intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong bệnh ổ cặn màng phổi ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

86
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị ổ cặn màng phổi ở trẻ em. Nghiên cứu thực hiện trên tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán và mổ nội soi ổ cặn màng phổi từ giai đoạn tháng 1/2011 đến tháng 4/2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong bệnh ổ cặn màng phổi ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG BỆNH Ổ CẶN <br /> MÀNG PHỔI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG <br /> Nguyễn Văn Linh*, Tô Mạnh Tuân*, Đỗ Mạnh Hùng* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị ổ cặn màng phổi ở trẻ em. <br /> Phương pháp nghiên cứu: Là một nghiên cứu hồi cứu trên tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán và mổ nội <br /> soi ổ cặn màng phổi từ giai đoạn tháng 1/2011 đến tháng 4/2013. Các thông số nghiên cứu bao gồm tuổi mổ, thời <br /> gian mổ, thời gian đặt dẫn lưu, thời gian nằm viện sau mổ. <br /> Kết quả: Có 41 bệnh nhân trong nghiên cứu, tỷ lệ nam/nữ là 2,2/1. Tuổi trung vị của nhóm nghiên cứu là <br /> 30 tháng (nhỏ nhất là 2 tháng, lớn nhất là 172 tháng). Thời gian từ khi phát hiện bệnh đến khi mổ trung bình là <br /> 14 ± 6 (ngày). Số bệnh nhân được dẫn lưu trước mổ: 15 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 32,6 %. Thời gian mổ trung <br /> bình: 64,9 ± 18,3 (phút), 5 bệnh nhân phải chuyển mổ mở chiếm tỷ lệ 12,2%, thời gian đặt dẫn lưu trung bình <br /> sau mổ: 4,4 ± 2,4 (ngày); thời gian nằm viện sau mổ trung vị là 13 ngày, số bệnh nhân phải mổ lại: 3/45 chiếm tỷ <br /> lệ 6,7%, không có bệnh nhân nào tử vong. <br /> Kết luận: Phẫu thuật nội soi bóc ổ cặn màng phổi là một phẫu thuật hiệu quả, an toàn ở trẻ em. <br /> Từ khóa: Ổ cặn màng phổi, nội soi, trẻ em. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> EARLY RESULTS OF VIDEO‐ASSISTED THORACOSCOPIC SURGERY IN MANAGEMENT OF <br /> EMPYEMA IN CHILDREN IN NATIONAL HOSPITAL IF PEADIATRICS <br /> Nguyen Van Linh, To Manh Tuan, Do Manh Hung <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 184 ‐ 186 <br /> Objectives: The aim of study is to determine the outcome of video assisted thoracoscopic surgery (VATS) in <br /> management of empyema in children. <br /> Methods:  A  retrospective  study  of  all  children  with  empyema  from  January/  2011  to  April/  2013  was <br /> undertaken.  Recorded  details  included  demographic  data,  mode  of  presentation,  preoperative  investigations, <br /> operative details, antibiotic usage, postoperative course, follow up data and complications. <br /> Results: 41 childrens (M/F: 2.2/1) had VATS for empyema. Their median age was 30 months. The time of <br /> preoperation was 14±6 (days). Pre operation drainage was 15 (32.6%). The mean time of operation was 64.9 ± <br /> 18.3 (mins), 5 patients conversions to thoracotomy and 3 recurrent empyema. Postoperative median time was 13 <br /> days. No patient died. <br /> Conclusions: VATS for empyema is a safe technique in children. <br /> Key words: Epyema, thoracoscopy, children. <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Mủ màng phổi là tình trạng mủ trong màng <br /> phổi với nguyên nhân thường do viêm phổi gây <br /> nên.  Bệnh  này  thường  gặp  với  tỷ  lệ  3,3  – <br /> <br /> 5/100000, là một bệnh lý rất khó khăn trong điều <br /> trị và thường có diễn biến phức tạp(3). Ở trẻ em, <br /> có  nhiều  phương  pháp  điều  trị  được  áp  dụng <br /> chọc  hút  mủ  màng  phổi,  dẫn  lưu  mủ,  dẫn  lưu <br /> mủ  kết  hợp  dùng  thuốc  tiêu  fibrin,  mổ  mở  và <br /> <br /> * Bệnh viện nhi Trung Ương  <br /> Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Văn Linh <br /> <br /> 184<br /> <br />  ĐT: 0928981198 <br /> <br />  Email: nhpsurlinh@gmail.com <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> phẫu  thuật  nội  soi(11,10).  Phương  pháp  truyền <br /> thống  là  dẫn  lưu  mủ  bằng  ống  dẫn  lưu  lồng <br /> ngưc, tuy nhiên hiệu quả của điều trị không cao, <br /> thường hay thất bại do tắc dẫn lưu hoặc không <br /> lấy hết được mủ khi tạo thành ổ cặn màng phổi. <br /> Do  đó,  với  các  bệnh  nhân  này  cần  được  tiến <br /> hành  mổ  bóc  ổ  cặn  màng  phổi  thì  mới  điều  trị <br /> được  triệt  để.  Hiện  nay,  phương  pháp  mổ  nội <br /> soi  bóc  ổ  cặn  màng  phổi  ngày  càng  được  ứng <br /> dụng nhiều hơn bởi tính hiệu quả, an toàn, tuy <br /> nhiên tỷ lệ thất bại còn cao từ 7 – 16,6%(6, 1). <br /> Hiện nay, tại Việt Nam, chưa có báo cáo nào <br /> về vấn đề này, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên <br /> cứu  này  nhằm  đánh  giá  kết  quả  điều  trị  ổ  cặn <br /> màng phổi bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực tại <br /> bệnh viện Nhi Trung Ương. <br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu <br /> Đánh  giá  kết  quả  phẫu  thuật  nội  soi  trong <br /> điều trị ổ cặn màng phổi ở trẻ em. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối  tượng  nghiên  cứu  bao  gồm  tất  cả  các <br /> bệnh nhân được chẩn đoán ổ cặn màng phổi từ <br /> 1/1/2011 – 30/4/2013. <br /> Nghiên cứu hồi cứu. <br /> Các thông số được thu thập theo 1 bệnh án <br /> mẫu. <br /> Kết quả đươc xử lý theo thuật toán thống kê <br /> y học SPSS 16.0. <br /> <br /> KẾT QUẢ  <br /> Từ tháng 1/2011 đến hết tháng 4/2013 có 41 <br /> bệnh nhân được mổ bằng phương pháp nội soi <br /> lồng ngực.  <br /> Tỷ lệ nam/nữ (28/13): 2,2/1 <br /> Tuổi  trung  vị  của  nhóm  nghiên  cứu  là  30 <br /> tháng  (nhỏ  nhất  là  2  tháng,  lớn  nhất  là  172 <br /> tháng). <br /> Thời gian từ khi phát hiện bệnh đến khi mổ <br /> trung bình là 14 ± 6 (ngày). <br /> Số  bệnh  nhân  được  dẫn  lưu  trước  mổ:  15 <br /> bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 32,6 %. <br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Bảng 1: Các biểu hiện lâm sàng trước mổ <br /> Triệu Chứng<br /> Sốt<br /> Ho<br /> Đau ngực<br /> Thở nhanh<br /> Nôn<br /> Tho oxy<br /> <br /> Số bệnh nhân<br /> 39<br /> 35<br /> 21<br /> 27<br /> 10<br /> 8<br /> <br /> %<br /> 95<br /> 85<br /> 51<br /> 66<br /> 25<br /> 20<br /> <br /> Thời gian điều trị kháng sinh trước mổ trung <br /> bình là: 16 ± 6 ngày <br /> Thời gian mổ trung bình: 64,9 ± 18,3 (phút), <br /> thời  gian  mổ  ngắn  nhất  30  phút,  dài  nhất  120 <br /> phút. <br /> Có 5 bệnh nhân phải chuyển mổ mở chiếm <br /> tỷ lệ: 12,2%. <br /> Thời gian đặt dẫn lưu trung bình sau mổ: 4,4 <br /> ± 2,4 (ngày), ngắn nhất 2 ngày, lâu nhất 12 ngày. <br /> Thời  gian  nằm  viện  sau  mổ  trung  vị  là  13 <br /> ngày, ngắn nhất là 4 ngày, dài nhất là 65 ngày. <br /> Số  bệnh  nhân  phải  mổ  lại:  3/45  chiếm  tỷ  lệ <br /> 6,7%, các bệnh nhân này đều do tắc dẫn lưu, tất <br /> cả các bệnh nhân này đều bị tắc dẫn lưu màng <br /> phổi được mổ nội soi thành công. <br /> Không có bệnh nhân nào tử vong. <br /> Bảng 2: So sánh kết quả điều trị với các tác giả khác <br /> Nghiên<br /> cứu<br /> <br /> N<br /> <br /> Linh và cs 41<br /> Kang và cs 117<br /> Sonnappa<br /> 30<br /> và cs<br /> Kalfa và cs 50<br /> Girish<br /> Jawaheer 114<br /> và cs<br /> <br /> Tử Mổ mở<br /> vong<br /> (%)<br /> <br /> Time Dẫn Dtrisaumo<br /> lưu<br /> (ngày)<br /> (ngày)<br /> 4,3<br /> 16<br /> 9<br /> Không rõ<br /> <br /> 0<br /> 1<br /> <br /> 12<br /> 6<br /> <br /> 0<br /> <br /> 16,6<br /> <br /> 0<br /> <br /> 6<br /> <br /> 6,3<br /> <br /> 13,9<br /> <br /> 0<br /> <br /> 7<br /> <br /> 4<br /> <br /> 7<br /> <br /> 6<br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, <br /> tuổi  gặp  bệnh  nhân  bị  ổ  cặn  màng  phổi  là  30 <br /> tháng  tuổi,  với  tỷ  lệ  nam  gấp  đôi  số  trẻ  nữ  bị <br /> bệnh.  Thời  gian  từ  khi  phát  hiện  đến  khi  mổ <br /> thường kéo dài trung bình là 14 ngày. Như vậy, <br /> với thời gian mổ muộn như vậy thì ổ cặn màng <br /> phổi thường bị thành hóa, vỏ của ổ mủ thường <br /> <br /> 185<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> rất  dày,  khó  khăn  trong  quá  trình  bóc  tách  và <br /> giải phóng toàn bộ phổi.  <br /> Điều trị mủ màng phổi thường bắt đầu bằng <br /> dẫn  lưu  màng  phổi,  tuy  nhiên,  kết  quả  thường <br /> không cao và có tỷ lệ phải tiến hành phẫu thuật <br /> lớn do hai nguyên nhân: thứ nhất là do tính chất <br /> đặc của mủ thường gây tắc dẫn lưu, thứ hai mủ <br /> màng phổi thường tạo thành nhiều ổ khác nhau <br /> trong  khoang  màng  phổi  nên  việc  dẫn  lưu <br /> không  hiệu  quả.  Nhiều  tác  giả  khác  nhau  trên <br /> thế giới đã tiến hành sử dụng các chất tiêu firin <br /> như  streptokinase,  urokinase  bơm  vào  màng <br /> phổi  với  mong  muốn  phá  các  lớp  thành  của  ổ <br /> mủ  nhằm  hạn  chế  phải  phẫu  thuật  cho  bệnh <br /> nhân, tuy nhiên tỷ lệ thất bại của nhóm này còn <br /> cao(8). Các nghiên cứu phân nhóm ngẫu nhiên đã <br /> chỉ  ra  rằng,  hiệu  quả  điều  trị  của  việc  đặt  dẫn <br /> lưu đơn thuần và kết hợp dùng thuốc tiêu fibrin <br /> là không khác nhau, hơn nữa, các chất này còn <br /> gây dị ứng trên một số bệnh nhân. <br /> <br /> của chúng tôi cũng rất khả quan khi đây là một <br /> phương  pháp  mới  ứng  dụng  thành  công  đặc <br /> biệt  là  ở  trẻ  nhỏ,  không  có  bệnh  nhân  nào  tử <br /> vong. <br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> Phẫu  thuật  nội  soi  bóc  ổ  cặn  màng  phổi  là <br /> một phẫu thuật hiệu quả, an toàn ở trẻ em. <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Phẫu thuật mở ngực bóc ổ cặn màng phổi đã <br /> được  ứng  dụng  từ  lâu  để  điều  trị.  Hiện  nay, <br /> nhiều tác giả sử dụng phương pháp nội soi lồng <br /> ngực để bóc ổ cặn màng phổi. Tuy nhiên, chưa <br /> có một nghiên cứu phân nhóm ngẫu nhiên nào <br /> đánh  giá  về  hiệu  quả  điều  trị  của  2  phương <br /> pháp này về thời gian mổ, thời gian đặt dẫn lưu <br /> sau mổ, thời gian nằm viện sau mổ(9). <br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi so sánh <br /> với  các  tác  giả  khác  trên  thế  giới  cho  thấy  tỷ  lệ <br /> chuyển mổ mở của chúng tôi còn cao, thời gian <br /> điều trị sau mổ còn dài, tuy nhiên thời gian đặt <br /> dẫn lưu sau mổ của chúng tôi ngắn hơn các tác <br /> giả khác. Tỷ lệ chuyển mổ mở của chúng tôi còn <br /> cao  là  12%  khi  so  sánh  với  các  tác  giả  khác.  Lý <br /> do chính của việc điều trị kém hiệu quả này theo <br /> chúng tôi là do nhóm bệnh nhân của chúng tối <br /> 93% nằm trong nhóm II ‐ III, và thời gian chẩn <br /> đoán đến lúc mổ còn dài (14 ngày) mà theo các <br /> tác  giả  khác  thì  tốt  hơn  nên  mổ  ở  thời  điểm  1 <br /> tuần sau chẩn đoán. Dù vậy thì kết quả điều trị <br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> 11.<br /> <br /> Bishay  M,  Short  M,  Shah  K,  Nagraj  S,  Arul  S,  Parikh  D, <br /> Jawaheer  G  (2009).  Efficacy  of  video‐assisted  thoracoscopic <br /> surgery  in  managing  childhood  empyema:  a  large  single‐<br /> centre study. Journal of Pediatric Surgery. 44: pp 337–342. <br /> Cheng  G,  Vintch  JR  (2005).  A  retrospective  analysis  of  the <br /> management  of  parapneumonic  empyemas  in  a  county <br /> teaching facility from 1992 to 2004. Chest. 128: pp 3284–90.  <br /> Hardie W, Bokulic R, Garcia VF (1996). Pneumococcal pleural <br /> empyemas in children. Clin Infect Dis.22: pp 1057‐63. <br /> Hope WW, Bolton WD, Stephenson JE (2005). The utility and <br /> timing  of  surgical  intervention  forparapneumonic  empyema <br /> in  the  era  of  video‐assisted  thoracoscopy.  Am  Surg.  71:  pp <br /> 512–4. <br /> Kalfa N, Allal H, Lopez M (2006). Thoracoscopy in pediatric <br /> pleural empyema: a prospective study of prognostic factors. J <br /> Pediatr Surg. 41: pp 1732‐7. <br /> Kang DW, Campos JR (2008). Thoracoscopy in the treatment <br /> of  pleural  empyema  in  pediatric  patients.  J  Bras  Pneumol. <br /> 34(4): pp 205‐11. <br /> Olgac G, Fazlioglu M, Kutlu CA (2005). VATS decortication in <br /> patients  with  stage  3  empyema.  ThoracCardiovasc  Surg.  53: <br /> pp 318–20.  <br /> Sonnappa  S,  Cohen  G,  Owens  CM  (2006).  Comparison  of <br /> urokinase  and  video‐assisted  thoracoscopic  surgery  for <br /> treatment of childhood empyema. Am J Respir Crit Care Med <br /> 174: pp 221‐7. <br /> Subramaniam R, Joseph VT, Tan GM (2001). Experience with <br /> video‐assisted  thorascopic  surgery  in  the  management  of <br /> complicated  pneumonia  in  children.  J  Pediatr  Surg.  36:  pp <br /> 316‐9. <br /> Tsao  K,  Peter  ST,  Sharp  SW  (2008).  Current  application  of <br /> thoracoscopy in children. J Laparoendosc Adv Surg Tech A. <br /> 18: pp 131–5. <br /> Wurnig  PN,  Wittmer  V,  Pridun  NS  (2006).  Video‐assisted <br /> thoracic surgery for pleural empyema. Ann Thorac Surg. 81: <br /> pp 309–13.  <br /> <br />  <br /> Ngày nhận bài  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  17/07/2013. <br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo <br /> <br />  23/07/2013. <br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:  <br /> <br /> 15–09‐2013 <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 186<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi  <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0