TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ<br />
NANG BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103<br />
Nguyễn Viết Trung*; Đào Thế Anh*<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu trên 163 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị nang buồng<br />
trứng lành tính tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2009 đến 3 - 2012. Kết quả: tỷ lệ PTNS<br />
thành công rất cao (98,8%), chỉ có 2 BN chuyển mổ mở, 2 BN tai biến. Không có biến chứng<br />
sau mổ. Phẫu thuật cắt cả phần phụ chiếm tỷ lệ cao nhất (44,2%), phẫu thuật bóc nang 32,3%.<br />
Thời gian mổ ngắn 70,34 ± 33,2 phút, thời gian trung tiện sau 1 ngày, ngày điều trị trung bình<br />
3,56 ± 0,96.<br />
* Từ khóa: Nang buồng trứng; Phẫu thuật nội soi.<br />
<br />
ASSESSMENT of RESULTs OF LAPAROSCOPIC SURGERY<br />
IN TREATMENT OF OVARIAN CYST AT MILITARY HOSPITAL 103<br />
summary<br />
The study was carried out on 163 patients who underwent laparoscopic surgery for treatment<br />
of ovarian cyst at Military Hospital 103 from January, 2009 to March, 2012. Results showed that<br />
application of laparoscopic surgery in treatment of ovarian cyst got high successful percentage<br />
(98.8%), 2 cases were conversed to open operation, intra-operative complication was seen in<br />
2 cases. There was not any post-operative complication cases. Laparoscopic salpingooophorectomy got the highest rate (44.2%), laparoscopic cystectomy was 32.3%. The operative<br />
time was short, ranged from 70.34 ± 33.2 minutes. On average, patients were able to fart after<br />
1 day, mean treatment time was 3.56 ± 0.96 days.<br />
* Key words: Ovarian cyst; Laparoscopy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nang buồng trứng là bệnh lý hay gặp<br />
ở mọi lứa tuổi của phụ nữ, chiếm tỷ lệ<br />
3 - 6%, nhưng gặp nhiều nhất ở phụ nữ<br />
trong độ tuổi sinh đẻ (18 - 49 tuổi). Phẫu<br />
thuật điều trị nang buồng trứng bằng<br />
nội soi với nhiều ưu điểm đang từng<br />
bước thay thế mổ mở truyền thống. Ở<br />
<br />
Việt Nam, PTNS được triển khai và phát<br />
triển mạnh tại các trung tâm y tế lớn.<br />
Trong lĩnh vực phụ khoa, PTNS được<br />
ứng dụng từ lâu: năm 1993 lần đầu tiên<br />
PTNS cắt nang buồng trứng được thực<br />
hiện tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Năm<br />
1996, PTNS được áp dụng tại Bệnh viện<br />
Phụ sản TW.<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Viết Trung (bstrung103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 17/01/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 05/03/2014<br />
Ngày bài báo được đăng: 12/03/2014<br />
<br />
154<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quân y 103<br />
tiến hành PTNS nang buồng trứng từ<br />
năm 1997. Chúng tôi tiến hành đề tài này<br />
nhằm: Đánh giá hiệu quả thực sự của<br />
PTNS, rút kinh nghiệm việc áp dụng và<br />
chỉ định PTNS điều trị nang buồng trứng<br />
tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Quân y 103.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
163 BN PTNS điều trị nang buồng<br />
trứng lành tính tại Khoa Phụ sản, Bệnh<br />
viện Quân y 103 từ tháng 1 - 2009 đến<br />
3 - 2012.<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN nang<br />
buồng trứng được PTNS có kết quả chẩn<br />
đoán giải phẫu bệnh lý là nang buồng<br />
trứng lành tính.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ: BN có chẩn đoán<br />
trước PTNS là nang buồng trứng, nhưng<br />
kết quả chẩn đoán giải phẫu bệnh lý<br />
không phải nang buồng trứng lành tính<br />
hoặc không phải nang buồng trứng.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Hồi cứu có tiến cứu, mô tả cắt ngang.<br />
- Phương tiện nghiên cứu: dàn máy<br />
nội soi cùng bộ dụng cụ PTNS của hãng<br />
KARL STORZ.<br />
- Kỹ thuật mổ nội soi: thực hiện theo<br />
quy trình mổ nội soi nang buồng trứng,<br />
tùy từng trường hợp áp dụng phương<br />
pháp phẫu thuật bóc nang, cắt nang,<br />
hoặc cắt phần phụ.<br />
- Thu thập số liệu về: thời gian phẫu<br />
thuật, tai biến trong mổ, kết quả sớm sau<br />
mổ, diễn biến sau mổ...<br />
<br />
* Xử lý số liệu: bằng chương trình<br />
SPSS 16.0, test χ2, test t-student.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Tỷ lệ thành công.<br />
Với nhiều ưu điểm so với mổ mở<br />
truyền thống, tại Việt Nam, PTNS đang<br />
được triển khai và phát triển mạnh tại các<br />
trung tâm y tế lớn. Tại Khoa Phụ sản,<br />
Bệnh viện Quân y 103, năm 2009 tỷ lệ<br />
PTNS nang buồng trứng là 56%, đến năm<br />
2011 tăng lên 77,7%, 3 tháng đầu năm<br />
2012, tỷ lệ này là 90%.<br />
Bảng 1: Tỷ lệ thành công.<br />
<br />
Nguyễn Bình An [1]<br />
<br />
200 (96,5%)<br />
<br />
Lee [8]<br />
<br />
219 (97,3%)<br />
<br />
6 (2,7%)<br />
<br />
Lưu Quốc Khải [5]<br />
<br />
416 (97,83)<br />
<br />
9 (2,17%)<br />
<br />
Chúng tôi<br />
<br />
161 (98,8%)<br />
<br />
2 (1,2%)<br />
<br />
7 (3,5%)<br />
<br />
Tỷ lệ thành công của chúng tôi khá<br />
cao (98,8%). Chỉ có 2 BN phải chuyển mổ<br />
mở. 1 BN do có vết mổ viêm ruột hoại tử<br />
cũ, không tìm được vị trí chọc trocar do<br />
các quai ruột dính toàn bộ lên thành bụng<br />
không thể gỡ dính được. BN thứ hai<br />
không có tiền sử mổ cũ, nhưng các quai<br />
ruột dính lên thành bụng, khi chọc trocar<br />
làm xước thành mạc một quai ruột non,<br />
phải chuyển mổ mở để xử trí. Theo<br />
Nguyễn Bình An [1], trong 200 BN được<br />
PTNS, 7 BN phải chuyển mổ mở do 3 BN<br />
chẩn đoán nhầm: 1 u xơ tử cung, 1 tử<br />
cung chột bị ứ máu kinh, 1 u máu mạc nối<br />
lớn; 1 BN lạc nội mạc tử cung dính nhiều;<br />
1 nang bì kích thước lớn. Nghiên cứu của<br />
Lưu Quốc Khải [5] trên 416 BN, 9 BN phải<br />
chuyển mổ mở: 2 BN do chảy máu nhiều,<br />
6 BN do dính, 1 BN do tổn thương niệu<br />
quản. Như vậy, để làm giảm tỷ lệ thất bại<br />
của PTNS, cần thăm khám kỹ BN trước<br />
156<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
mổ để chẩn đoán chính xác nang buồng<br />
trứng, tiên lượng mức độ dính của nang,<br />
2. Phƣơng pháp phẫu thuật.<br />
<br />
chỉ định phẫu thuật hợp lý.<br />
<br />
Cắt nang<br />
Bóc nang<br />
Cắt cả phần phụ<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phương pháp phẫu thuật.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bóc<br />
nang chỉ chiếm 32,3%, nhưng tỷ lệ cắt<br />
phần phụ lại cao hơn hẳn nhiều nghiên<br />
cứu khác (44,2%). Do trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi, BN > 40 tuổi chiếm 37,1%,<br />
cao hơn hẳn so với Nguyễn Bình An [1] là<br />
18,5%, Lưu Quốc Khải [5] là 6,49%; BN<br />
không còn nhu cầu sinh nở là 55,2%, cao<br />
hơn của Nguyễn Bình An [1] là 27%, Lưu<br />
Quốc Khải [5] là 43,99%; BN có nang<br />
buồng trứng lớn > 10 cm là 13,5%, cao<br />
hơn Nguyễn Bình An [1] (12,5%), Lưu<br />
Quốc Khải [5] (2,9%). Đối với BN có tuổi<br />
càng cao, cũng như BN không còn nhu<br />
cầu sinh nở, tỷ lệ bóc nang giảm, trong<br />
khi tỷ lệ cắt phần phụ tăng lên. Tương tự,<br />
đối với BN nang buồng trứng to chiếm hết<br />
buồng trứng thì phẫu thuật cắt phần phụ<br />
là chủ yếu.<br />
3. Thời gian phẫu thuật.<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình của<br />
chúng tôi là 70,34 ± 33,2 phút, dài hơn<br />
của Lee [8], Lưu Quốc Khải [5], Nguyễn<br />
Bình An [1]: đều < 60 phút. Trong nghiên<br />
cứu này, kích thước trung bình nang<br />
<br />
> 8,11 ± 3,53 cm, BN nang buồng trứng<br />
> 10 cm của chúng tôi là 22 người, nhiều<br />
hơn các tác giả trên, thêm vào đó, chúng<br />
tôi có 21 trường hợp bệnh sản phụ khoa<br />
kèm theo, phải xử trí nên thời gian phẫu<br />
thuật trung bình kéo dài. Tuy nhiên, thời<br />
gian phẫu thuật của chúng tôi ngắn hơn<br />
của Eltabbakh [7], do tác giả nghiên cứu<br />
33 trường hợp nang buồng trứng kích<br />
thước > 10 cm, to hơn nhiều kích thước<br />
nang trong nghiên cứu của chúng tôi.<br />
4. Hậu phẫu.<br />
* Biến chứng sau mổ:<br />
Không có trường hợp biến chứng sau<br />
mổ. Lee [8] gặp 2 BN tai biến trong mổ<br />
chảy máu chân trocar thứ hai; sau mổ<br />
gặp 4 BN tụ máu thành bụng phải truyền<br />
máu. Lưu Quốc Khải [5] gặp 1 BN tai biến<br />
trong mổ tổn thương đứt niệu quản phải<br />
chuyển mổ mở nối lại niệu quản. Theo<br />
Nguyễn Bình An [1], trong 200 BN được<br />
PTNS, không có trường hợp nào tai biến.<br />
Sau mổ gặp 2 BN biến chứng, 1 BN tụ<br />
máu thành bụng lỗ chọc trocar, 1 BN viêm<br />
phúc mạc được phát hiện ngày thứ ba<br />
157<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
sau mổ nang bì buồng trứng hai bên bị vỡ<br />
trong quá trình phẫu thuật.<br />
<br />
Nguyễn Bình An [1] không gặp trường<br />
hợp nào sốt sau mổ.<br />
<br />
PTNS có tỷ lệ tai biến, biến chứng rất<br />
thấp, tuy nhiên, đã có những tai biến,<br />
biến chứng khá nghiêm trọng như trong<br />
nghiên cứu của Nguyễn Bình An [1].<br />
Để giảm thiểu nguy cơ tai biến, biến chứng,<br />
theo chúng tôi, trước hết phải thăm khám<br />
kỹ lưỡng BN trước mổ, tiên lượng mức<br />
độ dính của nang để có chỉ định phẫu<br />
thuật hợp lý; trong quá trình mổ không<br />
nên quá cầu toàn, những trường hợp<br />
khó, bụng quá dính, nên cân nhắc mổ mở<br />
sớm để giải quyết, hạn chế tối đa vỡ<br />
nang trong ổ bụng; theo dõi sát BN sau<br />
mổ, kịp thời phát hiện các biến chứng.<br />
<br />
Chúng tôi chỉ gặp 1 trường hợp sốt<br />
sau mổ, chỉ định dùng kháng sinh điều trị<br />
theo truyền thống.<br />
<br />
* Sử dụng kháng sinh, thời gian trung<br />
tiện, sốt sau mổ và thời gian nằm viện<br />
sau mổ:<br />
100% BN được sử dụng kháng sinh<br />
điều trị sau mổ, không trường hợp nào<br />
dùng dự phòng trước mổ. Thời gian sử<br />
dụng kháng sinh sau mổ phần lớn là 3<br />
ngày (82,2%). 100% BN chỉ sử dụng<br />
thuốc giảm đau ngày đầu tiên sau mổ.<br />
<br />
93,3% BN trung tiện trong ngày đầu<br />
tiên sau mổ, tương tự của Nguyễn Bình<br />
An [1] là 91,5%.<br />
Thời gian nằm viện trung bình sau mổ:<br />
3,56 ± 0,96 ngày, đa số BN ra viện sau<br />
3 ngày (71,2%), số BN ra viện > 3 ngày<br />
chiếm 28,8%; nghiên cứu của Nguyễn<br />
Bình An [1] là 2,81 ± 0,54 ngày, Lưu<br />
Quốc Khải [5] là 2,2 ± 0,67 ngày, Lee [8]<br />
là 2,5 ± 0,65 ngày. Thời gian nằm viện<br />
trung bình sau mổ của chúng tôi cao hơn<br />
các nghiên cứu trên do đa số BN PTNS<br />
nang buồng trứng dùng kháng sinh trong<br />
vòng 3 ngày và ra viện sau 3 ngày,<br />
những trường hợp nằm viện > 3 ngày,<br />
phần lớn do nguyên nhân thủ tục hành<br />
chính.<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Nghiên cứu của Nguyễn Bình An [1],<br />
tỷ lệ dùng kháng sinh theo phương pháp<br />
dự phòng khá cao (88,5%), chỉ có 11,5%<br />
dùng kháng sinh theo phương pháp điều<br />
trị. Theo Lưu Quốc Khải [5], dùng kháng<br />
sinh dự phòng chiếm 96,63%, chỉ có 3,37%<br />
dùng kháng sinh điều trị.<br />
<br />
Qua nghiên cứu trên 163 BN được<br />
PTNS điều trị nang buồng trứng lành tính<br />
tại Bệnh viện Quân y 103 từ 1 - 2009 đến<br />
hết 3 - 2012, chúng tôi rút ra kết luận:<br />
<br />
Tính hiệu quả của phương pháp sử<br />
dụng kháng sinh dự phòng trước mổ<br />
trong PTNS nang buồng trứng cũng được<br />
khẳng định trong nghiên cứu của Lưu<br />
Quốc Khải [5]: 4,19% BN sốt sau mổ,<br />
<br />
- Trong PTNS điều trị nang buồng<br />
trứng lành tính, phẫu thuật cắt cả phần<br />
phụ chiếm tỷ lệ cao nhất (44,2%), phẫu<br />
thuật bóc nang: 32,3%.<br />
<br />
- Tỷ lệ PTNS thành công rất cao<br />
(98,8%), phẫu thuật an toàn, ít tai biến,<br />
biến chứng.<br />
<br />
- PTNS nang buồng trứng ít đau đớn,<br />
sử dụng kháng sinh ít, thời gian hồi phục<br />
158<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
sau mổ nhanh, ăn sớm, đi lại sớm, thời<br />
gian ra viện ngắn.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Bình An. Nhận xét về kết quả<br />
điều trị u nang buồng trứng bằng PTNS tại<br />
Bệnh viện Phụ sản TW trong 6 tháng đầu năm<br />
2008. Luận văn Thạc sỹ Y học. Hà Nội. 2008.<br />
2. Nguyễn Bình An, Đặng Thị Minh Nguyệt.<br />
PTNS điều trị u nang buồng trứng tại Bệnh<br />
viện Phụ sản TW. Tạp chí Y - Dược học Quân<br />
sự. 2011, số 2, tr.147-150.<br />
3. Đặng Thị Minh Nguyệt. Nhận xét về các<br />
chỉ định PTNS u nang buồng trứng tại Bệnh<br />
viện Phụ sản TW. Tạp chí Y học Thực hành.<br />
2011, tập 748, số 1, tr.108-110.<br />
<br />
4. Bộ môn Phẫu Thuật thực hành, Học viện<br />
Quân y. Bài giảng phẫu thuật thực hành, tập 2.<br />
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hà Nội.<br />
2001, tr.343-355.<br />
5. Lưu Quốc Khải. Nghiên cứu chỉ định, kỹ<br />
thuật và kết quả PTNS điều trị u nang buồng<br />
trứng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 2003 2004. Luận văn Thạc sỹ Y học. Hà Nội. 2005.<br />
6. Phạm Thanh Nga. Xử trí u buồng trứng<br />
trong thai kỳ bằng PTNS tại Bệnh viện Phụ sản<br />
TW từ 01 - 2005 đến 06 - 2008. Luận văn Tốt<br />
nghiệp Bác sỹ chuyên khoa II. Hà Nội. 2008.<br />
7. Eltabbakh GH. Laparoscopic surgery for<br />
large benign ovarian cysts. Science Direct,<br />
gynecology oncology. (4 June 2007). 2007.<br />
8. Lee Jeong-Won et al. Selected adnexal<br />
cystic masses in postmenopausal women can<br />
be safely managed by laparoscopy. J Korean<br />
Med Sci. 2005, 20, pp.468-472.<br />
9. Park Ki Hyun et al. Operative laparoscopy<br />
in treating benign ovarian cysts. Yonsei Medical<br />
Jounal. 1999, Vol 40, No 6, pp.608-612.<br />
<br />
159<br />
<br />