Chuyên đề Thực trạng công tác thanh tra lao động tại thành phố Hải Dương
lượt xem 84
download
Chuyên đề Thực trạng công tác thanh tra lao động tại thành phố Hải Dương giúp bạn đọc có những cái nhìn tổng quan nhất về Thanh tra lao động về: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra lao động đã được quy định bởi Pháp luật Nhà nước; chỉ ra được thực trạng công tác Thanh tra lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương, những ưu điểm, những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác thanh tra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề Thực trạng công tác thanh tra lao động tại thành phố Hải Dương
- LỜI NÓI ĐẦU Ban thanh tra của nước ta xuất hiện từ những năm 1945 khi đất nước m ới b ắt đầu xây dựng chế độ dân chủ. Sự cần thiết của việc thành l ập đoàn thanh tra đã được chứng minh qua các thời kì phát triển của đất nước cho đến tận bây giờ. Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, công tác thanh tra còn đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi ph ạm pháp lu ật. Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỷ cương pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng h ạn chế, răn đe nh ững hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý. Mặt khác, các gi ải pháp đ ược đ ưa ra từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh nh ững vi ph ạm pháp luật. Xuất phát từ những vai trò quan trọng của công tác thanh tra và mong mu ốn được hiểu biết hơn về hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động, vì v ậy em quyết định lựa chọn đề tài: “ Thực trạng công tác thanh tra việc thực hi ện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn t ỉnh H ải D ương” làm đề tài nghiên cứu chuyên đề Thanh tra lao động. Chương I: Tổng quan về thanh tra lao động I. Cơ sở pháp lý - Luật lao động; - Luật thanh tra; 1
- - Nghị định số: 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – thương binh và xã hội; - Nghị định số: 614/2013/NĐ-LĐTBXH Ngày 16 tháng 04 năm 2013 quy đ ịnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Thanh Tra Bộ); 2. Một số quy định về công tác thanh tra lao động 2.1 Mục đích của hoạt động thanh tra lao động Mục đích của hoạt động thanh tra lao động nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý trong lao động, chính sách, pháp luật về lao động để ki ến ngh ị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền các biện pháp kh ắc phục, phòng ng ừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lao động, giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật về lao động, phát huy các nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt đ ộng qu ản lý Nhà n ước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp c ủa các cơ quan, t ổ chức, cá nhân. (Theo Điều 2, Chương I, Luật Thanh tra) 2.2. Chức năng của thanh tra lao động Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Thanh tra B ộ) là c ơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có ch ức năng giúp B ộ tr ưởng thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của B ộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà n ước c ủa B ộ; phòng, ch ống tham nhũng; tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quy ết khi ếu nại, t ố cáo theo quy định của pháp luật. (Theo Điều 1, Nghị định số: 614/2013/NĐ-LĐTBXH ngày 16 tháng 04 năm 2013 quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Thanh tra Bộ). 2.3. Nhiệm vụ của thanh tra lao động Nhiệm vụ chủ yếu của thanh tra lao động được quy định tại Điều 237, 238 chương XVI. Luật lao động: Điều 237. Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao đ ộng - Thương binh và Xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: 1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động; 2. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động; 3. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn k ỹ thuật v ề điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; 4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật; 5. Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quy ền xử lý các vi phạm pháp luật về lao động. Điều 238. Thanh tra lao động 1. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao đ ộng - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động. 2. Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao đ ộng trong các lĩnh v ực: phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các ph ương tiện vận t ải đường s ắt, đ ường thu ỷ, 2
- đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra chuyên ngành về lao động. 2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn Thanh tra Sở Theo điều 10, điều 11, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành lao đ ộng- th ương binh và xã hội như sau: Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Lao động - Th ương binh và Xã hội Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quy ền hạn quy định tại Điều 24 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quy ền quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong vi ệc th ực hi ện pháp luật về thanh tra. 2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Thanh tra Sở Lao động - Th ương binh và Xã hội. 3. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong ph ạm vi qu ản lý c ủa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. 4. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khi ếu n ại, t ố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật. 5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Lao đ ộng - Thương binh và Xã hội Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Báo cáo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chánh thanh tra tỉnh, thành ph ố tr ực thuộc Trung ương về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình. 2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quy ền quản lý của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra. 3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia đoàn thanh tra. 4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 2.4. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động Theo điều 4, chương I Nghị định số: 39/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động. a) Hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã h ội ph ải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời. 3
- b) Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập. 2.5. Hình thức thanh tra Điều 37, Luật Thanh tra có nêu hình thức thanh tra 1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra th ường xuyên hoặc thanh tra đột xuất. 2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. 3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ c ủa cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. 4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của vi ệc gi ải quy ết khi ếu n ại, t ố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. 2.6. Phương thức thanh tra Thanh tra lao động phụ trách vùng. 2.7. Nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động Nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động được quy định cụ thể tại Điều 20, 21, 22 chương 4, Nghị định số: 39/2013/NĐ-CP quyđịnh tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Lao động- thương binh và xã h ội bao gồm các nội dung sau: Điều 20: Hoạt động thanh tra lao động Thanh tra hành chính: a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quy ền h ạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của B ộ Lao động - Th ương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội b) Hoạt động thanh tra hành chính phải tuân theo các quy định của pháp luật về thanh tra hành chính và các quy định của pháp luật có liên quan. Thanh tra chuyên ngành: a) Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc th ực hiện các lo ại báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và tr ả công lao đ ộng; an toàn lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy đ ịnh đ ối v ới lao đ ộng nữ, lao động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao đ ộng ch ưa thành niên; việc thực hiện các quy định đối với lao động là người n ước ngoài; k ỷ lu ật lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy đ ịnh khác c ủa pháp lu ật lao động; b) Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hi ểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hi ểm th ất nghi ệp): Vi ệc th ực 4
- hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã h ội; vi ệc th ực hi ện pháp luật về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động; c) Việc thực hiện các quy định pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Việc tổ chức bộ máy chuyên trách c ủa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm vi ệc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuyển chọn lao động; dạy ngh ề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện Hợp đồng đưa người lao đ ộng đi làm việc ở nước ngoài…… d) Việc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề; chính sách, chế độ dạy nghề và học nghề: Điều kiện thành lập, tiêu chuẩn cơ sở vật ch ất và thi ết b ị dạy nghề, hoạt động của các cơ sở dạy nghề; việc th ực hiện quy ch ế tuy ển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp… đ) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Việc thực hiện các quy định về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách…. e) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã h ội; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình trợ giúp xã hội thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động - Th ương binh và Xã hội; g) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách b ảo v ệ, chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Việc thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; ch ương trình bảo vệ trẻ em, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn c ảnh đ ặc bi ệt và các chương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; h) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng gi ới; vi ệc th ực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp b ảo đ ảm bình đẳng giới; i) Việc thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghi ện; h ỗ tr ợ n ạn nhân bị mua bán; tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Ch ữa b ệnh - Giáo d ục - Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện; k) Các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Hoạt động thanh tra chuyên ngành phải tuân theo các quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành và các quy định của pháp luật có liên quan. Điều 21: Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo. Điều 22. Hoạt động phòng, chống tham nhũng. 5
- Chương II: Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp lu ật lao động tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương 1. Vài nét về bức tranh kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương 1. 1. Lực lượng lao động Lực lượng lao động năm 2010 của tỉnh là 971.000 người, trong đó c ơ c ấu l ực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm 60%, sơ cấp ngh ề 5%, công nhân k ỹ thuật khoảng 19%, Trung cấp nghề 5% còn lại là trình độ Cao đẳng ngh ề, Cao đẳng, Đại học… 1.2. Tăng trưởng kinh tế Trong bối cảnh kinh tế, xã hội trong và ngoài nước khó khăn, b ằng s ự c ố gắng và nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, kinh tế đạt được mức tăng trưởng 5,3% so với năm 2011; tỉ trọng giá trị tăng thêm theo giá 1994 theo 3 khu vực kinh tế: Nông, lâm, thuỷ sản - Công nghiệp, xây dựng - D ịch vụ tương ứng là 14,9 - 52,4 - 32,7; đóng góp vào tăng trưởng chung 5,3%, nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản làm tăng 0,05 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,0 điểm phần trăm; dịch vụ đóng góp 3,25 điểm phần trăm. 1.3. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6
- Theo giá cố định 1994, giá trị sản xuất nông, lâm nghi ệp và thu ỷ s ản năm 2012, ước đạt 4.496 tỷ đồng, tăng 0,5% (+21 tỷ đồng) so với năm 2011; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 4.023 tỷ đồng, giảm 0,1% (-5 t ỷ đồng); giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 5 tỷ đồng, giảm 62,1% (-8 tỷ đồng); giá trị s ản xuất thuỷ sản ước đạt 468 tỷ đồng, tăng 7,8% (+34 tỷ đồng). Theo giá thực tế, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 ước đạt 17.499 tỷ đồng, tăng 4,8% (+804 tỷ đồng) so với năm 2011; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 15.542 tỷ đồng, tăng 4,2% (+633 tỷ đồng); giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 26 tỷ đồng, giảm 58,7% (-37 tỷ đồng); giá trị sản xuất thuỷ sản ước đạt 1.931 tỷ đồng, tăng 12,1% (+208 tỷ đồng). 1.4. Sản xuất công nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2012 theo gốc so sánh 2010 giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước (so với gốc 2005 tăng 1,63%); t rong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 14,9%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,7%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà tăng 1,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác th ải, nước th ải tăng 42,3%. 2. Giới thiệu về đơn vị thanh tra 2.1. Khái quát chung Đơn vị thanh tra: Thanh tra Sở lao động - thương binh và xã h ội t ỉnh H ải Dương. Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, ch ống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra sở được thành lập để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương là một phòng chức năng trong cơ cấu tổ chức của Sở lao động thương binh xã h ội tỉnh Hải Dương. 2.2. Cơ cấu tổ chức Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội T ỉnh Hải Dương Cơ cấu tổ chức hiện nay của cơ quan thanh tra Sở lao đ ộng th ương binh xã h ội tỉnh Hải Dương là 5 đồng chí, trong đó: o Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. o Chánh thanh tra Sở chịu trách nhiệm quản lý chung. o 2 Phó Chánh thanh tra: thực hiện các nhi ệm vụ c ủa Thanh tra s ở và nhi ệm v ụ đột xuất khi lãnh đạo giao. Tuy nhiên có sự phân công hợp lý. o Thanh tra viên, cán bộ giúp Chánh thanh tra, phó Chánh thanh tra trong quá trình giải quyết các lĩnh vực được phân công. 2.3. Trình độ chuyên môn Về trình độ chuyên môn: tất cả Thanh tra viên đều có trình độ Cao Đẳng, Đại học trở lên, có kiến thức Nhà nước và am hi ểu pháp lu ật. Tuy nhiên m ới 7
- chỉ có một Thanh tra viên có kiến thức sâu về chuyên ngành lao đ ộng, còn l ại là được luân chuyển công tác từvị trí chức danh tương đương chuyển sang. 3. Thực trạng thanh tra tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương 3.1. Đối tượng thanh tra Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động t ại các doanh nghi ệp trên đ ịa bàn tỉnh Hải Dương - Từ đầu năm 2013 đến hết quý II/2013, có 413 doanh nghiệp (bằng 97% so với cùng kỳ) thành lập mới với số vốn đăng ký 1.132 tỷ đồng (bằng 82,5% so với cùng kỳ), trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là 397 doanh nghiệp (chiếm 96,1% tổng số doanh nghiệp đã đăng ký) với số vốn đăng ký khoảng 712 tỷ đ ồng (bình quân khoảng 1,8 tỷ đồng) - Tính đến hết quý II/2013, tỉnh Hải Dương có 6.478 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 41.695 t ỷ đ ồng; T ổng s ố lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp khoảng 127.000 lao động Trong đó: + DNNVV là 6.148 DN chiếm gần 95% tổng số doanh nghiệp, với số vốn đăng ký khoảng 12.500 tỷ chiếm khoảng 29,5% tổng số vốn các doanh nghiệp đăng ký (Vốn đăng ký bình quân mỗi doanh nghiệp khoảng trên 2 tỷ đồng) + Số doanh nghiệp còn hoạt động 5.067 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 1.900 doanh nghiệp là có lãi còn lại là hoà vốn hoặc lỗ. + Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh: 311 DN, khoảng 1.100 DN đã bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc không kê khai thuế. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh hoặc không kê khai thuế chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa . 3.2. Nguồn thông tin Theo kế hoạch vàtừ kho dữ liệu của cơ quan; từ các báo cáo, phản ánh của các cơ quan truyền thông (báo, đài,…) và đơn th ư khiếu n ại, tố cáo c ủa các c ơ quan, tổ chức và cá nhân, thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành, c ơ quản quản lý cấp trên và các cơ quan khác có liên quan, thông tin từ việc khảo sát trực tiếp tại tổ chức, cơ quan là đối tượng thanh tra. 3.3. Phương thức thanh tra Thanh tra lao động phụ trách vùng do Phó chánh thanh tra Sở phụ trách thanh tra làm Trưởng đoàn. 3.4. Hình thức thanh tra Thanh tra theo kế hoạch do Gíam đốc Sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh ra quyết định Thanh Tra và kiểm tra đột xuất do phát hiện sai phạm tại các doanh nghiệp. 3.5. Nội dung thanh tra Theo quyết định của Giám đốc sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương về việc thành lập đoàn Thanh tra tiến hành Thanh tra vi ệc th ực hi ện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về các vấn đề cụ thể sau: 8
- o Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về việc làm; o Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về học nghề; o Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về hợp đồng lao động; o Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thỏa ước lao động tập thể; o Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về tiền lương; o Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; o Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; o Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; o Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ, o Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác; o Thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội ; o Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động công đoàn; o Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động v ề giải quyết tranh chấp lao động; 3.6. Hoạt động thanh tra lao động 3.6.1. Kết quả chung Thanh tra Sở Lao động TB&XH Hải Dương đã triển khai, thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ được giao năm 2011. Kết quả thực hiện việc thanh tra, kiểm tra: - Tổ chức tiến hành 126 cuộc thanh tra, kiểm tra; xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo; điều tra vụ tai nạn lao động nặng, chết người. - Đã hoàn thành 126/126 cuộc. 3.6.1.1.Thanh tra lao động: Đã triển khai thực hiện được: 35 cuộc thanh tra (32 cuộc theo kế hoạch và 03 cu ộc đột xuất). + Số cuộc thanh tra theo kế hoạch 32/35 cuộc thanh tra theo kế hoạch được phê duyệt . + Số cuộc đột xuất: 03 cuộc thanh tra, xác minh việc hưởng tuất của thân nhân b ệnh binh từ trần, 01 cuộc hưởng tuất vợ liệt sỹ tái giá, 01 cuộc về việc chấp hành bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. - Tổng số cuộc thanh tra kết thúc 35 cuộc/35 cuộc thanh tra được tiến hành: + Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động là 26 cuộc/ 26 Doanh nghiệp; + Thanh tra về lĩnh vực Người có công với cách mạng là 02 cuộc. + Thanh tra lĩnh vực bảo hiểm xã hội là 03 cuộc. + Thanh tra thực hiện trợ cấp bảo trợ xã hội là 02 cuộc. + Thanh tra công tác dạy nghề là 02 cuộc. 3.6.1.2. Về kiểm tra. - Tổ chức, thực hiện 75/75 cuộc kiểm tra đã hoàn thành (73 cuộc về việc thực hiện pháp luật, 02 cuộc vè phòng chống tham nhũng). Cụ thể: 9
- + Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị sau Kết luận Thanh tra v ề vi ệc th ực hiện pháp luật lao động tại 29 doanh nghiệp đã thanh tra măm 2010 + Kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại 15 doanh nghiệp khai thác đá, khoáng sản tại 10 doanh nghiệp xây dựng và xây lắp theo sự chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Lao động TB&XH và của UBND tỉnh. + Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng, Sở Y tế kiểm tra an toàn vệ sinh lao động tại 08 doanh nghiệp. + Phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động TB&XH tiến hành kiểm tra việc thực hiện Pháp luật Lao động và Bảo hiểm xã hội tại 13 doanh nghiệp đúng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. + Kiểm tra việc thực hiện phòng chống tham nhũng tại 02 đơn vị trực thuộc Sở 3.6.1.3. Điều tra tai nạn lao động: Tổ chức chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an điều tra, Liên đoàn lao động tỉnh, Sở Y Tế tiến hành 16 cuộc ddieuf tra vụ tai nạn lao đ ộng nạng trên đ ịa bàn tỉnh, trong đó: giải quyết dứt điểm 15/16 vụ Tổ chức chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an điều tra, Liên đoàn La o động tỉnh, Sở Y tế tiến hành 16 cuộc điều tra vụ tai nạn lao động nặ Trong đó: giải quyết dứt điểm 15/16 vụ; 01 vụ đang phối hợp với Cơ quan điều tra Công an thành phố tiếp tục điều tra. 4. Đánh giá công tác Thanh tra 4.1. Những mặt đã đạt được Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo thẩm quyền, phù hơp với thực tiễn và đáp ứng công tác quản lý của ngành. Quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra đã thực hiện đúng trình tự quy định theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết thống nh ất các thành viên trong đoàn cùng nhau hợp tác đạt hiệu quả chất lượng, ho ạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát đã thực sự góp phần tích cực trong quá trình qu ản lý, k ịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý phù h ợp v ới th ực tế. Về thời gian thanh tra, mỗi doanh nghiệp ch ỉ cần tiến hành dưới 1 ngày do s ử dụng hệ thống phiếu tự kiểm tra. Mỗi thanh tra viên yêu cầu các doanh nghiệp tự kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống phiếu do ngành ban hành. Phi ếu đó th ể hi ện tất cả quy định trong pháp luật lao động. Ban chấp hành công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động có trách nhiệm kiểm tra lại đánh giá của giám đ ốc doanh nghiệp, sau đó gửi cho cơ quan thanh tra lao động. Đoàn thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, của cấp trên. Thực hiện chế độ báo cáo chuyên ngành, đầy đủ, đúng yêu cầu của cơ quan thanh tra cấp trên. 4.2. Những mặt còn hạn chế 10
- Lực lượng thanh tra còn mỏng và yếu trog khi đó số lượng doanh nghi ệp c ần thanh tra còn nhiều gây nhiều khó khăn, ch ưa đáp ứng đ ược nhu c ầu. V ới s ố lượng thanh tra ít trong khi lượng doanh nghiệp cần thanh tra nhi ều d ẫn t ới vi ệc chỉ thanh tra được một phần, bỏ sót các vi phạm pháp luật mà khó có th ể ti ến hành thanh tra cùng lúc tất cả các doanh nghiệp FDI. Thanh tra vẫn còn bị động hay chỉ khi có đơn từ tố cáo của nhân dân. Qua thanh tra, Đoàn đã phát hiện nhiều thiếu sót trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương và quy chế thưởng trong doanh nghiệp hoặc nếu có xây dựng thì cũng không thực hiện đúng các nguyên tắc theo quy định của pháp luật. Nhiều doanh nghiệp chưa đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Nguyên nhân do các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, người lao động không có việc làm và thu nhập không ổn định. Một số doanh nghiệp cố tình không tham gia bảo hiểm xã h ội vì cho r ằng ch ỉ có nhu cầu thuê người lao động làm việc theo th ời v ụ. Bên c ạnh đó, chính ng ười lao động cũng không muốn thực hiện nghĩa vụ này vì sợ sẽ mất đi một kho ản thu nhập từ lương. Các chủ doanh nghiệp được thanh tra cho bi ết, n ếu b ắt bu ộc người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, h ọ s ẵn sàng b ỏ vi ệc đ ể đi làm vi ệc tại doanh nghiệp khác. Thế nên, nhiều chủ doanh nghiệp rất muốn đóng bảo biểm xã hội cho người lao động để họ gắn bó với doanh nghiệp nhưng không thực hiện được. Đối với lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn, tiền bảo hiểm xã hội được doanh nghiệp trả cho người lao động cùng với tiền lương, tiền công. Đoàn thanh tra cho rằng lực lượng thanh tra Sở LĐTB&XH mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do lực lượng còn mỏng, vẫn còn nhiều lĩnh vực thuộc ngành quản lý bị bỏ sót, chưa được thanh, kiểm tra thường xuyên. Từ thực tế thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại đ ịa phương, Chánh Thanh tra Bộ Lao động – thương binh và Xã hội đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động, th ực hi ện nghiêm túc các kiến nghị trong kết luận. Các đơn vị chức năng tăng cường việc phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân có s ử dụng lao động trên địa bàn, chú trọng giới thiệu các nội dung c ơ bản v ề vi ệc thực hiện các quy định của lao động về hợp đồng lao động, ti ền lương, an toàn, vệ sinh lao động.../ 11
- Chương III: Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu qu ả công tác thanh tra tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương Từ những thực trạng về công tác thanh tra tại các doanh nghiệp FDI, em xin được đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra, cụ thể như sau: Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện công tác thanh tra theo đúng trình tự th ủ tục của pháp luật khi có đơn từ khiếu nại và quyết định Thanh tra của cấp trên. Thứ hai: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dung các thiết bị tiên tiến trong công việc thanh tra giúp thanh tra viên có th ể x ử lý nhanh chóng, k ịp th ời các nghiệp vụ trong công tác Thanh tra, sử dụng hiệu quả lực lượng thanh tra hiện có. Công nghệ thông tin giúp giảm bớt nhiều nghiệp vụ, t ốn kém nhi ều th ời gian và công sức từ đó với lực lượng thanh tra còn mỏng so với số lượng Doanh nghiệp và lao động, mỗi thanh tra viên có thể đảm nhận khối lượng công vi ệc nhiều hơn, doanh nghiệp hợp tác hơn với cơ quan thanh tra vì quy trình đ ơn gi ản, gọn nhẹ, không làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Thanh tra viên tiếp tục sử dụng phiếu kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật tại doanh, phiếu do ngành cung cấp. Thứ ba: Bổ sung lực lượng Thanh tra cả về số lượng đội ngũ Thanh tra và chất lượng của cả cán bộ đặc biệt là Thanh tra về lao động. Để thực hiện được việc này, trước tiên cần tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ công tác Thanh tra lao động một cách bài bản, chuyên nghiệp không chỉ cho các Thanh tra viên lao động, mà cần đào tạo cho c ả đ ội ngũ là ngu ồn b ổ nhiệm Thanh tra viên lao động. Để gia tăng s ố l ượng đội ngũ thanh tra ph ải d ựa trên sự tham gia của Nhà nước, có thể mở thêm một số ngành chuyên đào t ạo Thanh tra viên, những người trực tiếp làm công tác thanh tra. Đ ưa ra các m ức lương, thưởng phù hợp kèm theo các chế độ phụ cấp cho các bộ Thanh tra đ ể h ọ gắn bó với công việc. Bên cạnh đó việc đảm bảo an toàn cho cán bộ thanh tra cũng phải được đề cao. Thứ tư: Cần thiết lập hệ thống các quy phạm pháp luật, quy định về hoạt động thanh tra một cách rõ ràng cụ thể. Khi ban hành hay bổ sung các văn bản mới cần ph ải ph ổ bi ến rộng rãi cho t ất cá các đối tượng của xã hội đặc biệt là các cơ quan, t ổ ch ức. cá nhân có liên quan. Đặc biệt là ban hành các văn bản quy định mức xử phạt đối v ới các Doanh nghiệp, mức xử phạt không chỉ mang tính răn đe mà còn mang tính c ảnh cáo, th ể hiện quyền lực của Pháp luật lao động. 12
- Thứ năm: Cơ quan thanh tra nên thiết lập mối quan hệ tốt với ng ười s ử dụng lao động và tổ chức công đoàn để tăng cường hiệu qu ả c ủa công tác thanh tra. Bên cạnh những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra lao động t ừ các cơ quan chức năng, cơ quan tiến hành thanh tra thì s ự h ợp tác c ủa đ ơn v ị Thanh tra cũng đóng vai trò quan trọng. Để người lao động và ng ười sử d ụng hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác thanh tra thì t ại các Doang nghi ệp nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng cần: - Tiếp tục tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật có thể được tiến hành vào các buổi sinh hoạt, buổi gặp gỡ trao đổi ý kiến giữa người lao động với người sử dụng lao động. Giúp người lao động hiểu rõ những quyền lợi của người lao động khi họ thực hiện đúng những quy định của pháp luật. (quyền lợi khi tham gia b ảo hiểm xã hộI, quyền lợi khi ký hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể….) - Hướng dẫn những doanh nghiệp chưa ký thỏa ước lao động t ập th ể và xây dựng nội quy lao động tiến hành ký kết thỏa ước lao động t ập th ể, xây d ựng nội quy lao động để đăng ký với Sở Lao động-TB&XH. - Tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và đăng ký thang bảng lương theo quy định tại Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05//2/2007 c ủa Bộ Lao động - thương binh và Xã hội. - Các doanh nghiệp đầu tư kinh phí trong việc cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy ph ạm v ề an toàn lao động-vệ sinh lao động, trang cấp đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động, hạn chế tới mức thấp nhất tai nạn lao động. 13
- KẾT LUẬN Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu chuyên đề: “ Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghi ệp trên đ ịa bàn tỉnh Hải Dương”, chuyên đề đã đạt được một số kết quả như sau: Thứ nhất, chuyên đề giúp bạn đọc có những cái nhìn tổng quan nh ất v ề Thanh tra lao động về: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn…của Thanh tra lao động đã được quy định bởi Pháp luật Nhà nước. Thứ hai, chuyên đề đã chỉ ra được thực trạng công tác Thanh tra lao đ ộng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, những ưu điểm, những mặt đã đạt được và nh ững m ặt còn hạn chế trong công tác thanh tra. Bên cạnh đó đã tiến hành Thanh tra vi ệc thực hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp , những hành vi vi ph ạm pháp luật cũng đã được phát hiện và giải quyết theo đúng đơn th ư, khi ếu n ại c ủa người lao động. Với những nghiên cứu, tìm hiểu trong phạm vi bài chuyên đ ề còn nhi ều thi ếu sót, tuy nhiên xuất phát từ thực trạng trên, chuyên đề cũng đã mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, đề xuất với hi vọng những kiến nghị và đề xuất nêu trên sẽ tiếp tục được phát huy và thực hiện để công tác thanh tra đạt được hiệu quả cao, việc thực hiện pháp luật tại các doanh nghiệp tuân th ủ đúng các quy đ ịnh c ủa pháp luật từ đó bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động cũng như người sử dụng lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Luật lao động; 14
- - Luật thanh tra; - Nghị định số: 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – th ương binh và xã hội; - Nghị định số: 614/2013/NĐ-LĐTBXH Ngày 16 tháng 04 năm 2013 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Thanh Tra Bộ). - Báo cáo số: 1259/BC- KHĐT-ĐKKD báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp, nhu cầu tư vấn, thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. - Tài liệu trên Internet http://sct.haiduong.gov.vn/News/content/viewer.html?a=738&z=154 http://www.molisa.gov.vn/Default.aspx?tabid=72&IntroId=80 http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.a spx?ItemID=691 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương chuyên đề thực tập: Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái
11 p | 1064 | 205
-
Báo cáo chuyên đề: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH TM & DV Lộc Thọ
79 p | 616 | 168
-
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp: Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Cà phê 715a M’Đrăk, Đắk Lắk
83 p | 285 | 104
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông Đà 11
92 p | 350 | 93
-
Chuyên đề : “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Trang Quang”
77 p | 250 | 83
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý trả lương cho người lao động tại Văn phòng Tổng Công ty Thép Việt Nam - Hoàng Thị Huệ
142 p | 239 | 52
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lực lượng bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại Việt Phú
65 p | 227 | 40
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Vụ Bản
76 p | 149 | 30
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Công tác giảm nghèo tại xã Ea Hiu, huyện Krông Pắk, tỉnh Đăk Lắk
70 p | 145 | 27
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội
79 p | 142 | 23
-
Chuyên đề thực tập: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vốn vạy tại sở giao dịch ngân hàng thương mại Việt Nam
92 p | 195 | 21
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Công tác giảm nghèo tại xã Cư Suê, huyện Cư’Mgar, tỉnh Đăk Lăk
63 p | 116 | 14
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Thực trạng và giải pháp
73 p | 102 | 12
-
Chuyên đề thực tập: Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Luks - Trường Sơn
59 p | 78 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và sinh kế người dân địa phương tại hạt Kiểm lâm thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
83 p | 29 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy Tin học ở các khoa không chuyên trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương và một số giải pháp
158 p | 51 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá thực trạng công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, giai đoạn 2015 - 2017
86 p | 35 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn