử dụng trực quan (Rối tay, đồ chơi, tranh minh họa, mô hình, rối dẹt…) Kể diễn cảm kết hợp với lời bình giúp mở rộng và làm phong phú truyện, đó là một cách kể sáng tạo. Ví dụ: Tưởng giết được Tấm là mẹ con Cám thỏa lòng ghen tức và sẽ được vào cung mà thay chị hưởng giàu sang, nhưng Tấm chết vẫn chưa hết chuyện. Tấm chết nhưng linh hồn Tấm hóa thành chim vàng anh bay vào cung vua để đối phó với mẹ con Cám… Trong quá trình kể chuyện cô kết hợp đưa vào yếu tố chơi để tạo ra động cơ và hứng thú học tập, giúp trẻ ghi nhớ truyện. Ví dụ như trò chơi “ Nhổ củ cải” khi kết thúc truyện Nhổ củ cải. Trò chơi “Thử hài” khi kết thúc truyện “Tấm Cám” có thể được tiến hành như sau: Sau những lần kể diễn cảm kết hợp với các biện pháp khác để kết thúc tiến trình một của câu truyện cô giáo tổ chức trò chơi bằng lời trò chuyện: “ Bây giờ các cháu có muốn được làm hoàng hậu như Cô Tấm không?. Cô cũng nhặt được một chiếc hài như của cô Tấm, ai thử vừa hài sẽ được làm hoàng hậu, các cháu sửa sang trang phục lên thử hài nào!” Tiết học kết thúc trong không khí ngày hội. Khi nhập vào trò chơi các bạn gái hồi hộp đưa chân vào thử hài, các bạn trai cũng háo hức, chăm chú xem các bạn gái thử hài. Và các con đã sống với truyện kể bằng niềm tin thánh thiện:“Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu”(Nguyễn Khoa Điềm) *. Tổ chức hoạt động đọc truyện cho trẻ nghe. Sau khi đã lựa chọn được tác phẩm hướng vào chủ đề với các nhiệm vụ giáo dục, cô giáo cần xác định giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, thái độ của mình đối với nội dung, với các nhân vật, các sự kiện từ đó định ra giọng điệu chính của truyện và tiến hành đọc truyện cho trẻ nghe bằng phương pháp đọc và kể tác phẩm có nghệ thuật. Trước khi đọc, cần tạo môi trường đọc phù hợp với tác phẩm để cuốn hút trẻ nghe đọc. Ví dụ có thể là một phông vẽ, hoặc sắp đặt ở trong lớp khung cảnh khu rừng có những tia nắng, những con chim đậu trên cành...để đọc “Giọng hót chim Sơn Ca”. Khi đọc truyện người đọc cần lưu ý: - Chú ý đến nội dung tác phẩm và phải chuẩn bị kĩ qua giọng điệu, ngữ điệu. - Khi đọc tác phẩm phải tôn trọng mạch lôgic của cốt truyện, chú ý nhấn vào những câu văn hay, giàu hình ảnh. Trang 5
  6. . - Đọc kết hợp với âm thanh, âm nhạc phù hợp với giọng điệu, âm sắc, tâm trạng của nhân vật. - Trao đổi với trẻ về tác phẩm, hướng dẫn trẻ so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa Ví dụ: Với truyện “Giọng hót chim Sơn Ca”. Ngoài những câu hỏi về tên tác phẩm, tác giả, nhân vật... cô giáo còn đặt các câu hỏi như: + Trong truyện cô vừa đọc Sơn ca là loài chim như thế nào? (Sống trong rừng, rất chăm chỉ làm việc, hót rất hay). + Tác giả đã miêu tả như thế nào mỗi khi chim Sơn Ca hót? (Mỗi khi sơn Ca hót cỏ, cây, hoa, lá rì rào hòa theo. Dòng suối đang chảy róc rách cũng như muốn dừng lại để thưởng thức giọng hót mê ly ấy...). + Bạn chim Sẻ đã hỏi Sơn Ca như thế nào? + Để có giọng hót hay Chim Sơn Ca đã phải làm như thế nào?.... - Đọc truyện kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan, lời nói biểu cảm, và phải được tiến hành ở trường mầm non trên mọi hình thức tổ chức. * Tổ chức hoạt động dạy trẻ kể lại truyện. Dạy trẻ kể lại truyện là một phương pháp thực hành rèn luyện. Để việc dạy trẻ kể lại truyện hiệu quả, điều trước tiên là phải biết lựa chọn các truyện để kể và đọc cho trẻ nghe và dạy trẻ kể lại truyện. Các câu truyện ấy không nên quá dài, từ ngữ dễ hiểu, chính xác, giàu hình ảnh, tránh ôm đồm. Truyện kể phải phù hợp với chủ đề, phù hợp với trẻ về nội dung, phát triển ở trẻ những đặc tính cần thiết của nhân cách, có giá trị nghệ thuật cao, sinh động. Điều cơ bản là phải dành thời gian cho trẻ kể lại truyện không trừ một trẻ nào, trẻ yếu càng được rèn luyện. *. Tổ chức hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe . Việc đọc thơ cho trẻ nghe trước hết đòi hỏi cô giáo cần tìm những bài thơ hay được trẻ yêu thích, phù hợp với chủ đề, phù hợp với lứa tuổi. Đọc nhiều lần để hiểu kĩ tác phẩm, xác định thể loại, nội dung, giọng điệu, trên nền giọng điệu ấy xác định âm điệu, ngữ điệu, nhịp điệu và cách trình bày tác phẩm một cách nghệ thuật. - Tạo ra môi trường sinh hoạt văn học nghe thơ ca, điều này là vô cùng cần thiết để gây hứng thú cho trẻ. - Để bước vào đọc thơ cho trẻ nghe cô giáo cần giới thiệu tên tác giả, tác phẩm trước hoặc sau lần đọc đầu tiên. Trang 6
  7. . - Sau khi xác định phương pháp chính là phương pháp đọc tác phẩm có nghệ thuật cô giáo cần đọc đúng, đọc hay, thể hiện được cảm xúc của mình trong quá trình đọc. Để việc đọc có hiệu quả cô giáo cần kết hợp một số phương pháp, biện pháp dạy học khác: + Chú ý đến lựa chọn và sử dụng hình tượng trực quan. + Giải thích từ mới bằng lời giảng giải hoặc kết hợp với trực quan. + Cô giáo cần trao đổi - trò chuyện với trẻ, đọc trích dẫn những câu thơ, đoạn thơ để nâng cao nhận thức và tình cảm của trẻ về bài thơ. + Để trẻ dễ dàng và có kĩ năng nhận diện thơ ca, kĩ năng đọc thơ, khả năng đọc những chữ cái và ghép chúng lại với nhau cô giáo có thể viết bài thơ một cách ngay ngắn đúng với khuôn khổ của thể loại thơ ( lục bát, tự do...). Sau đó treo lên bảng để trẻ trực tiếp quan sát và cô đọc diễn cảm đúng ngữ điệu, giọng điệu, nhịp điệu kết hợp với chỉ dòng chữ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Đây là một biện pháp thể hiện tính tích hợp dạy văn học và tiếng việt để chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1. + Để nâng cao hiệu quả đọc thơ, giúp trẻ cảm thụ thơ ca, cô giáo đọc bài thơ trên nền nhạc, ngâm thơ, ru... bằng thơ với những bài giàu yếu tố nhạc tính. + Chuẩn bị cho trẻ tiếp xúc các bài thơ mới. Ví dụ trước khi đọc bài thơ về Bác Hồ cô giáo có thể cho trẻ xem những băng hình về Bác nhất là những hình ảnh, hoạt động của Bác Hồ với các cháu thiếu niên và nhi đồng.... * Tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm . - Để trẻ đọc được diễn cảm bài thơ thì giáo viên cần: + Hướng dẫn các con cảm nhận tác phẩm, đọc diễn cảm tác phẩm, nghe các con đọc và nhận xét. + Tạo không khí lớp học thuận lợi cho trẻ. + Sửa lỗi kịp thời cho trẻ. - Cách dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm. + Cô giáo gây hứng thú, gợi cho trẻ ấn tượng về bài thơ, tác giả, tác phẩm bằng việc mở cuộc thi đọc thơ có giải thưởng hoặc mở 1 sân khấu nhỏ cho trẻ lên đọc thơ. + Cô giáo đọc lại bài thơ diễn cảm cho trẻ ghi nhớ, học thuộc lòng và đọc diễn cảm lại. + Dạy trẻ đọc thuộc bằng truyền khẩu, cô giáo đọc bài thơ trẻ đọc theo cô đến khi thuộc. Trang 7
  8. . + Cô giáo chú ý sửa cách đọc, không kìm hãm sự phát triển tự nhiên của trẻ trong việc bộc lộ cảm xúc của mình trước tác phẩm. + Tổ chức cho trẻ đọc thuộc bài thơ theo tổ, nhóm, cá nhân, đọc luân phiên và tập cho trẻ nhận xét, đánh giá và khích lệ trẻ. Ví dụ cô giáo gợi hỏi trẻ “Con thấy bạn đọc bài thơ đã hay chưa? Vì sao? Con có thể đọc hay hơn bạn không, con đọc cho cả lớp nghe nào? Cô thấy bạn đọc rất hay và sáng tạo nữa đấy..... +Quá trình dạy thơ cần phát triển ở trẻ thái độ có ý thức đối với hoạt động đọc thuộc diễn cảm bài thơ, chú ý quá trình từ bắt chước người lớn đến thể hiện tính tích cực sáng tạo ở trẻ. * Tổ chức hoạt động dạy trẻ học thuộc tục ngữ, ca dao, đồng dao. Dạy trẻ học thuộc tục ngữ, ca dao cô giáo cần: - Chọn những câu tục ngữ, ca dao phù hợp với chủ đề, gần gũi với cuộc sống của trẻ, phù hợp với đặc trưng của từng vùng, miền, tạo cho trẻ không khí hứng khởi. Cô đọc diễn cảm kết hợp với các hình thức nghệ thuật khác như có thể kết hợp với nhạc và múa...để đọc, hát sẽ làm tăng sức hấp dẫn của những câu hát, dễ đi vào lòng con trẻ. - Kết hợp sử dụng hình tượng trực quan, có thể là một bức tranh minh họa để làm chính xác hóa những biểu tượng được vẽ nên trong những câu nói, câu ca, làm trẻ hứng thú, ham muốn được học, được đọc. - Cho trẻ bắt chước đọc theo cô tùy từng hoàn cảnh gắn với chủ đề. Học thuộc đồng dao, ca dao cần được tiến hành trong những hoạt động chơi trò chơi dân gian ngoài trời, trong lớp, lúc đón trẻ, lúc trẻ ngủ dậy, hoạt động chiều. - Khi đọc cho trẻ nghe cô giáo cần chú ý đọc đúng, rõ ràng, có vần nhịp và phải đọc hết bài với giọng điệu vui tươi, hồn nhiên, dí dỏm. Cần đọc nhiều lần cho trẻ ghi nhớ. * Tổ chức trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học . - Cô giáo lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với đặc điểm sinh lí, hứng thú của trẻ và cần được trẻ chấp nhận. - Cô giáo cần lựa chọn những tác phẩm có nội dung tư tưởng sáng rõ để chuyển thể thành những kịch bản trò chơi đóng vai ngắn gọn, có cốt truyện, có nhân vật màu sắc thẩm mĩ. Sau đó đọc kịch bản để hiểu tính cách nhân vật. - Trò chuyện với trẻ về nội dung kịch bản, tính cách nhân vật, xác định thái độ của mình với các nhân vật. Trang 8
  9. . - Lưu ý trẻ về sắc thái, tình cảm qua ngữ điệu giọng nói, nét mặt, không nhất thiết phải theo từng câu, từng chữ giống cô. Ví dụ trong kịch bản là “ Ôi ! Nóng quá!” Trẻ A có thể nói “ Trời ơi! Nóng quá đi mất!” với giọng nhanh, mạnh. Trẻ B có thể nói “Trời, Trời...! Nóng quá” với giọng hơi kéo dài. Trò chơi đóng kịch nếu có được sự quan tâm đúng mức và được tổ chức một cách khoa học thì nó sẽ trở thành 1 hình tượng giải trí và một phương tiện giáo dục thực sự hiệu quả ở trẻ mẫu giảo 5 tuổi trong lĩnh vực giáo dục nghệ thuật và phát triển ngôn ngữ. 2.3. Kết quả. a. Về phía giáo viên - Bản thân tôi nắm rất chắc nội dung, phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với văn học đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, tôi thấy mình thêm tự tin và sáng tạo khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. - Qua các đợt kiểm tra năng lực giảng dạy đầu năm, các chuyên đề, kiểm tra đột xuất và qua kiểm tra chuẩn nghề nghệp giáo viên của trường và của phòng giáo dục, được xếp loại Tốt. b. Về phía học sinh * Kết quả thực hiện trước khi áp dụng sáng kiến : • Làm quen với các bài thơ: + 65% trẻ tham gia hứng thú. + 60%trẻ hiểu nội dung bài thơ. + 75% trẻ thuộc các bài thơ. + Trẻ biết đọc diễn cảm các bài thơ. • Truyện: + 65% trẻ hứng thú nghe cô kể truyện. + 60% trẻ hiểu nội dung truyện. + 65% trẻ thuộc truyện. + 55% trẻ biết kể diễn cảm. * Kết quả thực hiện sau khi áp dụng sáng kiến : • Làm quen với các bài thơ: + 90% Trẻ tham gia hứng thú. + 85% Trẻ hiểu nội dung bài thơ. + 95%Trẻ thuộc các bài thơ. + 75% Trẻ biết đọc diễn cảm các bài thơ. • Truyện: + 85% trẻ hứng thú nghe cô kể truyện. Trang 9
