Cổng logic và đại số logic . Chương I:
lượt xem 11
download
I. Các hệ thống cơ số: Như chúng ta đã biết, trong thực tế có rất nhiều hệ cơ số ví dụ như hệ cơ số nhị phân, hệ bát phân, thập phân, thập lục phân,… Trong đó hệ mà con người thường dùng nhất là hệ thập phân. Tuy nhiên, máy tính không thể làm việc với hệ thống cơ số mà con người dùng. Nó chỉ có thể dùng hệ nhị phân mà thôi. Cơ số hệ nhị phân là cơ số mà chỉ có hai chữ số cơ bản là 0 và 1. vì máy tính chỉ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cổng logic và đại số logic . Chương I:
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính Chương I: CÁC BIỂU DIỄN CƠ SỞ TRONG MÁY TÍNH I. Các hệ thống cơ số: Như chúng ta đã biết, trong thực tế có rất nhiều hệ cơ số ví dụ như hệ cơ số nhị phân, hệ bát phân, thập phân, thập lục phân,… Trong đó hệ mà con người thường dùng nhất là hệ thập phân. Tuy nhiên, máy tính không thể làm việc với hệ thống cơ số mà con người dùng. Nó chỉ có thể dùng hệ nhị phân mà thôi. Cơ số hệ nhị phân là cơ số mà chỉ có hai chữ số cơ bản là 0 và 1. vì máy tính chỉ làm việc theo cơ chế mạch điện tử và nó hoạt động ở dạng hai trạng thái bật và tắt ( tương ứng 0 và 1). Để biết rõ về các hệ thống cơ số, ta sẽ khảo sát một số hệ cơ số cơ bản 1) Hệ thập phân: Được dùng bởi 10 chữ số cơ bản là: 0, 1, 2,… 9 và có thể biểu diễn dưới dạng đa thức. Ví dụ: 1234.5 là viết tắt của dạng đa thức sau: 1x103 + 2x102 + 3x101 + 4x100 + 5x10-1 = 1x1000 + 2x100 + 3x10 + 4x1 + 0.2 Trong đó: Ký số 1 có thừa trọng là 3, ký số 2 có thừa trọng là 2, ký số 3 có thừa trọng là 1, ký số 4 có thừa trọng là 0 và ký số 5 có thừa trọng là –1 Tổng quát: Với một số N bất kỳ, N=dn-1dn-2...d1d0.d-1d-2…d-m có thể được biểu diễn dưới dạng đa thức: N=dn-1 bn-1 + dn-2 bn-2 + d1 b1 + d0 b0 +…+ d-m b-m với di là các số thuộc khoảng 0
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính 4) Hệ nhị phân: Được dùng bởi 16 chữ số cơ bản là: 0, 1. đại diện cho hai trạng thái của hoạt động của các mạch trong máy tính như bật (1) hay tắt (0). hệ này thường đươc dùng cho máy tính vì sự tương thích về các trạng thái bit tương ứng với trạng thí cơ số của hệ. Tuy nhiên, ngoài hệ này máy tính vẫn dùng các hệ cơ số khác như hệ bát phân và hệ thập lục phân 5) Bảng tham chiếu giá trị giữa các hệ cơ số: Sau đây là bảng tham chiếu các giá trị tương ứng của một số hệ thường dùng trong máy tính: Hệ 10 Hệ 2 Hệ 16 (thập phân) (nhị phân) (thập lục phân) 0 0 0 1 01 1 2 10 2 3 11 3 4 100 4 5 101 5 6 110 6 7 111 7 8 1000 8 9 1001 9 10 1010 A 11 1011 B 12 1100 C 13 1101 D 14 1110 E 15 1111 F II. Các phép chuyển đổi cơ số: Do nhu cầu của việc sử dụng nhiều hệ thống cơ số, khi sử dụng hệ thống cơ số con người thường dùng hệ thập phân, còn máy tính thì dùng hệ nhị phân. Như vậy, để có thể hiểu giá trị của một số ở hệ này và ở hệ khác, cũng như có thể làm việc dễ dàng cho dù ở hệ cơ số nào chăng nữa thì phải có phương pháp để xác định giá trị các con số tức là phương pháp chuyển đổi qua lại giữa các cơ số. Chuyển đổi cơ số tức là chuyển đổi một con số từ hệ này sang hệ khác. Sau đây, chúng ta sẽ tiếp cận một số qui tắc chuyển đổi. Trang I.15
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính 1) Qui tắc 1: Dùng chuyển đổi một số từ hệ thập phân sang hệ có cơ số b ( bất kỳ), thực hiện như sau : Để chuyển đổi một số từ hệ thập phân sang hệ b (bất kỳ) ta tách số thành 2 phần: Phần nguyên và phần thập phân. Sau đó, thực hiện việc chuyển đổi từng phần một. Chuyển phần nguyên N: Phần nguyên N được viết như sau: N = dn-1 bn-1 + dn-2 bn-2 +…+ d1 b1 + d0 b0 = (dn-1 bn-2 + dn-2 bn-3 +…+d1 )b1 + d0 Chia N cho b ( b là hệ cần chuyển) được phần dư là d0 và thương là: dn-1 bn-2 + dn-2 bn-3 +…+d1. Đặt N’= dn-1 bn-2 + dn-2 bn-3 +…+d1. tiếp tục chia N’ cho b và lặp đi lặp lại bước trên cho đến khi phần thương bằng không (= 0). Kết quả được tính theo công thức: S= dn-1dn-2...d1d0 Chuyển phần thập phân P: P được viết như sau: P=.d-1d-2d-3…d-m và biểu diễn dưới dạng đa thức: P=d-1b-1 + d-2b-2 + d-3b-3 +…+ d-mb-m nhân 2 vế cho b được: bP=d-1+ d-2b-1 + d-3b-2 +…+ d-mb-m+1 Như vậy, kết quả sau khi nhân cho b ta được phần nguyên d-1 và phần thập phân là d-2b-1 + d-3b-2 +…+ d-mb-m+1 Đặt P’= d-2b-1 + d-3b-2 +…+ d-mb-m+1 nhân 2 vế cho b ta được: bP’= d-2 + d-3b-1 +…+ d-mb-m+1+1 (=m+2) rõ ràng ta có được phần nguyên là d-2 và phần thập phân d-3b-1 +…+ d-mb-m+2 ta lặp lại bước trên cho đến khi không còn phần thập phân. Đối với việc chuyển đổi một số nguyên (không có phần thập phân) ta làm như sau sẽ đơn giản hơn: Lấy số thập phân chia cho cơ số b cho đến khi phần thương của phép chia bằng 0, số đổi được chính là các phần dư của phép chia theo thứ tự ngược lại. Ví dụ 1: Chuyển số 2310 sang hệ nhị phân 23 : 2 = 11 ( dư 1) (d0) 11 : 2 = 5 ( dư 1) (d1) 5 : 2 = 2 ( dư 1) (d2) 2 : 2 = 1 ( dư 0) (d3) 1 : 2 = 0 ( dư 1) (d4) Kết quả S = d4d3d2d1d0 = 101112 Trang I.15
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính Ví dụ 2: Chuyển số 324110 sang hệ thập lục 2341 : 16 = 146 (dư 5) (d0) 146 : 16 = 9 (dư 2) (d1) 9 : 16 = 0 (dư 9) (d2) vậy S = d2d1d0 = 92516 Ví dụ 3: Chuyển số 0.687510 sang hệ nhị phân 0.6875 x 2 = 1.375 được 1 0.375 x 2 = 0.750 được 0 0.750 x 2 = 1.50 được 1 0.5 x 2 = 1.0 được 1 Vậy 0.687510 = 0.10112 Chú ý: Với việc chuyển đổi cơ số giữa 2 hệ ta cần lưu ý Đối với phần nguyên ta sắp các dư số theo thứ tự “ngược” để được kết quả Đối với phần thập phân ta sắp các kết quả nhân theo thứ tự ”xuôi” 2) Qui tắc 2: dùng để chuyển đổi một số từ hệ có cơ số b về hệ thập phân, ta sử dụng công thức sau N = dn-1dn-2...d1d0= dn-1 bn-1 + dn-2 bn-2 + d1 b1 + d0 b0 Ví dụ 1: Chuyển số 10110.1 từ hệ nhị phân sang hệ thập phân X = 10110.1 = 1*24 + 0*23 + 1*22 + 1*21 + 0*20 + 1*2-1 = 16 + 4 + 2 +0.5 = 22.510 Ví dụ 2: Chuyển số 110 từ hệ nhị phân sang hệ thập phân X = 110 = 1*22 + 1*21 + 0*20 = 610 3) Chuyển đổi số giữa các hệ Nhị phân - Thập phân - Thập lục phân: Do mối liên hệ mật thiết giữa các hệ này trong việc sử dụng chúng trong việc lưu trữ và tính toán của con người và máy tính nên hình thành bộ 3 hệ trên. Dĩ nhiên chúng ta có thể bộ 3 hệ này thông qua hệ trung gian thập phân theo 2 qui tắc đã nêu ở trên. Tuy nhiên, ta dễ dàng có nhận thấy rằng: Đối với các hệ cơ số là luỹ thừa của 2 như 8 (23) và 16 (24) thì không chỉ dùng 2 phương pháp chuyển đổi trên mà còn có phương pháp ngắn và đơn giản hơn nhiều. Qui tắc 3: dùng chuyển đổi từ hệ nhị phân sang hệ thập lục phân, thực hiện : Nhóm lần lượt 4 bit từ phải sang trái, sau đó thay thế các nhóm 4 bit bằng giá trị tương ứng với hệ thập lục phân (tra theo bảng trên) Ví dụ : X = 11’10112 = 3B16 1) Qui tắc 4: dùng chuyển đổi từ hệ thập lục phân sang hệ nhị phân, thực hiện như sau : ứng với mỗi chữ số sẽ được biểu diễn dưới dạng 4 bit Ví dụ : X = 3B16 = 0011’1011 = 1110112 Trang I.15
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính 2) Qui tắc 5: dùng chuyển đổi từ hệ nhị phân sang bát phân, thực hiện như sau: Nhóm lần lượt 3 bit từ phải sang trái, sau đó thay thế các nhóm 3 bit bằng giá trị tương ứng với hệ bát phân (tra theo bảng trên) Ví dụ: X = 1110112 = 111.011 = 738 3) Qui tắc 6: dùng chuyển đổi bát phân sang nhị phân, thực hiện như sau: ứng với mỗi chữ số sẽ được biểu diễn dưới dạng 3 bit Ví dụ: X = 348 = 0111002 4) Tổng quát: Dùng đa thức để chuyển đổi Xét số nhị phân sau: N = d8d7d6d5d4d3d2d1.d-1d-2d-3 Ta đổi sang dạng đa thức: N = d828 + d727 + d626 +…+ d020 + d-12-1 + d-22-2 + d-32-3 Ta gom biểu thức trên lại: N = (d822 + d721 + d620 )26+ (d522 + d421 + d320 )23+…+ (d-123 + d-221 + d-320 )2-3 = (d822 + d721 + d620 ) 82 +(d522 + d421 + d320 ) 81 +…+ (d-123 + d-221 + d-320 ) 8-1 Nhận xét: N là số có dạng hệ bát phân, bên trong dấu ngoặc () là số nhị phân có giá trị thập phân từ 0 đến 7. Như vậy có thể tính dễ dàng kết quả chuyển đổi từ hệ nhị phân sang bát phân và ngược lại. Tương tự như vậy đối với các hệ khác. Đặt A = d822 + d721 + d620 B = d522 + d421 + d320 C = d222 + d121 + d020 X = d-123 + d-221 + d-220 Từ kết quả trên ta được: N = A x 82 + B x 81 + … + Z x 8-1 = ABC.Z8 III. Các phép tính trên số nhị phân: Cũng tương tự như hệ thập phân, hệ nhị phân cũng có các phép tính trên nó. Nhìn chung, hệ nào cũng đều có các phép tính, để sử dụng tốt các hệ điều đầu tiên là phải biết các qui định, các phép toán và các qui tắc trên hệ đó. Dưới đây là các phép tính trên hệ nhị phân 1. Phép cộng: 0 + 0 = 0 0 + 1 = 1 1 + 0 = 1 1 + 1 = 0 (nhớ 1) Trang I.15
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính Ví dụ: 1011.011 +1100.101 11000.000 2. Phép Trừ: 0 - 0 = 0 0 - 1 = 1 (mượn 1) 1 - 0 = 1 1 - 1 = 0 Ví dụ: 1101.11 -111.01 0110.10 3. Phép nhân: 0 x 0 = 0 0 x 1 = 0 1 x 0 = 0 1 x 1 = 1 Ví dụ: 110.01 x 101 11001 00000 11001 1111101 Nhận xét: Phép nhân thật sự là một dãy các phép cộng liên tiếp 4. Phép chia: 0 / 0 = (không định nghĩa) 0 / 1 = 0 1 / 0 = (không định nghĩa) 1 / 1 = 1 Trang I.15
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính Ví dụ: 11110 /101 101 110 0101 101 0000 Nhận xét: Phép chia thật sự là một dãy các phép trừ liên tiếp Ngoài các phép tính trên, còn có các phép tính logic như not (phủ định), and (và), or (hay), xor (hoặc)… Bảng chân trị các phép tính logic A B NOT A A AND B A OR B A XOR B 1 1 0 1 1 0 1 0 0 0 1 1 0 1 1 0 1 1 0 0 1 0 0 0 Ví dụ: 1. Not 1010 0101 2. And 1100 1010 1000 3. Or 1011 1010 1011 1010 4. Xor 1101 0111 IV. Số nhị phân có dấu: Trong các phần trên, chúng ta đã khảo sát về các hệ cơ số và các phép tính trên các hệ cơ số đó, nhưng chỉ là các phép tính trên số không dấu. Trên thực tế, nhu cầu sử dụng trên các phép tính số có dấu là rất thiết thực. Do đó, việc nghiên cứu các phép tính trên số có dấu là điều cần thiết. Đối với số nhị phân, số nhị phân có dấu được thể hiện dưới 3 dạng sau: Trang I.15
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính 1. Dạng dấu lượng: Phương pháp này dùng bit cực trái là bit dấu. - Nếu bit này có giá trị 0 thì số đó là số dương - Nếu bit này có giá trị 1 thì số đó là số âm - Các bit còn lại chính là giá trị của số Ví dụ: Xét dãy số có chiều dài 4 bit. Theo qui định ta dùng bit cực trái làm bit dấu, các bit còn lại (3 bit) chính là biểu diễn giá trị trong khoảng từ -7 đến 7 của số đó. Cụ thể như sau: S=DNNN = Dấu(+/-)(Nx22 + Nx21 + Nx20) Với N = 1 Nếu D = 0 thì S = +7 Nếu D = 1 thì S = -7 Tổng quát: Số nhị phân S= dn-1dn-2dn-3…d1d0 (chiều dài n bit) có trị thập phân là: (-1)dn-1(dn-22n-2 + dn-32n-3 +…+ d020) và có giá trị trong khoảng: 1-2n-1
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính Ví dụ: Số dài 4 bit có trị từ -8 đến +7 Số dài 8 bit có trị từ -128 đến +127 Số dài 16 bit có trị từ -32768 đến +32767 4. Cách chuyển đổi từ số dương sang số âm: Bù 1: Đổi tất cả các bit 0 thành 1 và ngược lại Ví dụ: Biểu diễn với chiều dài k=4 710 = 01112 -> -7 = 10002 510 = 01012 -> -5 = 01012 Bù 2: Bắt đầu từ phải sang trái, giữ nguyên các bit cho đến khi gặp bit 1 đầu tiên (giữ nguyên bit này), sau đó kể từ bit bên trái trở đi. Đổi tất cả các bit 0 thành 1 và ngược lại Ví dụ: Biểu diễn với chiều dài k=8 4510 = 001011012 -> 110100112 10810= 011011002 -> 100101002 5. Nhận xét: Với phương pháp làm bù trên, khi thực hiện phép trừ 2 số ta có thể tính toán bằng cách dùng số thứ nhất cộng với bù của số thứ hai Phép nhân các số nhị phân thật ra chính là một dãy các phép cộng liên tiếp Phép chia các số nhị phân thật ra chính là một dãy các phép trừ liên tiếp Tóm lại: Với các nhận xét trên, để thiết kế các mạch điện tử thể hiện các phép toán cộng, trừ, nhân, chia thực chất chỉ cần thiết kế mạch cộng là đủ. V. Cộng trừ số nhị phân có dấu: 1) Cộng trừ số bù 2: Cho 2 số có chiều dài n bit, việc thực hiện phép cộng tương tự như phép cộng đối với số nhị phân bình thường, trong trường hợp có phát sinh bit nhớ khi cộng bit dấu thì ta loại bỏ. Kết quả phép cộng nằm trong phạm vi –2n-1 đến 2n-1-1. Trường hợp tràn số thường xảy ra khi : Kết quả không nằm trong phạm vi trên Hai số cùng dấu khi cộng cho kết quả trái dấu Ví dụ: với k=4 bit a. 6 -> 0110 + -4 -> +1100 (lấy bù 2) 2 -> 10010 kết quả đúng Trang I.15
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính b. 6 -> 0110 -(-4) -> +0100 (lấy bù 2) 10 -> 1010 kết quả sai c. 4 -> 0100 + -6 -> +1010 (lấy bù 2) -2 -> 1110 kết quả đúng 2) Cộng trừ số bù 1: Cách làm tương tự như cộng trừ số bù 2 nhưng thay vào đó khi phát sinh bit nhớ ta cộng bit nhớ cho dãy bit còn lại. Ví dụ: với k=5 bit -6 -> 11001 -(-13) -> +01101 (lấy bù 1) 7 -> 100110 +1 00111 Kết quả đúng VI. Các biểu diễn thập phân – mã nhị phân và các phép tính dựa trên số thập phân: Do con người quen dùng hệ thập phân mà máy tính lại dùng hệ nhị phân, điều này gây không ít khó khăn cho con người. Vì vậy, việc tìm ra bộ mã chung giữa con người và máy tính là một công việc cần thiết. Bộ mã thập mã nhị ra đời nhằm đáp ứng những yêu cầu đó. Bộ mã thập mã nhị là một dãy bit biểu diễn các các ký số thập phân dưới dạng mã nhị phân. Cụ thể là bộ mã hoá thập mã nhị 8421BCD (binary - code decimal). Với bộ mã dạng này, mỗi chữ số thập phân sẽ được tách thành 4 bit. Như vậy, đối với các số có nhiều chữ số sẽ hình thành 1 dãy bit tương ứng với độ dài là 4k (k chiều dài số) Ví dụ : Số 21410 được tách thành 3 nhóm 4 bit như sau: 0010 (=2) 0001 (= 1) 0100 (=4) Số 53110 được tách thành 3 nhóm 4 bit như sau: 0101 (=5) 0011 (= 3) 0001 (=1) Ngoài cách mã hoá trên, người ta còn mã hoá theo nhiều cách khác như mã hoá 3. loại mã hoá dạng này được tạo bằng cách cộng thêm vào mỗi nhóm số một số 0011 Ví dụ: Số 510 được tách thành 1000 (0101 + 0011) Ưu điểm của cách này là khi các bit 0 được đổi thành 1 thì ký số thập phân tương ứng X sẽ hoán đổi thành 9 –X. Và đặt tính này được gọi là tự bù Tuy nhiên, bộ mã thập mã nhị là tương đối thông dụng hiện nay. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu các phép tính trên bộ mã này Trang I.15
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính 1) Phép cộng : Xét phép cộng hai số 1110 và 4210 1110 = 0001 0001 +4210 = 0100 0010 5310 = 0101 0011 (=5) (=3) Chú ý 1: Cũng có một số trường hợp sai do nhóm bit vượt quá trị tối đa 1001, người ta đưa ra cách sữa sai là cộng thêm kết quả với 0110 Ví dụ: Xét phép cộng hai số 4710 và 3610 4710 = 0100 0111 +3610 = 0011 0110 8310 = 0111 1101 (=7) (=13) Kết quả sai Sửa sai: 4710 = 0100 0111 +3610 = 0011 0110 8310 = 0111 1101 (=7)(=13) +00000110 Số cộng thêm 1000 0011 dùng để sửa sai (=8)(=3) Kết quả đúng Chú ý 2: Cũng có một số trường hợp kết quả không vượt quá 1001 nhưng vẫn sai Ví dụ: Xét phép cộng hai số 2810 và 5910 2810 = 0010 1000 +5910 = 0101 1001 8710 = 1000 0001 (=8) (=1) Kết quả sai Sửa sai: 2810 = 0010 1000 +5910 = 0101 1001 8710 = 1000 0001 +0000 0110 Cộng thêm 0110 1000 0111 (=8)(=7) kết quả đúng Trang I.15
