intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá kết quả phẫu thuật u dây thần kinh số 8 qua đường mê nhĩ tại Bệnh viện Việt Đức

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

80
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật u dây thần kinh số VIII qua đường xuyên mê nhĩ tại Bệnh viện Việt Đức. Nghiên cứu tiến hành trên 38 trường hợp u dây thần kinh số VIII được phẫu thuật qua đường xuyên mê nhĩ từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014, phương pháp mô tả hồi cứu và tiến cứu, chẩn đoán u dây VIII dựa vào chụp MRI sọ não và/hoặc mô bệnh học từ mổ u dây VIII.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá kết quả phẫu thuật u dây thần kinh số 8 qua đường mê nhĩ tại Bệnh viện Việt Đức

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> <br /> ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U DÂY THẦN KINH SỐ VIII  <br /> QUA ĐƯỜNG MÊ NHĨ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC <br /> Nguyễn Đức Liên*, Trần Đình Văn*, Ngô Mạnh Hùng* Đào Trung Dũng** <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục tiêu: Đánh giá kết quảphẫu thuật u dây thần kinh số VIII qua đường xuyên mê nhĩ tại Bệnh viện Việt Đức.  <br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bao gồm 38 trường hợp u dây thần kinh số VIII được phẫu thuật <br /> qua đường xuyên mê nhĩ từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014, phương pháp mô tả hồi cứu và tiến cứu, chẩn đoán <br /> u dây VIII dựa vào chụp MRI sọ não và/hoặc mô bệnh học từ mổ u dây VIII. <br /> Kết  quả:Tuổi 20‐70, tuổi trung bình 45 ± 15,7, tỷ lệ nam/nữ=15/23, tất cả các bệnh nhân được mổ qua <br /> đường xuyên mê nhĩ, u có kích thước lớn hơn 3cm chiếm 73,7%, mất thính lực cùng bên tổn thương trước mổ <br /> (92,1%). Khả năng lấy bỏ toàn bộ và gần hết u là 73,4%, trong đó nhóm u nhỏ hơn 4cm (91,3%) khác biệt với <br /> nhóm u lớn trên 4cm (46,7%) với p =0,007. Không có biến chứng chảy máu, viêm màng não, giãn não thất, 1 <br /> trường hợp biến chứng suy hô hấp, 1 trường hợp liệt tiến triển sau mổ. Phẫu thuật xuyên mê nhĩ làm 5,3% liệt <br /> dây VII tiến triển, 15,8% liệt mới dây thần kinh mặt, bảo vệ chức năng dây VII là 79,9%. Mức độ hồi phục chức <br /> năng dây VII ở thời điểm 3 tháng sau mổ ở nhóm liệt nhẹ tốt hơn liệt năng và hoàn toàn (độ V, VI) với p=0,007  <br /> Kết luận:Phẫu thuật u dây VIII qua đường mê nhĩ làm tăng khả năng lấy bỏ khối u, bảo vệ tốt chức năng <br /> dây VII, giảm tỷ lệ biến chứng sau mổ. <br /> Từ khóa: U dây thần kinh số VIII, phẫu thuật qua đường xuyên mê nhĩ. <br /> <br /> ASTRACT <br /> ASSESSMENT RESULTS SURGICAL TRANSLABYRINTHINE APPROACH  <br /> OF VESTIBULAR SCHWANNOMA AT VIET‐DUC HOSPITAL <br /> Nguyen Duc Lien, Tran Dinh Van, Ngo Manh Hung, Dao Trung Dung <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 128 – 132 <br /> Objective: Evaluation of translabyrinthine approach of patients with vestibular schwannoma in Viet Duc <br /> hospital <br /> Methods:  38  patients  with  vestibular  schwannoma  is  diagnosed  and  operated  at  Viet‐Duc  Hospital  by <br /> translabyrinthine approach.  <br /> Results: The ratio male/female 15/23. More common in older patients (average 45 years old) with clinical <br /> signs  of  hearing  loss  in  92,1%  and  large  vestibular  schwannoma  (>3  cm)  73,7%.  Total  resection  and  gross <br /> resection in 73,4%, which is less than 4cm tumor group (91.3%) with differences over 4cm tumor group (46.7%) <br /> with p = 0.007. No bleeding complications, meningitis, ventricular dilatation, 1 case complicated with respiratory <br /> failure, 1 case of progressive paralysis after surgery. Surgical translabyrinthine approach make 5.3% facial nerve <br /> paralysis  progression,  15.8%  facial  nerve  paralysis  new,  protection  functions  VII  is  79.9%.  The  degree  of <br /> functional  recovery  of  facial  nerve  at  3  months  after  surgery  in  group  slightly  paralysis  better  paralyzed  and <br /> completely paralyzed functions (level V, VI) with p = 0.007  <br /> Conclusion:  translabyrinthine  approach  have  a  good  outcome  of  surgery  of  vestibular  schwannoma  and <br /> good protection functions of facial nerve, reduce the rate of postoperative complications. <br /> Keywords: vestibular schwannoma, translabyrinthine approach <br /> * Khoa PTTK – BV Việt Đức,  <br /> ** Khoa TMH – BV Bạch Mai <br /> Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Đức Liên,   ĐT: 0912863359  Email: lienhmu@yahoo.com <br /> <br /> 128<br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> U  dây  thần  kinh  số  VIII  (thần  kinh  thính <br /> giác)  còn  gọi  là  u  bao  dây  thần  kinh  tiền  đình, <br /> bắt nguồn từ nhánh tiền đình của dây VIII, là u <br /> của  tế  bào  Schwann  nằm  trong  màng  bọc <br /> myelin. U dây thần kinh số VIII là loại u hay gặp <br /> trong  các  bệnh  lý  ngoại  thần  kinh,  thường  là  u <br /> lành  tính(Error!  Reference  source  not  found.,Error!  Reference  source  not <br /> found.). <br /> Phương pháp điều trị u dây VIII chủ yếu là <br /> phẫu thuật lấy u, xạ phẫu bằng dao Gamma chỉ <br /> áp  dụng  cho  những  u  có  kích  thước  nhỏ  dưới <br /> 2cm, u nằm trong ống tai trong. Kỹ thuật mổ lấy <br /> u  dây  VIII  chủ  yếu  là  qua  đường  dưới  chẩm <br /> (Retrosigmoid) và với việc sử dụng kính vi phẫu <br /> có  nhiều  ưu  điểm  và  vẫn  được  coi  là  phương <br /> pháp điều trị kinh điển với u này. Tuy nhiên việc <br /> phẫu  thuật  qua  đường  sau  xoang  sigma  cũng <br /> bộc lộ những nhược điểm như vén não nhiều dễ <br /> gây phù não sau mổ, khó bộc lộ u ở vị trí vùng <br /> sát thân não, và khó bảo vệ được dây thần kinh <br /> VII.  Ngày  nay  với  việc  phối  hợp  hai  chuyên <br /> khoa phẫu thuật thần kinh và tai mũi họng với <br /> đường  mổ  xuyên  mê  nhĩ  (Translabyrinthine) <br /> làm  giảm  nguy  cơ  vén  não,  bảo  vệ  được  dây <br /> thần kinh VII, tăng khả năng lấy bỏ khối u. Do <br /> vậy  chúng  tôi  tiến  hành  đề  tài  này  nhằm  xác <br /> định kết quả phẫu thuật, để đánh giá ưu nhược <br /> điểm  của  đường  mổ  xuyên  mê  nhĩ  trong  phẫu <br /> thuật u dây VIII. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> Gồm 38 BN được chẩn đoán xác định u dây <br /> thần kinh số VIII và được phẫu thuật qua đường <br /> xuyên  mê  nhĩ  tại  Bệnh  viện  Việt  Đức  trong  12 <br /> tháng (từ 6/2013 đến 6/2014) <br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu <br /> Thiết  kế  nghiên  cứu:  nghiên  cứu  tiến  cứu, <br /> mô tả can thiệp, không đối chứng <br /> Chỉ  tiêu  nghiên  cứu:  triệu  chứng  lâm  sàng, <br /> kích  thước  u  theo  phân  độ  Winlkins,  khả  năng <br /> lấy u (một phần, toàn bộ). <br /> <br /> Bệnh Lý Sọ Não <br /> <br /> Đánh giá kết quả ngay sau phẫu thuật và 3 <br /> tháng sau phẫu thuật: so sánh triệu chứng trước <br /> và  sau  mổ,  đánh  giá  liệt  dây  thần  kinh  sọ  sau <br /> mổ, các biến chứng có thể xảy ra (chảy máu, giãn <br /> não thất, viêm màng não, rò dịch não tủy, nhiễm <br /> khuẩn vết mổ, tụ dịch, suy hô hấp, tử vong) <br /> Phân  độ  liệt  dây  thần  kinh  VII  theo  House‐<br /> Brackmann:  độ  0  (mặt  bình  thường),  độ  I  (méo <br /> mặt  tự  nhiên),  độ  II  (méo  mặt  khi  nói),  độ  III <br /> (nhắm mắt không kín), độ IV (không nhai được <br /> một bên). <br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN <br /> Tuổi  <br /> Trung bình là 45 ± 15,7, cao nhất 70 tuổi, thấp <br /> nhất 20 tuổi <br /> <br /> Giới <br /> Tỷ lệ nữ/nam là 23/15 = 1,5/ 1 <br /> Bảng 1:Triệu chứng lâm sàng (n=38) <br /> Triệu chứng lâm sàng<br /> Ù tai<br /> Mất thính lực<br /> Giảm thính lực<br /> Hội chứng tiểu não<br /> Hội chứng tăng áp lực nội sọ (đau đầu, nôn)<br /> Rối loạn cảm giác mặt(đau, tê nửa mặt)<br /> Liệt dây thần kinh mặt<br /> Liệt dâyIX, X, XI<br /> <br /> N<br /> 21<br /> 35<br /> 3<br /> 26<br /> 9<br /> 23<br /> 7<br /> 4<br /> <br /> %<br /> 55,3<br /> 92,1<br /> 7,9<br /> 68,4<br /> 23,7<br /> 60,5<br /> 18,4<br /> 10,5<br /> <br /> Trong  nghiên  cứu  này,  92,1%  bệnh  nhân  bị <br /> mất thính lực trước mổ, 7,9% giảm thính lực và <br /> kích thước u lớn. 68,4% bệnh nhân có biểu hiện <br /> hội chứng tiểu não, điều này được giải thích do <br /> nhóm bệnh nhân có kích thước lớn hơn 3cm của <br /> nghiên cứu này là 73,7%, đây là nhóm u có kích <br /> thước  lớn  đã  bắt  đầu  chèn  ép  vào  tiểu  não  gây <br /> biểu hiện chèn ép trên lâm sàng <br /> Bảng 2. Kích thước u trên cộng hưởng từ (n=38) <br /> Phân độ<br /> Độ 0 (u ở trong lỗ tai trong)<br /> Độ I ( 4cm)<br /> Tổng<br /> <br /> N<br /> 0<br /> 0<br /> 2<br /> 8<br /> 13<br /> 15<br /> 38<br /> <br /> %<br /> 0<br /> 0<br /> 5,3<br /> 21,1<br /> 34,2<br /> 39,5<br /> 100<br /> <br /> 129<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> Từ  bảng  2:  thấy  100%  u  có  kích  thước  trên <br /> 1cm, u có kích thước trung bình đến lớn (>3cm) <br /> là  73,7%.  Do  u  dây  thần  kinh  tiền  đình  ốc  tai <br /> phát  triển  từ  từ,  nên  chỉ  khi  có  biểu  hiện  triệu <br /> chứng  thần  kinh  trên  lâm  sàng  mới  đi  khám <br /> bệnh,  u  có  kích  thước  lớn  (trên  4cm)  chiếm <br /> 39,5%,  trung  bình  (3‐4  cm)  34,2%.  Kích  thước  u <br /> lớn cũng là thách thức đối với phẫu thuật lấy bỏ <br /> toàn bộ khối u.  <br /> Bảng 3. Khả năng phẫu thuật <br /> Khả năng phẫu thuật<br /> Lấy toàn bộ<br /> Lấy gần hết u<br /> Lấy một phần u (>50% thể tích u)<br /> Lấy dưới 50% thể tích u<br /> <br /> N<br /> 20<br /> 8<br /> 8<br /> 2<br /> <br /> %<br /> 52,6<br /> 21,1<br /> 21,1<br /> 5,3<br /> <br /> Lấy  toàn  bộ  u  được  đánh  giá  trong  mổ  lấy <br /> hết  u  và  chụp  cộng  hưởng  từ  kiểm  tra  sau  mổ <br /> không còn tổ chức u. Lấy gần hết u được đánh <br /> giá trong mổ lấy gần hết u, chỉ để lại phần vỏ u <br /> dính  vào  tổ  chức  não  xung  quanh,  chụp  cộng <br /> hưởng từ sau mổ chỉ còn phần vỏ u dính vào tổ <br /> chức  não  xung  quanh.  Theo  nghiên  cứu  này, <br /> nhóm lấy toàn bộ và gần hết u chiếm 73,4%. <br /> Theo Sébastien Schmerber lấy u bằng đường <br /> xuyên mê nhĩ có nhiều ưu điểm như đường tiếp <br /> cận u ngắn nhất, lấy được u ở mọi kích thước ở <br /> góc cầu tiểu não và ống tai trong, tìm thấy dây <br /> thần kinh số VII sớm hơn, giảm các biến chứng <br /> sau mổ(5). Trong nghiên cứu của chúng tôi gồm <br /> 38  bệnh  nhân  đều  được  phẫu  thuật  lấy  u  bằng <br /> đường  xuyên  mê  nhĩ,  theo  Jackler  và  Pitts, <br /> Gormle  phương  pháp  tiếp  cận  này  khắc  phục <br /> được các nhược điểm của đường mổ sau xoang <br /> sigma và đường thái dương sau như khó lấy u ở <br /> ống  tai  trong,  tìm  thấy  dây  VII  muộn,  tăng  các <br /> nguy  cơ  của  biến  chứng  thần  kinh  sọ  não. <br /> Đường  xuyên mê nhĩ được chỉ định với những <br /> bệnh nhân u dây thần kinh tiền đình ốc tai đã bị <br /> mất thính lực (trong nghiên cứu này 92,1% mất <br /> thính  lực,  7,9%  giảm  thính  lực),  hoặc  u  có  kích <br /> thước  trên  3  cm  (trong  nghiên  cứu  này  73,7%). <br /> Những  trường  hợp  u  nhỏ  mà  mất  thính  lực  là <br /> lựa chọn lý tưởng với đường mổ xuyên mê nhĩ <br /> nhằm lấy bỏ toàn bộ khối u v <br /> <br /> 130<br /> <br /> Bảng 4. Biến chứng trong và ngay sau mổ <br /> Biến chứng<br /> Chảy máu<br /> Viêm màng não<br /> Giãn não thất<br /> Rò dịch não tủy sau mổ<br /> Suy hô hấp<br /> Liệt tiến triển<br /> Tử vong<br /> <br /> N<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 0<br /> <br /> %<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 2,6<br /> 2,6<br /> 2,6<br /> 0<br /> <br /> Biến chứng sau mổ <br /> Chảy máu <br /> Đây là biến chứng sớm và nguy hiểm nhất, <br /> có  thể  chảy  máu  vùng  mổ  hoặc  chảy  máu  vết <br /> mổ,  chúng  tôi  không  gặp  trường  hợp  nào  chảy <br /> máu  sau  mổ,  thấp  hơn  nghiên  cứu  của  Mehdi <br /> Ben  Ammar  là  0,8%  (n=143)(1),theo  House  tỉ  lệ <br /> này  với  đường  tiếp  cận  sau  xoang  sigma  là  6% <br /> trong 200 bệnh nhân nghiên cứu. Theo chúng tôi <br /> tiếp cận u bằng đường xuyên mê nhĩ tránh được <br /> tối  đa  nguy  cơ  làm  tổn  thương  các  mạch  máu <br /> lớn như xoang tĩnh mạch sigma, động mạch tiểu <br /> não, do đó làm giảm nguy cơ chảy máu sau mổ. <br /> Theo Mehdi Ben Ammar, phẫu thuật qua đường <br /> xuyên mê nhĩ tránh được việc bóc tách mù, bảo <br /> tồn  màng  nhện  bao  quanh  khối  u  giúp  giảm <br /> thiểu  tổn  thương  cấu  trúc  mạch  máu,  thần <br /> kinh xung quanh là yếu tố rất quan trọng trong <br /> phẫu tích. <br /> <br /> Viêm màng não <br /> Chúng  tôi  không  gặp  trường  hợp  nào  sau <br /> mổ  viêm  màng  não,  tuy  nhiên  Bùi  Huy  Mạnh <br /> gặp  2,85%,  Võ  Văn  Nho  gặp  8,5%  viêm  màng <br /> não  sau  mổ  u  dây  VIII  bằng  đường  sau  xoang <br /> sigma. Thời gian mổ lâu là yếu tố liên quan chặt <br /> chẽ đến nguy cơ viêm màng não sau mổ. Đường <br /> mổ xuyên mê nhĩ có thời gian tiếp cận u nhanh <br /> hơn,  thời  gian  mài  xương  vào  ống  tai  trong  là <br /> thời  gian  chưa  mở  màng  cứng,  do  đó  hạn  chế <br /> nguy cơ viêm màng não sau mổ(Error! Reference source not <br /> found.). <br /> <br /> Suy hô hấp <br /> Chúng tôi gặp 1 trường hợp suy hô hấp sau <br /> mổ, do u kích thước lơn chèn ép thân não, chụp <br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> cắt lớp kiểm tra sau mổ thấy hình ảnh phù thân <br /> não sau mổ, bệnh nhân phải thở máy 3 tuần, và <br /> ra viện sau 6 tuần điều trị. Theo nghiên cứu của <br /> Bùi  Huy  Mạnh  là  2,85%,  thời  gian  mổ  kéo  dài <br /> làm ảnh  hưởng đến  thao tác  lấy  u, do đó  nguy <br /> cơ làm tổn thương thân não sẽ cao hơn. <br /> <br /> Giãn não thất <br /> Chúng  tôi  không  gặp  trường  hợp  nào  giãn <br /> não  thất  sau  mổ,  thấp  hơn  nghiên  cứu  của <br /> Sébastien  Schmerber  là  gặp  3  bệnh  nhân,  với <br /> nghiên cứu của Bùi Huy Mạnh là 2,85%, của Võ <br /> Văn Nho là 2,12%. Giãn não thất sau mổ do vẫn <br /> còn u, phù tiểu não gây chèn ép đoạn thấp của <br /> cống  sylvius,  do  rối  loạn  hấp  thu  tạm  thời  của <br /> dịch não tủy sau mổ. <br /> <br /> Liệt nửa người  <br /> Chúng  tôi  gặp  1  bệnh  nhân  liệt  nửa  người <br /> sau mổ (2,6%), cao hơn nghiên cứu của Sébastien <br /> Schmerber  và  Mehdi  Ben  Ammar  là  0%  (1,5). <br /> Nghiên cứu của Bùi Huy Mạnh cũng không gặp <br /> bệnh nhân nào liệt nửa người sau mổ(2). <br /> <br /> Tử vong <br /> Chúng  tôi  không  gặp  trường  hợp  nào  tử <br /> vong  sau  mổ,  nghiên  cứu  của  Mehdi  Ben <br /> Ammar  là  0,1%  và  liên  quan  đến  biến  chứng <br /> chảy  máu  sau  mổ  (0.8%),  theo  nghiên  cứu  của <br /> Bùi Huy Mạnh là 2,85% (1,2). <br /> Bảng 5. Chức năng dây VII (theo House Brackmann) <br /> Độ I (không liệt)<br /> Độ II<br /> Độ III<br /> Độ IV<br /> Độ V, VI<br /> <br /> Trước<br /> mổ<br /> 31<br /> 4<br /> 1<br /> 2<br /> 0<br /> <br /> Ngay sau<br /> mổ<br /> 25<br /> 2<br /> 2<br /> 1<br /> 8<br /> <br /> 3 tháng sau<br /> mổ<br /> 27<br /> 2<br /> 1<br /> 1<br /> 7<br /> <br /> Chúng tôi gặp 7 trường hợp liệt VII trước mổ <br /> (18,4%) trong đó 4 bệnh nhân liệt VII tự phát (độ <br /> II),  3  bệnh  nhân  do  gamma  knife  (độ  III,  IV). <br /> Ngay sau phẫu thuật có 2 bệnh nhân liệt dây VII <br /> tiến  triển  chiếm  5,3%,  6  bệnh  nhân  liệt  mới <br /> 15,8%. Theo Bùi Huy Mạnh phẫu thuật lấy u dây <br /> VIII  qua  đường  sau  sigma  có  60%  bệnh  nhân <br /> biểu  hiện  liệt  dây  VII  sau  phẫu  thuật.  Sự  khác <br /> <br /> Bệnh Lý Sọ Não <br /> <br /> biệt này có thể giải thích do đường mổ xuyên mê <br /> nhĩ  bằng  cách  mở  rộng  lỗ  tai  trong  và  tiếp  cận <br /> với dây thần kinh mặt sớm ngay từ đầu, do vậy <br /> giúp  tăng  khả  năng  bảo  vệ  chức  năng  dây  VII. <br /> Mặt  khác  do  chúng  tối  sử  dụng  điện  thế  kích <br /> thích  trong  mổ  để  xác  định  vị  trí  dây  VII  giúp <br /> tăng  khả  năng  bảo  vệ dây  VII.  Nghiên  cứu  của <br /> Bùi  Huy  Mạnh  ở thời điểm  chưa áp dụng  điện <br /> thế kích thích trong mổ. <br /> Bảng 6. Liệt chức năng dây VII sau mổ liên quan với <br /> trước mổ <br /> Sau mổ<br /> Trước mổ Không liệt<br /> Có liệt<br /> Tổng<br /> <br /> Không liệt<br /> 25<br /> 3<br /> 28<br /> <br /> Có liệt<br /> 6<br /> 4<br /> 10<br /> <br /> Tổng số<br /> 31<br /> 7<br /> 35<br /> <br /> Liệt  dây  VII  sau  mổ  không  liên  quan  đến <br /> việc liệt trước mổ hay không với p = 0,4135, RR = <br /> 1,43  (95%  RR:  0,6 – 3,6).  Như  vậy  biểu  hiện  liệt <br /> dây  VII  trước  mổ  không  làm  trầm  trọng  hoặc <br /> liên quan đến biểu hiện liệt dât VII sau mổ <br /> Bảng 7 : Khả năng phẫu thuật liên quan đến kích <br /> thước u <br /> Lấy toàn Lấy bỏ 1 phần<br /> bộ hoặc hoặc < 50% thể Tổng số<br /> gần hết u<br /> tích u<br /> 21<br /> 2<br /> 23<br /> Kích thước < 4cm<br /> u<br /> ≥ 4cm<br /> 7<br /> 8<br /> 15<br /> Tổng<br /> 28<br /> 10<br /> 38<br /> Khả năng phẫu<br /> thuật<br /> <br /> Nhóm  u  có  kích  thước  nhỏ  hơn  4  cm  có <br /> khả  năng  lấy  bỏ  toàn  bộ  hoặc  gần  hết  u  là <br /> 21/23  (91,3%)  khác  biệt  hoàn  toàn  với  nhóm <br /> trên 4cm (7/15 = 46,7%) với p = 0,007. Như vậy <br /> yếu  tố  ảnh  hưởng  lớn  nhất  đến  việc  lấy  bỏ <br /> tòan bộ khối u là kích thước u. Với u càng nhỏ, <br /> khả  năng  lấy  bỏ  toàn  bộ  khối  u  càng  lớn,  với <br /> những u lớn thì dây VII bị chèn ép dẹt gây khó <br /> xác định trong mổ và cũng khó phẫu tích dây <br /> VII  ra  khỏi  tổ  chức  u.  Những  trường  hợp  u <br /> lớn,  cần  áp  dụng  điện  thế  kích  thích  để  xác <br /> định  dây  VII  trong  mổ,  một  số  trường  hợp  u <br /> quá lớn, cần cân nhắc việc giữ lại một phần u <br /> hay  lấy  bỏ  tòan  bộ  u  với  việc  bảo  tồn  chức <br /> năng dây VII trong mổ.  <br /> Có  4/5  bệnh  nhân  hồi  phục  chức  năng  dây <br /> VII ở nhóm có mức độ liệt từ nhẹ đến trung bình <br /> <br /> 131<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> (độ  II,  III,  IV).  Trong  khi  đó  nhóm  liệt  nặng  và <br /> hoàn toàn (độ V và VI) chỉ có 1/8 bệnh nhân cải <br /> thiện triệu chứng liệt và 7/8 (87,5%) không phục <br /> hồi  chức  năng  dây  VII.  Sự  khác  biệt  mức  độ <br /> phục  hồi  chức  năng  dây  thần  kinh  mặt  ở  hai <br /> nhóm liệt nhẹ và trung bình với nhóm liệt trầm <br /> trọng và hòan hoàn có ý nghĩa thống kê với p = <br /> 0,007 (Test Fisher) <br /> Bảng 8: Đánh giá hồi phục chức năng dây VII 3 <br /> tháng sau mổ liên quan đến liệt dây VII sau phẫu <br /> thuật <br /> 3 tháng sau mổ<br /> Mức độ liệt dây Độ II, III, IV<br /> VII sau mổ<br /> Độ V, VI<br /> Tổng<br /> <br /> Cải<br /> thiện<br /> 4<br /> 1<br /> 5<br /> <br /> Không cải Tổng<br /> thiện<br /> số<br /> 1<br /> 5<br /> 7<br /> 8<br /> 8<br /> 13<br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> Qua  nghiên  cứu  phẫu  thuật  u  dây  thần <br /> kinh số VIII bằng đường mê nhĩ cho 38 trường <br /> hợp  tại  Bệnh  viện  Việt  Đức  chúng  tôi  có  kết <br /> luận như sau: <br /> Bệnh thường gặp ở độ tuổi 45, nữ nhiều hơn <br /> nam  nam/nữ=15/23.  Kích  thước  u  >3cm  chiếm <br /> 73,7%, mất thính lực cùng bên tổn thương trước <br /> mổ (92,1%). <br /> Phẫu  thuật  theo  đường  mổ  xuyên  mê  nhĩ) <br /> lấy  bỏ  toàn  bộ  và  gần  hết  u  là  73,4%,  trong  đó <br /> nhóm u nhỏ hơn 4cm (91,3%). Có sự khác biệt có <br /> ý nghĩa thống kê về kết quả phẫu thuật theo kích <br /> thước u với p =0,007. <br /> <br /> Không có biến chứng chảy máu, viêm màng <br /> não, giãn não thất, 1 trường hợp biến chứng suy <br /> hô hấp, 1 trường hợp liệt tiến triển sau mổ.  <br /> Phẫu  thuật  xuyên  mê  nhĩ  làm  5,3%  liệt  dây <br /> VII tiến triển, 15,8% liệt mới sau phẫu thuật, bảo <br /> vệ chức năng dây VII là 79,9%. Mức độ hồi phục <br /> chức năng dây VII ở thời điểm 3 tháng sau mổ ở <br /> nhóm liệt nhẹ tốt hơn liệt năng và hoàn toàn (độ <br /> V, VI) với p=0,007  <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> 1.<br /> <br /> Ben  Ammar  M,  Piccirillo  E  &  Topsakal  V.  (2012),  Surgical <br /> Results and Technical Refinements in Translabyrithine Excision <br /> of Vestibular Schwannomas: The Gruppo Otologico Experience. <br /> <br /> 2.<br /> <br /> Bùi Huy Mạnh (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm <br /> sàng và kết quả điều trị phẫu thuật u dây VIII tại Bệnh viện Việt <br /> Đức, Đại học Y Hà Nội <br /> <br /> 3.<br /> <br /> Falcioni M, Mulder JJ, Taibah A et al (1999), ʺNo cerebrospinal <br /> fluid  leaks  in  translabyrinthine  vestibular  schwannoma <br /> removal:  reappraisal  of  200  consecutive  patientsʺ,J  Neurosurg, <br /> (20): p. 660. <br /> <br /> 4.<br /> <br /> Lanman TH, Brackmann DE, Hitselberger WE, and Subin B, (1999), <br /> ʺReport  of  190  consecutive  cases  of  large  acoustic  tumors <br /> (vestibular  schwannoma)  removed  via  the  translabyrinthine <br /> approachʺ,J. Neurosurg, (90): p. 617. <br /> <br /> 5.<br /> <br /> Schmerber  S  &  Palombi  O  (2005),  ʺLong‐term  Control  of <br /> Vestibular  Schwannoma  After  A  Translabyrithine  Complet <br /> Removalʺ. <br /> <br />  <br /> <br /> Ngày nhận bài báo  <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 15/10/2014 <br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:  <br /> <br /> 27/10/2014 <br /> <br /> Ngày bài báo được đăng: <br /> <br /> <br /> 05/12/2014 <br /> <br />  <br /> <br />  <br /> <br /> 132<br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2