CÔNG NGHỆ RAU QUẢ SAU THU HOẠCH
lượt xem 24
download
Quả mơ (Prunus armeniaca L. cv Mauricio) thu hoạch ở giai đoạn chín thương mại đã được xử lí với putrescine (1 mM), bị thiệt hại cơ học với lực 25N và được lưu trữ ở 100C trong 6 ngày. Xử lí putrescine tăng độ săn chắc và giảm sự bầm giập gây ra bởi tổn thương cơ học.Trái cây xử lí với putrescine cho thấy tác động sinh lý tốt hơn so với kiểm soát. Màu thay đổi, giảm trọng lượng phát sinh ethylene và tỉ lệ hô hấp giảm trong trái cây xử lý với putrescine. Hậu quả đáng chú ý nhất của những...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÔNG NGHỆ RAU QUẢ SAU THU HOẠCH
- CÔNG NGHỆ RAU QUẢ SAU THU HOẠCH GVHD: TRẦN THANH TUẤN NHÓM 10: 1) HUỲNH PHÚ VINH 2) NGUYỄN THÀNH VIỆT 3) NGUYỄN THANH XUÂN 4) NGUYỄN VĂN KHOAI 5) NGUYỄN THỊ UYÊN VY 6) ĐẶNG THỊ KIM VẸN 1
- MỤC LỤC 1. Giới thiệu: .................................................................................................................... 3 2. Nguyên liệu và phương pháp ................................ ................................ ...................... 4 2.1. Nguyên liệu thực vật ................................................................................................. 4 2.2. Xử lý ép ..................................................................................................................... 5 2.3. Sự đo lường vết thâm của trái cây ........................................................................... 5 2.4. Sản sinh khí ethylene và xác định tỉ lệ hô hấp ......................................................... 5 2.5. Xác định độ cứng ...................................................................................................... 6 2.6. Xác định màu sắc ...................................................................................................... 6 2.7. Phân tích acid abscisic: ............................................................................................. 6 2.8. Phân tích Polyamine:................................................................................................ 7 2.9. Dấu hiệu thống kê:................................................................ ................................ .... 7 3. Kết Quả ........................................................................................................................ 7 3.1. Ảnh hưởng của việc xử lý Putrescine trên lực ép và trên vết thâm tím: ................ 7 3.2. Ảnh hưởng của việc xử lý Putrescine đến độ cứng quả mơ: ................................... 8 3.3. Ảnh hưởng của việc xử lý Putrescine đến việc giảm trọng lượng và tăng màu sắc: ........................................................................................................................................ 10 3.4. Sản xuất ethylene và CO2 trong quả mơ................................................................ 11 3.5. Nồng độ polyamine ................................ ................................................................. 12 3.6. Những thay đổi hàm lượng ABA nội sinh.............................................................. 13 Hình 5 Polyamine trong suốt quá trình tồn trữ hư hỏng và không hư hỏng ...................... 14 4. THẢO LUẬN............................................................................................................. 14 5. KẾT LUẬN ................................................................................................................ 17 2
- ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC XỬ LÍ PUTRESCINE ĐỂ KÉO THỜI HẠN SỬ DỤNG VÀ GIẢM THIỆT HẠI CƠ HỌC TRONG MƠ. Quả mơ (Prunus armeniaca L. cv Mauricio) thu ho ạch ở giai đoạn chín thương m ại đ ã được xử lí với putrescine (1 mM), b ị thiệt hại cơ học với lực 25N và được lưu trữ ở 100C trong 6 ngày. Xử lí putrescine tăng độ săn chắc và giảm sự bầm giập gây ra b ởi tổn th ương cơ học.Trái cây xử lí với putrescine cho thấy tác động sinh lý tốt hơn so với kiểm soát. Màu thay đổi, giảm trọng lượng phát sinh ethylene và tỉ lệ hô hấp giảm trong trái cây xử lý với putrescine. Hậu quả đáng chú ý nhất của những thiêt h ại cơ học là gia tăng đáng kể nồng độ spermidine tìm th ấy sau khi mơ được ép có th ể được coi là một dấu hiệu sinh lí của thiệt hại cơ học. 1 . Giới thiệu: Chất lượng trái cây trên mỗi đơn vị trọng lượng có thể bị ảnh hưởng bởi nhân tố vườn cây trồng, giai đoạn phát triển lúc thu hoạch và các yếu tố sau thu hoạch khác như: tổn thương lạnh (Serrano and others 1996), nhiệt độ cao (Shewfelt 1998) và tổn thương cơ học (Martinez-Romero and others 1999). Quả mơ có thời gian chín nhanh (Amoros and others 1989) và thư ờng được đóng gói trước khi đạt đến đỉnh cao của chất lượng. Tình trạng chưa chín có thể giải thích sự hô hấp thấp của quả m ơ, chủ yếu là do thiếu m ùi và sự cố về các vấn đề bên trong (Bruhn annd others 1991). Việc nghiên cứu chọn thời điểm thu hoạch và phương pháp bảo quản thích h ợp là rất quan trọng. Các nhà sản xuất kết hợp mơ trư ởng thành với tỉ lệ cao hơn trong các bao gói. Sự giảm mùi kết hợp với sự trưởng thành thấp của hoa quả là sự phàn nàn của người tiêu dùng và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số bán hàng sau này. Những quả quá chín có th ể giảm thời gian sử dụng và trở n ên dễ bị tổn thương cơ học (Miller 1992). Điều này dẫn đến sự suy giảm về tiêu thụ sản phẩm tươi trong những năm gần đây (Vergano and others 1995). 3
- Polyamines là hợp chất sinh lý quan trọng trong quá trình phát triển và lão hóa của quả (Valero and others 1999). Quá trình lão hóa trong trái cây thư ờng xảy ra ở thực vật khi ethylene được h ình thành với một lượng tương đối lớn. Polyamines được coi là ch ất chống lão hóa với những thay đổi của chúng được xem như là cơ chế bảo vệ, quá trình bảo quản trái cây kéo d ài và quá trình sinh lý đó thường đi kèm với sự giảm polyamines xảy ra ở cây trồng. Xử lý putrescine bằng n goại sinh đ ược áp dụng để tăng độ săn chắc của trái cây và làm ch ậm quá trình chín trong chanh (Valero and others 1998) và táo (Saftner and others 1998; Wang and others 1993). Mặt khác tác dụng sinh lý của ethylene trong thực vật được trung hòa bằng cách xử lí với polyamines (Paksasorn and others 1995), do sự chuyển hóa giữa polyamines và ethylene qua S-adenosylmethionine (SAM). Mục tiêu của bài báo này là nghiên cứu ảnh hưởng của ngoại sinh khi xử lí putrescine (1mM) cải thiện các đặc tính về thời hạn sử dụng của mơ (độ cứng, thay đổi m àu, giảm trọng lượng) bảo quản ở 100C và vai trò có th ể có của nó trong việc giảm các phản ứng sinh lý để gây thiệt hại cơ học: CO2, ethylene, polyamine và nồng độ axit abscisic. 2 . Nguyên liệu và phương pháp 2 .1. Nguyên liệu thực vật 200 trái mơ (Prunus armeniaca cv Mauricio) đ ã được thu hoạch từ 5 cây trưởng thành tại “Tres Caminos”-CE-BAS-CSIC-trang trại thử nghiệm ở Murcia(TBN) trong giai đoạn chín thương m ại (trọng lượng 47,5g, chất rắn hòa tan chứa 11- 130Brix và độ axit từ 0,6-0,8 axit malic100g-1 trọng lượng tươi) trong mỗi lần thí n ghiệm, 65 quả m ơ đã được phân loại phù hợp theo màu sắc và trọng lượng. Sau đó chúng được chọn ngẫu nhiên và chia làm hai ph ần mỗi phần 30 quả cho phương pháp xử lí sau:1/ kiểm soát; 2/ xử lí putrescine (1mM) còn 5 qu ả được giữ như mẫu b an đầu. Xử lí putrescine và phương pháp xử lí nước cất được thực hiện do áp suất th ẩm thấu, đặt trái cây trong 5L của putrescine hòa tan (ho ặc nước cất) ở 200mm Hg trong 8 phút. Sau đó thêm 0,2% vào để tăng sự hấp thu putrescine. Sau khi xử lí, trái cây được đặt trên giấy Kraft và đ ể khô. Sau đó mỗi quả mơ được đánh số, trọng lượng và lưu trữ ở 100C trong một buồng kiểm soát nhiệt độ để trong bóng tối với độ ẩm tương đối là 90%. 24 giờ sau khi xử lý 15 quả từ mỗi phần đã bị thiệt hại cơ học tại 3 vùng của trái ở 600C, được giữ và tồn trữ trong cùng điều kiện. Sau 2, 4 và 4
- 6 ngày sau thu ho ạch 5 quả của mỗi phần (kiểm soát không hư hỏng, kiểm soát hư hỏng, kiểm soát xử lý putrescine được lấy mẫu, chúng được cân và các vùng hư hỏng, m àu sắc, ethylene, tỉ lệ hô hấp và độ cứng được đo. Sau đó 3 mẫu của MESOCARP cho mỗi quả đã được thực hiện và ngay lập tức đóng băng trong dung d ịch N2 sau đó xay để có được một mẫu đồng nhất và được lưu trữ ở -200C cho đến khi polyamines và ABA được phân tích. 2 .2. Xử lý ép Trong mỗi trái cây, đ ường kính (mm) của chúng được đo và sau đó chúng bị phá vỡ cơ học bởi một lực nén khoảng 25N, bằng cách sử dụng một quả cầu thép có đường kính 20mm.Sự phá vở cơ học này được thực hiện tại Đại Học Sal May LloydTM, theo mô hình LR5K (Loyd Instrument, Segensworth, U.K). Lúc đầu quả cầu thép di chuyển với tốc độ 20mm min-1 cho đến khi đạt được lực ép 25N sau khi tiếp xúc với quả. Sự phá vở này sản sinh ra một biến dạng trên qu ả m ơ, kết quả đ ược thể hiện b ằng tỉ lệ phần trăm biến dạng, cụ thể là tỉ lệ biến dạng giữa độ căng của quả với đường kính của quả nhân với 100. Cách đo n ày đư ợc thực hiện 3 lần cho mỗi quả. 2 .3. Sự đo lường vết thâm của trái cây Đường kính và độ sâu của khu vực bị hư hỏng đ ược gây ra bởi lực nén 25N được đo dùng đ ể xác định diện tích và khu vực bị thâm. Ba lần đo đã được áp dụng đối với từng loại trái cây trong mỗi ngày lấy mẫu . 2 .4. Sản sinh khí ethylene và xác định tỉ lệ hô hấp Quả mơ được lấy ra khỏi nơi lưu trữ và cho phép đ ạt tới nhiệt độ 20oC trong 1h. khí ethylene và CO2 sinh ra được đo bằng cách đặt chúng trong một cái lọ có đường kính 0.5L được đậy bởi 1 nút chai cao su trong 1h. 1 ml không khí đã được lấy bằng một ống tiêm khí, khí ethylene được định lượng bằng cách sử dụng một GC (Hewlett-PackardTM 5890A), được trang bị một máy dò ion hóa và một cột thép 3 – m không gỉ với đường kính trong là 3.5mm chứa nhôm được kích hoạt 80/100 mắt lưới. nhiệt độ cột là 70oC, nhiệt độ phun và máy dò là 110oC. Kết quả đ ược thể hiện trên khắp mỗi gram mô có khí ethylene phát sinh. 1 ml không khí ở cùng m ột n ơi đ ã được thu hồi và kiểm tra lại tốc độ sinh CO2 bằng cách sử dụng một GC (ShimadzuTM GC 14A), một máy dò catarometric và 3 m cột thép không gỉ với đường kính bên trong là 3.3mm có chứa chromosorb 102. Kết quả được thể hiện trong mỗi mg CO2 sinh ra trong mỗi kg mẫu trong mỗi giờ. 5
- 2 .5. Xác định độ cứng Độ cứng được xác định với những quả không hư hỏng trên cơ sở của 3 thông số, một trong số đó là chỉ số toàn bộ độ cứng trái cây (tỉ lệ biến dạng), chỉ số kết cấu vỏ trong một giây (lực thủng), và một số khác như chỉ số về cấu trúc thịt quả (Magness-TaylorTM độ cứng) như sau: Tỉ lệ lực biến dạng được xác định bằng cách sử dụng một tấm thép đặt trên một máy khảo nghiệm Lloyd Universal, mô hình LR5K (Lloyd Instruments, Segensworth, U.K.) được nối với một máy tính cá nhân. Đối với mỗi loại trái cây, đường kính được đo và sau đó 1% của lực biến dạng liên quan đ ến đường kính đ ược áp dụng. Những kết quả đư ợc thể hiện là tỉ lệ giữa 1% của biến dạng và dia trái cây (N mm-1) nhân với 100.Hai phép đo được thực hiện trên 2 vùng xích đạo của trái cây tại 900C. Máy móc thì được chuẩn bị ở 20 mm min-1 sau khi tiếp xúc với vỏ. Lực thủng được đo bằng cách sử dụng máy kiểm tra đường kính 0,6 mm, tương tự như máy khảo nghiệm Lloyd Universal.Việc kiểm tra này gây ra vỡ vỏ tại 20 mm m in-1 sau khi tiếp xúc với vỏ m ơ. Hai phép đo đã được thực hiện trên 2 vùng xích đ ạo của quả tại 900C và kết quả được thể hiện trong N. Độ cứng Magness – Taylor đã được ghi lại độ cứng là sử dụng đ ầu dò đường kính 5 mm tương tự nh ư máy khảo nghiệm Universal. Các lo ại quả đã được bóc vỏ và hai phép đo được xác định trên 2 vùng xích đạo của quả tại 90 0C.Máy đ ược chuẩn bị thực hiện ở 20 mm min -1 khoảng 10 mm sau khi tiếp xúc với phần thịt Máy xác đ ịnh được lực thủng tối đa của bên trong thịt và kết quả được thể hiện trong N. 2 .6. Xác định màu sắc Màu sắc được xác định bằng cách sử dụng hệ thống phòng thí nghiệm Hunter và một Minolta mô hình CR200TM. Đối với những quả bị hư hỏng, m àu sắc được xác đ ịnh trên những vùng b ị hư hỏng. Tỉ lệ giữa những thông số a* và b*, thể hiện là (a/b) được đưa vào phép tính và nh ững kết quả n ày có ý ngh ĩa SE của 3 cách xác đ ịnh ở mỗi quả. 2 .7. Phân tích acid abscisic: Acid abscisic được chiết suất từ 0.5g mô quả tươi với 10ml dung dịch hòa tan của 80% acetone có chứa butyl hydroxytolulen ở 100mg L-1 và acid citric ở 0.5g L-1. Các ch ất chiết suất đ ã dư ợc ly tâm trong 5 phút ở 3000g và dược pha loãng với 50mM Tris dung d ịch đệm (pH = 7.8) có chứa 1mM MgCl2 và 150 mM NaCl và sau 6
- đó định lượng với mẫu thử enzyme liên kết miễn dịch (ELISA) (Weiler 1980), bằng cách sử dụng 1 kháng thể đơn dòng IgG (Idexx, Inc, San Bruno , California, Mỹ). 2 .8. Phân tích Polyamine: Sự chiết suất của Polyamine thì đ ược thực hiện từ mỗi quả m ơ, 1g mô tươi được chiết suất với 10ml dung dịch 5% acid perchclric lạnh. Đồng chất này sau đó được ly tâm trong 30 phút ở 2000g và đem phân tích b ởi HPLC. Hệ thống rửa giải bao gồm MeOH / H2O (64 : 36) dung môi, rồi chạy với tốc độ dòng 0.8 ml min -1. Polyamine – benzoyl được rửa giải thông qua một cột đảo ngược pha và đươc phát h iện bằng cách hấp thụ ở 245nm. Một nguyên tắc hiệu chỉnh tương đối đ ã đ ược Sử dụng để xác định polyamine trong các mẫu, sử dụng 1,6 hexanediamine như tiêu chuẩn đường cong (từ 1,25 đến 40 mM) putrescine (y = 0,059 -267,85 r = 0,99), spermidine ( y = 0,041 -284,74 r = 0,99), và spermine (y = 0,045 -180,39 r = 0 ,99). 2 .9. Dấu hiệu thống kê: Hai nhân tố ANOVA đã đ ược thực hiện để xác định ảnh hư ởng của việc xử lý và th ời gian tồn trữ trên polyamine là màu sắc và độ cứng. Rồi so sánh trung b ình bằng cách sử dụng HSD để kiểm tra giữa việc xử lý và thời gian tồn trữ. Tất cả phân tích được thực hiện với phần mềm thống kê SAS 3 . Kết Quả 3 .1. Ảnh hưởng của việc xử lý Putrescine trên lực ép và trên vết thâm tím: 7
- Hình 1: Số lượng và diện tích bề mặt vết thâm tím trong suốt tồn trữ về thiệt hại của những quả mơ được kiểm soát và được xử lý Putrescine. Tỉ lệ biến dạng là nguyên nhân bởi một lực 25N mà nó gây ra thiệt hại cơ học cao h ơn đáng kể (P < 0.05) trong những quả m ơ đã kiểm soát (12,92% ± 0,49), còn trong những quả mơ được xử lý Putrescine thì thiệt hại cơ học ít hơn (8,57% ± 0 ,39). Rồi tỉ lệ biến dạng do lực 25N cũng tỉ lệ thuận với vết thâm tím (số lượng và d iện tích) (hình 1), trong đó nh ững quả được xử lý Putrescine cho thấy thiệt hại bên trong không đáng kễ hơn là những quả được kiểm soát (thấp hơn khoảng 3 lần). 3 .2. Ảnh hưởng của việc xử lý Putrescine đến độ cứng quả mơ: 8
- H ình 2: thông số độ cứng: lực biến dạng tỷ lệ (a), lực thủng (b), và lực Magness- Taylor (c) trong suốt tồn trữ của kiểm soát những quả mơ (●) và xử lý Putrescine những quả mơ (■). Những quả được xử lý Putrescine cho th ấy mức độ của độ cứng cao hơn là Qu ả được kiểm soát (h ình 2). Hình 2a: Toàn bộ độ cứng của quả giảm đáng kể trong suốt tồn trữ, nh ưng những quả mơ được xử lý Putrescine độ cứng giảm ít hơn và độ cứng cuối cùng cao hơn những quả mơ được kiểm soát lần lượt là 2.72 ± 0.16 N mm-1 và 2.27 ± 0.10 N mm-1. Hình 2b: Kết cấu vỏ cũng giảm trong quá trình tổn trữ. Tuy nhiên sự khác biệt đáng kể duy trì (P < 0.05) vào ngày thứ tư của tồn trữ + Quả được xử lý Putrescine: 0.91 ± 0.07 N + Qu ả được kiểm soát: 0.72 ± 0.07 N Hình 2c: Xử lý Putrescine làm gia tăng độ cứng thịt quả từ mức ban đầu là 4.09 ± 0 .42 N đ ến 5.51 ± 0.52 N của ngày thứ hai tồn trữ và b ắt đầu giảm từ thời điểm này. Trong khi việc kiểm soát quả mơ th ì suy giảm liên tục trong suốt tồn trữ, mức thấp nhất là 1.35 ± 0.06 N vào ngày th ứ tư tồn trữ. 9
- 3 .3. Ảnh hưởng của việc xử lý Putrescine đến việc giảm trọng lượng và tăng màu sắc: Hình 3: Trọng lượng bị mất mát (a) và chỉ số màu sắc (b) trong suốt tồn trữ của quả mơ: Kiểm soát (●), kiểm soát hư hỏng (■), xử lý putrescine (▲), và bị hư hỏng xử được lý (▼). Hình 3a: Tất cả các loại quả (bị hư hỏng và không b ị hư hỏng)cho thấy giảm trọng lượng đáng kể trong suốt tồn trữ. Các mức trọng lượng mất mát cuối cùng là: Với những quả không bị hư hỏng: + Xử lý Putrescine mất: 5,12 ± 0,32 g + Kiểm soát mất: 5,65 ± 0.21g Với những quả hư hỏng: + Xử lý Putrescine mất: 6,05 ± 0,32 g + Kiểm soát mất: 6,71 ± 0,28 g Hình 3b: Chỉ số m àu tăng theo cùng với ngày tồn trữ; chỉ số m àu ban đầu (–0.20 ± 0 .01) gia tăng đáng kể cho tất cả các quả trong suốt tồn trữ. Việc kiểm soát những quả h ư hỏng cho thấy thay đổi màu cao nhất và nhanh so với những quả còn lại trong suốt tồn trữ. Những quả mơ không hư hỏng và được xử lý Putrescine cho thấy 10
- thay đổi m àu thấp nhất, trong khi kiểm soát những quả mơ hư hỏng và những quả hư hỏng được xử lý Putrescine tăng ở giữa trên. 3 .4. Sản xuất ethylene và CO2 trong quả mơ Gần đây tỉ lệ sản xuất ethylen trong qủa thu hoạch là (2,67 ±0,35nL g-1 h-1). Kiểm soát những quả không hư hỏng cho thấy việc sản xuất ethylen bắt đầu suy giảm điển h ình ở n gày thứ tư tồn trữ đạt đỉnh suy giảm là (15,52±2,70 nL g-1h-1) và sau đó giảm ở cuối của thí nghiệm (hình 4). Những quả kiểm soát hư hỏng làm tăng nồng độ ethylen một cách nhan h chóng vào ngày thứ hai (17,08±2,52 nL g-1h-1) và sau đó sản xuất ethylen giảm cho đến khi kết thúc lưu trữ. Những quả đư ợc xử lý với putrescine cho thấy giảm đáng kể (P
- m ơ bị hư hỏng và không b ị hư hỏng được xử lý với putrescine hoặc không xử lý với putrescine. 3 .5. Nồng độ polyamine Nồng độ putrescine tự do nội sinh trong trái cây b ị hư hỏng và không bị hư hỏng cho thấy giảm đáng kể từ các giá trị ban đầu (20,61 ± 2,41 nmol g-1) trong quá trình b ảo quản. Trái cây không bị hư hỏng đạt mức cuối cùng của nồng độ 8,60 ± 0,35 nmol g-1 và 10,67 ± 1,41 nmol g-1 trong mơ xử lý putrescine và được kiểm soát trong mơ, tương ứng. Trái cây bị hư h ại đạt đến mức tương tự trong cả hai loại trái cây kiểm soát xử lý putrescine (11,14 ± 1,01 nmol g-1 và 12,68 ± 3,99 nmol g-1, tương ứng) vào ngày th ứ sáu của tồn trữ. Nồng độ Spermidine tăng trên toàn tồn trữ trong m ơ được xử lý putrescine từ 117,81 ± 11,39 nmol g-1 (ngày 0) đ ến 248,72 ± 21,42 và 235,03 ± 73,00 nmol g-1 trong mơ không hư hỏng và bị hư hỏng, tương ứng. Ngược lại, m ơ kiểm soát không hư hỏng cho thấy giảm đáng kể từ các giá trị ban đầu sau khi lưu trữ (43,36 ± 12,74 nmol g-1) và vẫn không thay đổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Thiệt hại cơ học tăng lên đáng kể (P
- Hình 4: sản sinh khí ethylen và CO2 của những quả mơ không bị hư hỏng và b ị hư hỏng quả mơ được xử lý putrescine quả mơ được kiểm soát trong suốt tồn trữ. 3 .6. Những thay đổi hàm lượng ABA nội sinh 13
- Hàm lượng ABA trong những quả hư hỏng (bảng 1) tăng từ những giá trị ban đầu của nó 15,02- 1,82 nmolg-1 đến 24,45-2,57 và 28,50 - 3 ,11 nmolg-1 trong 4 ngày được xử lý putrescine và kiểm soát riêng từng phần. Từ thời gian này và cho đến khi kết thúc thí nghiệm, hàm lượng ABA thì không có khác nhau tại P
- Trong sự lão hóa ở trái cây, như trong quả đào (Martinez – Romero và những người khác 2000) và trong quả táo (Wang và những ngư ời khác 1993), xử lý polyamine duy trì được độ rắn chắc trong quả m ơ hơn những qua đào và táo. Các kết quả cho th ấy mức độ săn chắc thịt quả mơ tăng do kết quả của việc xử lý putrescin tại 1 m M. Hơn nữa vỏ và thịt quả săn chắc hơn trong xử lý putrescin. Những kết quả này có thể là do kh ả năng của polyamin để chất pectin bị kết dính tại th ành tế bào (Abbott và Conway 1989) và các hoạt động của enzym làm giảm lư ợng acid pectid (Kramer và những người khác 1989). Thịt tăng độ săn chắc nhưng không ph ải là sự chống đỡ của vỏ, mà có th ể là do mức độ cao nhất của chất pectin trong thịt quả mơ so với lớp vỏ. Ngo ài ra, xử lý quả ở nồng độ cao hơn cho th ấy toàn bộ quá trình kiểm soát tốt hơn, nhưng chúng tôi không theo dõi việc gia tăng sau khi xử lý. Những kết quả này là do đặc điểm h ình thái học của quả mơ. Các khoảng cách giữa h ạt và th ịt quả thực hiện sự hấp thu lực ép trong cả hai rất nhiều khi được xử lý và không xử lý. Việc xử lý putrescin với trái cây cho thấy quả ít nhạy cảm với va đập cơ học để hư hỏng. Như vậy, thể tích, diện tích và tỉ lệ trái cây bị biến dạng thấp khi được xử lý với putrescin, trong thỏa thuận các kết quả được tìm th ấy trong đào (Martinez – Romero và những ngư ời khác 2000) phản ứng của trái cây là do độ cúng cao hơn so với các mô thấp hơn sự gẫy vỡ, rò rĩ nước mà có th ể là kết quả sự o xi hóa của enzym là chất nền của phenolics bởi polyphenoloxidase để sản xuất quinon (Friedman 1996) trong sự hiện diện của oxy như đã được thể hiện trong quả m ơ cv.Malatya (Oktay and others 1998). Thay đổi màu sắc trong quả mơ khi b ị hư hỏng đã giảm khi được xử lý với putrescin. Kết quả như trước đây khi quan sát trên chanh cv.Verna trong đ ó xử lý thuận lợi với putrescine ở nồng độ 1 mM trì hoãn việc thay đổi mau sắc trong trái cây bị hư hỏng do cơ học (Martinez – Rom ero và những người khác 1999). Trọng lượng mất mát khác nhau giữa các loại trái cây có th ể là do những thay đổi trong thuộc tính sinh lý (Fockens và Meffert 1972) của các lo ại trái cây sau khi hư hỏng cơ học và việc xử lý. Như vậy, việc xử lý putrescine với trái cây thay đổi hợp nhất hoặc bố trí các tế b ào, việc cải thiện các cơ th ịt quả m à gây ra sự gián đoạn mô và liên kết giữa thịt và bên ngoài không khí. Điều này cho phép liên kết chuyển giao giữa không khí và hơi nước (Woods 1990). Mặt khác, sự giảm trọng lượng có thể là do sự tăng đáng kể tốc độ hô hấp trong kiểm soát hư hỏng m ơ. Trong mốt số báo cáo polyamine (putrescine, spermidine và sprmine) 15
- (Apelbaum và những người khác 1981; Ke và Romani 1988; Singh va2Singh 1995; Martinez – Romero và những người khác 2000), ức chế khí etylen, tác dụng tương tự như đã được thể hiện trong m ơ. Trong việc hư hỏng trái cây đư ợc xử lý với putrescine các khí etylen không được kích thích và thời kỳ bắt đầu suy yếu cao đ iểm dọc theo thời gian lưu trữ có thể không được phát hiện. Tuy nhiên thiệt hại cơ học được thúc đẩy 1 – aminocyclopropance – 1 – carboxylic acid (ACC) tổng hợp đ ể nhanh chóng tạo thành etylen, như đ ã được tái chuyển trong dưa chuột (Miller và những người khác 1987). Giải phóng putrescine trong mơ giảm trong lưu trữ, kết quả n ày được đồng ý trong quýt, ớt, cà chua (Valero và nh ững người khác 1999). Trái cây không bị hư hỏng khi được xử lý với putrescine cho thấy mức độ polyamin cao hơn so với việc điều chỉnh (putrescine đ ược tồn trữ lần hai và spermidine cho toàn bộ giai đoạn tồn trữ). Như vậy, sau khi xâm nhập, một phần của putrescine vẫn giữ ở mức như là m ột chất tự do, tồn trữ đúng lúc và một phần đư ợc sử dụng trong sinh tổng hợp polyamin để tạo ra spermidine và spermine. Mặt khác, putrescine có th ể liên kết với tế bào như polyamin tự do. Trong các loại trái cây bị hư hỏng cơ học cho thấy phản ứng lại khác nhau trong các giai đo ạn tồn trữ. Trong kiểm soát các lo ại trái cây h ư hỏng, spermidine và spermine tăng đáng kể trong những ngày đ ầu tiên lưu trữ, trong khi đó mức độ polyamine trong xử lý putrescine trong trái cây cho th ấy sự thay đổi đáng kể so với độ không hư hỏng khi được xử lý putrescine một lần. Những khác biệt này có thể là do polyamine ph ản ứngng lại hư hỏng cơ học, như đã được tìm th ấy trong chanh (Martinez – Romero và những người khác 1999) cũng như sau khi nhấn mạnh các loại khác (Mc Donald và Kushad 1986; Feny và Barker 1993; Das và những người khác 1995). Trong hầu hết các loại báo cáo này, ph ản ứng chính để tạo stress được phát hiện ở nồng độ putrescine. Trong m ơ cv.Mauricio và chanh cv.Verna (Martinez – Romero và những ngư ời khác 1999), polyamine tăng, như một phản ứng đối với hư hỏng cơ học. Nồng độ spermidine trong hư hỏng khi xử lý putrescine với trái cây đ ã làm trái cây không bị hư hỏng. Do đó, việc xử lý putrescine có thể bảo vệ được sự to àn vẹn trái cây, giảm d iện tích và khối lượng các vùng hư hỏng, vá các spermidine có thể phản ứng sịnh lý để tạo stress cơ học. Nồng độ ABA trong xử lý putrescine với mơ, hư hỏng và không hư hỏng, thấp hơn so với mơ được kiểm soát, mà có thể là do vai trò của antisenescent tại thuộc tính để tạo polyamine trong các cơ quan khác nhau và các 16
- mô (Galston và Kaursawhey 1987). Kết quả này song song với sự thay đổi màu sắc th ấp hơn trong xử lý putrescine với trái cây trong suốt thời gian tồn trữ. Với sự trì hoãn của chất diệp lục bị phân hủy và chuyển hóa carotenoid nh ư được báo cáo trong anh đào (Kondo và Gemma 1993) và ớt (Lurie và Ben – Yehoshua 1986). Mặt khác, nồng độ ABA tăng trong kiểm soát trái cây đ ược tồn trữ, mà trùng hợp với cao điểm của sản xuất khí etylen. Như vậy, sự bắt đầu của quá trình lão hóa với đ ỉnh cao trong nồn g độ ABA (Nooden 1988). Cuối cùng, chỉ ra rằng hư hỏng cơ học tăng lên ở cả hai nồng độ ABA (xử lý putrescine và kiểm soát m ơ) mặc dù kết quả này có hiệu lực trong kiểm soát trái cây hơn trong điều trị ở người. 5 . KẾT LUẬN Xử lý putrescine với quả m ơ là phương pháp hàng đầu để trái cây rắn chắc hơn, m àu sắc chậm thay đổi và ức chế sản xuất khí etylen. Ngoài ra tỉ lệ thiệt hại đã được giảm xuống, các vùng trái cây bị bầm tím thấp và trái cây ít bị biến dạng, kết quả cho thấy khi xử lý putrescine với trái cây đã làm giảm tính nhạy cảm của trái cây với hư hỏng cơ học trong suốt quá trình thu hái và tồn trữ, do đó làm tăng thời hạn sử dụng. Trong hư hỏng cơ học ở quả m ơ, nồng độ spermidine tự do có thể theo dõi như một dấu hiệu sinh lý của stress. 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận môn công nghệ chế biến rau quả: Chế biến jam dâu
19 p | 767 | 402
-
Quy trình công nghệ bảo quản chế biến quản mận
36 p | 635 | 290
-
Đề tài: Tìm hiểu về các phương pháp bảo quản rau quả thực phẩm
33 p | 362 | 135
-
BÁO CÁO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
79 p | 498 | 106
-
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ dây chuyền thiết bị rau quả (xoài)
117 p | 207 | 72
-
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột rau má
104 p | 345 | 70
-
Báo cáo : Công nghệ sau thu hoạch rau quả
20 p | 456 | 68
-
Tiểu luận Công nghệ sau thu hoạch: Các biện pháp bảo quản nông sản bằng màng tình hình ứng dụng phương pháp ở Việt Nam và trên thế giới
22 p | 335 | 37
-
Đề tài: Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam hiện nay (đối với ngành trồng trọt lương thực, rau quả). Nêu những hạn chế tồn tại và đề ra phương hướng thực hiện hiệu quả trong tương lai
26 p | 261 | 29
-
Đề tài: Tìm hiểu nguyên liệu rau quả và các biến đổi xảy ra trong quá trình xử lý, bảo quản rau quả
22 p | 202 | 27
-
Báo cáo: Ảnh hưởng của xử lý nhiệt và luân chuyển nhiệt độ bảo quản lên mức độ tổn thương lạnh và thời gian bảo quản của quả thanh long
7 p | 148 | 22
-
Tiểu luận: Phân tích những biến đổi hóa học, hóa sinh xảy ra trong nguyên liệu nông sản trong quá trình bảo quản sau thu hoạch. Đề xuất các biện pháp bảo quản nhằm hạn chế các biến đổi đó
27 p | 307 | 21
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về kỹ thuật CA trong bảo quản rau quả tươi. Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí trong bảo quản rau quả tươi bằng CA
26 p | 154 | 19
-
Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano để cải tiến chế phẩm tạo màng Hydroxy-propyl-methyl-cellulose (HPMC) dùng trong bảo quản quả chuối
219 p | 107 | 16
-
Tiểu luận môn Công nghệ sau thu hoạch
18 p | 74 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ứng dụng chitosan tan trong nước trong kháng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên xoài, chuối, ớt sau thu hoạch
189 p | 43 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ứng dụng chitosan tan trong nước trong kháng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên xoài, chuối, ớt sau thu hoạch
33 p | 33 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn