Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT GAN TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ<br />
TẾ BÀO GAN TẠI BỆNH VIỆN K<br />
Lê Văn Thành*, Nguyễn Đại Bình**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá tai biến, biến chứng trong phẫu thuật cắt gan, thời gian sống thêm sau phẫu thuật<br />
và một số yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống thêm sau phẫu thuật.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả 66 bệnh nhân UTBMTBG ñược<br />
phẫu thuật cắt gan từ tháng 1 năm 2005 ñến tháng 9 năm 2009.<br />
Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình 49,8; tỷ lệ nam/nữ là 5,5/1; BN có HBsAg dương tính là 62,1%,<br />
72,7% BN có kích thước u từ 4 - 10 cm; 50% bn có AFP > 500 ng/ml; tỷ lệ tử vong là 1,5%; tỷ lệ biến<br />
chứng sau mổ 10,5%. Tỷ lệ sống thêm 1 năm, 2 năm sau phẫu thuật là 75,4% và 60,7%. Tuổi, kháng<br />
nguyên bề mặt HBsAg, mức AFP chưa thấy có ảnh hưởng tới thời gian sống thêm. Độ xơ gan và giai ñoạn<br />
bệnh là các yếu tố có ảnh hưởng tới thời gian sống thêm.<br />
Kết luận: Điều trị UTBMTBG bằng phẫu thuật cắt gan có hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên việc lựa chọn<br />
bệnh nhân, làm bilan trước mổ có vai trò quyết ñịnh ñến tỷ lệ tử vong và biến chứng cũng như thời gian<br />
sống thêm sau mổ.<br />
Từ khóa: Phẫu thuật cắt gan, ung thư biểu mô tế bào gan.<br />
ABSTRACT<br />
<br />
ASSESSMENT OF SURGICAL RESULTS IN HEPATOCELLULAR CARCINOMA<br />
IN K HOSPITAL<br />
Le Van Thanh, Nguyen Dai Binh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 217 - 222<br />
Objective: Assessment of complications of liver surgery, survival time after surgery and factors affect<br />
the survival time after surgery.<br />
Target group and study method: The study use descriptive study in 66 patients with Hepatocellular<br />
Carcinoma were operated from January 2005 to September 2009<br />
Study results: The average age is 49.8, the rate of male/female is 5.5/1; the patients who have positive<br />
HBsAg is 62.1%, 72.7% patients have 4 to 10 cm tumour; 50% patients have AFP > 500 ng/ml; mortality<br />
is 1.5%, rate of complications after surgery is 10.5%. The rate of 1 or 2 years survival time after surgery is<br />
75.4% and 60.7%. It wasn’t show about affections of age, surface antigen HBsAg, AFP level to survival<br />
time. The stage of cirrhosis and stage of disease are the factors that affect survival time.<br />
Conclusion: Surgery for Hepatocellular Carcinoma patients is remarkably effective, with mortality<br />
and side effects are acceptable, however the selection of patients before surgery affects mortality, side<br />
effects and survival time.<br />
Key words: Liver surgery, hepatocellular carcinoma.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) chiếm ña số trong ung thư gan nguyên phát, hay gặp ở<br />
nước ta(15,19). Tỷ lệ mắc cao, ñứng thứ 3 ở nam. Năm 2000,tỷ lệ mắc UTBMTBG chuẩn theo tuổi là<br />
22,6/100.000 nam. Đây là bệnh lý rất ác tính, bệnh nhân (BN) không ñiều trị thường tử vong từ 3 - 6 tháng<br />
kể từ khi có triệu chứng ñầu tiên(19,22). Có nhiều phương pháp ñiều trị UTBMTBG, nhưng phẫu thuật (PT)<br />
cắt gan ñược lựa chọn hàng ñầu khi còn chỉ ñịnh. Phẫu thuật triệt căn có diện cắt sạch u mang lại khả năng<br />
khỏi bệnh và sống thêm lâu dài cho BN(2,7,26). Tuy nhiên phẫu thuật cắt gan là can thiệp nặng vì vậy cần<br />
phải có sự lựa chọn BN, kíp mổ và kíp gây mê hồi sức có kinh nghiệm. Tại khoa ngoại Tam hiệp Bệnh viện<br />
K, từ 6/2004 ñến 9/2009 có 66 BN UTBMTBG ñược cắt gan triệt căn. Mục ñích của nghiên cứu này nhằm<br />
ñánh giá tai biến, biến chứng của PT cắt gan, thời gian sống thêm sau PT và một số yếu tố ảnh hưởng tới<br />
thời gian sống thêm sau PT.<br />
*<br />
<br />
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. ** Bệnh viện K<br />
Địa chỉ liên lạc: ThS. Lê Văn Thành. ĐT: 0912069155. Email: lethanhubhn74@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
217<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
66 BN UTBMTBG ñược PT cắt gan tại khoa ngoại Tam hiệp Bệnh viện K từ 6/2004 ñến 9/2009.<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn: BN có mô bệnh học trước hoặc sau mổ là UTBMTBG, có hồ sơ bệnh án ñầy ñủ,<br />
không có ung thư thứ 2, chưa ñược ñiều trị trước ñó, không có chống chỉ ñịnh PT.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: BN ung thư gan nhưng không phải UTBMTBG, BN bị mất hồ sơ, có ungn thư<br />
khác kèm theo, ñã ñược ñiều trị trước ñó, có chống chỉ ñịnh PT.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc.<br />
Nội dung:<br />
+ Thu thập thông tin lâm sàng, xét nghiệm, chẩn ñoán hình ảnh, chẩn ñoán ñộ xơ gan, chỉ ñịnh<br />
PT, giai ñoạn bệnh, phân loại cắt gan<br />
+ Kết quả sớm sau mổ (tai biến và biến chứng), thời gian sống thêm 2 năm, phân tích một số yếu<br />
tố ảnh hưởng tới sống thêm 2 năm.<br />
Xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS 16.0<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tuổi trung bình 49,8; trẻ nhất 20 tuổi; già nhất 80 tuổi. Tuổi hay gặp nhất 40 – 60. Nam 56 (84,8%);<br />
nữ 10 (15,2%); tỷ lệ nam/nữ là 5,5/1.<br />
Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo CĐHA, xét nghiệm, ñộ xơ gan và giai ñoạn bệnh<br />
Biểu hiện<br />
Vị trí u: Gan phải<br />
Gan trái<br />
Số lượng u: 1 u<br />
2u<br />
Kích thước u (cm): ≤ 6<br />
>6<br />
Nồng ñộ AFP: Bình thường: < 20<br />
Tăng: 20-200<br />
200-500<br />
> 500<br />
HBsAg: Âm tính<br />
Dương tính<br />
Độ xơ gan: Child-Pugh A<br />
Child-Pugh Bl<br />
Giai ñoạn bệnh: I<br />
II<br />
III<br />
<br />
Số BN<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
43<br />
23<br />
62<br />
4<br />
39<br />
27<br />
21<br />
7<br />
5<br />
33<br />
25<br />
41<br />
47<br />
19<br />
0<br />
27<br />
39<br />
<br />
65,2<br />
34,8<br />
93,9<br />
6,1<br />
59,1<br />
40,9<br />
31,8<br />
10,6<br />
7,6<br />
50,0<br />
37,9<br />
62,1<br />
71,2<br />
28,8<br />
0,0<br />
40,9<br />
59,1<br />
<br />
Bảng 2. Phân loại cách thức phẫu thuật<br />
Cách thức phẫu thuật<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
Số BN<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Cắt thùy gan trái<br />
<br />
19<br />
<br />
28,8<br />
<br />
Cắt 1 hạ phân thùy<br />
<br />
17<br />
<br />
25,8<br />
<br />
Cắt 2 hạ phân thùy<br />
<br />
15<br />
<br />
22,7<br />
<br />
Cắt u gan<br />
<br />
15<br />
<br />
22,7<br />
<br />
218<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
Tổng số<br />
<br />
66<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Bảng 3. Tử vong và biến chứng<br />
Tai biến và biến chứng phẫu thuật<br />
<br />
Trong mổ<br />
<br />
Số BN<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Tử vong<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Không tai biến<br />
<br />
65<br />
<br />
98,5<br />
<br />
Rách ñường mật<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Rách tĩnh mạch chủ dưới<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Rách cơ hoành<br />
<br />
1<br />
<br />
1,5<br />
<br />
66<br />
<br />
100%<br />
<br />
Tử vong<br />
<br />
1<br />
<br />
1,5<br />
<br />
Không biến chứng<br />
<br />
59<br />
<br />
89,5<br />
<br />
Chảy máu<br />
<br />
1<br />
<br />
1,5<br />
<br />
Rò mật<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Áp xe dưới hoành<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Tràn dịch màng phổi<br />
<br />
1<br />
<br />
1,5<br />
<br />
Dịch cổ trướng<br />
<br />
2<br />
<br />
3,0<br />
<br />
Nhiễm trùng vêt mổ<br />
<br />
2<br />
<br />
3,0<br />
<br />
66<br />
<br />
100%<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Sau mổ<br />
<br />
Tổng<br />
Bảng 4. Sống thêm sau 1 năm, 2 năm<br />
Thời gian<br />
<br />
Số BN<br />
<br />
Tỷ lệ % sống thêm<br />
<br />
Sau 1 năm<br />
<br />
53<br />
<br />
75,4<br />
<br />
Sau 2 năm<br />
<br />
48<br />
<br />
60,7<br />
<br />
Biểu ñồ 1. Thời gian sống thêm 2 năm toàn bộ<br />
Bảng 5. Phân tích thời gian sống thêm 2 năm theo một số yếu tố<br />
Yếu tố<br />
Tuổi<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
Số BN<br />
<br />
Tỷ lệ % sống thêm 2 năm<br />
<br />
≤ 50<br />
<br />
35<br />
<br />
61,6<br />
<br />
> 50<br />
<br />
31<br />
<br />
61,7<br />
<br />
219<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
Test Log Rank; p= 0,786 >0,05<br />
<br />
Kích thước u<br />
(cm)<br />
<br />
≤6<br />
<br />
39<br />
<br />
68,6<br />
<br />
>6<br />
<br />
27<br />
<br />
48,0<br />
<br />
Test Log Rank; p= 0,33 >0,05<br />
HBsAg<br />
<br />
Âm tính<br />
<br />
25<br />
<br />
75,0<br />
<br />
Dương tính<br />
<br />
41<br />
<br />
52,9<br />
<br />
Test Log Rank; p= 0,149 >0,05<br />
AFP (ng/ml)<br />
<br />
< 20<br />
<br />
21<br />
<br />
72,7<br />
<br />
≥ 20<br />
<br />
45<br />
<br />
57,0<br />
<br />
Test Log Rank; p= 0,280 >0,05<br />
Độ xơ gan<br />
<br />
Child-Pugh A<br />
<br />
47<br />
<br />
69,9<br />
<br />
Child-Pugh B<br />
<br />
19<br />
<br />
40,3<br />
<br />
Test Log Rank; p= 0,005 < 0,05<br />
Giai ñoạn bệnh<br />
<br />
II<br />
<br />
27<br />
<br />
78,0<br />
<br />
III<br />
<br />
39<br />
<br />
48,2<br />
<br />
Test Log Rank; p= 0,046 < 0,05<br />
BÀN LUẬN<br />
Cả 66 BN chúng tôi ñều cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng, nhưng không ga rô cuống gan như<br />
phương pháp Tôn Thất Tùng kinh ñiển. Một kíp mổ thuần thục, cắt gan qua nhu mô gan phối hợp ép kiểm<br />
soát chảy máu diện cắt ñây là một tiến bộ lớn, sau khi cắt gan, phần nhu mô gan còn lại không bị hoại tử,<br />
chức năng gan ổn ñịnh. Buộc cầm máu tinh tế các mạch máu và ñường mật tại diện cắt. Đặc biệt, kiểm soát<br />
diện cắt sạch ung thư là vô cùng quan trọng nhằm tránh tái phát sớm tại chỗ. Những vị trí tiếp cận u ñược kiểm<br />
tra diện cắt bằng sinh thiết tức thì, nếu chưa sạch tế bào ung thư thì cắt lại cho sạch. Theo Dancey (1999), thủ<br />
thuật khống chế cuống mạch trong cắt gan thực sự hiệu quả và không gây trở ngại cho quá trình cắt gan cũng<br />
như ñiều trị sau mổ qua một nghiên cứu so sanh ñối chứng 34 BN ñược cặp cuống mạch trước khi cắt gan với 18<br />
BN không ñược cặp cuống gan tạm thời(4). Theo Farid H (1994), sử dụng thủ thuật kẹp mạch máu cuống gan<br />
từng ñợt 10 phút rồi thả ra 10 phút, ñã bảo vệ ñược chức năng gan, tuy nó chỉ gây mất máu trong mỗi ñợt thả kẹp<br />
mà thôi(8). Nghiên cứu của Torzilli G. (2001), lại cho rằng nên hạn chế sử dụng thủ thuật cặp cuống gan tạm thời<br />
ñể cắt gan mà phẫu thuật vẫn tiến hành an toàn và hiệu quả, thậm chí khối u gan có liên quan tới ngã ba ñường<br />
mật(21).<br />
Về tỷ lệ tử vong, bảng 3 cho thấy không có trường hợp nào tử vong trong mổ, 01 trường hợp tử vong<br />
sau mổ (trong thời gian hậu phẫu), như vậy tổng tỷ lệ tử vong của chúng tôi là 1,5%. Tỷ lệ này thấp hơn<br />
của Vân Tần 4,09% và của Đào Thành Chương 6,1% nhưng cao hơn của Đoàn Hữu Nam 0,47%(5,24). Tử<br />
vong theo Tôn Thất Tùng trước năm 1970 là 15% sau năm 1970 là 3,4%. So với các nghiên cứu gần ñây<br />
của các tác giả nước ngoài thì tỷ lệ tử vong sau mổ của chúng tôi là tương ñương. Theo các tác giả Mỹ thì<br />
tỷ lệ tử vong là 3% giai ñoạn 1991 - 1998(4), của Nhật Bản là 2,9% từ 1990 ñến 1992(12) và từ 2,3 giảm<br />
xuống còn 0% giai ñoạn 1994 - 1999(6), của tác giả Pháp là 0% giai ñoạn 1992 - 1999(1).<br />
Ghi nhận của chúng tôi từ hồ sơ tử vong cho thấy trường hợp tử vong là BN UTBMTBG có HBsAg<br />
dương tính, xếp loại xơ gan Child – Pugh B, u khá lớn (kích thước trên CT Scan là 11 cm) ở hạ phân thùy<br />
V, VI. Sau mổ ngày thứ 2 BN có dấu hiệu hôn mê gan, xét nghiệm SGOT và SGPT tăng rất cao gấp nhiều<br />
lần trước mổ (SGOT: 1348u/l; SGPT: 2104 u/l) và ñặc biệt hơn là HBeAg dương tính. Đây là bệnh cảnh<br />
một suy gan cấp trên nền một viêm gan tiến triển. Theo Văn Tần thì viêm gan tiến triển là một trong những<br />
nguyên nhân gây suy gan sau mổ(24).<br />
Trong nghiên cứu theo dõi 613 BN UTBMTBG sau mổ của Okuda K.(1984), thì nguyên nhân gây tử<br />
vong tới 45% là do suy chức năng gan(18). Miyagawa S. (1994) cũng có nhận xét tương tự(13). Các tác giả<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
220<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010<br />
<br />
ñều thấy suy gan gây tử vong hếu hết liên quan tới xơ gan(4,9,10,14). Tai biến trong mổ chúng tôi gặp 01<br />
trường hợp rách cơ hoành, màng phổi chiếm 1,5% (do quá trình phẫu tích hạ gan phải), không gặp trường<br />
hợp nào rách ñường mật và rách tĩnh mạch chủ dưới (Bảng 3). Trường hợp rách cơ hoành ñược xử trí tốt<br />
ngay trong mổ, hậu phẫu ổn ñịnh. Tai biến trong mổ của Đào Thành Chương gặp 7,2%, trong ñó rách cơ<br />
hoành gặp 3,8%(5).<br />
Ngoại trừ 01 trường hợp tử vong sau mổ ñược xác ñịnh là biến chứng suy gan sau mổ, chúng tôi gặp<br />
01 trường hợp chảy máu sau mổ (1,5%); 01 trường hợp tràn dịch màng phổi (1,5%); 02 trường hợp có dịch<br />
cổ chướng (3,0%), 02 trường hợp nhiễm trùng vết mổ (3,0%). Chúng tôi không gặp trường hợp nào rò mật<br />
hay áp xe dưới hoành (Bảng 3). Như vậy tỷ lệ biến chứng sau mổ của chúng tôi là 10,5% cao hơn tỷ lệ biến<br />
chứng của Đoàn Hữu Nam (4,9%), Văn Tần (6,82%)(6,26).<br />
Đánh giá kết quả sống thêm bằng phương pháp Kaplan-Meier. Ở bảng 4 cho thấy tỷ lệ sống thêm 1<br />
năm, 2 năm tương ứng là 75,4% và 60,7%. Tỷ lệ này so với các tác giả trong nước là khá cao. Tỷ lệ sống<br />
thêm 1 năm, 2 năm tương ứng của Đào Thành Chương là 44,7% và 22,8%, của Lê Lộc là 43,8% và<br />
18,6%(5,11). Văn Tần(25) có tỷ lệ sống thêm 1 – 3 năm là 30%. Thực tế rất khó so sánh kết quả giữa các<br />
nghiên cứu vì tỷ lệ phân bố giai ñoạn bệnh, tỷ lệ phân bố mức ñộ xơ gan... giữa các nghiên cứu là khác<br />
nhau. Sở dĩ kết quả của chúng tôi tốt hơn có lẽ do có sự lựa chọn BN tốt, chỉ ñịnh mổ hợp lý. Việc ñánh giá<br />
chính xác mức ñộ xơ gan, giai ñoạn bệnh, khả năng cắt bỏ khối u, ñánh giá các nguy cơ trong mổ cũng như<br />
sau mổ trước phẫu thuật là hết sức quan trọng.<br />
Trịnh Hồng Sơn (2001) thấy tỷ lệ sống thêm của BN UTGNP tại bệnh viện Việt – Đức rất thấp, cụ thể<br />
là 23 tháng với 9,4%, sau khi phân tích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng kết quả phẫu thuật tác giả ñã nhấn<br />
mạnh việc chỉ ñịnh phẫu thuật phải xem xét một cách kỹ lưỡng, có nghĩa là từ khâu chẩn ñoán ñến ñiều trị,<br />
theo dõi BN cần có phác ñồ cụ thể trong hoàn cảnh hiện có: Quy ñịnh Bilan trước mổ, các tiêu chuẩn bắt<br />
buộc siêu âm cần phải nêu khi khám u gan, cách ghi biên bản phẫu thuật, ñánh giá phân loại theo Child –<br />
Pugh hoặc phân loại theo AJCC, theo Okuda, phân ñộ Fibrose gan theo Krodell(23).<br />
Nguyễn Đại Bình (2008) khi theo dõi 19 BN ñược phẫu thuật cắt gan trừ căn thấy tỷ lệ sống thêm 2<br />
năm lên tới 81,7%, ñồng thời tác giả cho rằng sự lựa chọn tốt BN, kiểm tra diện cắt sạch u là hết sức quan<br />
trọng(16).<br />
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến kết quả phẫu thuật cũng như thời gian sống thêm sau phẫu thuật như:<br />
Tuổi, giới, kích thước u, số lượng u, kháng nguyên viêm gan B, mức AFP, ñộ xơ gan, loại vi thể, giai ñoạn<br />
bệnh… ñã ñược nghiên cứu. Trong nghiên cứu này chúng tôi ñã phân tích ñơn biến một số yếu tố ảnh<br />
hưởng ñến thời gian sống thêm.<br />
+ Tuổi: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các lứa tuổi dưới và trên 50 tuổi với p = 0,786,<br />
tỷ lệ sống thêm 2 năm của 2 nhóm này là 61,6% và 61,7%. Đào Thành Chương cũng có nhận xết tương<br />
tự(5). Theo Cosenza C.A (1995), tuổi càng cao sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong và biến chứng trong, sau mổ, nhưng<br />
khi so sánh thời gian sống thêm sau mổ của 2 nhóm tuổi trên và dưới 60 khác nhau không có ý nghĩa thống<br />
kê (p=0,48)(3).<br />
+ Kích thước u: Tỷ lệ sống thêm 2 năm của nhóm có kích thước u ≤ 6 cm (68,6%) cao hơn nhóm có<br />
kích thước u < 6 cm (48,0%), nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p= 0,33. Theo Yamamoto<br />
(2001) thì những BN UTBMTBG có kích thước u ≤ 3 cm có tỷ lệ sống thêm vượt trội so với những BN có<br />
kích thước u > 3 cm(27). Trong nghiên cứu của chúng tôi rất ít BN có kích thước u ≤ 3 cm.<br />
+ Kháng nguyên bề mặt viêm gan B: Tỷ lệ sống thêm 2 năm của nhóm BN có HBsAg âm tính<br />
(75,0%) cao hơn nhóm BN có HBsAg dương tính (52,9%), nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê<br />
với p= 0,149.<br />
+ Mức AFP: 21 BN có mức AFP < 20ng/ml với tỷ lệ sống thêm 2 năm là 72,7%, 45 BN có mức AFP<br />
≥ 20 ng/ml với tỷ lệ sống thêm 2 năm là 57,0%. Sự khác biệt này cũng chưa có ý nghĩa thống kê với p=<br />
0,28.<br />
+ Độ xơ gan: 47 BN xơ gan Child-Pugh A với tỷ lệ sống thêm 2 năm là 69,9%, 19 BN xơ gan ChildPugh B với tỷ lệ sống thêm 2 năm là 40,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,005. Rõ ràng mức<br />
ñộ xơ gan có ảnh hưởng tới thời gian sống thêm sau mổ của BN UTBMTBG. Các nghiên cứu trong và<br />
ngoài nước ñều nhận xét tương tự(3,5,14,15,20,23).<br />
+ Giai ñoạn bệnh: Chúng tôi có 27 BN ở giai ñoạn II, với tỷ lệ sống thêm 2 năm là 78,0%, 39 BN ở<br />
giai ñoạn III với tỷ lệ sống thêm là 48,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0,046. Theo Okuda K.<br />
<br />
Chuyên ñề Ung Bướu<br />
<br />
221<br />
<br />