Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TRÊN CHẤN THƯƠNG <br />
BỤNG KÍN CÓ VỠ BÀNG QUANG TRONG PHÚC MẠC <br />
Nguyễn Xuân Toàn*, Ngô Xuân Thái**, Trần Ngọc Sinh**, Lê Việt Hùng*, Tô Quốc Hân** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: chấn thương mạnh vào vùng bụng gây vỡ bàng quang trong phúc mạc cũng thường gây vỡ <br />
các tạng khác trong ổ bụng kèm theo, làm lu mờ triệu chứng, dễ bỏ sót thương tổn. <br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng trên chấn thương bụng kín có vỡ bàng quang trong <br />
phúc mạc. <br />
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: trong giai đoạn từ 09/2011 đến 06/2013 tại bệnh viện Chợ Rẫy và <br />
nhân dân Gia Định, 33 bệnh nhân chấn thương bụng kín có vỡ bàng quang trong phúc mạc được phẫu thuật nội <br />
soi ổ bụng khâu bàng quang. Phương pháp: tiến cứu mô tả hàng loạt trường hợp. <br />
Kết quả: Có 26/33 TH vỡ bàng quang trong phúc mạc đơn thuần và 7/33 TH có vỡ bàng quang trong phúc <br />
mạc phối hợp vỡ tạng trong ổ bụng. Phẫu thuật nội soi ổ bụng chẩn đoán được 7/7 TH có thương tổn phối hợp <br />
với vỡ bàng quang trong phúc mạc và điều trị thành công 5/7 trường hợp, không có trường hợp nào tử vong. <br />
Kết luận: PTNS ổ bụng trên bệnh nhân chấn thương bụng kín có vỡ bàng quang trong phúc mạc có giá trị <br />
trong chẩn đoán và điều trị, giảm mở bụng không cần thiết. <br />
Từ khóa: vỡ bàng quang trong phúc mạc, chấn thương bụng kín, phẫu thuật nội soi ổ bụng <br />
<br />
ABSTRACT <br />
LAPAROSCOPIC IN BLUNT ABDOMINAL TRAUMA PATIENT WITH INTRAPERITONEAL <br />
BLADDER RUPTURES <br />
Nguyen Xuan Toan, Ngo Xuan Thai, Tran Ngoc Sinh, Le Viet Hung , To Quoc Han <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 – 2014: 45 ‐ 50 <br />
Background: A serious abdominal trauma does not only result in bladder rupture but also other intra‐<br />
abdominal organs injuries. The symptoms are not clear and may be easily overlooked. <br />
Objective: To evaluate the role of laparoscopic in blunt abdominal trauma patient with intra‐peritoneal <br />
bladder rupture. <br />
Method: We performed prospective case‐series study, from September 2011 to June 2013 in Cho Ray <br />
hospital and Gia Dinh People’s hospital; upon 33 patients who had intra‐peritoneal bladder rupture secondary to <br />
blunt abdominal trauma. All patient were evaluated by laparoscopic. <br />
Results: 26 over 33 isolated intra‐peritoneal bladder rupture and 7 over 33 intra‐peritoneal bladder rupture <br />
combined with other abdominal organs injury. (Out of 33 intra‐peritoneal cases, 26 cases involved only bladder <br />
rupture while the other 7 cases also involved other abdominal organs injury). Laparoscopy diagnosed 7 over 7 <br />
cases with intra‐abdominal organs trauma and treated 5 over 7 cases, no mortal. <br />
Conclusion: Laparoscopy proved to be useful for blunt abdominal trauma patients with intra‐peritoneal <br />
bladder rupture as a diagnostic and therapeutic tool. By applying Laparoscopy with the appropriate amount of <br />
expertise; medical experts could avoid unnecessary laparotomies. <br />
Keywords: intra‐peritoneal bladder rupture, blunt abdominal trauma, laparoscopic <br />
* Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM ** Đại học Y Dược TPHCM <br />
Tác giả liên lạc: Nguyễn Xuân Toàn ĐT: 0914038922 Email: toanxn@gmail.com <br />
<br />
Niệu Khoa <br />
<br />
45<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Ổ bụng là một khoang lớn trong cơ thể và <br />
chứa nhiều tạng nhưng lại không có cấu trúc <br />
xương che đỡ xung quanh nên vùng bụng rất dễ <br />
bị tổn thương khi có chấn thương. Tổn thương <br />
ruột, gan, lách, tụy, thận là những tổn thương <br />
hay gặp trong chấn thương bụng kín (CTBK). <br />
Riêng bàng quang nằm dưới thấp hơn và được <br />
bao quanh bởi các xương chậu nên được bảo vệ <br />
tốt hơn đối với các chấn thương vùng bụng. Bên <br />
cạnh đó chấn thương mạnh vào vùng bụng gây <br />
vỡ bàng quang trong phúc mạc (VBQTPM) cũng <br />
thường gây ra các chấn thương khác kèm theo <br />
như vỡ tạng đặc (gan, lách) hay tạng rỗng (ruột <br />
non, đại tràng), làm lu mờ triệu chứng đường <br />
tiết niệu, dễ bỏ sót thương tổn. Chấn thương <br />
bàng quang trong chấn thương bụng kín hiếm <br />
khi nào là chấn thương đơn thuần, 80% đến 94% <br />
bệnh nhân có chấn thương ngoài hệ niệu(4,5). <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
<br />
Việc áp dụng kỹ thuật mổ nội soi trong phẫu <br />
thuật chương trình ngày càng rộng rãi trong chỉ <br />
định và chọn bệnh, riêng phẫu thuật nội soi <br />
trong cấp cứu niệu vẫn còn nhiều hạn chế và dè <br />
dặt. Đối với chấn thương bụng, thái độ xử trí có <br />
nhiều thay đổi nhằm đạt được mục đích: giảm tỉ <br />
lệ mở bụng thám sát hay mở bụng không điều <br />
trị, can thiệp đúng thời điểm, giảm tỉ lệ bỏ sót <br />
thương tổn trong ổ bụng. Thỏa mãn mục tiêu <br />
đó, phẫu thuật nội soi (PTNS) ổ bụng là phương <br />
pháp tốt không những trong chẩn đoán mà còn <br />
điều trị. <br />
Vì vậy câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu: Khi <br />
bệnh nhân chấn thương bụng kín có vỡ bàng <br />
quang trong phúc mạc sẽ được chẩn đoán và <br />
điều trị ra sao? PTNS ổ bụng có vai trò như thế <br />
nào trên bệnh nhân chấn thương bụng kín có <br />
vỡ bàng quang trong phúc mạc? <br />
<br />
MỤC TIÊU <br />
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ổ bụng <br />
trong chấn thương bụng kín có vỡ bàng quang <br />
trong phúc mạc. <br />
<br />
46<br />
<br />
Nghiên cứu được thiết kế theo: tiến cứu mô <br />
tả hàng loạt trường hợp. <br />
Thực hiện từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Chúng tôi chọn tất cả bệnh nhân chấn <br />
thương bụng kín có vỡ bàng quang nhập viện <br />
Chợ Rẫy và Nhân dân Gia Định, trong khoảng <br />
thời gian nghiên cứu, có đủ tiêu chuẩn chọn <br />
bệnh. <br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
Bệnh nhân được chẩn đoán VBQTPM sau <br />
chấn thương bụng kín: được xác định qua <br />
bệnh cảnh lâm sàng, khám thực thể, siêu âm, <br />
chọc dò ổ bụng, chụp bàng quang cản quang <br />
ngược chiều (cystography) và/hoặc chụp cắt <br />
lớp điện toán (Computerized Tomography <br />
scan ‐ CT scan). <br />
Bệnh nhân VBQTPM sau chấn thương bụng <br />
kín có kèm vỡ gan, lách, ruột, gãy khung chậu, <br />
chấn thương sọ não, gãy các xương chi nhưng <br />
sinh hiệu và tri giác ổn định. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Bệnh nhân bị vỡ bàng quang thể đụng dập <br />
(contusion) không mổ, vỡ/thủng bàng quang do <br />
vết thương thấu bụng như dao, súng cọc nhọn <br />
có vết thương thông với môi trường bên ngoài. <br />
Bệnh nhân có tình trạng huyết động học <br />
không ổn định sau hồi sức tích cực ban đầu. <br />
Bệnh nhân mắc các bệnh về huyết học hay <br />
rối loạn đông máu – cầm máu. <br />
Bệnh nhân có tiền căn phẫu thuật vùng bụng <br />
‐ chậu trước đó. <br />
Bệnh nhân VBQTPM nhưng tri giác xấu <br />
(điểm Glassgow