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính Như vậy: Khi kết quả không hợp lệ hay bit nhớ được tạo khi cộng làm sai kết quả. Để sửa sai ta công thêm 0110 2) Phép trừ: Xét phép trừ hai số 6710 và 2310 6710 = 0110 0111 -2310 = 0010 0011 4410 = 0100 0100 (=4) (=4) Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sai như phép công ở trên. Để sửa sai ta trừ thêm 0110 Ví dụ: Xét phép trừ hai số 6110 và 3810 6110 = 0110 0001 -3810 = 0011 1000 2310 = 0010 1001 (=2) (=9) kết quả sai Kết quả sai do khi mượn 1 bit bên trái ta mượn 1 trị là 16 (24) chứ không phải là 10 (như ta tưởng). Vì vậy ta phải trừ thêm cho 6 (0110) để được kết quả đúng. Sửa sai: 6110 = 0110 0001 -3810 = 0011 1000 2310 = 0010 1001 kết quả sai -0000 0110 Trừ thêm 0110 0010 0011 (=2)(=3) Như vậy: Đối với phép trừ cũng có một số trương hợp sai như phép cộng và ta cũng sủa sai bằng cách lấy kết quả trừ thêm cho 0110. Còn đối với phép cộng ta cộng kết quả thêm cho 0110 3) Cộng - trừ số thập phân có dấu: Tương tự như cộng số nhị phân có dấu, nhưng ở đây ta dùng dấu lượng, bù chín hay bù 10 để thể hiện. Dùng bit cực trái làm bit dấu và nếu trị của bit này bằng 0 chính là số dương, ngược lại số âm. Giả sử có số X có n ký số Khi X >=0: Ký số 0 là ký số dấu, n-1 ký số còn lại chứa giá trị của X Khi X < 0 : Ký số 1 là ký số dấu, n-1 ký số còn lại là trị của X Trang I.15
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính Như vậy, đối với ký số dấu và n-1 ký số còn lại là: 10n-1 – 1 - |X10| và 10n-1 - |X10| Ví dụ: Thập phân Dấu lượng Bù 9 Bù 10 +375 0375 0375 0375 -373 1373 1624 1625 Về các phép toán, tương tự như số nhị phân, khi cộng hay trừ số ở dạng bù 9 nếu có ký số vượt thì cộng thêm số vượt vào kết quả còn đối với bù 10 thì bỏ số vượt đi. Ví dụ 1: a. Các phép cộng - trừ số thập phân với số bù 9 (+76) = 076 +(-34) = 165 (+42) (1)041
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính (-58) = 142 -(-6) = 006 -52 148 Cách chuyển đổi từ dấu lượng sang bù 9: Để chuyển đổi số X sang bù 9 ta lấy số theo giá trị 9 – X ( theo từng bit một) và thêm bit 1 vào đầu của số Ví dụ: Thập phân Dấu lượng Bù 9 -375 1375 Lấy 999 -375 = 1624 -234 1234 Lấy 999 -234 = 1765 VII. Số chấm động: Ta đã biết cách biểu diễn số nhị phân, thập phân trong máy tính. Sau đây, ta sẽ tiếp tục nghiên cứu cách biểu diễn số chấm động trong máy tính. Trong trường hợp số rất lớn (hay rất bé) người ta đưa ra cách biểu diễn mới nhằm đơn giản hoá việc lưu trữ số và chúng được gọi là số chấm động (floating point number). Số này thường có chiều dài 4 byte (32 bit) hay 8 byte (64 bit) và được chia làm 3 phần: Bit trái đầu tiên: Được dùng làm bit dấu (0: dương, 1 âm) Các bit giữa: (23 hay 55 bit) là bit định giá trị 8 bit cuối: Là bit chứa số mũ Ví dụ: Số 76543.21 được thể hiện 0.7654321x105 và được biểu diễ dưới dạng số chấm động như sau: (1) (2) (3) + 7654321 5 Trong đó: (1): Thể hiện số dương (2): Thể hiện giá trị của số (3): Thể hiện số mũ Trang I.15
- Trường Đại học Marketing Giáo trình Cấu trúc máy tính VIII. Các biểu diễn số trong máy tính: Khác với cách biểu diễn trong thực tế. Do máy tính được kết hợp bởi các mạch điện tử nên nó chỉ thể hiện ở hai dạng là có điện thế hay không, điện thế cao hay thấp. Khi không có điện thế (hay còn gọi là điện thế thấp) thì có giá trị là 0 và ngược lại có giá trị 1. Do vậy, các số được thể hiện trong máy tính là một dãy bit như thế IX. Biểu diễn các ký tự trong máy tính: Trong máy tính, các ký tự được biểu diễn dưới dạng các bộ mã. Trong thực tế có rất nhiều bộ mã được dùng. Sau đây là một số bộ mã thông dụng. a. Bộ mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) - Là bộ mã do Viện tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra dùng để trao đổi thông tin trên máy tính và sau này đã trở thành chuẩn công nghiệp cho các nhà sản xuất máy tính - Lúc đầu bộ mã ASCII dùng 4 bit để mã hóa 27 = 128 ký tự bao gồm các ký tự điều khiển, ký tự chữ, ký số, ... gọi là 128 ký tự chuẩn. Nhưng khi lưu trữ, mỗi ký tự vẫn chiếm 1 byte, bit dư bỏ qua. Sau này bit dùng dùng để biểu diễn các ký tư% đặc biệt và đồ họa, gọi là ký tự mở rộng. Như vậy, bô mã ASCII có 28 = 256 ký tự b. Bộ mã EBCDIC (Extended Binary Code Decimal Interchange Code) - Là bộ mã do IBM đưa ra dùng trên máy tính lớn (mainframe). Bộ mã EDCDIC dùng 8 bit để mã các ký tự. Đặc trưng của bộ mã này là các ký tự chữ không liên tục nhau c. Bộ mã UNICODE - Là bộ mã của tổ chức Unicode Consortium dùng 2 byte để mã hóa hết toàn bộ các ký tự của các ngôn ngữ trên thới giới, các dấu chấm câu, ký hiệu toán học, các dấu mũi tên và các ký hiệu Dingbats. Để thuận tiện cho các nhà lập trình cũng như trong quá trình xử lý thông tin, 256 ký tự đầu tiên của Unicode được địng nghĩa gi61ong như bộ mã ASCII - Hiện nay, Unicode 3.0 định nghĩa khoãng 39000 ký tự. - Tiếng Việt trong Unicode (Vietnamese Unicode) : tổng cộng 140 mã được định nghĩa cho tiếng Việt gồm: 134 ký tự chữ Việt, 5 dấu thanh, và dấ “đ” (đồng), trong đó có 31 ký tự thuộc bảng mã 8-bit ASCII mở rộng Unicode là đề án của Unicode Consortium, thực hiện từ 01/1991. Đề án có sự hợp tác giữa hầu hết các công ty lớn thuộc ngành công nghiệp máy tính như : Apple, IBM, Microsoft, HP, Oracle, Sun, Xerox, Netscape Trang I.15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ thuật số (chương 1)
11 p | 713 | 251
-
Lựa chọn, lắp đặt, kiểm tra và bảo trì hệ thống
7 p | 355 | 215
-
Khảo sát cổng logic và Flip-Flop
14 p | 1144 | 209
-
Chương 9: Kỹ thuật số
9 p | 332 | 151
-
Hướng dẫn thí nghiệm kỹ thuật số P1
14 p | 376 | 145
-
Bài giảng kỹ thuật số P3
8 p | 197 | 92
-
Giáo trình CÔNG NGHỆ VI ĐIỆN TỬ - Chương 7
7 p | 256 | 87
-
Flip_Flop_chương 3b
19 p | 131 | 78
-
Tổng đài điện tử và mạng viễn thông - Chương 3
19 p | 188 | 65
-
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT XUNG SỐ: CHƯƠNG 2. Cổng Logic và đại số Boole
8 p | 220 | 50
-
Một số mạch-vi mạch cần cho Robot .chương 4 .cổng song song của máy
6 p | 155 | 49
-
SUY LUẬN KHÔNG CHẮC CHẮN
20 p | 191 | 43
-
Cổng logic và đại số logic Chương II:
7 p | 169 | 32
-
Cổng logic và đại số logic. Chương IV :
7 p | 129 | 14
-
Giáo trình kỹ thuật số - Ch 2
14 p | 80 | 5
-
Đề cương chi tiết học phần Kỹ thuật số
11 p | 48 | 3
-
Bài giảng Điện tử cho công nghệ thông tin: Chương 5.2 - Đỗ Công Thuần
7 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn