intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA VIỆC TRỒNG KEO LAI (ACAIA AURICULIFORMIS VÀ ACACIA MANGIUM) LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY TẠI ĐĂK LĂK VÀ ĐĂK NÔNG

Chia sẻ: Sunny_1 Sunny_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

136
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Keo lai trồng thuần loài tại khu vực xã Cư K’Róa huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk, xã Đăk Rồ huyện KRông Nô, xã Quảng Khê huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông có khả năng sinh trưởng rất nhanh, lượng tăng trưởng bình quân năm đạt 21,39 – 30,77m3/ha/năm. Sau 06 năm, trữ lượng keo lai đạt bình quân 128,36 – 184,66m3/ha, cho lợi nhuận 14.832.098 – 32.124.063 đồng/ha.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA VIỆC TRỒNG KEO LAI (ACAIA AURICULIFORMIS VÀ ACACIA MANGIUM) LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY TẠI ĐĂK LĂK VÀ ĐĂK NÔNG

  1. ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA VIỆC TRỒNG KEO LAI (ACAIA AURICULIFORMIS VÀ ACACIA MANGIUM) LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY TẠI ĐĂK LĂK VÀ ĐĂK NÔNG Đặng Văn Dung Xí nghiệp nguyên liệu giấy Đăk Lăk TÓM TẮT Keo lai trồng thuần loài tại khu vực xã Cư K’Róa huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk, xã Đăk Rồ huyện KRông Nô, xã Quảng Khê huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông có khả năng sinh trưởng rất nhanh, lượng tăng trưởng bình quân năm đạt 21,39 – 30,77m3/ha/năm. Sau 06 năm, trữ lượng keo lai đạt bình quân 128,36 – 184,66m3/ha, cho lợi nhuận 14.832.098 – 32.124.063 đồng/ha. Rừng trồng Keo lai tại khu vực Đăk Lăk, Đăk Nông không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn tận dụng được diện tích đất trống, đồi núi trọc một cách khoa học góp phần cải thiện môi trường đất, nâng cao tỷ lệ che phủ bề mặt, tạo ra nhiều việc làm cho người đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao đời sống của người dân sống gần khu vực rừng trồng. Rừng trồng keo lai tại Đăk Lăk, Đăk Nông mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhanh thu hồi vốn đầu tư. ĐẶT VẤN ĐỀ Để góp phần đẩy nhanh tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, đáp ứng nhu cầu về gỗ đồng thời tạo thêm việc làm cho người dân sống gần rừng nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa, thì việc trồng rừng các loài cây mọc nhanh cho năng suất cao đang là yêu cầu cấp thiết. Keo lai là loài cây mọc nhanh đã được Công ty cổ phần giấy Tân Mai khảo nghiệm và đưa vào trồng thuần loài ở các huyện M’Đrăk tỉnh Đăk Lăk, KRông Nô, Đăk Glong tỉnh Đăk Nông với mục đích cung cấp gỗ làm nguyên liệu giấy. Nghiên cứu sinh trưởng và hiệu quả kinh tế, xã hội của rừng trồng Keo lai ở các khu vực trên là cần thiết nhằm làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây mọc nhanh thích hợp cho việc phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy cho Công ty tại các tỉnh Dak Lak và Dak Nông. Từ khóa: Keo lai, hiệu quả kinh tế, sinh trưởng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung - áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu kết hợp phân tích trong phòng thí nghiệm. - Sử dụng thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu. Phương pháp cụ thể Phương pháp thu thập số liệu Kế thừa các số liệu đã có về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện lập địa, tình hình dân sinh kinh tế của 03 khu vực nghiên cứu; kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ 1
  2. và phòng chống cháy rừng. Các định mức dự toán, trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ 01 ha rừng trong suốt chu kỳ kinh doanh ở từng khu vực. Phương pháp điều tra đất Tại mỗi ô tiêu chuẩn đào 03 phẫu diện đại diện, mô tả đất và lấy 03 mẫu/01phẫu diện theo từng độ sâu 0 - 30cm; 30 - 60cm; 60 - 90cm, các mẫu sau khi lấy xong được trộn đều với nhau sau đó mỗi tầng lấy 01 kg mang về phân tích tại phòng phân tích đất của Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên. Phương pháp thu thập số liệu về sinh trưởng Tại mỗi địa điểm nghiên cứu lập 03 OTC đại diện, mỗi ô có diện tích 1000m2 (20 x 50m). Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của tất cả các cây trong ô. Chiều cao vút ngọn của cây (Hvn) được đo từ mặt đất lên đỉnh sinh trưởng cao nhất, đơn vị là mét (m). Đường kính ngang ngực (D1.3) được đo ở vị trí 1.3m thân cây tính từ mặt đất, đơn vị là centimet (cm). Dựa vào chiều cao Hvn, đường kính D1.3, độ thẳng thân cây, mà chất lượng cây rừng được đánh giá bằng phương pháp phân loại từng cây trong ô tiêu chuẩn theo 3 cấp. Phương pháp xử lý số liệu - Thể tích thân cây được tính bằng công thức: V = GHf - Trữ lượng gỗ trên 01 ha được tính bằng công thức: M = V*n - Sản lượng gỗ được tính bằng công thức: VSL = 75%* M - Dùng phân tích phương sai hai nhân tố để kiểm tra sự sai khác về về sinh trưởng chiều cao, đường kính và trữ lượng của Keo lai ở các khu vực nghiên cứu. 2 - Dùng tiêu chuẩn  để đánh giá chất lượng rừng trồng ở các khu vực nghiên cứu. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - Giá trị hiện tại thực (NPV) được tính bằng giá trị hiện tại của tất cả các thu nhập trừ đi giá trị hiện tại của tất cả các chi phí trong suốt chu kỳ sản xuất kinh doanh. Công thức tính theo Dk.Paul như sau: n Bt  Ct NPV =  1  r t t 1 - Tỷ suất thu nhập so với chi phí Benefit Costs Ratio (BCR) Công thức tính theo John Egunter như sau: n Bt  BCR = t 0 1 r  r Ct  1  r  t - Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi vốn nội tại Internal Rate of Return (IRR) hay còn gọi là tỷ lệ thu hồi vốn nội tại, là một tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại của chuỗi thu nhập bằng giá trị hiện tại của chuỗi chi phí. IRR là tỷ lệ lãi suất làm cho NPV = 0, tức là với mức lãi suất IRR thì chương trình đầu tư hoà vốn khi đó: NPV =  n Bt  Ct   0 hay Bt Ct t 1 1  IRR  t  1  IRR t   1  IRR t Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội 2
  3. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chỉ đánh giá hiệu quả xã hội thông qua việc thực hiện trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy sẽ tạo ra việc làm cho đồng bào dân tộc ở địa phương. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Một số đặc điểm lý hoá tính của đất và kỹ thuật trồng rừng Keo lai BV10. Một số đặc điểm lý hoá tính của đất Kết quả phân tích thành phần lý hoá tính của đất dưới tán rừng Keo lai 6 năm tuổi tại các khu vực nghiên cứu được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Một số đặc điểm lý hoá tính của đất dưới tán rừng Keo lai 6 tuổi ở các khu vực nghiên cứu Khu vực Độ sâu Chỉ tiêu nghiên cứu trồng Keo tầng đất Mùn Nts P2O5 K2O pH Thành phần cơ giới (%) lai (%) (%) (mg/100g đất) Cát Thịt Sét (mg/100g đất) Cư 0-30 4,48 0,24 6,13 6,30 3,85 62,36 22,05 15,59 K’Roá 30-60 2,36 0.12 3,93 4,60 3,91 50,35 27,05 22,60 60-90 0,81 0,06 2,53 3,90 4,00 43,97 30,04 25,99 Đak Rồ 0-30 5,17 0,24 6,07 7,10 3,74 14,47 40,60 44,93 30-60 2,36 0,11 4,60 5,60 3,77 11,87 28,85 59,28 60-90 - 0,08 3,27 4,10 3,80 10,93 26,36 62,71 Quảng 0-30 3,38 0,16 4,23 7,50 4,33 27,01 36,70 36,29 Khê 30-60 2,11 - 2,33 5,10 4,57 19,68 47,09 33,23 60-90 0,98 0,05 1,67 2,70 4,32 14,55 54,28 31,17 Số liệu cho thấy, hàm lượng mùn trong đất dưới tán rừng keo lai 6 năm tuổi ở độ sao 0- 30cm tại xã Cư K’Roá và xã Đăk Rồ ở mức giàu, xã Quảng Khê ở mức trung bình. ở độ sâu 30 – 60cm hàm lượng mùn tổng ở cả 3 xã đều ở mức trung bình. ở độ sâu 60 – 90cm hàm lượng mùn cả 3 khu vực Cư K’Roá, Đăk Rồ, Quảng Khê đều ở mức nghèo. Hàm lượng mùn giảm theo độ sâu của đất. Hàm lượng Đạm tổng số ở độ sâu 0 - 30cm tại xã Cư K’Roá và Đăk Rồ ở mức giàu, xã Quảng Khê ở mức khá; ở độ sâu 30 – 60cm hàm lượng Đạm tổng số trung bình của 03 khu vực ở đều ở mức trung bình; ở độ sâu 60 – 90cm hàm lượng Đạm 3 khu vực đều ở mức nghèo. Hàm lượng Lân trong đất ở độ sâu 0 – 30cm dưới tán rừng của các khu vực nghiên cứu ở mức trung bình; ở độ sâu 30 – 60cm hàm lượng Lân ở Cư K’Roá ở mức nghèo, Đăk Rồ ở mức trung bình yếu, Quảng Khê ở mức nghèo; ở độ sâu 60 – 90cm hàm lượng Lân dưới tán rừng khu vực xã CưK’Roá ở mức nghèo, xã Đăk Rồ ở mức trung bình, Quảng Khê ở mức nghèo. Khu vực Đăk Rồ có hàm lượng Lân ổn định nhất ở các độ sâu và duy trì ở mức trung bình, ở Cư K’Roá và Quảng Khê hàm lượng Lân từ trung bình đến nghèo và giảm theo độ sâu. Hàm lượng Kali trung bình dưới tán rừng ở độ sâu 0 – 30cm của 03 khu vực nghiên cứu đều ở mức nghèo (2,70 - 7,50mg/100g đất) và có xu hướng giảm dần theo độ sâu của đất. 3
  4. Đất dưới tán rừng Keo lai ở cả 3 khu vực nghiên cứu đều thuộc loại đất chua (pH: 3,74 - 4,57). ở độ sâu 0 – 30cm, dưới tán rừng Keo lai trồng trên đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến thạch sét ở Cư K’Roá hàm lượng cát vật lý chiếm 62,36%, thịt 22,05%, sét là 15,59%; dưới tán rừng Keo lai trồng trên đất Feralit nâu đỏ xã Đăk Rồ hàm lượng cát chiếm tỷ lệ rất ít 14,47%, thịt 40,60%, sét 44,93%; dưới tán rừng Keo lai ở Quảng Khê hàm lượng cát chiếm 27,01%, thịt 36,70%, sét 36,29%. ở độ sâu 30 – 60cm hàm lượng dưới tán rừng keo lai ở Cư K’Roá 50,35%, thịt 27,05%, sét 22,60%, dưới tán rừng Keo lai trồng trên đất Feralit nâu đỏ ở Đăk Rồ hàm lượng cát chiếm tