ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI TAY<br />
BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC<br />
Lô Quang Nhật1, Nguyễn Huy Sơn2<br />
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br />
2<br />
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên<br />
1<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả bƣớc đầu điều trị tăng tiết mồ hôi tay bằng phẫu thuật nội soi<br />
lồng ngực. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 15 bệnh nhân ra mồ<br />
hôi tay tiên phát đƣợc phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện đa khoa trung ƣơng Thái Nguyên<br />
từ 7/2010 đến 11/2011.<br />
Kết quả: 15 bệnh nhân tuổi trung bình 20,3 (16 - 41tuổi). PPH đơn thuần 3 (20%), kết hợp<br />
chân 8(53,3%), PPH kết hợp nách 3(13,3%). Sau phẫu thuật 15/15(100%) khỏi hoàn toàn<br />
tay. Có 26,7% có tăng bù. Hài lòng của bệnh nhân đạt 100%. Không có tai biến, biến<br />
chứng trong và sau phẫu thuật.<br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi can thiệp hạch ngực 2-3-4 cho bệnh nhân ra mồ hôi tay tiên<br />
phát,là phẫu thuật an toàn,hiệu quả.<br />
Từ khóa: Tăng tiết mô hôi tay<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Bệnh ra mồ hôi bàn tay tiên phát (Primary<br />
palmar hyperhidrosis=PPH) là tình trạng ra<br />
mồ hôi quá nhiều, ngoài nhu cầu thực tế của<br />
cơ thể xảy ra ở lòng bàn tay, bệnh thƣờng<br />
kèm theo ra mồ hôi nhiều ở nách, lòng bàn<br />
chân, mặt. Bệnh là hậu quả các rối loạn hoạt<br />
động của quá trình tiết mồ hôi, trong đó có<br />
vai trò quan trọng của hệ thống thần kinh giao<br />
cảm với nguyên nhân chƣa rõ ràng. Tỷ lệ<br />
mắc trong các nghiên cứu khoảng 1-1,5% dân<br />
số, theo khảo sát của Li ở Trung quốc (2007)<br />
là 4,36%. PPH gây ảnh hƣởng nhiều đến tâm<br />
lí, hoạt động của ngƣời bệnh, đặc biệt việc<br />
học tập của trẻ em [1], [6].<br />
Phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm điều trị<br />
PPH đƣợc mô tả lần đầu vào năm 1942 bởi<br />
Hughes, đến những năm 80 cùng với kĩ thuật<br />
nội soi có video hỗ trợ (Video Assisted<br />
Thoracoscopic Sympathectomy= VATS) đã<br />
làm cho phẫu thuật nội soi điều trị bệnh PPH<br />
đƣợc phát triển rộng rãi [2],[3]. Tuy vậy, hiện<br />
tƣợng mồ hôi bù, mức cắt hạch ở vi trí hạch<br />
ngực 2 hay 3,4,5 vẫn còn có tranh cãi. Nghiên<br />
cứu này nhằm đánh giá kết quả của phẫu<br />
thuật nội soi cắt hạch giao cảm ngực 2-3-4<br />
với các bệnh nhân PPH tại Bệnh viện đa khoa<br />
trung ƣơng Thái Nguyên.<br />
*<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Gồm số liệu thu thập hồ sơ bệnh nhân PPH từ<br />
tháng 7 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011 tại<br />
Bệnh viện Đa khoa trung ƣơng Thái Nguyên,<br />
đƣợc VATS mức T 2-3-4.<br />
Nghiên cứu mô tả, thông tin tại hồ sơ, khám<br />
lại sau mổ và phỏng vấn qua thƣ, điện thoại.<br />
Phân loại mức độ PPH theo tác giả Li, năm<br />
1997 [6]:<br />
Độ 0<br />
Độ nhẹ<br />
Độ vừa<br />
<br />
Không có mồ hôi ra (bình thƣờng)<br />
Bàn tay thƣờng ẩm<br />
Bàn tay nhiều mồ hôi đủ ƣớt khăn tay<br />
Bàn tay nhiều mồ hôi nhỏ giọt, đặc<br />
Độ nặng<br />
biệt khi có kích thích<br />
<br />
Kỹ thuật phẫu thuật: Bệnh nhân (BN) đƣợc<br />
gây mê toàn thân, đặt ống nội khí quản<br />
Carlens, nằm ngửa trên bàn cao đầu 30 độ<br />
nghiêng 30 độ qua bên phải, trái theo từng<br />
bên phẫu thuật. Đặt các Trocar 10mm qua<br />
liên sƣờn 5 nách trƣớc, 3 nách trƣớc, trocar 4<br />
nách giữa. Phổi đƣợc xẹp bằng bơm khí CO2,<br />
cùng với van vén phổi tạo phẫu trƣờng để cắt<br />
chuỗi hạch giao cảm 2,3,4 từng bên. Kiểm tra<br />
phổi nở hoàn toàn và kết thúc phẫu thuật. Tùy<br />
từng trƣờng hợp có đặt ống dẫn lƣu khoang<br />
màng phổi. Sau phẫu thuật BN đƣợc đánh giá,<br />
chụp phổi và xuất viện ngày tiếp theo khi<br />
không có biến chứng.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
146<br />
<br />
Lô Quang Nhật và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Với 15 bệnh nhân PPH ở mức độ vừa và nặng<br />
đã đƣợc phẫu thuật, có 5 nam (33,3%), 10 nữ<br />
(66,7%).<br />
-Độ tuổi trung bình: 20,3 tuổi (16- 41 tuổi)<br />
-Mức độ bệnh PPH: có 7 BN (46,7%) có biểu<br />
hiện PPH mức độ nặng.<br />
<br />
- Không có BN ra mồ hôi tay tái phát.<br />
- Không có bệnh nhân nào bị sẹo lồi.<br />
- Không có bệnh nhân nào bị đau ngực, hội<br />
chứng Horner, ra mồ hôi khi kích thích ăn uống.<br />
Bảng 4. Tình trạng mồ hôi tăng bù khám lại sau mổ<br />
Vị trí tăng<br />
Thân mình<br />
Không nhận thấy<br />
<br />
Bảng 1. Mức độ bệnh PPH và giới<br />
Giới<br />
Mức độ<br />
Vừa<br />
Nặng<br />
Tổng<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Nam<br />
n<br />
2<br />
3<br />
5<br />
<br />
%<br />
40<br />
60<br />
100<br />
<br />
n<br />
6<br />
4<br />
10<br />
<br />
%<br />
60<br />
40<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: 60% BN nam có PPH mức độ<br />
nặng, 40% BN nữ mức độ nặng.<br />
Bảng 2. Vị trí bệnh PPH và vị trí bệnh phối hợp<br />
Vị trí biểu hiện<br />
<br />
Số lượng Tỷ lệ %<br />
Ra tay<br />
3<br />
20<br />
Ra tay, chân<br />
8<br />
53,3<br />
Ra tay, bàn chân, nách<br />
2<br />
13,3<br />
Ra tay, bàn chân, nách, ngực<br />
2<br />
13,3<br />
Tổng<br />
15<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: PPH đơn thuần có 20%, biểu hiện<br />
cả hai bàn chân chiếm 53,3%, 13,3% có biểu<br />
hiện kèm theo ra nhiều mồ hôi nách.<br />
Bảng 3. Kết quả sau phẫu thuật<br />
Vị trí<br />
Hết ra tay<br />
Hết ra bàn chân<br />
<br />
Tần xuất<br />
15/15<br />
4/12<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
100<br />
33,3<br />
<br />
Nhận xét: 100% BN hết mồ hôi tay, 33,3%<br />
BN hết ra mồ hôi cả hai bàn chân.<br />
-7 BN không đặt dẫn lƣu khoang màng phổi<br />
sau phẫu thuật. 8 BN đặt dẫn lƣu khoang<br />
màng phổi sau phẫu thuật, rút dẫn lƣu sau<br />
phẫu thuật 5 tiếng khi đã có kết quả chụp X<br />
quang ngực không có tràn dịch khí khoang<br />
màng phổi.<br />
- Bệnh nhân đƣợc ra viện sau 3 ngày điều trị<br />
* Kết quả theo dõi sau phẫu thuật:<br />
- 15 BN (100%) đƣợc khám lại<br />
- Thời gian khám theo dõi sau mổ trung bình:<br />
3,2 tháng (1- 6tháng)<br />
<br />
89(01)/1: 146- 149<br />
<br />
Số lượng<br />
4<br />
11<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
26,7<br />
73,3<br />
<br />
Nhận xét: Có 4 BN 26,7% tăng tiết bù ở ngực<br />
sau phẫu thuật. Không có BN tăng bù ở lòng<br />
bàn chân, 11/15 BN 73,3% không cảm thấy<br />
tăng mồ hôi.<br />
- 15 BN 100% hài lòng tham gia tốt hoạt động<br />
học tập, sinh hoạt hàng ngày.<br />
BÀN LUẬN<br />
Bệnh PPH có tỷ lệ mắc bệnh 1% dân số nói<br />
chung và 4,3% dân số Trung quốc trong<br />
nghiên cứu của tác giả Li [6], với sự giải thích<br />
mật độ tuyến mồ hôi ở vùng bệnh lí cùng với<br />
nhận định về trung tâm điều nhiệt vùng dƣới<br />
đồi điều khiển tiết mồ hôi bàn tay, chân nằm<br />
ở một cực trung tâm mồ hôi tuyến dƣới đồi,<br />
dƣới sự điều khiển của vỏ não, ngoài sự kích<br />
thích từ các cảm thụ nhiệt, vì vậy tình trạng<br />
tăng mồ hôi của bệnh nhân PPH thƣờng bị<br />
kích thích bởi tâm lí lo âu, xúc cảm, các tress<br />
tinh thần.<br />
Điều trị bệnh PPH trƣớc đây bao gồm thuốc<br />
bôi tại chỗ, thuốc kháng Cholinergic, điện<br />
phân và gần đây có Botulinum toxin tiêm tại<br />
chỗ, tuy nhiên các phƣơng sách điều trị vẫn<br />
chƣa mang lại kết quả nhƣ mong đợi. Điều trị<br />
can thiệp vào hệ thống thần kinh giao cảm<br />
nhƣ đốt, cắt hạch hay cắt chuỗi thần kinh<br />
giao cảm đã đƣợc thực hiện mang lại kết quả<br />
điều trị tốt hơn[2], [3]. Từ những năm 1980,<br />
với sự phát triển của kĩ thuật nội soi làm cho<br />
phẫu thuật điều trị PPH đƣợc sử dụng rộng rãi<br />
hơn, tuy nhiên kĩ thuật can thiệp và kết quả<br />
trong các nghiên cứu cho thấy sự khác nhau<br />
trong việc lựa trọn kĩ thuật cắt chuỗi hạch ở<br />
T2 hay T3, T4, T5 để có kết quả khả quan.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành cắt<br />
T2, T3, T4 [1].<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
147<br />
<br />
Lô Quang Nhật và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Qua 15 bệnh nhân đƣợc VATS điều trị PPH<br />
tại Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái<br />
Nguyên: nam giới chiếm 33,3%, nghiên cứu<br />
của NT Liêm (2005): nam chiếm 70,6%.<br />
Theo tác giả Jeganathan nam giới gặp 31%.<br />
Li (Trung quốc) là 52% ( χ2=0,43 p>0,05) với<br />
khác biệt không có ý nghĩa thống kê[4].<br />
Tuổi bệnh nhân trung bình 20,3 tuổi (16-41<br />
tuổi). NT Liêm 2005 thấy tuổi trung bình là<br />
10 tuổi. Tác giả Văn Tần có tuổi trung bình là<br />
25 tuổi. Tác giả Jeganathan 2008 có tuổi<br />
trung bình 29 (10 - 66) tuổi [1], [3], [5].<br />
PPH đơn thuần 3 bệnh nhân (20%), vị trí<br />
phối hợp trong nghiên cứu này thấy chủ yếu<br />
là tình trạng ra mồ hôi lòng bàn chân chiếm<br />
80%, Nghiên cứu của Li tại Trung quốc có<br />
33,38% tay đơn thuần, 42,87% kết hợp bàn<br />
chân . Bàn tay+ nách+ bàn chân có 6,3% [6].<br />
Kết quả phẫu thuật trong nghiên cứu này hết<br />
mồ hôi ở bàn tay 100%, không có tái phát,<br />
4/43(34,8%) bệnh nhân hết mồ hôi bàn chân.<br />
Hang có 25,6% tái phát ở nhóm chỉ can thiệp<br />
vào T2. Văn Tần có tỷ lệ tái phát 0,1%[3].<br />
Jeganathan có tái phát 4,6-9,3%, Kim thấy tái<br />
phát gặp trong nhóm sau mổ lần đầu 3,1 ± 3,4<br />
tháng [5].<br />
Tình trạng ra mồ hôi bù là một trong các vấn<br />
đề đƣợc nhiều nghiên cứu quan tâm[1], trong<br />
nghiên cứu này có 26,7% có biểu hiện tăng<br />
bù. Báo cáo của Al-tarshihi là 68,8% có hiện<br />
tƣợng tăng mồ hôi, Jeganathan 77%, Doolabh<br />
là 96/123(78%), Rodriguez là 55% bệnh<br />
nhân, trong đó có 6% bệnh nhân cảm thấy hối<br />
tiếc vì đã phẫu thuật [5], [7] .<br />
Không có bệnh nhân tai biến trong và sau mổ<br />
trong nghiên cứu. Tác giả Doolabh có hội<br />
chứng Horner 0,5%, khí màng phổi 9,5%,<br />
chảy máu màng phổi 1,6%. Chang 2007 có<br />
32,5% tràn khí dƣới da, 14,1% khí màng<br />
phổi, 0,4% máu màng phổi, 3% đau liên<br />
sƣờn. Jeganathan 2007 có khí màng phổi cần<br />
đặt dẫn lƣu 4%. Rodriguez có 23(5,6%) biến<br />
chứng với khí màng phổi [4], [5]. Nghiên cứu<br />
này có 8 bệnh nhân đặt dẫn lƣu khoang màng<br />
phổi và rút sau phẫu thuật 5 tiếng, khi chụp<br />
ngực kiểm tra không có tràn khí,máu khoang<br />
<br />
89(01)/1: 146- 149<br />
<br />
màng phổi, đặt trong những trƣờng hợp này<br />
đƣợc đặt dự phòng tràn khí.<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm ngực 23-4 hai bên điều trị ra mồ hôi tay tiên phát ở<br />
ngƣời lớn có hiệu quả, an toàn. Tuy vậy, để<br />
đánh giá tình trạng mồ hôi ra bù cần có<br />
nghiên cứu, theo dõi lâu dài hơn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1].<br />
Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Văn<br />
Linh,(2006) "Kết quả bƣớc đầu điều trị ra nhiều<br />
mồ hôi tay trẻ em bằng nội soi lồng ngực cắt hạch<br />
thần kinh giao cảm. " Tạp chí thông tin Y-Dược. 3:<br />
pp. 104-107.<br />
[2].<br />
Nguyễn Hoài Nam,(2006) "Điều trị tăng<br />
tiết mồ hôi tay bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực".<br />
Phẫu thuật nội soi lồng ngực: pp. 209-236.<br />
[3].<br />
Nguyễn Văn Tần, "Phẫu thuật cắt thần<br />
kinh giao cảm ngực ". Phẫu thuật lồng ngực qua<br />
nội soi và phẫu thuật cắt thần kinh giao cảm ngực:<br />
pp. 38-138.<br />
[4].<br />
Chang Y.T., Li H.P., Lee J.Y. , et<br />
al.,(2007) "Treatment of palmar hyperhidrosis T4<br />
level compared with T3 and T2 ". Annats of<br />
surgery 246(2): pp. 330-336.<br />
[5].<br />
Jeganathan R., Jordan S., Jones M, et<br />
al.,(2008)<br />
"Bilateral<br />
thoracoscopic<br />
sympathectomy: Results and long-term followup". Interactive CardioVascular and Thoracic<br />
Surgery. 7: pp. 67-70.<br />
[6].<br />
Li X., Chen R., Tu Y.R., et al.,(2007)<br />
"Epidemiological survey of primary palmar<br />
hyperhidrosis in adolescents". Chin med J.<br />
120(24): pp. 2215-2217.<br />
[7].<br />
Rodriguez P.M., Frexinet J.L., Hussein<br />
M, et al.,(2008) "Side effects, complications and<br />
outcome of thoracoscopic sympathectomy for<br />
palmar and axillary hyperhidrosis in 406 patients".<br />
Eur Cardiothorac Surg 1.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
148<br />
<br />
Lô Quang Nhật và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
89(01)/1: 146- 149<br />
<br />
SUMMARY<br />
EVALUATION OF THE INITIAL RESULTS TREATED PALMAR<br />
HYPERHIDROSIS BY VIDEO ASSISTED THORACOSCOPIC SYMPATHECTOMY<br />
Lô Quang Nhật1,*, Nguyễn Huy Sơn2<br />
1<br />
<br />
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy,<br />
2<br />
Thai Nguyen National General Hospital<br />
<br />
Objective: The aim of this study is to evaluate the efficacy of Video assisted thoracoscopic<br />
sympathectomy(VATS) performed T 2-3-4 for primary palmar hyperhidrosis(PPH). Methods: Between<br />
July 2010 and November 2011, 15 consecutive patients with PPH with thoracoscopic sympathectomy of<br />
T2-3-4 was reviewed at the Thái Nguyên centre Hospital. Results: 15 patients (male 33,3%) underwent<br />
bilateral VATS with mean follow-up of 3,2 months( 1-6 months). No operative mortality was recorded,<br />
success rates were in palmar 100%, Palmar and plantar 33,3%. No recurrence. Conclusions: VATS of T 23-4 suffer from PPH is a safe and affective treatment.<br />
KeyswordS: Palmar hyperhidrosis<br />
<br />
*<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
149<br />
<br />