Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOẠT TÍNH CỦA BỆNH LUPUS ĐỎ HỆ THỐNG<br />
Ở TRẺ EM THEO THANG ĐIỂM SLEDAI VÀ ECLAM<br />
Nguyễn Thị Ngọc Dung*, Huỳnh Thoại Loan*, Lê Khánh Diệu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Lupus đỏ hệ thống (SLE: Systemic Lupus Erythematosus) là bệnh mạn tính, tổn thương nhiều<br />
tạng trong cơ thể. Thang điểm SLEDAI và ECLAM giúp đánh giá mức độ hoạt tính của bệnh, góp phần chọn lựa<br />
phương pháp điều trị thích hợp.<br />
Phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu<br />
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu có 85 bệnh nhân. Thang điểm SLEDAI trung bình 20,9±10; 94,1% ở<br />
mức độ hoạt tính cao và rất cao. SLEDAI ở nhóm viêm thận 22,5±9,5 cao hơn nhóm không viêm thận 14,8±9,7 (p<br />
= 0,03). Thang điểm ECLAM trung bình: 5,6±2,3. Thang điểm ECLAM trung bình ở nhóm viêm thận là<br />
5,9±2,4, ở nhóm không viêm thận là 4,9±1,7 (p=0,11). Sự khác biệt về thang điểm SLEDAI và ECLAM trung<br />
bình ở từng mức độ nặng của tổn thương thận trên giải phẫu bệnh không có ý nghĩa thống kê.<br />
Kết luận: Theo thang điểm SLEDAI và ECLAM, bệnh nhi lupus đỏ hệ thống có mức độ hoạt tính bệnh cao.<br />
Tuy nhiên, thang điểm này không tương ứng với mức độ nặng của tổn thương thận trên giải phẫu bệnh.<br />
Từ khóa: lupus đỏ hệ thống, trẻ em, sledal, eclam.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE VALIDITY OF THE ECLAM AND SLAEDAI INDEX FOR THE EVALUATION OF DISEASE<br />
ACTIVITY IN SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS<br />
Nguyen Thi Ngoc Dung, Huynh Thoai Loan, Le Khanh Dieu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 45 - 49<br />
Objective: Systemic lupus erythematosus (SLE: Systemic lupus erythematosus) is a chronic autoimmune<br />
disease, multisystem in the body may be affected. Both the ECLAM and SLEDAI have been validated for the<br />
evaluation of disease activity, the appropriate treatment strategy.<br />
Methods: Prospective descriptive study.<br />
Results: During the period July 2008 - December 2010, 85 patients were diagnosed SLE. The average<br />
SLEDAI scores 20.9 ± 10, 94.1% pateints had high and very high activity. SLEDAI scores in nephritis group:<br />
22.5 ± 9.5 higher than non-nephritis group 14.8 ± 9.7 (p=0.03). The average ECLAM scores: 5.6 ± 2.3. ECLAM<br />
scores in nephritis group: 5.9 ± 2.4, in non-nephritis group: 4.9 ± 1.7 (p=0.11). There was no correlation between<br />
SLEDAI, ECLAM scores and the severity of renal pathology.<br />
Conclusion: According to SLEDAI and ECLAM scores, the disease activity in childhood systemic lupus<br />
erythematosus patients was high. However, those scores did not correlate to the severity of renal pathology.<br />
Key words: systemic lupus erythematosus, children, sledal, eclam.<br />
nhiều tạng trong cơ thể, diễn tiến mạn tính với<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
những đợt bùng phát, biểu hiện từ nhẹ đến rất<br />
Lupus đỏ hệ thống (SLE: Systemic Lupus<br />
nặng và có thể dẫn đến tử vong. Việc đánh giá<br />
Erythematosus) là bệnh tự miễn, tổn thương<br />
* Khoa thận Bệnh viện Nhi Đồng 1<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Ngọc Dung,<br />
ngocdungag78@yahoo.com<br />
<br />
ĐT: 0914010914<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
Email:<br />
<br />
45<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
toàn diện mức độ nặng của bệnh, phân biệt tổn<br />
thương hoạt tính với tổn thương mạn tính, tình<br />
trạng nhiễm trùng và những bệnh kết hợp có vai<br />
trò rất quan trọng trong việc điều trị và theo dõi<br />
bệnh. Hiện tại có khá nhiều thang điểm đánh giá<br />
mức độ hoạt tính của bệnh SLE như: BILAG,<br />
LAI, SLAM, SLEDAI, ECLAM. Mỗi thang điểm<br />
có những ưu và khuyết điểm khác nhau. Tuy<br />
nhiên cho đến nay chưa có thang điểm nào được<br />
thống nhất sử dụng trên toàn thế giới(3). Trong<br />
số những thang điểm đó, hai thang điểm<br />
SLEDAI (Systemic Lupus Erythematosus<br />
Disease Activity Index) và ECLAM (European<br />
Consensus Lupus Activity Measurement) tương<br />
đối phổ biến trong đánh giá hoạt tính bệnh do<br />
tính đơn giản và hiệu quả đánh giá của nó.<br />
Thang điểm SLEDAI được đưa ra năm 1992<br />
đánh giá 24 triệu chứng của 9 tạng trong cơ thể<br />
nhằm đánh giá mức độ nặng của bệnh. Mức độ<br />
hoạt tính của bệnh thay đổi từ 0 – 105 (SLEDAI =<br />
0: không hoạt tính; 1 – 5: hoạt tính nhẹ; 6 – 10:<br />
hoạt tính trung bình; 11 – 19: hoạt tính cao; ≥ 20<br />
hoạt tính rất cao)(1). Đánh giá bao gồm hỏi bệnh<br />
sử và khám lâm sàng, ghi nhận các triệu chứng<br />
xuất hiện trong vòng 10 ngày.<br />
Thang điểm ECLAM được đưa ra năm 1991<br />
gồm 33 triệu chứng được phân thành 12 nhóm<br />
(10 nhóm triệu chứng lâm sàng của 10 tạng và 2<br />
cận lâm sàng: tốc độ lắng máu, nồng độ bổ thể)<br />
thang điểm từ 0 – 17,5. Đánh giá bao gồm hỏi<br />
bệnh sử và khám lâm sàng, ghi nhận các triệu<br />
chứng xuất hiện trong vòng 1 tháng.<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm<br />
đánh giá mức độ hoạt tính của bệnh ở trẻ SLE tại<br />
khoa Thận Bệnh viện Nhi Đồng 1 theo thang<br />
điểm SLEDAI và ECLAM.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Chọn bệnh<br />
Tất cả những bệnh nhi được chẩn đoán SLE<br />
lần đầu theo tiêu chuẩn của American<br />
Rheumatism Association năm 1997(4) nhập khoa<br />
Thận Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 07/2008<br />
<br />
46<br />
<br />
đến tháng 12/2010.<br />
<br />
Loại trừ<br />
Những trường hợp không được thực hiện<br />
đủ các xét nghiệm cần thiết để đánh giá theo<br />
thang điểm SLEDAI và ECLAM.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả tiến cứu<br />
Ở thời điểm chẩn đoán bệnh nhân được ghi<br />
nhận: thời gian từ khi khởi phát bệnh đến thời<br />
điểm chẩn đoán.<br />
Đặc điểm lâm sàng: cân nặng, chiều cao,<br />
huyết áp, hồng ban cánh bướm ở má, hồng<br />
ban lupus dạng đĩa, nhạy cảm ánh sáng, rụng<br />
tóc, loét mũi miệng, viêm khớp, viêm màng<br />
thanh dịch, viêm thận, tổn thương thần kinh,<br />
bất thường huyết học. Cận lâm sàng: công<br />
thức máu, coomb’s test nếu có thiếu máu, ure,<br />
creatinine, albumin máu, ANA, C3, C4, antids DNA, tổng phân tích nước tiểu, đạm niệu<br />
24 giờ nếu có tiểu đạm, trụ niệu nếu có viêm<br />
thận. Sinh thiết thận: tất cả những bệnh nhân<br />
viêm thận sẽ được sinh thiết thận và phân loại<br />
tổn thương giải phẫu bệnh theo ISN/RPS 2003<br />
(International Society of Nephrology/ Renal<br />
Pathology Society)(8). Tất cả bệnh nhân được<br />
đánh giá theo thang đểm SLEDAI phiên bản<br />
SLEDAI 2000(3) và ECLAM(3).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong thời gian nghiên cứu có 85 bệnh nhân<br />
thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh.<br />
Tuổi khởi phát bệnh trung bình 12,3±2,1<br />
(nhỏ nhất 5 tuổi, lớn nhất 15 tuổi), 16 nam 18,8%, 69 nữ - 81,2%, tỷ lệ nam/nữ: 1/ 4,3.<br />
Thời gian khởi phát bệnh trung bình<br />
11,1±16,4 tuần (từ 1 đến 100 tuần)<br />
Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng và cận lâm<br />
sàng theo tiêu chuẩn của ACR 1997: tổn thương:<br />
thận 78,8%, huyết học 75,3%, hồng ban da<br />
71,8%, viêm khớp 55,3%, nhạy cảm ánh sáng<br />
54,1%, loét miệng 43%, viêm màng thanh dịch<br />
29,5%, hồng ban đĩa 12,9%, tổn thương thần<br />
kinh 8,2%.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng<br />
100<br />
50<br />
0<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
)<br />
(+<br />
<br />
N<br />
<br />
m<br />
iê<br />
<br />
m<br />
<br />
g<br />
àn<br />
<br />
a..<br />
th<br />
<br />
V<br />
<br />
Tổn thương thận: có 67 trường hợp viêm<br />
thận (78,8%), trong đó 64 trường hợp được sinh<br />
thiết thận, 3 trường hợp tử vong không thực<br />
hiện được sinh thiết. Số bệnh nhân theo sang<br />
thương giải phẫu bệnh ở nhóm II: 3, nhóm III<br />
(A): 12, nhóm: III (A/C): 12, nhóm IV S (A): 5,<br />
nhóm IV G (A): 8, nhóm IV S (A/C): 12, nhóm IV<br />
<br />
Thang điểm SLEDAI trung bình 20,9 ± 10<br />
(từ 4 đến 57):<br />
Thang Không Hoạt<br />
điểm<br />
hoạt<br />
tính<br />
SLEDAI tính<br />
nhẹ<br />
<br />
Hoạt<br />
Hoạt<br />
tính<br />
Hoạt<br />
tính rất<br />
trung tính cao<br />
cao<br />
bình<br />
<br />
p<br />
<br />
Số bệnh 0 (0%)<br />
1<br />
4<br />
38<br />
42<br />
nhân<br />
(1,2%) (4,7%) (44,7%) (49,4%)<br />
Tuổi<br />
<br />
10<br />
<br />
12,5<br />
<br />
11,9<br />
<br />
12,6<br />
<br />
0,59<br />
<br />
3<br />
<br />
6,6<br />
<br />
9,7<br />
<br />
13,1<br />
<br />
0,70<br />
<br />
Bất thường huyết học có 64 trường hợp<br />
<br />
T.gian<br />
khởi phát<br />
bệnh<br />
<br />
(75,3%). Trong số tổn thương huyết học: 52<br />
<br />
C3 (mg/l)<br />
<br />
40<br />
<br />
103,9<br />
<br />
84,4<br />
<br />
72,3<br />
<br />
0,30<br />
<br />
trường hợp (81,2%) thiếu máu tán huyết, 46<br />
<br />
C4 (mg/l)<br />
<br />
8<br />
<br />
17,6<br />
<br />
14,2<br />
<br />
16,8<br />
<br />
0,61<br />
<br />
G (A/C): 9, nhóm V: 3.<br />
<br />
trường hợp (71,9%) giảm lymphocyte máu, giảm<br />
bạch cầu máu 22 trường hợp (43,3%), 21 trường<br />
hợp (32,8%) giảm tiểu cầu.<br />
<br />
So sánh thang điểm SLEDAI ở nhóm có và<br />
không có viêm thận: SLEDAI trung bình ở<br />
nhóm viêm thận 22,5±9,5, ở nhóm không viêm<br />
<br />
Xét nghiệm miễn dịch học: Có 52 trường<br />
<br />
thận 14,8±9,7, sự khác biệt này có ý nghĩa thống<br />
<br />
hợp ANA (+) (61,2%), trong đó tỷ lệ ANA(+) ở<br />
<br />
kê với p=0,033, hoạt tính của bệnh còn tồn tại khi<br />
SLEDAI dao động ±1 – 3, bệnh tái phát khi<br />
SLEDAI tăng >3 điểm. Thời gian trung bình để<br />
hoàn thành bảng đánh giá