Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá sinh trưởng của loài Keo Lai (Acacia mangiauriculiformis) trồng tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk
lượt xem 13
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu điều kiện đất đai, khí hậu của khu vực trồng cây Keo Lai. Tìm hiểu kỹ thuật gieo ươm, trồng, chăm sóc cây Keo Lai tại huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Keo Lai ở các độ tuổi tại địa bàn nghiên cứu. Đề xuất một số giải pháp để tăng năng suất rừng trồng Keo Lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá sinh trưởng của loài Keo Lai (Acacia mangiauriculiformis) trồng tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA NÔNG – LÂM NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH TRƯỞNG CỦA KEO LAI (Acacia mangiauriculiformis) TRỒNG TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK Sinh Viên : Tạ Ngọc Trọng Chuyên Ngành : Lâm sinh Khóa học : 20112015
- Đăk Lăk, 05/2015
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA NÔNG – LÂM NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP SINH TRƯỞNG CỦA KEO LAI (Acacia mangiauriculiformis) TRỒNG TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK Sinh Viên : Tạ Ngọc Trọng Chuyên Ngành : Lâm Sinh Người hướng dẫn : ThS. Triệu Thị Lắng
- Đăk Lăk, 05/201
- LỜI CẢM ƠN Chuyên đề này được hoàn thành tại Trường Đại học Tây Nguyên theo chương trình đào tạo Đại học Lâm nghiệp khóa 2011 2015. Trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo đại học cũng như của các thầy, cô giáo Trường Đại học Tây Nguyên, Lãnh đạo và tập thể cán bộ Công ty TNHH.MTV Lâm nghiệp Krông Bông,… tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quy bau đó. ́ ́ Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới ThS Triệu Thị Lắng người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức qúy báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề. Tác giả xin cảm ơn UBND các xã Cư Pui, Cư Drăm ( huyện Krông Bông), Lãnh đạo và tập thể công ty Lâm nghiệp Krông Bông và anh Bùi Văn Hưng đa tao moi điêu kiên giúp đ ̃ ̣ ̣ ̀ ̣ ỡ cho tac gia hoc tâp, tri ́ ̉ ̣ ̣ ển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp va hoan thanh chuyên đ ̀ ̀ ̀ ề này. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành chuyền đề. Buôn Ma Thuột, năm 2015 Tác giả Tạ Ngọc Trọng 5
- MỤC LỤC 6
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU Từ viết tắt, ký hiệu Nguyên nghĩa A Cây tốt B Cây trung bình BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng C Cây xấu ĐDSH Đa dạng sinh học D1.3 Đường kính đo cách gốc 1.3m Lượng tăng trưởng bình quân về đường D kính H Lượng tăng trưởng bình quân về chiều cao Hvn Chiều cao vút ngọn IPM Phòng trừ dịch hại tổng hợp KTXHMT Kinh tế Xã hội Môi trường K% Tỉ lệ cây tốt trung bình và xấu LN Lâm Nghiệp LSNG Lâm sản ngoài gỗ Nct Số cây cần thiết NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NPK Phân bón NPK ÔTC Ô tiêu chuẩn PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng PTNT Phát triển nông thông QLR Quản lý rừng QLBV Quản lý bảo vệ RCFTI Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng RSX Rừng sản xuất RPH Rừng phòng hộ S Sai tiêu chuẩn SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UBND Ủy ban nhân dân 7
- V% Hệ số biến động 8
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH Bảng biểu Hình ảnh 9
- Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Lý do chọn đề tài, tính cấp thiết vấn đề nghiên cứu Rừng là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa to lớn trong việc duy trì cân bằng môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất đồng thời cung cấp nguồn lâm sản to lớn để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. Thế giới đang phải đương đầu với sự suy thoái về tài nguyên thiên nhiên và môi trường, trong đó có nạn phá rừng, nạn mất rừng diễn ra nghiêm trọng, chất lượng rừng và tài nguyên đa dạng sinh học ở rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Hậu quả đã làm gia tăng thiên tai, làm giảm khả năng cung ứng lâm sản từ rừng, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển bền vững của các quốc gia. Những hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên rừng vào những mục đích kinh tế của con người đang làm rừng dần biến mất khỏi trái đất. Ở nước ta việc trồng rừng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và đặc biệt quan trọng trong kinh doanh lâm nghiệp nói riêng . Chủ trương của Đảng và nhà nước ta trong việc bảo vệ và phát triển rừng thể chế hoá bằng những quyết định, thông tư của bộ NN&PTNT về thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng…Tuy nhiên trong thực tế mặc dù công tác trồng rừng ngày càng được đẩy mạnh nhưng chất lượng còn hạn chế do giống chưa được cải thiện, biện pháp kĩ thuật lâm sinh chưa đồng bộ, chọn loài trồng chưa phù hợp với khí hậu và đất nơi trồng rừng, vốn đầu tư thấp…. Ngày nay trước sự thay đổi của khí hậu và sự suy giảm tính đa dạng sinh học, cộng đồng thế giới hết sức quan tâm đến nguồn tài nguyên rừng, sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng nhiệt đới. Trước sự suy giảm tài nguyên rừng Ngành Lâm Nghiệp cần phải chú trọng 10
- tới việc phục hồi diện tích rừng. Để làm được điều đó thì các cơ quan, tổ chức phát triển lâm nghiệp cần nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các loài giống cây rừng có khả năng sinh trưởng tốt có giá trị kinh tế cao. Một trong những biện pháp đang được áp dụng rộng rãi là trồng rừng sản xuất để cải thiện rừng đã mất. Để góp phần đẩy nhanh tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, đáp ứng nhu cầu về gỗ đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người dân sống gần rừng nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, thì việc trồng rừng các loài cây mọc nhanh cho năng suất cao đang là yêu cầu cấp thiết. Để đảm bảo cho rừng trồng phát triển tốt và xác định vùng trồng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của Keo lai thì việc nghiên cứu điều kiện sinh trưởng của cây ở từng khu vực là rất cần thiết và hiệu quả, đó là vấn đề mà các cơ sở sản xuất đang rất quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay vẫn có rất ít nghiên cứu nào đánh giá sinh trưởng, sản lượng, chất lượng rừng trồng để làm cơ sở đảm bảo cho việc trồng rừng đạt kết quả tốt. Xuất phát từ thực tế đó trong thời gian thực tập chuyên đề cuối khoá tôi tiến hành chuyên đề “Đánh giá sinh trưởng của loài Keo Lai (Acacia mangiauriculiformis) trồng tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk” nhằm góp phần giải quyết một số vấn đề đã được đề cập đến ở trên. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.Mục tiêu tổng quát Đánh giá sinh trưởng của cây Keo Lai nhằm góp phần nâng cao năng suất của rừng trồng Keo Lai tại huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu điều kiện đất đai, khí hậu của khu vực trồng cây Keo Lai. Tìm hiểu kỹ thuật gieo ươ m, trồng, chăm sóc cây Keo Lai t ại huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk. 11
- Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Keo Lai ở các độ tuổi tại địa bàn nghiên cứu. Đề xuất một số giải pháp để tăng năng suất rừng trồng Keo Lai. 12
- Phần 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1.Trên thế giới Keo lai (Acacia mangiauriculiformis) là tên gọi viết tắt của giống lai tự nhiên giữa hai loài Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acaciaauriculiformis). Giống Keo lai này được Messrs Hepbum và Shim phát hiện năm 1972 trong những hàng cây trồng ven đường. Năm 1978 khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản thực vật ở Queensland (Australia) Pedkey đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Trong tự nhiên Keo lai cũng được phát hiện ở Papu New Guinea (Turn bull, 1986; Grinfin, 1988). Tại Thái Lan (Kij Kar, 1992), Keo lai được tìm thấy ở vườn ươm Keo tai tượng (lấy giống từ Malaisia) tại trạm nghiên cứu Jon – Pu của Viện nghiên cứu Lâm nghiệp Đài Loan (Kiang Tao et al, 1989). Trong giai đoạn vườn ươm Keo lai hình thành lá giả (Phylod) sớm hơn Keo tai tượng và muộn hơn Keo lá tràm. Ngoài ra, Keo lai tự nhiên còn được phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea (Turnbull, 1986, Gun và cộng sự, 1987, Griffin, 1988), ở một số nơi khác tại Sabah (Rufelds, 1987) và Ulu Kukut (Darus và Rasip, 1989) của Malaysia, ở MuakLek thuộc tỉnh Saraburi của Thái Lan (Kijkar, 1992). Keo lai tự nhiên đã được phát hiện tại Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Australia, Nam Trung Quốc và một số nước khác vùng Châu Á Thái Bình Dương, ở vĩ độ 8 220 Bắc. Theo nghiên cứu của Rufeld (1987) thì không tìm thấy một sự sai khác nào đáng kể của Keo lai so với các loài bố mẹ. Các tính trạng của chúng đều thể hiện tính trung gian giữa hai loài bố mẹ mà không có ưu thế lai thật sự. Tác giả đã chỉ ra rằng Keo lai hơn Keo tai tượng về độ tròn đều của thân, có 13
- đường kính cành nhỏ hơn và khả năng tỉa cành tự nhiên khá hơn Keo tai tượng, song độ thẳng thân, hình dạng tán lá và chiều cao dưới cành lại kém hơn Keo tai tượng. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Pinso Cyril và Robert Nasi, (1991) thì trong nhiều trường hợp cây Keo lai có xuất xứ ở Sabah vẫn giữ được hình dáng đẹp của Keo tai tượng. Về ưu thế lai thì có thể có nhưng không bắt buộc vì có thể bị ảnh hưởng của cả 02 yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sinh trưởng của Keo lai tự nhiên đời F1 là tốt hơn, còn từ đời F2 trở đi cây sinh trưởng không đồng đều và trị số trung bình còn kém hơn cả Keo tai tượng. Khi đánh giá về các chỉ tiêu chất lượng của cây Keo lai, Pinso và Nasi (1991) thấy rằng độ thẳng của thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân,…đều tốt hơn giống bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp với các chương trình trồng rừng thương mại. Giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng với Keo lá tràm đã được phát hiện ở cả rừng tự nhiên lẫn rừng trồng và đều có một số đặc tính vượt trội so với bố mẹ, sinh trưởng nhanh, cành nhánh nhỏ, thân đơn trục với đoạn thân dưới cành lớn. Keo lai đã được nghiên cứu nhân giống thành công bằng hom (Griffin, 1991). Tuy nhiên, trên thế giới vẫn chưa có những nghiên cứu về tính chất vật lý và cơ học cũng như tính chất bột giấy của Keo lai và chưa có những nghiên cứu chọn lọc cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính để từ đó tạo ra các dòng tốt nhất để đưa vào sản xuất (Lê Đình Khả, 1999). Hiện nay, trên thế giới Keo lai được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Australia, Papua New Guinea và Indonesia, Malaisia, Philippin bởi nó phù hợp với nhiều điều kiện sinh thái, cây phát triển nhanh, trồng dễ sống, trong một chu kỳ cho một sinh khối lớn hơn các loài Keo khác và chất lượng gỗ khá tốt. 2.2.Ở Việt Nam 14
- Ở Việt Nam, cây Keo lai tự nhiên được Lê Đình Khả, Phạm Văn Tuấn và các cộng sự thuộc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng (RCFTI) phát hiện đầu tiên tại Ba Vì và vùng Đông Nam Bộ vào năm 1992. Tiếp theo đó, từ năm 1993 cho đến nay Lê Đình Khả và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về cải thiện giống cây Keo lai, đồng thời đưa vào khảo nghiệm một số giống Keo lai có năng suất cao tại Ba Vì được ký hiệu là BV; Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù Ninh cũng chọn lọc một số dòng được ký hiệu là KL. Lê Đình Khả và các cộng sự (1993, 1995, 1997, 2006) khi nghiên cứu về các đặc trưng hình thái và ưu thế lai của Keo lai đã kết luận Keo lai có tỷ trọng gỗ và nhiều đặc điểm hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ. Keo lai có ưu thế lai về sinh trưởng so với Keo tai tượng và Keo lá tràm, điều tra sinh trưởng tại rừng trồng khảo nghiệm 4, 5 năm tuổi ở Ba Vì cho thấy Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng từ 1,2 1,6 lần về chiều cao và từ 1,3 1,8 lần về đường kính, gấp 2 lần về thể tích. Tại Sông Mây (Đồng Nai) ở rừng trồng sau 3 năm tuổi Keo lai sinh trưởng nhanh hơn Keo lá tràm 1,3 lần về chiều cao; 1,5 lần về đường kính. Một số dòng vừa có sinh trưởng nhanh vừa có các chỉ tiêu chất lượng tốt đã được công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật là các dòng BV10, BV16, BV32, BV5, BV29, TB6, TB12, KL2, BV33. Khi nghiên cứu sự thoái hóa và phân ly của cây Keo lai, Lê Đình Khả (1997) đã khẳng định: Không nên dùng hạt của cây Keo lai để gây trồng rừng mới. Keo lai đời F1có hình thái trung gian giữa hai loài bố mẹ và tương đối đồng nhất, đến đời F2 Keo lai có biểu hiện thoái hóa và phân ly khá rõ rệt, cây lai F2 sinh trưởng kém hơn cây lai F1 và có biến động lớn về sinh trưởng. Do đó, để phát triển giống Keo lai vào sản xuất thì phải dùng phương pháp nhân giống bằng hom hoặc nuôi cấy mô từ những dòng Keo lai tốt nhất đã được công nhận là giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật. 15
- Vào đầu những năm 1990, việc phát hiện ra giống Keo lai tự nhiên giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng đã thúc đẩy các hoạt động khảo nghiệm chọn lọc nhân tạo và nhân giống vô tính phát triển. Trong những năm gần đây, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm phát triển lâm nghiệp Phù Ninh thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam cùng một số cơ sở nghiên cứu lâm nghiệp các tỉnh đã nghiên cứu thành công lai giống nhân tạo cho các loài Keo, Bạch đàn và Thông (Lê Đình Khả, 2003). Trong khoảng hơn 10 năm gần đây, công tác nghiên cứu cải thiện giống đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ khảo nghiệm hàng chục giống Keo lai đã có 4 dòng có năng suất cao và thích hợp với nhiều vùng sinh thái đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia là BV10; BV16; BV32; BV33 (Lê Đình Khả, 1999). Gần đây một số dòng khác cũng đã được Bộ NN& PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật là BV71; BV73; BV75; TB3; TB5; TB6; TB12; BT1; BT7; BT11; KL2; KL20; KLTA3 (Lê Đình Khả, 2006). Lai giống nhân tạo giữa các cây trội đã được chọn lọc từ các xuất xứ có triển vọng nhất của Keo tai tượng và Keo lá tràm cùng một số dòng Keo lai tự nhiên như BV10, BV16, BV32, BV33 đã được thực hiện trong các năm 1997 1999 tại Ba Vì, từ thụ phấn có kiểm soát đã thu được 10 tổ hợp lai đầu tiên. Những tổ hợp lai này có sinh trưởng tương đối nhanh, có thân cây thẳng, cành nhánh nhỏ, ngọn phát triển tốt, đây chính là cơ sở khoa học làm tiền đề để phát triển gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trong nước cũng như xuất khẩu trong những năm tới (Lê Đình Khả, 2006). 16
- Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Cây Keo lai Tên Việt Nam : Keo Lai Tên khoa học : Acacia mangiauriculiformis Thuộc họ : Đậu Fabaceae Đặc điểm hình thái Keo lai là loài cây gỗ thường xanh, cao từ 25 30 m, có thể đạt 40 – 45 m, đường kính có thể đạt tới 30 40 cm hoặc hơn. Vỏ hơi nứt dọc màu xám, thân cây thẳng, cành nhánh nhỏ, đoạn thân dưới cành lớn, lá hoa quả và hạt đều có tính trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Lá (giả) đơn, mọc cách 3 4 gân song song xuất phát từ gốc lá. Hoa tự bông đuôi sóc nhỏ, màu trắng vàng. Quả đậu, mặt cắt ngang hình bầu dục. Quả chính tự khai. Hạt đen, hình elip, dài 4 5 mm, rộng 2,5 3,5 mm. Sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm. Đặc điểm sinh thái Keo lai trồng thích hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Lượng mưa từ 1000 3000 mm/ năm, tối thích 1450 mm 2300 mm và trong năm có trên 4 tháng lượng mưa >100 mm. Số tháng mưa bình quân: 4 tháng, tối thiểu: 6 tháng. Keo lai chịu đựng và sinh trưởng kém ở những nới có sương muối hoặc giá lạnh, nhiệt độ dưới 6o C. Những vùng có gió mạnh và bão nên trồng hạn chế. Nhiệt độ bình quân: 22oC, tối thích từ 24 28oC, giới hạn 40oC. Đất đai: Chủ yếu trồng trên các loại đất feralit, tầng dày tối thiểu 75 cm, tối ưu: 4 50 cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước đều có thể trồng được. 17
- Do keo lai giâm hom chủ yếu là rễ bàng nên độ dày tầng đất đối với rừng trồng nguyên liệu trong 5 7 năm tiến hành khai thác không nhất thiết phải có độ dày tầng đất là 40 50 cm. Nhưng trong điều kiện cụ thể, Keo giâm hom không được trồng trên các loại đất sau đây: + Đất trơ sỏi đá, tầng đất mỏng, độ sâu
- lai rất thích hợp để làm giấy, làm ván dăm và ván MDF, có thể làm gỗ xẻ và đồ mộc. Rễ có nhiều nốt sần thích hợp để cải tạo đất, hoa dùng để nuôi ong. Cây có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng. Hiện nay, gỗ Keo lai được dùng làm giấy, ván dăm và gỗ MDF, dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc, làm gỗ củi, làm nguyên liệu giấy với giá tiêu thụ khá cao. Gỗ không bị mối mọt. Bột giấy làm nguyên liệu giấy rẻ tiền, thân cành làm củi đốt cho nhiệt lượng cao. 3.2.Phạm vi nghiên cứu Chỉ nghiên cứu cây Keo lai ở các tuổi 3, 4 và 5. Địa điểm: Khu vực trồng cây Keo Lai trồng tại xã Cư Drăm của huyện Krông Bông thuộc công ty TNHH MTV lâm nghiệp Krông Bông. Thời gian: Thời gian làm chuyên đề từ ngày 6 tháng 4 năm 2015 đến ngày 29 tháng 5 năm 2015. 3.2.1. Vị trí địa lý Toàn bộ lâm phần quản lý của công ty nằm trên địa bàn của 07 xã là: Dang Kang, Hoà Thành, Cư Kty, Hoà Phong, Cư Pui, Cư Đrăm và xã Yang Mao, thuộc huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk. Tọa độ địa lý: Từ 120 19’ 00” đến 120 37’ 30” độ vĩ Bắc Từ 1080 33’ 00” đến 1080 44’ 30” độ kinh Đông. Vị trí giáp ranh giới như sau: Phía Bắc giáp: Huyện Ea Kar, một phần huyện M’ Đrắk Phía Nam giáp: Khu rừng phòng hộ núi cao xã Yang mao Phía Đông giáp: Huyện M’ Đrăk và tỉnh Khánh Hòa Phía Tây giáp: Vườn Quốc gia Chư Yang Sin 3.2.2. Lịch sử hình thành công ty Công ty TNHH.MTV Lâm nghiệp Krông Bông có trụ sở chính tại Thôn 6, xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk. 19
- Tiền thânlà Xí nghiệp Lâm nghiệp được thành lập theo Quyết định 32/QĐUB ngày 18/01/1986 của UBND tỉnh Đăk Lăk. Năm 1993, trên cơ sở Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, đổi tên thành Lâm trường Krông Bông theo Quyết định 01/QĐUB ngày 02/01/1993 của UBND tỉnh Đăk Lăk. Năm 2007, thực hiện Nghị định 200/NĐCP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, được thành lập lại theo Quyết định 1276/QĐUBND ngày 13/6/2007 của UBND tỉnh Đăk Lăk và được đổi tên thành công ty Lâm nghiệp Krông Bông. Công ty đã được Nhà nước phê duyệt Phương án QLRBV năm 2009, mục đích là thực hiện các hành động nhằm không ngừng phát huy hiệu quả, ổn định những tác dụng và lợi ích của rừng trên các lĩnh vực KT XH MT trong hiện tại, tương lai và hoạt động theo cơ chế của nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Đến năm 2010 đơn vị được chuyển đổi thành Công ty TNHH.MTV Lâm nghiệp Krông Bông theo Quyết định 2457/QĐUBND ngày 23/9/2010 của UBND tỉnh Đăk Lăk. 3.2.3. Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý Công ty trực thuộc UBND tỉnh Đăk Lăk, do chủ tịch công ty trực tiếp quản lý, ngoài ra cơ cấu còn có giám đốc và kiểm soát viên. Trong đó, giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật. Tổng số lao động của công ty là 60 người, được phân bố ở các đơn vị phòng, ban, bộ phận được mô tả theo sơ đồ hình 3.1 như sau: Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 3.2.4. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban thuộc Công ty Văn phòng Công ty gồm 3 phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về các lĩnh vực nghiệp vụ, chuyên môn: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại công ty Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Hà Nội
49 p | 850 | 313
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội - Hưng Yên
47 p | 705 | 154
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 580 | 90
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận - thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2013
94 p | 398 | 79
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả các chương trình PR tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Du lịch Mekong
121 p | 365 | 78
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả của mô hình nông lâm kết hợp tại xã Chiềng Hoa, Mường La, Sơn La
34 p | 392 | 74
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bán điện ở Điện lực Nghệ An
116 p | 215 | 41
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sản xuất cao su tại công ty TNHH MTV Chư Prông
62 p | 166 | 39
-
Chuyên đề tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất hướng sử dụng đất thích hợp trên địa bàn xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-2012
76 p | 172 | 36
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm tại xã Eapil, huyện M’Đăk, tỉnh Đăk Lăk
65 p | 139 | 25
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
53 p | 184 | 24
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình môi trường và công tác bảo vệ môi trường tại các chợ trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng
65 p | 128 | 19
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá quy trình truyền thông Johnnie Walker
84 p | 163 | 18
-
Chuyên đề tốt nghiệp; Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở Xã Diễn Minh - Huyện Diễn Châu - Tỉnh Nghệ An
60 p | 116 | 14
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi vịt lấy trứng trên địa bàn xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
50 p | 112 | 12
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá và hoàn thiện kế hoạch tài trợ chương trình "thời trang và cuộc sống" của nhãn hàng trà Barley không độ_Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát
92 p | 72 | 10
-
Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế các phương thức nuôi tôm ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
63 p | 80 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn