intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công cuộc chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của bài viết "Công cuộc chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường Việt Nam hiện nay" là tìm hiểu, phân tích và đưa ra các giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số, chuyển đổi số để tồn tại và phát triển là vấn đề cấp bách cần được thực hiện ngay trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công cuộc chuyển đổi số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường Việt Nam hiện nay

  1. 129 CÔNG CUỘC CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY Digital transformation of small and medium-size enterises in Viet Nam in the current period ThS. Phan Thị Kim Xuyến Trường Đại học Văn Hiến Email: XuyenPTK@vhu.edu.vn Tóm tắt Khi nước ta đang dần làm quen với cuộc sống bình thường mới như hiện nay, Các doanh nghiệp bất đầu hoạt động lại và chuyển sang một bước ngoặt mới, vượt ra ngoài cách kinh doanh truyền thống, tiếp nối cách phục vụ khách hàng trong mùa dịch, đưa doanh nghiệp vào một quỹ đạo mới, thay đổi cách kinh doanh, cách tiếp cận khách hàng, áp dụng công nghệ vào việc điều hành và quản ký doanh nghiệp. Mục đích của bài viết tác giả muốn tìm hiểu, phân tích và đưa ra các giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số, chuyển đổi số để tồn tại và phát triển là vấn đề cấp bách cần được thực hiện ngay trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm sao để các DNVVN đi đúng hướng, từ những kinh nghiệm của những doanh nghiệp đi trước, những chính sách cũng như sự quan tâm của nhà nước… sẽ đưa các DNVVN đi đúng hướng, tồn tại và phát triển bềnh vững. Từ khóa: Chuyển đổi số, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Abstract When our country is gradually getting used to the new normal life as it is today, businesses start to operate again and move to a new turning point, going beyond the traditional way of doing business, continuing to serve customers in the past. during the pandemic, bringing businesses into a new trajectory, changing the way they do business, approach customers, and apply technology to business operations and management. The purpose of the article is to learn, analyze and offer solutions for small and medium enterprises in Vietnam in the digital transformation, digital transformation to survive and develop is an urgent issue. needs to be done right now. The problem is how to make small and medium enterprises go in the right direction, from the experience of the previous enterprises, the policies as well as the attention of the state ... will lead the small and medium enterprises to go. right direction, existence and sustainable development. Keywords: Digital transformation, small and medium enterprises. 1. Giới thiệu Đại dịch đi qua, chính phủ xem Covid 19 là bệnh đặc hữu, người dân sống chung với dịch, Các doanh nghiệp hoạt động trở lại bình thường. Vậy làm sao để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tồn tại và phát triển bềnh vững, đó là một câu hỏi nhiều người đặt ra. Trong hoàng cảnh này các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải số hoá trong các hoạt động kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Covid 19 xảy ra và tồn tại gần ba năm, người dân đã tận dụng sự phát triển của công nghệ như mạng internet, các thiết bị kỹ thuật số…. để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 130 gia đình họ, với thời gian dài như vậy làm họ quen cách mua sắm trực tuyến, sau khi cuộc sống trở lại bình thường cũng có rất nhiều người họ vẫn sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến, Các DNVVN hãy tận dụng những điều đó. Hãy chuyển đổi số trong kinh doanh hàng hoá và dịch vụ của mình để tồn tại tại và phát triển. 2. Cơ sở lý luận Công nghệ số: (Theo Bifly, 2020) Công nghệ số hay còn gọi là chuyển đổi số - là một quá trình thay đổi từ phương thức thủ công truyền thống sang áp dụng công nghệ với các trụ cột là big data, Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây. Đối với doanh nghiệp, việc áp dụng các công nghệ số giúp mở ra một phương thức điều hành, lãnh đạo, quản lý, xây dựng quy trình làm việc không giấy tờ, tự động phân tích dữ liệu và chuyển hóa để tạo ra các giá trị mới. Chuyển đổi số: Theo Gartner, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới. Còn theo quan điểm của FPT, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)... thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao. Doanh nghiệp công nghệ số là quá trình thay đổi từ cách thức quản lý, điều hành, sản xuất, ở phương pháp truyền thống sang phương thức ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào trong quá trình sản xuất và quản lý một cách toàn diện. (bahaku.vn, 2020) Kinh doanh công nghệ số là hình thức kinh doanh không cần bạn phải đi tới tận cửa hàng, mới có thể mua được mặt hàng mình mong muốn. Cũng không cần có cửa hàng mà bạn vẫn có thể kinh doanh được mọi thứ. Nó đem lại rất nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua. Giúp tiết kiệm chi phí và đem lại rất nhiều lợi nhuận. (bahaku.vn, 2020) Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.( Wikipedia) Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếng Anh là Small and medium-sized enterprises - SME. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các doanh nghiệp có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, có số lượng lao động ít và số vốn nhỏ, được đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm thực hiên các hoạt động kinh doanh. (vietnambiz, 2019). @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 131 3. Thực trạng công cuộc chuyển đổi số các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường Việt Nam hiện nay 3.1. Hiện trạng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam Chuyển đổi số trong thời gian hiện nay là vấn đề cấp bách, các DNVVN cũng đã ý thức được điều đó, cụ thể qua khảo sát của Viện Phát triển doanh nghiệp (DN), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, nhận thức của DN về công nghệ số thời gian qua rất khả quan, hơn 50% DN đã ứng dụng các công nghệ số trước khi có Covid-19, hơn 25% DN bắt đầu ứng dụng công nghệ số từ khi có Covid-19 và có ý định tiếp tục sử dụng công nghệ số trong thời gian dài tới. Khảo sát của Ngân hàng Thế Giới (World Bank) tại Việt Nam cũng cho biết, tính đến tháng 6/2020, có 48% DN tại Việt Nam chuyển sang nền tảng số. Từ tháng 6 đến tháng 9 - 10/2020, tỷ lệ DN chuyển sang nền tảng số tăng lên thêm 11%. Còn số liệu từ Tổng Cục thống kê, với 152.000 DN thì trên 30% DN Việt Nam có đầu tư công nghệ và đặc biệt là công nghệ số, chuyển đổi cách thức vận hành, sản xuất kinh doanh ở nhiều mức độ khác nhau. DN nhỏ tập trung nhiều nhất vào các lĩnh vực bán hàng, tiếp thị và phương pháp thanh toán, nhưng còn một số vấn đề chưa áp dụng công nghệ số vào là khâu quản lí chuỗi cung ứng và lập kế hoạch sản xuất (Chuyển đổi số cơ hội của DNVVN, 5/2021) Với những con số trên cho thấy các DNVVN đã có ý thức trong việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp của mình. DNVVN nhận thức được tính cấp bách và ưu tiên chuyển đổi số ở các khâu trong DN của mình như: quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán. Theo kết quả của khảo sát “Thực trạng Chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2020 khảo sát trên 400 doanh nghiệp vừa và và nhỏ cùng với các DN có quy mô lớn cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào DN của mình, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ số trong thời gian ngắn gần đây cao gần bằng tỷ lệ doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ số trong thời gian dài nhiếu năm trước đây, cụ thể trong các khâu như quản lý nhân sự từ xa, hội nghị trực tuyến, học trực tuyến, phê duyệt nội bộ… Một vấn đề quan trọng nữa là việc sử dụng điện toán đám mây ngày được sử dụng rộng rãi trong các DN, vì nó đáp ứng được việc lưu trữ dữ liệu lớn và chi phí bỏ ra không đáng kể, rất phù hợp cho loại DN này. Nhận thức của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam về chuyển đổi số nói chung và đám mây nói riêng đã tăng mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19 xảy ra. Điều này tạo ra cơ hội lớn đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và ứng dụng đám mây, Với tốc tộ tăng trưởng về tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ này như hiện nay thì chắc chắn rằng chúng sẽ phát triển nhanh và chuyển đổi số đối với các DNVVN thành công trong thời gian tới. Theo tổng hợp kết quả khảo sát thu được, trong lĩnh vực quản trị nội bộ, điện toán đám mây là công cụ kỹ thuật được nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như: sử dụng là 60,6% tăng 19,5% so với thời điểm trước dịch Covid-19, tiếp đến là hệ thống hội nghị trực tuyến, hệ thống quản lý công việc và quy trình với gần bằng 30% số doanh nghiệp sử dụng nó trước khi dịch Covid-19 xảy ra và khi dịch bệnh xảy ra xấp xỉ 19% số doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng các công cụ này trong các hoạt động trong doanh nghiệp. Khảo sát trên cho thấy các DN Việt Nam kỳ vọng lớn đối với quá trình chuyển đổi số. Một minh chứng nữa là có tới 98% doanh nghiệp kỳ vọng có sự thay đổi vượt trội trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số, trong đó lớn nhất là giảm chi phí, chiếm tỷ lệ hơn 71%, hạn chế giấy tờ (61,4%) đưa thêm giá trị gia tăng vào trong sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ (45,3%). Kết quả thật sự mang lại nhiều lợi @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 132 ích cho DN, Với những thành tích này thì các DNVVN ở Việt Nam sẽ vượt qua được những khó khăn để lựa chọn phương thức đúng đắn và thực hiện thành công trong công cuộc chuyển đổi số. Có một sự khác biệt rõ ràng giữa thực tế chuyển đổi số và sự kỳ vọng về hiệu quả của chuyển đổi số giữa các doanh nghiệp lớn và các DNVVN. (Hình 1) Các DNVVN kỳ vọng vào công nghệ số chiếm 2,4% còn các DN lớn chỉ chiếm 1,4%, điều này một lần nữa khẳng định các DNVVN họ sẽ tận dụng tốt sự phát triển của công nghệ và các thiết bị kỹ thuật số vào việc phát triển kinh tế số của mình. Theo kết quả nghiên cứu của Báo cáo Digital Transformation 2021, hấu hết các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu chuyển đổi số. 67% số người được hỏi cho thì họ cho biết chuyển đổi kỹ thuật số là ưu tiên quan trọng đối với doanh nghiệp. Điều này cho thấy các doanh nghiệp cũng nhận thức được việc chuyển đổi số là vấn đề quan trọng hiện nay. (Nguồn: Báo cáo Digital Transformation 2021) H2. Mức độ ưu tiên của chuyển đổi số trong doanh nghiệp. @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 133 Nghiên cứu "SYNC Đông Nam Á" của Facebook và Bain & Company công bố năm 2021, cho ta thấy rằng, Đông Nam Á dẫn đầu chuyển đổi số ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nơi đây người tiêu dùng sử dụng thiết bị kỹ thuật số nhiếu nhất, các danh mục hàng hóa được họ mua trực tuyến nhiều hơn, doanh số bán hàng trực tuyến cao hơn tại các DN. Theo thống kê của trang này trong 10 người ở Đông Nam Á từ 15 tuổi trở lên thì có 8 là người dùng thiết bị kỹ thuật số; ước tính mỗi người dùng thiết bị kỹ thuật số ở đây chi khoảng 381 USD cho mua sắm online trong năm 2021. Một thị trường đầy tiềm năng cho các DN bán hàng trực tuyến. Trong đó, thị trường Việt Nam được kỳ vọng là một thị trường có sức tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa nền kinh tế số (Internet economyGMV) ước đạt con số 57 tỷ USD vào năm 2025, tăng 2,7 lần so với giá trị ước tính của năm 2021. Thành tích này đến từ việc Việt Nam có đến 53 triệu người dùng thiết bị kỹ thuật số vào cuối năm 2021. Trong một kháo sát của e-conomy SEA 2021. H.2 ta thấy nhu cầu chuyền đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam rất cao. Với nhu cầu trên nhà nước cũng đã đưa ra rấ nhiều chương trình nhầm hỗ trợ tốt nhất công cuộc chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, sau khi triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số với 16.000 doanh nghiệp tham gia trong năm 2021, Bộ quyết định tiếp tục đẩy mạnh chương trình hỗ trợ này trong năm 2022 với mục tiêu sẽ có 30.000 doanh nghiệp được hỗ trợ chuyển đổi số. Một con số đầy hứa hẹn. Hình 2: Nhu cầu chuyển đổi số các doanh nghiệp Việt Nam Một vấn đề quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các DNVVN đó là tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT). Tại Việt Nam, TMĐT đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại và phát triển trong hoạt động kinh doanh của mình khi làn sóng dịch Covid-19 thứ tư năm 2021 và phục hồi kinh tế trong giai đoạn nước ta trong giai đoạn bình thường mới như hiện nay. Theo báo cáo eConomy 2021 của Google, Temasek và Bain & Company, có đến 71% người Việt đã thực hiện ít nhất một giao dịch trực tuyến trong năm 2021. Trong đó, thương mại điện tử góp phần rất lớn trong quá trình phát triển của nền kinh tế số Việt Nam. Đại dịch Covid 19 đã làm cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, trogn thời gian ngắn rất nhiều DNVVN đã phá sản và rút lui khỏi thị trường, trong giai đoạn bình thường mới này, họ đã nhận ra rằng chuyển đổi số là @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 134 cách duy nhất để thoát khỏi khủng hoảng và tồn tại được, vậy nên mục tiêu chính của họ phải chuyển đổi số cho doanh nghiệp của mình càng sớm càng tốt. Nhận định của một bài viết (Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Chuyển đổi để “vượt bão”, 2022) “Không cần công nghệ mới đến mức dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT) hay điện toán đám mây (Cloud)..., đại diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng, việc chuyển đổi số phải từ những hoạt động nhỏ nhất, như: Làm việc tại nhà, họp và giao việc online; phòng làm việc không giấy tờ; chuyển đổi kênh bán hàng truyền thống sang trực tuyến… Chuyển đổi số đã giúp doanh nghiệp tạo nét văn hóa mới, năng động, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn”. Đúng như vậy, với DNVVN không có vốn lớn nên bước đầu như vậy là có thể tồn tại được, vấn đề là phải biết tận dụng sự phát triển internet và thiết bị kỹ thuật số miễn phí hoặc rẻ nhưng hiệu quả như nhận định trên. Bên cạnh những thành tích đạt được trong công cuộc chuyển đổi số của các DNVVN còn có những vấn đề khó khăn mà họ đã gặp phải như: nhận thức của nhiều doanh nghiệp còn mơ hồ trong công cuộc chuyển đổi số, họ chưa thật sự thấy được công việc cấp bách hiện nay là chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp của mình. Thiếu nguồn vốn là vấn đề chính tạo nên điều đó, nguồn lao động không được trang bị trình độ khoa học kỹ thuật mới phục vụ cho vấn đề chuyển đổi số…. Nếu được đầu tư một cách thoả đáng về vốn và nguồn lực, thì chắc rằng DNVVN sẽ đạt nhiều thành tích, đạt hiệu quả cao trong công cuộc chuyển đổi số của mình, cụ thể qua khảo sát của VCCI về mức độ hài lòng của DNVVN trong hợp tác trong đào tạo lao động đáp ứng CN 4.0 chiếm tỷ lệ rất cao so với các DN lớn, chiếm 32,4% gấp 6 lần so với DN lớn. Từ kết quả đó ta chắc rằng DNVVN nếu được chính phủ hổ trợ đầu tư vốn hợp lý thì các DNVVN tại Việt Nam sẽ chhuyển đổi số thành công. Hình 3: Đánh giá kết quả hợp tác trong đào tạo lao động đáp ứng CN 4.0 Theo (Chinhphu.vn, 2022) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME). Sau 10 năm thiết kế xây dựng và phát triển, đến nay, VINASME có 55 hiệp hội cấp tỉnh, thành phố với 62.000 hội viên, hoạt động giải trí ở hầu khắp những nghành nghề dịch vụ, ngành kinh tế tài chính quốc gia. Cụ thể các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, doanh nghiệp vừa chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29,6%, còn lại là doanh nghiệp siêu @ Trường Đại học Đà Lạt
  7. 135 nhỏ. Điều này cho thấy trên thực tế DNVVN tại Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nó là động lực phát triển bềnh vững của nền kinh tế, nó đã tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định an sinh xã hội. Thành tích của các DNVVN tại Việt Nam đó là mỗi năm, các doanh nghiệp này tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội, thu hút 38% vốn đầu tư xã hội; đóng góp 31% tổng kim ngạch xuất khẩu, 40% GDP cho nền kinh tế nước nhà, một sự đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển đất nước, ở nhiều phương diện như kinh tế, xã hội…. Điều này một lần nữa cho thấy các DNVVN đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nước nhà. 3.2. Chính sách và đường lối của nhà nước giành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công cuộc chuyển đổi số. Ông Gregory Leon - Giám đốc Phòng Phát triển Kinh tế và Quản trị Nhà nước của USAID Việt Nam cho biết,” hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân là trọng tâm thời gian tới. Khu vực tư nhân là huyết mạch của nền kinh tế, tập hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình, công ty dưới 500 nhân viên có mong muốn phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Tập trung hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân trong từng lĩnh vực cụ thể, chúng tôi tin đây là động lực cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và đạt mức tăng trưởng đáng kể, Với những thành tích đạt được, chuyển đổi số cần nhân rộng ra cho các DNVVN, tốc độ tăng trưởng của chúng chắc rằng sẽ phải đi cùng tốc độ tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị. Vai trò của chuyển đổi số đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay”. Với nhận định này không ngoài dự đoán của nhà nước ta, vì vậy thông qua quyết định phê duyệt ”chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Nhà nước xác định mục tiêu về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đề ra kế hoạch đến năm 2025 Việt Nam là kinh tế số chiếm 20% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin. Với những mục tiêu đề ra đó đòi hỏi các DNVVN tại Việt Nam cần phấn đấu không ngừng cải tiến và áp dụng kỹ thuật số và internet vào phát triển doanh nghiệp của mình, hướng đến chuyển đổi số toàn diện để năng cao hiệu quả trong quản lý, sản xuất, kinh doanh của mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra của chính phủ. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra bốn vấn đề chính: Thứ nhất, vấn đề làm chủ hạ tầng số; thứ hai, vấn đề làm chủ các nền tảng số; thứ ba, vấn đề làm chủ không gian mạng quốc gia hướng tới phát triển không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh, nhân văn và rộng khắp; thứ tư, vấn đề làm chủ công nghệ sản xuất “Make in Viet Nam”, hướng tới mục tiêu hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. với những phương châm như vậy các DNVVN biết tận dụng và vạch ra từng kế hoạch cụ thể và thực hiện đúng quy trình và có sự hỗ trợ về vốn của nhà nước thì họ sẽ thành công. Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh trong diễn đàn kinh tế: "Doanh nghiệp sẽ tìm đến các cơ quan hỗ trợ; trong đó Cục Phát triển doanh nghiệp sẽ tiếp tục đề xuất chương trình chuyển đổi số, cũng như là các nhu cầu hỗ trợ của cục. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng với Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam để triển khai các nội dung hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới. Với những nỗ lực của toàn bộ hệ thống từ Chính phủ cho đến các cơ quan, các doanh nghiệp, chúng ta sẽ sớm khôi phục được để duy trì và bứt phá phát triển trong thời gian tới”. Các DNVVN nhân cơ hội này các DNVVN vượt qua đại dịch và tái cơ cấu lại theo hình thức chuyển đổi số, để phù hớp với thời đại @ Trường Đại học Đà Lạt
  8. 136 công nghệ số như hiện nay và hoàn thành mục tiêu chính phủ đề ra trong chuyển đổi số trogn các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong một nghiên cứu của Cisco cho thấy các chương trình của Chính phủ có tác động rõ rệt đến quá trình số hóa của các doanh nghiệp tại Việt Nam, (64%) các doanh nghiệp nhận biết được các sáng kiến hỗ trợ DNVVN của Chính phủ và được hưởng lợi từ các chính sách đó, 30% còn lại biết đến nhưng chưa tham gia vào các chương trình này. Với sự hỗ trợ tích cực từ nhà nước, hy vọng các DNVVN tận dụng được cơ hội, khẩn trương trong công cuộc chuyển đổi số của mình, trong thời gian ngắn chúng ta sẽ thực hiện được chuyển đổi số hoàn toàn cho các DN trong nước nói chung và các DNVVN nói riêng, đưa đất nước tiến vào thời kỳ mới tận dụng internet và thiết bị số phục vụ cho các hoạt động của DN, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, đưa nền kinh tế đất nước lên một tầm cao mới. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Bên cạnh những triển vọng mà các DNVVN mang lại trong quá trình chuyển đổi số của mình thì nó cũng có những khó khăn đáng kể, vấn đề đặt ra là các DNVVN có thích ứng, tận dụng cơ hội để hoàn thành công cuộc chuyển đổi số của mình hay không thì qua thời gian mới chứng minh được. Bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Chuyển đổi số của doanh nghiệp tại Việt Nam còn nhiều rào cản, khó khăn khi chi phí đầu tư cao, hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại kém phát triển, rủi ro an ninh mạng, nguồn nhân lực chuyển đổi số hạn chế… Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để thực hiện chuyển đổi số. Chỉ báo kinh tế số tại Việt Nam cho thấy Việt Nam có tỷ lệ thuê bao băng rộng (cả cố định và di động) tương đối tốt so với một số quốc gia trong khu vực (Thái Lan, Indonesia, Malaysia). Tỷ lệ các doanh nghiệp trực tuyến sử dụng thanh toán kỹ thuật số cũng ngang bằng với một số nước trong khu vực”. Với nhận định đó ta thấy rõ được thách thửc cũng như cơ hội mà các DNVVN sẽ gặp phải trong qúa trình chuyển đổi số của mình ở thời gian trong tương lai. Bài viết cũng đưa ra thống kê để ta thấy rõ được những hạn chế các DNVVN Viết Nam gặp phải, môi trường kinh tế số của Việt Nam vẫn còn hạn chế như tỷ lệ giao dịch kỹ thuât số của Việt Nam chỉ đạt 22%; trong khi đó, ở Indonesia là 34% và Thái Lan là 62%. Tỷ lệ thanh toán online khi mua sắm trên Internet của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực (chỉ đạt 10%) so với 49% của Indonesia và 52% của Malaysia. Đại dịch Covid-19 là cú hích để thúc đẩy các DN chuyển đối số, hiện nay hành vi tiêu dùng khách hàng đổi sang hình thức tiêu dùng online. Sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động của đại dịch làm cho giao dịch số tăng mạnh… Nhiệm vụ cấp bách phải chuyển đổi số trong tình hình dịch Covid-19 vẫn còn, quyết tâm của chính phủ cùng với sự thành công của doanh nghiệp đi trước đó là những yếu tố tạo nên động lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào quy trình quản lý và sản xuất kinh doanh của mình trong thời gian tới. Song song với nó, sản phẩm đa dạng, phong phú, mức giá hợp lý, phân phối rộng rãi, hậu mãi toàn diện từ phía nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng bỏ tiền đầu tư vào công nghệ mới hơn. Ông Đỗ Văn Nhẫm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Incomtech Việt Nam, chia sẻ: “Do ảnh hưởng của đại dịch, doanh thu của chúng tôi sụt giảm đến hơn 40%/năm, từ hơn 25 tỷ đồng còn hơn 15 tỷ đồng. Chúng tôi đã tập trung khắc phục vấn đề này bằng kênh bán hàng trực @ Trường Đại học Đà Lạt
  9. 137 tuyến. Nếu như trước kia, kênh bán hàng online của đơn vị chỉ chiếm 30% doanh thu, thì nay đã tăng lên hơn 70%. Nhiều nhân viên không trực tiếp đến Công ty mà làm việc trực tuyến tại nhà, nhưng hiệu suất công việc tăng từ 10-20%.”. Bên cạnh tối ưu hóa hoạt động bằng công nghệ số, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để tạo ra các dòng sản phẩm mới, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm với giá thành tốt nhất. Bà Đinh Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Aluminum Hàn Việt (Khu công nghiệp Điềm Thụy), nói: “Nhiều doanh nghiệp sợ thời điểm hậu COVID-19, nhưng Công ty chúng tôi lại coi đây là cơ hội để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình. Chúng tôi đã tiên phong trở thành doanh nghiệp do người Việt làm chủ tạo ra sản phẩm nhôm hợp kim thỏi (ingot) và thanh (billet) đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đi vào hoạt động trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cộng thêm tác động tiêu cực từ cuộc xung đột chính trị nhưng doanh nghiệp đang liên tục phát triển và tiếp tục mở rộng thị trường”. Với tình hình thực tế như vậy chúng ta thấy được các DNVVN biết tận dụng thiết bị kỹ thuật số và mạng internet vào hoạt động kinh doanh của mình, kịp thời thì sẽ mang lại nhiều lợi ích, không những vượt qua đại dịch thành công mà còn phát triển hơn, thay đổi tư duy, sáng tạo, linh hoạt trong quá trình điều hành của mình, đó là bước đầu vũnng chắc trong công cuộc chuyển đổi số. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vẫn chưa nhận thức đúng vai trò chuyển đổi số trong cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể, theo VCCI, hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp, có 80% đến 90% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu, gần 80% là những công nghệ cũ từ thập niên 1980-1990. Trong tháng 4, Cisco công bố báo cáo "Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương", thực hiện trên 1.340 doanh nghiệp tại khu vực nói chung và 50 doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%). Bên cạnh đó báo cáo cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang bước đầu đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%). Với những số liệu rõ rang cụ thể như vậy, chúng ta biết chính xác các DNVVN của chúng ta khó khăn ra sao trong quá trình chuyền đổi số của mình. Bên cạnh sự nỗ lực không ngừng của các DN thì sự quan tâm đúng mức của nhà nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc này, các cơ sở ban ngành quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng này trong thời gian tới. 4.2. Kiến nghị Đối với DNVVN: Cần có ý thức hơn trong công cuộc chuyển đổi số của mình, Chuyển đổi số là con đường duy nhất đề DN có thể tồn tại được trong thời cuộc này. Cần đổi mới toàn diện trong các quả lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, loại bỏ những suy nghĩ, cách làm lạc hậu, cổ suý, ngại thay đổi… ra khỏi doanh nghiệp. @ Trường Đại học Đà Lạt
  10. 138 Chuyển đổi số là một qúa trình trong doanh nghiệp, nó không phải thực hiện xong trong một thời gian ngắn, vì vậy cho nên ban lãnh đạo doanh nghiệp cần phải kiên nhẫn chờ kết quả, không nóng vội. Cần có chiến lược trong việc đào tạo nguồn lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, đáp ứng được lao động trong quá trình doanh nghiệp hoạt động dựa trên công nghệ số, đặc biệt là cán bộ nguồn phải có năng lực, biết thay đổi và áp dụng sự tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản lý của mình, không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng quản lý trong doanh nghiệp. Đối với nhà nước: Nhà nước ta đã và đang tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay, cụ thể nhất thông qua Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Nhà nước cần thôi, nhấc nhở, tạo nhiều động lực hơn nửa cho các DNVVN thực hiện thành công trong công cuộc chuyển đổi số đã đề ra, có thể giảm thuế, giới thiệu với các nước trong khu vực để các DNVVN có cơ hội đưa sản phẩm doanh nghiệp mình vươn ra thị trường thế giới. Truyền thông thường xuyến về tầm quan trong trọng của việc chuyển đới số cho các DNVVN hiện nay, nêu cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với đất nước, cho họ thấy được vấn đề cấp bách đối với họ hiện nay là chuyển đổi số, Các DNVVN phải có trách nhiệm và hoà mình vào làn song, giành lấy cơ hội cho mình. Chuyển đổi số thành công sẽ mang lại tác động tích cực lớn đến sự phát triển lâu dài và bền vững của DN, đồng thời đưa nền kinh tế đất nước lên một tầm cao mới, chúng ta có thể tự hào với các nước trong khu vực và có điều kiện thuận lợi để hàng hoá dịch vụ của mình vươn ra thương trường thế giới. Tài liệu tham khảo 1. https://bizfly.vn/techblog/cong-nghe-so-la-gi-loi-ich-dem-lai-cho-doanh-nghiep-nhu-the- nao.html(Truy cập ngày 18/4/2022) 2. https://vnexpress.net/chuyen-doi-so-la-gi-3921707.html(Truy cập ngày18/4/2022) 3. https://bihaku.vn/cong-nghe-so-la-gi-dinh-nghia-lien-quan-den-cong-nghe-so.html(Truycập ngày 18/04/2022) 4. https://vietnambiz.vn/doanh-nghiep-nho-va-vua-sme-la-gi-vai-tro-va-tieu-chi-xac-dinh- 20190926193405341.htm(Truy cập ngày 19/04/2022) 5. http://www.thainguyencity.org.vn/chi-tiet-tin-tuc/doanh-nghiep-vua-va-nho-chuyen-doi-de- %E2%80%9Cvuot-bao%E2%80%9D-27765.html(Truy cập ngày 19/04/2022) 6. https://vnexpress.net/co-hoi-chuyen-doi-so-nhanh-cua-doanh-nghiep-vua-va-nho-dong-nam- a-4426182.html(Truy cập ngày 19/04/2022) 7. https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/chuyen-doi-so/doanh-nghiep-vua-va-nho-se-gia- tang-chuyen-doi-so-trong-nam-nay-282481.html(Truy cập ngày 26/05/2022) 8. https://laodongdongnai.vn/hiep-hoi-doanh-nghiep-vua-va-nho-viet-nam-1650022201/(Truy cập ngày 26/05/2022) @ Trường Đại học Đà Lạt
  11. 139 9. https://www.vietnamplus.vn/ba-goi-ho-tro-doanh-nghiep-chuyen-doi-so-trong-nam- 2022/761994.vnp( Truy cập ngày 26/05/2022) 10. https://vnexpress.net/khu-vuc-tu-nhan-la-huyet-mach-nen-kinh-te-4452859.html(Truy cập ngày 26/05/2022) 11. https://khoahocdoisong.vn/chuyen-doi-so-co-hoi-cua-doanh-nghiep-vua-va-nho- 168202.html(Truy cập ngày 26/05/2022) 12. https://vnexpress.net/chuyen-doi-so-la-gi-3921707.html(Truy cập ngày26/05/2022) 13. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chuyen-doi-so-tai-cac-doanh-nghiep-viet-namthuc- trang-va-thach-thuc-82002.htm( truy cập ngày 26/05/2022) 14. https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/tin-tuc/chuyen-doi-so-quoc-gia-phat-trien-chinh- phu-so-kinh-te-so-va-xa-hoi-so-650374( Truy cập ngày 26/05/2022) 15. https://chuyendoiso.io/bao-cao-digital-transformation-2021/(Truy cập ngày 26/05/2022) 16. Báo cáo PPP(VCCI-2021). 17. https://vneconomy.vn/gdp-se-tang-them-30-ty-usd-neu-chuyen-doi-so-cho-doanh-nghiep- sme.htm( Truy cập ngày 30/052022) @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2