intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Vận dụng các phạm trù kinh tế cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư để xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyenthanh Hieu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

64
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu chuyên đề là khai thác học thuyết giá trị thặng dư với tư cách là một hệ thống lý luận phong phú và sâu sắc về kinh tế thị trường nhằm vận dụng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Vận dụng các phạm trù kinh tế cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư để xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

  1. 1 MỞ ĐẦU Học thuyết giá trị  thặng dư  của Mác ra đời trên cơ  sở  nghiên cứu  phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phát hiện giá trị thặng dư làm nổ  ra cuộc cách mạng thực sự trong toàn bộ khoa học kinh tế, vũ trang cho giai   cấp vô sản, thứ  vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ  nghĩa tư  bản. Ngày nay, từ quan niệm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết này  còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế trong thời   kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.  Nước ta đang xây dựng và phát triển nền kinh tế  thị  trường  định  hướng XHCN, mà nền kinh tế thị trường thì luôn gắn liền với các phạm trù   và các quy luật kinh tế của nó. Trong đó có phạm trù giá trị  thặng dư  hay  nói cách khác “sự tồn tại giá trị thặng dư là một tất yếu khách quan ở Việt   Nam khi mà ở Việt Nam ta đang áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng  XHCN”.  Bản thân chọn nội dung chuyên đề  “vận dụng các phạm trù kinh  tế cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư để xây dựng phát triển nền   kinh  tế   thị  trường  định  hướng  xã  hội  chủ  nghĩa  ở   Việt  Nam”  để  nghiên cứu.
  2. 2 NỘI DUNG Học   thuyết   giá   trị   thặng   dư   của   Mác   được   xây   dựng   trên   cơ   sở  nghiên cứu nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt nền kinh tế  hàng hoá tư  bản  chủ nghĩa. Cho nên, chính Mác chứ không phải ai khác, là một trong những  người nghiên cứu sâu sắc về kinh tế thị trường. Thực chất của nền kinh tế  thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển  ở trình độ  cao. Nước ta đang   phát triển kinh tế  hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ  chế  thị  trường, có sự  quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ  nghĩa và  hiện nay gọi là kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ  nghĩa. Mặc dù   nền kinh tế thị trường ở nước ta có tính đặc thù của nó, song đã là sản xuất   hàng hoá thì ở đâu cũng đều có những đặc tính phổ biến, cũng phải nói đến   giá trị và giá trị thặng dư. Điều khác nhau chỉ  là trong những quan hệ kinh  tế khác nhau thì giá trị và giá trị thặng dư mang bản chất xã hội khác nhau.   Vì vậy, việc nghiên cứu tính phổ biến và tính đặc thù của nền sản xuất tư  bản chủ nghĩa, nghiên cứu những phạm trù, công cụ và việc sử dụng chúng  trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ di sản lý luận   của Mác là việc làm có nhiều ý nghĩa thực tiễn. Ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa tư bản đã phát triển nền kinh tế thị  trường, qua thị trường, giai cấp tư sản mới mua được tư  liệu sản xuất và   sức lao động, mới bán được hàng hoá và do đó bóc lột được giá trị thặng dư 
  3. 3 do người lao động tạo ra. Trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động của  các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật giá trị  thặng dư, các nhà tư bản­ các doanh nghiệp đã không ngừng  ứng dụng những thành tựu khoa học  công nghệ  vào sản xuất để  nâng cao năng suất lao động, tích cực hợp lý  hoá quá trình sản xuất, tiết kiệm các yếu tố  đầu vào, tìm hiểu nhu cầu thị  trường… để  nâng cao hiệu quả  sản xuất kinh doanh. Các tiềm năng về  vốn, khoa học công nghệ, trình độ  quản lý sản xuất kinh doanh… được  khơi dậy và phát triển mạnh mẽ, từ  đó làm cho nền kinh tế  trở  nên năng   động. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa  ở  nước ta, trong khu vực kinh tế  nhà nước và tập  thể, chúng ta cần vận  dụng các phương pháp sản xuất giá trị  thặng dư  mà các nhà tư  bản đã sử  dụng để phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế kết   hợp với thực hiện phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế nhằm nâng  cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải nhận thức đúng đắn và vận dụng  sáng tạo lý thuyết sản xuất giá trị  thặng dư  vào thực tiễn nền kinh tế  thị  trường.   Trên   thực   tế   giá   trị   thặng   dư   cấu   thành   động   lực   cho   sự   tăng  trưởng và phát triển của nền sản xuất xã hội. Vấn đề là giá trị thặng dư đó  phục vụ  ai, xã hội, nhân dân hay một nhóm người…? Do đó, từ  góc độ  nhận thức cần quán triệt một số nội dung sau: Thứ  nhất, muốn tạo ra giá trị  thặng dư, người lao  động phải đạt  được một năng suất lao động nhất định với một cường độ  lao động nhất  định và độ dài ngày lao động nhất định. Khi phân tích sự khác nhau giữa giá  trị  thặng dư  tuyệt đối và giá trị  thặng dư  tương đối,   C.Mac  nhấn mạnh:  Giá trị  thặng dư  tuyệt đối là giá trị  thặng dư  thu được bằng cách kéo dài   ngày lao động, hay tăng cường độ  lao động, hoặc cả  hai; còn giá trị  thặng  
  4. 4 dư  tương đối là giá trị  thặng dư  thu được bằng cách tăng năng suất lao  động, trong điều kiện độ dài ngày lao động không thay đổi. Nhưng khi xét   sự  giống nhau giữa hai phương pháp sản xuất giá trị  thặng dư   ấy,  C.Mac  chỉ  rõ cả  hai phương pháp cùng đòi hỏi phải đạt được một trình độ  nhất  định về năng suất lao động, về cường độ lao động và độ dài ngày lao động  nhất định. Nếu năng suất lao động và cường độ  lao động quá thấp thì dù  ngày lao động có kéo dài suốt 24h, sẽ vẫn rơi vào hoàn cảnh làm không đủ  ăn. Mặt khác dù năng suất lao động cao hay cường độ lao động cao, bù lại  ngày lao động quá ngắn, không đạt tới, hoặc vừa đạt tới điểm bù lại giá trị  những tư  liệu sinh hoạt cần thiết để  tái sản xuất sức lao động thì cũng  chẳng có giá trị  thặng dư. Như vậy, muốn tăng giá trị  thặng dư  phải tăng  năng suất lao động, làm việc với cường độ  lao động phù hợp và phải làm  đủ giờ lao động trong ngày quy định. Thứ  hai, phải coi trọng tăng năng suất lao động trước hết  ở  những   ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt và những ngành sản xuất tư liệu sản xuất   để sản xuất tư liệu sinh hoạt. Thời gian lao động cần thiết là thời gian bù  lại những giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động. Vì  vậy, muốn rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết, dẫn đến kéo dài  thời gian lao động thặng dư để tăng giá trị thặng dư, thì phải hạ thấp giá trị  tư  liệu sinh hoạt bằng cách tăng năng suất lao động, trước hết  ở  những   ngành sản xuất tư  liệu sinh hoạt, từ đó mới cải thiện đời sống người lao  động, tăng giá trị thặng dư tương đối để tăng tích lũy, tái sản xuất mở rộng   và đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng.  Thứ ba, nhận thức đúng về  vai trò của nhân tố  con người và nhân tố  vật chất trong quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất hàng hóa là sự  thống   nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị. Quá trình lao động  
  5. 5 tạo ra giá trị  sử  dụng. Sức sản xuất của lao động càng cao thì càng tạo ra  nhiều giá trị sử dụng trong một đơn vị thời gian. Sức sản xuất của lao động  được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó, trình độ  khéo léo trung bình  của công nhân, mức độ  áp dụng khoa học vào sản xuất… Bởi vậy, muốn   có nhiều của cải, nhiều giá trị  sử  dụng cần phải coi trọng giáo dục đào  tạo, coi trọng khoa học công nghệ, cải tiến tổ chức và quản lý. Nếu trong quá trình lao động, các yếu tố  sản xuất được xét về  mặt  chất thì trái lại, quá trình tạo ra giá trị  lại chỉ được xem xét về mặt lượng,  các hàng hóa tham gia vào quá trình này chỉ  được coi là những lượng lao  động đã vật hóa nhất định, không được xét với tư  cách là vật thể  nữa. Dù  các tư  liệu sản xuất, kể  cả  robot, có hiện đại đến đâu cũng không thể  tự  mình chuyển giá trị  vào sản phẩm. Chính lao động sống đã làm “hồi sinh”  cho các tư liệu sản xuất, trong đó có máy móc đã tiêu dùng trong quá trình  lao động do giá trị sử dụng của bản thân nó bị  hủy hoại. Nhận thức được  điều này, không những cho phép hiểu rõ hơn nguồn gốc của giá trị  thặng   dư, mà còn ý nghĩa trong quản lý kinh tế. Việt Nam xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã  hội chủ nghĩa, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm   6,5 ­ 7%., mục tiêu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 3200$­ 3500$ thì vấn đề phải đặt ra là phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh  tế, từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, theo đó,  nền kinh tế  phải tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư  và giá trị  thặng dư cho xã hội. Hơn 30 năm đổi mới toàn diện đất nước mà trước hết là đổi mới lĩnh  Vực kinh tế  với trọng tâm là đổi mới tư  duy kinh tế  kể  từ  Đại hội toàn   quốc lần thứ VI của Đảng, tháng 12­1986 đến nay đã cơ bản đưa đất nước 
  6. 6 thoát khỏi cơ  chế tập trung quan liêu bao cấp và chuyển sang nền kinh tế  thị  trường định hướng xã hội chủ  nghĩa. Quá trình vừa tổng kết thực tiễn  trong nước cùng với tham khảo học hỏi kinh nghiệm nước ngoài gắn liền  với nghiên cứu phát triển lý luận, Đảng ta đã từng bước làm rõ và xây dựng   về cơ  bản nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ  nghĩa Việt Nam.   Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh  tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng  thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát  triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc   tế; có sự  quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ  nghĩa, do Đảng  Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân  chù, công bằng, văn minh”. Đó là: “Nền kinh tế thị  trường định hướng xã  hội chủ  nghĩa Việt Nam... có quan hệ  sản xuất tiến bộ  phù hợp với trình  độ  phát triến của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở  hữu, nhiều   thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế  tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các   thành phần kinh tế  bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị  trường đóng vai trò Chủ  yếu trong huy động và phân bố  có hiệu quả  các  nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các  nguồn lực nhà nước được phân bố  theo chiến lược, quy hoạch, kế  hoạch  phù hợp với cơ  chế  thị  trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây  dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng,  minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực  của Nhà nước để  định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất,  kinh doanh và bảo vệ  môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội  
  7. 7 trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ  của   nhân dân trong phát triển kinh tế xã hội”.  Với điều kiện phát triển của Việt Nam, nghiên cứu học thuyết giá trị  thặng dư không chỉ để hiểu bản chất của chủ nghĩa tư bản mà còn để vận   dụng vào thực hiện quan điểm, đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện  đại hóa nền kinh tế  quốc dân để  xây dựng thành công cơ  sở  vật chất kỹ  thuật của chủ  nghĩa xã hội. Muốn làm giàu trong điều kiện còn sản xuất  hàng hóa thì phải tìm mọi cách để  tạo ra càng nhiều giá trị  thặng dư  càng   tốt, thực chất của . quá trình này nhằm nâng cao năng suất lao động để phát   triển nhanh lực lượng sản xuất xã hội.  * Vai trò trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ  huyện. Xu thế toàn cầu hóa và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện  đại hóa đất nước đã và đang đặt ra cơ  hội cùng những thách thức mới đối  với phụ nữ. Giữ  vững và phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phụ  nữ,   trong suốt quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, dưới sự  lãnh đạo của   Đảng, Hội LHPN huyện đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức  hoạt động, đoàn kết, động viên các tầng lớp phụ  nữ  nỗ  lực phấn  đấu,  trưởng thành; thông qua phát động các phong trào thi đua yêu nước, các  cuộc vận động để  phát huy phẩm chất tốt đẹp, khả  năng sáng tạo, nâng   cao vai trò phụ nữ trong việc góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh   tế  ­ xã hội của đất nước. Điển hình là các phong trào: "Phụ  nữ  giúp nhau   làm kinh tế  gia đình", "Phụ  nữ  tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây  dựng gia đình hạnh phúc", "Phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới"... Để nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ mọi mặt cho phụ nữ, góp  phần thúc đẩy tiến bộ  xã hội, bảo đảm môi trường phát triển bền vững,  
  8. 8 những năm qua, công tác tuyên truyền được các cấp Hội xác định là nhiệm  vụ quan trọng để vận động các tầng lớp phụ nữ hăng hái thi đua lao động,   sản xuất, học tập, cống hiến sức lực và trí tuệ  của mình vì sự  phát triển  chung của đất nước. Nội dung tuyên truyền, giáo dục tập trung vào những  vấn đề  liên quan mật thiết đến phụ  nữ  như: giáo dục truyền thống và   phẩm chất đạo đức cho phụ  nữ; giáo dục ý thức chấp hành chủ  trương,   đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; những kiến  thức về giới, về chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con, xây dựng gia đình hạnh   phúc... Qua đó, góp phần xây dựng nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu thời   kỳ  mới, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực đời sống xã   hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; từng bước  cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo chị em, nhất là phụ  nữ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Phong trào học tập được triển khai sâu  rộng trong các tầng lớp phụ  nữ, giúp chị  em nâng cao trình độ  học vấn,   kiến thức xã hội. Là tổ  chức đại diện, chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng   của phụ  nữ, trước những yêu cầu mới, Hội chủ  động tham mưu với  cấp  ủy Đảng, lãnh đạo các ngành, các cấp tổ  chức thực hiện về  công tác phụ  nữ, cán bộ nữ và bình đẳng giới như: Luật Bình đẳng giới, Nghị quyết 11 ­   NQ/TW của Bộ  Chính trị  về  "Công tác phụ  nữ  trong thời kỳ  đẩy mạnh   công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"... Các hoạt động của Hội đã đóng  góp đáng kể vào kết quả thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong thời gian   qua. Với nhận thức quyền năng kinh tế  của phụ  nữ  là một chỉ  số  quan   trọng đánh giá vị  thế  của phụ  nữ, Hội đã tổ  chức nhiều hoạt động thiết 
  9. 9 thực, hiệu quả để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững,  vươn lên làm giàu chính đáng như: tổ chức các cuộc vận động phụ nữ giúp   nhau, khai thác các nguồn vốn cho phụ  nữ  vay, phối hợp mở  các lớp tập   huấn kiến thức khoa học kỹ  thuật, kiến thức khởi sự  doanh nghiệp, tổ  chức dạy nghề, giới thiệu việc làm; tạo điều kiện cho phụ nữ có việc làm,   thu nhập, tham gia tích cực trong hoạt động kinh tế đóng góp cho gia đình  và xã hội, xây dựng đời sống, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, thực hiện   có hiệu quả  chương trình xóa đói, giảm nghèo. Từ  đó, phụ  nữ  được phát   huy thêm quyền tham gia trao đổi, bàn bạc và ra quyết định về  những vấn   đề của cuộc sống, từng bước nâng vị thế của mình trong gia đình và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, việc khẳng định vị  trí, vai trò của phụ  nữ  càng được Hội LHPN xác định là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc  đẩy sự phát triển lớn mạnh của đất nước, tạo bình đẳng thực sự để chị em   có cơ  hội thể  hiện, cống hiến năng lực của mình. Làm được điều này,  không   chỉ   tạo   điều   kiện   để   chị   em   có   thêm   tri   thức,   kỹ   năng,   kinh   nghiệm..."giữ lửa" cho mái ấm gia đình, mà còn là động lực quan trọng thúc  đẩy sự  phát triển chung của xã hội trên tất cả  các lĩnh vực, tăng cường  củng cố  sự đoàn kết, đồng thuận xã hội, nâng cao hình ảnh và vai trò của  phụ nữ Việt Nam.  KẾT LUẬN Hiện nay ở nước ta, mục đích nghiên cứu kinh tế chính trị nói chung  và lý luận giá trị  thặng dư  nói riêng có sự  thay đổi. Nếu trước đây, mục 
  10. 10 đích nghiên cứu của kinh tế chính trị là để phê phán phương thức sản xuất  TBCN, tìm ra bản chất bóc lột giá trị  thặng dư  của CNTB cổ  điển và xu  hướng thay thế CNTB bằng một xã hội tốt đẹp hơn, thì giờ  đây, bên cạnh  mục đích như  trước, chúng ta còn có mục đích nghiên cứu, khai thác học   thuyết giá trị  thặng dư  với tư  cách là một hệ  thống lý luận phong phú và  sâu sắc về  kinh tế thị trường nhằm vận dụng vào công cuộc xây dựng và   phát triển kinh tế ­ xã hội trong thời kỳ đổi mới. Qua phân tích một số vấn đề chủ yếu của lý luận giá trị thặng dư ở  trên chúng ta vẫn tiếp tục khẳng định rằng học thuyết giá trị  thặng dư  ­   học thuyết về bản chất bóc lột và địa vị  lịch sử  của chủ nghĩa tư  bản vẫn  là cơ  sở phương pháp luận để  nhận thức đúng chủ nghĩa tư  bản hiện đại.  Học thuyết đó còn là cơ sở lý luận cho sự vận dụng vào quá trình phát triển  nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản   lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  11. 11 1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ  IX, X, XI, XII, nhà   xuất bản chính trị Quốc gia. 2. Học viện Chính trị  quốc gia Hồ  Chí Minh: Giáo trình Cao cấp lý  luận  chính  trị:   Kinh  tế  chính  trị   Mác  –  Lê  nin,  Nxb.  Lý   luận  chính  trị,   H.2018.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0