![](images/graphics/blank.gif)
Đánh giá một số phương pháp Machine Learning và Deep learning trong phát hiện tin giả
lượt xem 4
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Mục đích đề tài nhằm đánh giá phân loại tin thật và tin giả đã được thực hiện từ nhiều năm nay với nhiều phương pháp khác nhau. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đánh giá mười một thuật toán Machine Learning và Deep Learning trong việc phân loại tin tức giả mạo trên ba bộ dữ liệu công khai: Liar, ISOT và Getting Real about Fake News.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá một số phương pháp Machine Learning và Deep learning trong phát hiện tin giả
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 307 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP MACHINE LEARNING VÀ DEEP LEARNING TRONG PHÁT HIỆN TIN GIẢ Nguyễn Trung Kiên, Phạm Quang Trường, Đặng Châu Anh, Cao Lý Hoàng My, Trần Thị Phương Linh, TS Trương Thành Công* TÓM TẮT Cùng với sự gia tăng nhanh chóng và sự phổ biến của các phương tiện truyền thông trực tuyến, sự gia tăng về số lượng và tốc độ lan truyền của tin giả cũng đang tăng lên tương ứng. Tin giả có thể lan truyền với tốc độ không thể kiểm soát mà không cần xác minh tính đúng sai và có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Việc đánh giá phân loại tin thật và tin giả đã được thực hiện từ nhiều năm nay với nhiều phương pháp khác nhau. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đánh giá mười một thuật toán Machine Learning và Deep Learning trong việc phân loại tin tức giả mạo trên ba bộ dữ liệu công khai: Liar, ISOT và Getting Real about Fake News. Kết quả cho thấy, với tập dữ liệu nhỏ thì các thuật toán Support Vector Machine và Logistic regression chiếm ưu thế, trong khi đó các thuật toán Long Short Term Memory có kết quả rất hứa hẹn đối với các tập dữ liệu lớn. Từ khóa: tin giả, phân loại giám sát, machine learning, deep learning 1. Giới thiệu Thời gian gần đây, thông tin từ mạng xã hội đã phát triển với tốc độ chưa từng có, số lượng người sử dụng mạng xã hội hàng ngày để tìm kiếm thông tin ngày càng tăng. Tuy nhiên, không phải tất cả các nguồn tin tức trên mạng xã hội đều đáng tin cậy. Hậu quả là việc vấn đề lan truyền tin giả đang dần trở nên nghiêm trọng hơn. “Tin giả” là một thuật ngữ đề cập đến tin tức có chủ đích, lừa dối người đọc và được xác minh là sai sự thật. Các vấn đề về tin giả đã tồn tại từ khi sự xuất hiện của báo in. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, thời đại truyền thông xã hội, tin giả có sức ảnh hưởng rất lớn vì cơ chế truy cập đơn giản và phát tán một cách nhanh chóng bằng phương tiện truyền thông. Thông thường để xác minh tính xác thực của tin tức, chúng ta sẽ dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia, nhưng điều này sẽ không còn khả thi với khối lượng tin tức khổng lồ hiện nay. Do đó, việc tự động phát hiện tin giả trên mạng xã hội là một vấn đề quan trọng, thu hút nhiều sự chú ý từ cả giới học thuật và cộng đồng. Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tài chính – Marketing *
- 308 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Các phương pháp tiếp cận bằng Machine learning (ML) và Deep learning (DL) đã được chứng minh là rất hiệu quả trong việc giải quyết nhiều vấn đề an toàn thông tin, từ việc phát hiện xâm nhập mạng đến phân tích phần mềm độc hại, cũng như nhận dạng email spam. Nghiên cứu này nhằm mục đích so sánh các phương pháp phân loại giám sát nổi tiếng bằng cách thực nghiệm trên các bộ dữ liệu về tin giả công khai có sẵn. Cụ thể, nhóm tác giả kiểm tra hiệu suất của năm thuật toán ML truyền thống, ba phương pháp Ensemble và ba kỹ thuật dựa trên DL trên các bộ ba bộ dữ liệu công khai về tin giả: Liar, ISOT và Getting Real about Fake News. Phần còn lại của bài viết này bao gồm: Phần 2 trình bày ngắn gọn các công trình nghiên cứu trước đây trong việc phát hiện tin giả. Phần 3 giới thiệu phương pháp luận. Phần 4 mô tả môi trường thử nghiệm. Phần 5 trình bày kết quả thực nghiệm và phân tích các thuật toán. Phần 6 thảo luận về kết quả thu được. Cuối cùng, phần 7 kết thúc bài báo. 2. Các công trình nghiên cứu liên quan Phần này trình bày các công trình có liên quan trong lĩnh vực ML và DL để phân Phát hiện tin tức giả mạo. Ahmed và cộng sự (2017) đã đề xuất sử dụng kỹ thuật N-gram và TF-IDF để trích xuất đặc trưng cũng như các thuật toán phân loại khác nhau như Stochastic Gradient Descent (SGD), Support Vector Machine (SVM), Linear Support Vector Machine (Linear SVM), K-Nearest Neighbor (KNN), và Decision Tree (DT) trên bộ dữ liệu ISOT, kết quả là thuật toán Linear SVM đạt kết quả tốt nhất với tỷ lệ chính xác 92%. Trong một nghiên cứu khác (Ozbay & Alatas, 2020), nhóm tác giả chỉ sử dụng kỹ thuật TF-IDF để rút trích đặc trưng và sử dụng 23 thuật toán để phát hiện tin giả trên cùng bộ dữ liệu của Ahmed và cộng sự (2017). Nhóm tác giả báo cáo rằng mô hình tốt nhất của họ đạt được kết quả lần lượt là accuracy: 96.8%, precision: 96.3%, recall: 97.3%, và F1- scores là 97.3%. Long và cộng sự (2017) đã đề xuất kết hợp hồ sơ diễn giả và mô hình Long Short Term Memory (LSTM) để phát hiện tin tức giả mạo. Kết quả thực nghiệm cho thấy phương pháp của họ đã cải thiện mô hình phát hiện tin giả sử dụng kỹ thuật đến 14,5%. Trong một cách tiếp cận khác (Ahmed và cộng sự, 2018), nhóm tác giả đã trình bày việc sử dụng mô hình N-gram để tự động phát hiện nội dung giả mạo. Trong nghiên cứu này, họ đã áp dụng hai kỹ thuật trích xuất khác nhau và sáu kỹ thuật phân loại dựa trên ML để nhận dạng tin tức giả mạo và đánh giá khả năng giả mạo. Nhóm tác giả báo cáo rằng phương pháp của họ đạt được kết quả rất đáng khích lệ và vượt trội hơn các mô hình hiện có.
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 309 3. Phương pháp luận Phần này trình bày chi tiết các bước xây dựng mô hình để xác định tin tức giả mạo. Đầu tiên, dữ liệu được tiền xử lý bằng cách lọc các thuật ngữ hoặc ký tự thừa như: ký tự đặc biệt, số, từ dừng và các ký tự khác. Tiếp theo, áp dụng quá trình lựa chọn và trích xuất đặc trưng để giảm chiều dữ liệu; trong quá trình này có hai kỹ thuật được sử dụng là Bigram IF-TDF và Word embeddings. Cuối cùng, các thuật toán học có giám sát được sử dụng để phân loại tin tức giả mạo. 3.1. Tiền xử lý dữ liệu Giai đoạn này chuyển văn bản thô nhằm cải thiện chất lượng của dữ liệu (quality of the data), từ đó giúp các mô hình xử lý tốt hơn. Hơn nữa, trong thực tế, dữ liệu thường không đầy đủ, không nhất quán và có thể chứa nhiều lỗi khác nhau. Tiền xử lý dữ liệu hỗ trợ giải quyết các vấn đề như vậy. Trong nghiên cứu của chúng tôi, giai đoạn tiền xử lý dữ liệu bao gồm các bước sau: • Text clearning: loại bỏ các thẻ, HTML, dấu chấm câu, ký tự đặc biệt và bất kỳ loại ký tự nào khác. • Lowercase: Bước này liên quan đến việc chuyển toàn bộ văn bản thành chữ thường, do trình biên dịch phân biệt chữ hoa và thường. • Tokenisation: Đây là một quá trình chia nhỏ các chuỗi thành một danh sách các từ hoặc các phần dựa trên một mẫu được chỉ định. • Remove stop words: “stop words” là những từ được sử dụng rất thường xuyên, chẳng hạn như “i”, “me”, “my”, “myself”, “we”, “you”, “he”, “his”. Loại bỏ các stop words sẽ cải thiện hiệu suất của mô hình. • Stemming & Lemmatizing: trả từ về dạng gốc. Ví dụ: “cars”, “car’s”, “cars” được rút gọn thành cụm từ gốc “car”. Sau bước tiền xử lý này, dữ liệu đã được làm sạch cần được chuyển đổi thành định dạng số cho các tác vụ tiếp theo. 3.2. Lựa chọn và trích xuất đặc trưng Giai đoạn này nhằm mục đích chuyển đổi văn bản thành dữ liệu số để ML và DL có thể tính toán. Phương pháp vec-tơ hóa (Vectorization) văn bản là một phương pháp cho phép chuyển đổi văn bản thành định dạng số, hay nói cách khác là véc-tơ. Hiện nay, nhiều kỹ thuật mã hóa đang được sử dụng để trích xuất các đặc trưng dữ liệu văn bản như các kỹ thuật: bag-of-words (Wallach, 2006), Term Frequency – Inverse Document Frequency (TF-IDF) (Ramos, 2003), word2vec(Goldberg & Levy, 2014). Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng TF-IDF với kỹ thuật Bigram và word2vec để vectơ hóa dữ liệu nhằm mục đích phân loại.
- 310 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC 3.3. Các thuật toán trí tuệ nhân tạo được giám sát Nhóm tác giả đã nghiên cứu hiệu suất của mười một thuật toán được giám sát trên ba tập dữ liệu. Chính xác hơn, năm thuật toán ML, ba mô hình Ensemble và ba phương pháp tiếp cận DL đã được kiểm tra như sau: • Các mô hình ML truyền thống:Logistic regression, Naive Bayes, Support Vector Machine (SVM), K-Nearest Neighbors (KNN) và Decision tree. • Ensemble Model: Random forest, Extremely randomised trees (Extra trees) và Adaptive Boosting (AdaBoost). • Các mô hình dựa trên DL: Neural network (NN), Long short term memory (LSTM), Bidirectional Long short-term memory (BiLSTM). 3.4. Các chỉ số đánh giá hiệu suất Các chỉ số đánh giá đo lường hiệu suất của một mô hình. Một khía cạnh thiết yếu của các thước đo đánh giá là khả năng phân biệt giữa các kết quả của mô hình. Confusion Matrix là một trong những thước đo phổ biến nhất và chuyển tiếp nhanh nhất được sử dụng để quyết định tính đúng đắn và chính xác của mô hình. Nó thường được sử dụng cho vấn đề phân loại trong đó đầu ra có thể là hai hoặc nhiều loại lớp. Trên thực tế, nhiều số liệu hiệu suất được tính toán dựa trên Confusion Matrix và các giá trị bên trong nó. Để đánh giá hiệu suất của việc phân loại tin tức giả, một Confusion Matrix đã được sử dụng như trong Bảng 1. Các thuật ngữ liên quan đến Confusion Matrix này: – True Positive (TP): Dữ liệu là tin giả và mô hình dự đoán là tin giả. – True Negative (TN): Dữ liệu là tin tức thực và mô hình dự đoán là tin có thật. – False Positive (FP): Dữ liệu là tin tức thật và mô hình dự đoán là tin giả. – False Negative (FN): Dữ liệu là tin giả và mô hình dự đoán là tin có thật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các tiêu chí đánh giá hiệu suất lấy từ Confusion Matrix như sau: • Accuracy: tỉ lệ giữa số điểm dữ liệu được dự đoán đúng trên tổng số điểm dữ liệu TP + TN Acc = TP + FP + TN + FN • Precision tỷ lệ giữa số điểm dữ liệu được tính là True Positive (TP) với tổng số điểm dữ liệu được phân loại là Positive TP Precision = TP + FP
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 311 • Recall: tỷ lệ giữa số điểm dữ liệu là True Positive (TP) trong số những điểm thực sự là positive (TP + FN) TP Recall = TP + FN • Fl score là giá trị trung bình điều hòa của recall và accuracy Precision * Recall F1 = 2 Precision + Recall 4. Thiết lập thử nghiệm 4.1. Môi trường thực thi Các thí nghiệm được thực hiện trên máy tính Intel Core i7 8750H với RAM 16GB, sử dụng Python (3.7.1), Deep frameworks Keras (2.3.1) và TensorFlow (2.1.0). 4.2. Các bộ dữ liệu Nhóm nghiên cứu đã sử dụng ba bộ dữ liệu công khai (public dataset) để đo lường hiệu suất của các phương pháp khác nhau. Các đặc điểm của các bộ dữ liệu này được mô tả ở đây. Bảng 2 tóm tắt bộ dữ liệu mà chúng tôi đã sử dụng để đo lường hiệu suất của các thuật toán. Bảng 2. Các bộ dữ liệu được sử dụng g Đặc tính Tên Thật Giả Tổng số Liar, Liar Pants on Fire 5,752 4,488 10,240 Fake or Real News 15,712 12,999 28,711 ISOT 21,417 23,48 44,898 Liar Liar (Wang, 2017) là một bộ dữ liệu công khai có sẵn, bao gồm hơn 12.000 cụm từ ngắn được gắn nhãn từ trang politifact.com. Bộ dữ liệu bao gồm sáu loại nhãn: pants-fire, false, barely-true, half-true, mostly-true, true – những nhãn này dựa trên xếp hạng tính xác thực. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc phân loại giữa tin tức thật và giả. Do đó, chúng tôi đã sửa đổi các nhãn này thành hai nhãn. Trong đó Pants-fire, false, barely-true được xem là giả mạo half-true, mostly-true, và true là thật. Do đó, chúng tôi đã có tổng số 10,240 bộ dữ liệu với 4,488 được dán nhãn là giả mạo và 5,752 phần còn lại được dán nhãn là thật.
- 312 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Fake or Real News Bộ dữ liệu Fake or Real News bao gồm tin tức về chu kỳ bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ. Trong bộ dữ liệu này, các bài báo thật nhận được thu thập web tin tức chính thức trong khi tin tức giả mạo thu thập từ Kaggle’s “Getting Real about Fake News”. Bộ dữ liệu bao gồm 15,712 tin dán nhãn thật và 12,999 tin dán nhãn giả, tổng cộng là 28,711 bản ghi. ISOT Bộ dữ liệu ISOT (Fake News Detection Datasets – University of Victoria, n.d.) có hai loại tin tức, tin giả và tin thật, được lấy từ các nguồn trong thế giới thực. Các tin thật được thu thập từ trang Reuters.com, trong khi các bài giả mạo được thu thập từ các trang web không đáng tin cậy khác nhau đã được Politifact và Wikipedia gắn cờ. Bộ dữ liệu bao gồm 21,417 tin dán nhãn thật và 23,481 tin dán nhãn giả, tổng cộng 44,898 bản ghi. 5. Kết quả thực nghiệm và phân tích Trong phần này, nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả và phân tích hiệu suất của các mô hình ML và mô hình DL khi áp dụng để nhận dạng tin giả. Bảng 3, 4, 5 trình bày hiệu suất của các thuật toán trong nghiên cứu này trên ba tập dữ liệu tương ứng. Chúng tôi sử dụng các chỉ số đo lường accuracy, precision, recall và Fl score cho hai loại dữ liệu giả và thật. Trong mỗi bảng, điểm số cao nhất đạt được trong mỗi tập dữ liệu được in đậm. Bảng 3. Hiệu suất các mô hình trên tập dữ liệu Liar Phương pháp Chỉ số hiệu suất Mô hình trích xuất đặc trưng Accuracy Precision Recall F1-score Logistic regression 0.60 0.60 0.60 0.60 Naive Bayes 0.58 0.61 0.58 0.48 SVM 0.61 0.60 0.61 0.60 KNN 0.57 0.56 0.57 0.53 Bigram TF-IDF Decision Tree 0.56 0.55 0.56 0.55 Random Forest 0.58 0.56 0.57 0.55 Extra Trees 0.57 0.57 0.58 0.56 AdaBoost 0.59 0.57 0.56 0.4 NN 0.57 0.54 0.57 0.42 LSTM Word Embedding 0.60 0.60 0.61 0.59 BiLSTM 0.61 0.60 0.61 0.59
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 313 Trong bảng 3, chúng tôi đã trình bày sự khác nhau về hiệu suất của hai các mô hình trong việc xác định tin giả trên tập dữ liệu Liar. Từ bảng này, chúng ta có thể thấy về accuracy, precision, recall giữa các mô hình không có nhiều sự khác biệt. Chính xác hơn, với chỉ số accuracy, các mô hình SVM và BiLSTM đã hoạt động tốt nhất cho tập dữ liệu với accuracy là 0.61. Trong tập dữ liệu này, accuracy thấp nhất là 0.56 với mô hình Decision tree. Về chỉ số precision, thuật toán Naive Bayes có precision cao nhất trong số mười một mô hình, trong khi FNN có precision thấp nhất. Với chỉ số recall thì các mô hình SVM, LSTM và BiLSTM có hiệu suất cao nhất với recall là 0.61. Về F1 score, Logistic Regression và SVM đã đạt giá trị cao nhất với chỉ số 0.60, trong khi AdaBoost đạt giá trị thấp nhất với chỉ số 0.4. Bảng 4 trình bày kết quả thu được đối với tập dữ liệu Fake or Real News. Xét về tất cả các chỉ số, mô hình Logistic Regression có giá trị cao nhất trong số mười một mô hình phân loại với số điểm là 0.96 cho mỗi chỉ số được đo. Vị trí thứ hai thuộc về SVM, với số điểm 0.95 cho tất cả các chỉ số. Mô hình có hiệu suất kém nhất là KNN với số điểm lần lượt là 0.48, 0.66, 0.48, 0.34 cho accuracy, precision, recall và F1. Bảng 4. Hiệu suất của các mô hình trên tập dữ liệu Fake or Real News Phương pháp trích xuất Chỉ số hiệu suất Mô hình đặc trưng Accuracy Precision Recall F1 score Logistic regression 0.96 0.96 0.96 0.96 Naive Bayes 0.62 0.78 0.62 0.53 SVM 0.95 0.95 0.95 0.95 KNN 0.48 0.66 0.48 0.34 Bigram TF-IDF Decision Tree 0.85 0.85 0.85 0.85 Random Forest 0.79 0.79 0.79 0.79 Extra Trees 0.80 0.81 0.8 0.8 AdaBoost 0.76 0.76 0.76 0.76 NN 0.82 0.82 0.82 0.82 LSTM Word Embedding 0.90 0.91 0.90 0.91 BiLSTM 0.92 0.92 0.92 0.92
- 314 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Bảng 5. Hiệu suất của các mô hình trên trên tập dữ liệu ISOT Phương pháp trích xuất Chỉ số hiệu suất Bộ phân loại đặc trưng Accuracy Precision Recall F1 score Logistic regression 0.99 0.99 0.99 0.99 Naive Bayes 0.96 0.96 0.96 0.96 SVM 0.99 0.99 0.99 0.99 KNN 0.85 0.87 0.85 0.85 Bigram TF-IDF Decision Tree 0.99 0.99 0.99 0.99 Random Forest 0.95 0.95 0.95 0.95 Extra Trees 0.94 0.94 0.94 0.94 AdaBoost 1.00 1.00 1.00 1.00 NN 0.96 0.96 0.96 0.96 LSTM Word Embedding 0.99 0.99 0.99 0.99 BiLSTM 0.99 0.99 0.99 0.99 Bảng 5 trình bày kết quả thu được đối với tập dữ liệu ISOT. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng mô hình AdaBoost vượt trội hơn so với các thuật toán khác với điểm tuyệt đối là 1.0 cho tất cả các phép đo chỉ số. Ngoài ra, SVM, Logistic Regression, Decision tree, LSTM và BiLSTM cũng có số điểm vượt trội lần lượt là 0.99 cho accuracy, precision, recall và F1 score. KNN là bộ phân loại kém nhất với số điểm 0.85, 0.87, 0.85, 0.85. 6. Thảo luận Hình 1 minh họa cho các hiệu suất trung bình về accuracy, precision, recall và F1- score trên ba tập dữ liệu. Hình 1. Hiệu suất trung bình
- CHUYỂN ĐỔI SỐ: XU HƯỚNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 315 Dựa theo các kết quả thực nghiệm thu được, giá trị trung bình tốt nhất đối với tất cả các chỉ số từ mô hình Logistic Regressionvà SVM là 0.85 điểm. KNN là mô hình kém nhất với số điểm lần lượt là 0.63 cho accuracy, 0.70 cho precision, 0.63 cho recall và 0.57 F1 score. Hai mô hình SVM và Logistic Regression (với Bi-ram và TI-IDF) đã cho thấy hiệu suất tốt nhất trong số các mô hình ML truyền thống, trong khi BiLSTM với Word embedding là công cụ hứa hẹn nhất trong số các mô hình dựa trên DL. Trong số các mô hình tổng hợp trên, mô hình AdaBoost dường như là mô hình ưu việt hơn khi áp dụng trên một tập dữ liệu lớn hơn. Chính điều này dẫn đến một hướng nghiên cứu mới trong tương lai. Chúng tôi phát hiện ra rằng, hiệu suất của mô hình SVM (với Bigram) so với hiệu suất của các mô hình DL là tương đương nhau và có khi lại còn vượt trội hơn cả chúng. Do đó, mô hình SVM với bigramlà mô hình được chúng tôi khuyến nghị là nên dành cho một tập dữ liệu nhỏ vì thời gian huấn luyện là một lợi thế lớn so với các mô hình DL. Mô hình NN duy trì một hiệu suất vừa phải trên cả ba tập dữ liệu. Mặt khác, các mô hình dựa trên LSTM cho thấy 1 sự cải thiện dần khi kích thước của tập dữ liệu tăng từ LIAR lên ISOT. Thêm vào đó, khi các mục trong tập dữ liệu bao gồm nhiều thông tin hơn, thì các mô hình sẽ hoạt động tốt hơn. Tóm lại, các mô hình dựa trên DL có thể hiển thị hiệu suất cao trên một tập dữ liệu lớn hơn, nhưng để tránh việc tính toán ở mức độ cao và độ phức tạp về thời gian, SVM là sự lựa chọn phù hợp cho một tập dữ liệu nhỏ. 7. Kết luận Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu đã trình bày một phân tích hiệu suất tổng thể của các phương pháp tiếp cận khác nhau trên ba bộ dữ liệu công khai để phát hiện tin tức giả bằng cách kết hợp các phương pháp khai thác văn bản và mô hình phân loại có tính giám sát. Mười một mô hình phân loại đã được đánh giá trên ba tập dữ liệu thế giới thực khác nhau và được xác định dựa trên các chỉ số accuracy, precision, recall và F1 score. Theo kết quả thực nghiệm, các giá trị trung bình tốt nhất về accuracy, precision,và độ đo F1 score đã nhận được từ SVM và Logistic Regressionvới bigram TF-IDF. Mặt khác. Các mô hình dựa trên LSTM với Word embedding cho thấy một kết quả đầy hứa hẹn trong các tập dữ liệu lớn hơn. Trong thời gian sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu trên tập dữ liệu tiếng Việt. Tài liệu tham khảo Ahmed, H., Traore, I., & Saad, S. (2017). Detection of Online Fake News Using N-Gram Analysis and Machine Learning Techniques. In I. Traore, I. Woungang, & A. Awad (Eds.). Intelligent, Secure, and Dependable Systems in Distributed and Cloud Environments (pp. 127-138). Springer International Publishing. https://doi.org/10.1007/978-3-319-69155-8_9 Ahmed, H., Traore, I., & Saad, S. (2018). Detecting opinion spams and fake news using text classification. Security and Privacy, 1(1), e9. Fake News Detection Datasets—University of Victoria. (n.d.). Retrieved November 4, 2022, from https://www.uvic.ca/ecs/ece/isot/datasets/fake-news/index.php
- 316 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Goldberg, Y., & Levy, O. (2014). word2vec Explained: Deriving Mikolov et al.’s negative-sampling word-embedding method. ArXiv Preprint ArXiv:1402.3722. Long, Y., Lu, Q., Xiang, R., Li, M., & Huang, C.-R. (2017). Fake news detection through multi- perspective speaker profiles. Proceedings of the Eighth International Joint Conference on Natural Language Processing (Volume 2: Short Papers), 252-256. Lu, A., Wang, W., Bansal, M., Gimpel, K., & Livescu, K. (2015). Deep multilingual correlation for improved word embeddings. Proceedings of the 2015 Conference of the North American Chapter of the Association for Computational Linguistics: Human Language Technologies, 250-256. Ozbay, F. A., & Alatas, B. (2020). Fake news detection within online social media using supervised artificial intelligence algorithms. Physica A: Statistical Mechanics and Its Applications, 540, 123174. Ramos, J. (2003). Using tf-idf to determine word relevance in document queries. Proceedings of the First Instructional Conference on Machine Learning, 242(1), 29-48. Wallach, H. M. (2006). Topic modeling: Beyond bag-of-words. Proceedings of the 23rd International Conference on Machine Learning, 977-984. Wang, W. Y. (2017). “liar, liar pants on fire”: A new benchmark dataset for fake news detection. ArXiv Preprint ArXiv:1705.00648.
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp đánh giá nhân viên
6 p |
816 |
387
-
Làm thế nào để đánh giá chất lượng dịch vụ? (Phần đầu)
6 p |
553 |
309
-
BÀI 6: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
43 p |
896 |
162
-
Phương pháp đánh giá so với chuẩn (Benchmarking)
14 p |
1036 |
118
-
CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ (Total Quality Management – TQM) (Phần 7)
5 p |
268 |
90
-
Những tiêu chí của việc đánh giá sau sự kiện
8 p |
208 |
30
-
Bài giảng Quản trị rủi ro: Đo lường rủi ro
4 p |
230 |
23
-
Loại bỏ nhãn hiệu yếu kém để giữ khách hàng (Phần cuối)
9 p |
164 |
22
-
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Chương 7: Đánh giá thực hiện công việc (1)
20 p |
151 |
20
-
Bài giảng Quản trị chất lượng (Quality management) - Chương 2: Lượng hóa và đánh giá chất lượng
53 p |
30 |
17
-
Phương pháp đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của công ty
5 p |
236 |
15
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - Bài 4: Đánh giá thực hiện công việc
19 p |
188 |
9
-
Bài giảng Quản trị chất lượng - Chương 2: Đánh giá chất lượng
20 p |
110 |
7
-
Bài giảng Phương pháp luận đánh giá cảm quan - Phan Thụy Xuân Uyên
9 p |
152 |
5
-
Bài giảng Nghiên cứu Marketing: Chương 6.2 - TS. Phạm Thành Thái
43 p |
34 |
5
-
Đánh giá sản phẩm nhượng quyền
3 p |
79 |
3
-
Đề cương chi tiết học phần: Phương pháp nghiên cứu thống kê trong quản lý tài nguyên
5 p |
55 |
3
-
Thực trạng tính chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay
10 p |
6 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)