  10. . + 75% trẻ hiểu nội dung truyện. + 90% trẻ thuộc truyện. + 75% trẻ biết kể diễn cảm. - Trẻ thông minh, sáng tạo hơn khi học các tiết học văn học. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Trẻ thích nghe đọc thơ, đọc thơ, kể chuyện, đọc ca dao, đồng dao, tục ngữ… - Trẻ thích được đóng kịch. - Trẻ ghi nhớ, thuộc các tác phẩm văn học lâu hơn. - Trẻ có khả năng tự sáng tạo và thể hiện tính cách nhập vai một cách linh hoạt. - Biết kể truyện sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng một cách phong phú, đa dạng. - Qua việc cho trẻ tiếp xúc, tri giác với đồ dùng đẹp có màu sắc tươi sáng sẽ hình thành ở trẻ những bài học đầu tiên về tình cảm thẩm mĩ, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp. - Trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động. c. Về phía phụ huynh : - Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với văn học, luôn quan tâm đến sự phát triển sau này của con em mình. *. Khả năng ứng dụng triển khai sáng kiến Sáng kiến này triển khai và áp dụng với tất cả giáo viên đang giảng dạy cháu trong độ tuổi từ 3-6 tuổi của chương trình giáo dục mầm non. 3. KẾT LUẬN. * Kết quả của việc ứng dụng đề tài - Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ biết rung động và yêu thích văn học, hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật (thích nghe đọc thơ, nghe kể chuyện, đọc thuộc thơ, kể lại truyện, đóng kịch). - Thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chúng ta mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành manh, những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong tự nhiên, xã hội. - Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiếng mẹ đẻ, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Rèn luyện kĩ năng đọc, kể diễn cảm thể hiện tác phẩm dưới các hình thức khác nhau. Trang 10
  11. . * Đề xuất kiến nghị. Để các cháu mẫu giáo nói chung và các cháu 5 tuổi nói riêng có được những điều kiện thuận lợi nhất trong khi học cũng như khi chơi giúp hỗ trợ tổ chức hoạt động làm quen với văn học. Dựa trên cơ sở nghiên cứu tôi xin có một số kiến nghị sau: - Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ trong công tác tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ. - Cần tạo môi trường thuận lợi về các yếu tố cho trẻ luyện tập như: yếu tố về thiên nhiên, yếu tố vệ sinh để trẻ có một sân chơi bổ ích. - Cần tuyên truyền mạnh mẽ về bậc học mầm non đến với toàn xã hội. - Giáo viên cần giáo dục trẻ những cảm xúc tích cực, bảo đảm sự sảng khoái, trạng thái vui tươi, phát triển khả năng vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực. - Những người lớn xung quanh nhất là giáo viên, các bậc phụ huynh, các anh chị ở gia đình phải thật sự chú ý cách tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mọi lúc, mọi nơi Trên đây là “ Một số phương pháp làm quen với văn học cho trẻ 5 tuổi”. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung ý kiến của các cấp lãnh đạo, các chị em đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! GV Thực hiện Trần Thị Thảo Trang 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2