Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THẪU THUẬT RÒ DỊCH NÃO TỦY<br />
DO VỠ NỀN SỌ TRƯỚC BẰNG KỸ THUẬT MỞ NẮP SỌ TRÁN NỀN–<br />
MẮT–MŨI (SFON)<br />
Nguyễn Đức Liên*, Ngô Mạnh Hùng*, Vũ Quang Hiếu*, Lý Ngọc Liên*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: Mô tả đường mổ nắp sọ trán nền-mắt-mũi (subfronto-orbito-nasal approach (SFON)), và đánh<br />
giá kết quả phẫu thuật rò dịch não tủy do vỡ nền sọ trước sau chấn thương.<br />
Phương pháp: Mô tả tiến cứu dựa trên 8 bệnh nhân vỡ tầng trước nền sọ gây rò dịch não tủy được phẫu<br />
thuật bằng kỹ thuật mở nắp sọ SFON. Kỹ thuật mổ: rạch da đường chân tóc trán hai bên. Nắp sọ được mở với<br />
một lỗ khoan ở đường giữa trên gốc mũi 2 cm, cắt xương trán xuống sát nền sọ và vòng vào gốc mũi thành một<br />
khối. Đánh giá mức độ thăm dò, kiểm soát tầng trước nền sọ. Mô tả kết quả phẫu thuật vá rò trán nền cũng như<br />
các biến chứng của nó.<br />
Kết quả: Tổng số có 8 bệnh nhân áp dụng kỹ thuật mở nắp sọ SFON để điều trị rò dịch não tủy nền sọ<br />
trước. Thời gian mở nắp sọ trung bình 30 phút, kích thước nắp sọ trung bình 5x3cm. 8/8 (100%) trường hợp<br />
xác định được vị trí lỗ rò. 6/8 trường hợp khỏi rò ngay sau mổ, 2/8 trường hợp cần chọc dẫn lưu dịch tủy ở lưng<br />
phối hợp. Kết quả khám lại sau mổ 1 tháng: khỏi rò (100%), không có trường hợp nào bị viêm màng não tái diễn.<br />
Kết luận: Phẫu thuật mở nắp sọ trán nền-mắt-mũi là đường mổ cho phép thăm dò rộng rãi tầng trước nền<br />
sọ, đem lại kết quả tốt trong phẫu thuật vá rò trán nền.<br />
Từ khóa: Rò dịch não tủy, sàn sọ trước, nắp sọ trán nền-mắt-mũi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SUBFRONTO-ORBITO-NASAL APPROACH IN THE TREATMENT CEREBROSPINAL FLUILD LEAK<br />
DUE TO POSTTAUMATIC ANTERIOR FOSSA FRACTURE<br />
Nguyen Duc Lien, Ngo Manh Hung, Vu Quang Hieu, Ly Ngoc Lien<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 15 - 19<br />
Subjective: Description subfronto-orbito-nasal approach and result of treatment cerebrospinal fluid leak due<br />
to posttraumatic anterior fossa fracture by SFON.<br />
Methods: Prospective study in 8 patients who are treated cerebrospinal fluid leak with applying subfrontoorbito-nasal approach, description how to approach step by step, adventages and disadventages of this approach.<br />
Description results of operation and complications.<br />
Result: Timing of craniotomy subfronto-orbito-nasal approach is 30 minutes, average diameter 3x5 cm,<br />
100% finding dural tear. 6/8 patients cure imediately post-op, 2 patients need to treat with lumbar drainage and<br />
stop leak after 5-7 days. Follow up 1 month post-op: 100% stop CSF leak, non recurrent meningitis.<br />
Conclusion: SFON is very useful to operate cerebrospinal fluid leak due to posttraumatic anterior fossa<br />
fracture.<br />
Keyword: SFON, cerebrospinal fluid leak.<br />
<br />
*Khoa Phẫu thuật Thần kinh – Bệnh viện Việt Đức.<br />
Tác giả liên hệ: ThS Nguyễn Đức Liên,<br />
Email: lienhmu@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
15<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phẫu thuật điều trị rò dịch não tủy do vỡ<br />
tầng trước nền sọ được thực hiện với nhiều kỹ<br />
thuật mở nắp sọ khác nhau như mở nắp sọ trán<br />
nền (subfrontal approach), nắp sọ trán hai bên<br />
và nắp sọ trán nền-mắt-mũi, ứng dụng nội soi<br />
trong điều trị rò dịch não tủy(2,1). Mỗi kỹ thuật có<br />
những ưu và nhược điểm riêng. Trong đó, phẫu<br />
thuật mở nắp sọ trán nền-mắt-mũi có nhiều ưu<br />
điểm như thăm dò rộng rãi vùng tầng trước nền<br />
sọ, nắp sọ mở nhiều về phía nền sọ nên có nhiều<br />
khoảng trống để làm việc, xác định dễ dàng lỗ<br />
rò vùng trán nền, xoang sàng; và không phải<br />
vén, ép nhu mô não(3,4,8,5). Chúng tôi sử dụng kỹ<br />
thuật mở nắp sọ trán nền-mắt-mũi để phẫu<br />
thuật vá rò tầng trước nền sọ nhằm mục đích:<br />
mô tả đường mở nắp sọ trán nền-mắt-mũi<br />
(subfronto-orbito-nasal approach (SFON)), và<br />
đánh giá kết quả phẫu thuật rò dịch não tủy do<br />
vỡ nền sọ trước sau chấn thương.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán rò dịch não tủy<br />
do vỡ tầng trước nền sọ dựa vào lâm sàng và<br />
hình ảnh chụp cắt lớp vi tính.<br />
8 bệnh nhân được phẫu thuật vá rò dịch não<br />
tủy do vỡ nền sọ trước sau chấn thương bằng<br />
đường mở nắp sọ trán nền-mắt-mũi (SFON) tại<br />
<br />
Hình 1: Vỡ thành trong xoang trán<br />
<br />
16<br />
<br />
khoa Phẫu thuật Thần kinh – Bệnh viện Việt<br />
Đức từ 5/2011 – 11/2011.<br />
<br />
Phương pháp<br />
Nghiên cứu tiến cứu.<br />
Các chỉ tiêu nghiên cứu được ghi lại theo<br />
mẫu bệnh án thống nhất.<br />
<br />
Chỉ tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá ưu nhược điểm của kỹ thuật này<br />
dựa vào: thời gian mở nắp sọ, kích thước nắp sọ,<br />
khả năng tìm thấy lỗ rò, vị trí lỗ rò, khả năng vá<br />
rò, mức độ vén não, biến chứng trong mổ.<br />
Đánh giá kết quả ngay sau mổ: chia làm 3<br />
loại: khỏi rò ngay sau mổ; còn rò dịch não tủy<br />
và phải điều trị phối hợp bằng dẫn lưu thắt lưng<br />
và điều trị nội; thất bại phải mổ lại hoặc biến<br />
chứng máu tụ, dập não.<br />
Đánh giá kết quả khám lại: Khỏi bệnh, còn<br />
rò tái phát hoặc viêm màng não tái diễn.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Dựa vào thuật toán thống kê thường qui. Sử<br />
dụng phần mềm SPSS 13.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian 6 tháng, chúng tôi đã áp<br />
dụng kỹ thuật mở nắp sọ trán nền-mắt-mũi để<br />
phẫu thuật vá rò tầng trước nền sọ cho 8 bệnh<br />
nhân.<br />
<br />
Hình 2: Vỡ xoang sàng, khí nội sọ<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
Trong đó có 2 bệnh nhân chẩn đoán rò dịch<br />
não tủy qua mũi, họng ngay sau chấn thương.<br />
Có 6 bệnh nhân xuất hiện rò dịch não tủy với<br />
thời gian 1-2 tháng sau chấn thương sọ não, với<br />
biểu hiện chảy dịch não tủy qua mũi hoặc họng,<br />
2 bệnh nhân có biểu hiện viêm màng não.<br />
Tất cả các bệnh nhân đều được chụp cắt lớp<br />
vi tính lát cắt axial và coronal để xác định:<br />
đường vỡ xương tầng trước nền sọ (vỡ thành<br />
sau xoang trán, vỡ xương sàng, thành trên hốc<br />
mắt. Hình ảnh gián tiếp của vỡ tầng trước nền<br />
sọ: khí nội sọ (8/8 bệnh nhân).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
bờ trên ổ mắt ở ngay trong chỗ đi ra của động<br />
mạch và thần kinh trên ổ mắt, khi đến bờ trên ổ<br />
mắt thì vòng vào đường giữa và xuống gốc mũi.<br />
Bước 3: Đường cắt thứ 2 làm tương tự như<br />
đường cắt thứ nhất ở bên đối diện. Đường cắt<br />
thứ 3: dùng khoan mài nhỏ để mài bản ngoài<br />
xương gốc mũi. Bước 4: Dùng elevator để đẩy<br />
dần nắp sọ trán nền-mắt-mũi theo cùng một<br />
khối, trong đó có cả mào gà xương trán.<br />
<br />
Điều trị bảo tồn: Tất cả các bệnh nhân đều<br />
được điều trị theo cùng một phác đồ điều trị bảo<br />
tồn bao gồm: nằm nghỉ ngơi, đầu cao, kháng<br />
sinh toàn thân dự phòng nhiễm khuẩn, dùng<br />
thuốc giảm tiết dịch não tủy (acetazonamid),<br />
chọc dẫn lưu dịch não tủy ở lưng. Thời gian<br />
điều trị từ 5-7 ngày.<br />
Chỉ định mổ: bệnh nhân chảy dịch não tủy<br />
nhiều, trên phim chụp cắt lớp vi tính có đường<br />
thông lớn, điều trị bảo tồn thất bại.<br />
Trong nghiên cứu này, có 3/8 bệnh nhân<br />
chảy dịch não tủy nhiều và trên phim chụp cắt<br />
lớp vi tính có đường thông lớn; 5/8 bệnh nhân<br />
chỉ định mổ sau khi điều trị bảo tồn thất bại.<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
Gây mê nội khí quản, bệnh nhân ở tư thế<br />
nằm ngửa, đầu cố định trên khung Mayefield.<br />
Rạch da đường chân tóc trán hai bên, lật vạt da<br />
để lại cân Galea. Tách cân Galea và màng xương<br />
trán hai bên xuống sát bờ trên ổ mắt hai bên và<br />
bộc lộ gốc mũi. Quá trình tách cân và màng<br />
xương cần chú ý: Đảm bảo dải cân và màng<br />
xương dài nhất có thể để vá màng cứng, bảo tồn<br />
mạch máu và thần kinh trên ổ mắt hai bên.<br />
Kỹ thuật mở nắp sọ trán nền-mắt-mũi: Bước<br />
1: Dùng khoan máy khoan 1 lỗ duy nhất ở chính<br />
giữa xoang tĩnh mạch dọc trên, ở phía trên gốc<br />
mũi 2 cm. Dùng spatula để tách màng cứng và<br />
phần trước của xoang tĩnh mạch dọc trên ra<br />
khỏi bản xương sọ. Bước 2: Đường cắt đầu tiên<br />
xuất phát từ lỗ khoan đi sang ngang và xuống<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Hình 3: Hình ảnh mô tả vị trí mở nắp sọ trán nềnmắt-mũi<br />
Thời gian mở nắp sọ trung bình 30 phút,<br />
kích thước nắp sọ trung bình 5x3cm. Tất cả 8<br />
bệnh nhân đều tìm thấy lỗ rò: 4 bệnh nhân rò<br />
qua xoang trán, 3 bệnh nhân rò ở xoang sàng, 1<br />
bệnh nhân rò cả ở xoang trán và xoang sàng.<br />
Tổng cộng có 15 lỗ rò: số bệnh nhân có 1 lỗ rò là<br />
2/8, có 2 lỗ rò là 5/8, có 3 lỗ rò là 1/8.<br />
<br />
17<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
<br />
Sau khi xác định lỗ rò, tiến hành bộc lộ theo<br />
mép màng cứng lành để bộc lộ đến đáy vết rách<br />
màng cứng. Tùy thuộc vào mức độ nông sâu<br />
của lỗ rò mà áp dụng một trong hai phương<br />
pháp vá rò sau: bằng cân trán đơn thuần, vá<br />
bằng cân trán + bơm keo sinh học tăng cường<br />
quanh đường khâu và ở nền sọ.<br />
Bằng đường mổ sát nền sọ trước, không có<br />
trường hợp nào phải vén não, và dễ dàng thăm<br />
dò tầng trước nền sọ để xác định và bộc lộ chỗ<br />
rách màng cứng nền sọ, đây là hai ưu điểm lớn<br />
nhất của kỹ thuật mở nắp sọ trán nền-mắt-mũi.<br />
Không có biến chứng trong mổ nào như: chảy<br />
máu, tổn thương mạch máu, tổn thương dây<br />
thần kinh khứu giác.<br />
<br />
Đánh giá kết quả ngay sau mổ<br />
Khỏi rò ngay sau mổ: 6/8 trường hợp<br />
Còn rò dịch não tủy và phải điều trị phối<br />
hợp bằng chọc dẫn lưu thắt lưng và điều trị nội<br />
thành công 2/8 trường hợp.<br />
Không có trường hợp nào phải mổ lại hoặc<br />
biến chứng máu tụ, dập não sau mổ.<br />
<br />
Kết quả khám lại<br />
Chúng tôi đã tiến hành khám lại tất cả 8<br />
bệnh nhân ở thời điểm 1 tháng sau phẫu thuật.<br />
Kết quả: không có trường hợp nào rò tái phát<br />
hoặc viêm màng não tái diễn.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đường mở sọ vùng trán hai bên (subfrontal<br />
approach) được Hosley và Cushing mô tả đầu<br />
tiên vào những năm 1910, đường mổ này chủ<br />
yếu được áp dụng cho các tổn thương tầng<br />
trước nền sọ. Sự kết hợp đường mổ sọ mặt được<br />
Dandy (1941), Ray và Mc Lean (1943) khởi<br />
xướng lần đầu để mổ các u vùng ổ mắt, quan<br />
điểm phẫu thuật này được tiếp tục phát triển bởi<br />
các tác giả như Smith, Ketcham, Derome...(6).<br />
Năm 1978, Raveh lần đầu tiên sử dụng đường<br />
mổ SFON: subfronto-orbito-nasal approach cho<br />
các gãy vỡ tầng trước nền sọ, đến năm 1980 ông<br />
đã mở rộng chỉ định đường mổ này cho các u<br />
lành tính và ác tính của nền sọ trước (6,4). Đường<br />
<br />
18<br />
<br />
mổ SFON cho phép bộc lộ được các tổn thương<br />
cả trong và ngoài màng cứng.<br />
Đối với các phần ngoài màng cứng, đường<br />
mổ SFON cho phép bộc lộ các tổn thương vùng<br />
nền sọ trước (xoang trán, xoang sàng, xoang<br />
bướm và phần trong của ổ mắt). Ưu điểm thứ<br />
nhất: do đường mở xương ở sát tầng trước nền<br />
sọ nên cho phép xác định dễ dàng vị trí lỗ rò,<br />
nhất là các lỗ rò ở sâu (như lỗ rò qua xoang<br />
sàng) do việc quan sát các tổn thương trong sọ<br />
rõ ràng hơn với việc thay đổi góc nhìn từ dưới<br />
lên trên (khác với đường mổ trán hai bên, góc<br />
nhìn là từ trên xuống dưới). Đối với các thành<br />
phần trong màng cứng, đường mổ này có thể<br />
bộc lộ đường thùy trán nền cung dải khứu hai<br />
bên, giao thoa thị giác, phần trước của đa giác<br />
Willis và phần trên yên. Ưu điểm thứ hai của<br />
đường mổ này trong vá rò nền sọ trước: vén não<br />
tối thiểu. Bên cạnh đó, đường mổ này cho phép<br />
kiểm soát sớm được các mạch máu nền sọ như<br />
động mạch sàng, và có thể dễ dàng bộc lộ rộng<br />
rãi sang các hướng, lên trên, xuống dưới, sang<br />
bên.<br />
Kỹ thuật mở sọ trán nền- mắt- mũi bằng một<br />
lỗ khoan, mảnh nắp sọ có kích thước nhỏ 3x5cm<br />
giúp hạn chế vén não, đồng thời dễ dàng tạo<br />
hình lại xương sọ sau khi phẫu thuật. Đây là kỹ<br />
thuật không quá phức tạp, thời gian mở nắp sọ<br />
trung bình là 30 phút. Chúng tôi áp dụng hai<br />
phương pháp vá rò sau: vá bằng cân trán đơn<br />
thuần, hoặc vá bằng cân trán rồi sau đó đổ keo<br />
sinh học xung quanh đường khâu và trán nền<br />
để tăng cường cho đường khâu màng não trán<br />
nền. Không có biến chứng chảy máu, dập não,<br />
tổn thương mạch máu lớn, tổn thương dây I.<br />
Nhược điểm: đường rạch da phải rộng (theo<br />
đường chân tóc trán hai bên), phẫu tích xuống<br />
sát gốc mũi và bờ trong ổ mắt hai bên nên đôi<br />
khi khó khăn đối với phẫu thuật viên chưa có<br />
kinh nghiệm. Mặc dù khả năng thăm dò nền sọ<br />
trước của đường mổ SFON là rộng rãi, tuy<br />
nhiên sẽ gặp khó khăn trong quá trong trình vá<br />
nền sọ trước nếu vị trí lỗ rách ở sâu, gần vùng<br />
trên yên, và không áp dụng được với lỗ rò qua<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012<br />
xoang bướm. Do vậy một điều quan trọng trước<br />
khi áp dụng kỹ thuật này là phải tiên lượng<br />
trước vị trí lỗ rò qua phim chụp cắt lớp vi tính.<br />
Với những trường hợp rò dịch não tủy qua<br />
xoang bướm, áp dụng đường mổ nội soi qua<br />
mũi để vá rò bằng miếng vá nhân tạo và keo<br />
sinh học.<br />
Kết quả ngay sau phẫu thuật: có 6 bệnh<br />
nhân khỏi rò ngay sau mổ và không phải điều<br />
trị bằng chọc dẫn lưu lưng. Có 2 bệnh nhân còn<br />
có biểu hiện chảy dịch ở mũi nhưng số lượng rất<br />
ít và được chọc dẫn lưu dịch não tủy ở lưng và<br />
điều trị nội khoa phối hợp thành công, với thời<br />
gian điều trị sau mổ 5-7 ngày. Không có trường<br />
hợp nào biến chứng chảy máu, dập não sau mổ.<br />
Kết quả khám lại sau 1 tháng: khỏi bệnh không<br />
còn chảy dịch não tủy 100%, không có trường<br />
hợp não viêm màng não tái diễn hoặc nhiễm<br />
trùng vết mổ.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật mở nắp sọ trán nền – mắt – mũi<br />
cho phép xác định lỗ rò dịch não tủy do vỡ trán<br />
<br />
Chuyên đề Phẫu Thuật Thần Kinh<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nền dễ dàng, cho phép thăm dò rộng rãi và vá<br />
màng não trán nền thuận lợi, đặc biệt không vén<br />
não, đem lại kết quả phẫu thuật tốt.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Bret P, Hor F & Huppert J (1985). Treatment of cerebrospinal<br />
fluid rhinorrhea by bercutaneous lumboperitoneal shunting:<br />
review of 15 cases. Neurosurgery. 1(1): 44-47.<br />
Brown EM & Edward RJ. (2006). Conservative management of<br />
patients with cerebrospinal fluid shunt infection. Neurosurgery.<br />
58: 657-665.<br />
Đồng Văn Hệ (2010). Kỹ thuật mở nắp sọ trán cắt cung mày<br />
trong phẫu thuật u tầng trước nền sọ. Tạp chí y học thực hành.<br />
733+734: 111-115.<br />
Greenberg MS (2006). Cerebrospinal fluid. In: Grenberg Mark:<br />
Hanbook of Neurosurgery. 6: 171-177, Thiem, New York.<br />
Liu P & Wu S (2010). Surgical Strategy for Cerebrospinal Fluid<br />
Rhinorrhea Repair. Neurosurgery. 66(Operative neurosurgery 2):<br />
281-286.<br />
Phạm Hòa Bình, Nguyễn Trọng Yên & Cộng Sự (2010). Kết hợp<br />
đường mổ SFON (subfrontal- orbito- nasal approach) với đường<br />
mổ vùng mặt cho các khối u tầng trước phát triển trong và ngoài<br />
sọ. Tạp chí y học thực hành. 733+734: 123-128.<br />
Roux FX (2009). How to perform subfronto-orbito-nasal<br />
approach for anterior cranial base surgery. Practical handbook of<br />
neurosurgery from leading Neurosurgeons. Volume 1: 85-98.<br />
Scholsem M & Scholtes F (2008). Surgical management of anterior<br />
cranial base fracture with cerebrospinal fluid fistula: a singleinstitution experience. Neurosurgery. 62: 463-471.<br />
<br />
19<br />
<br />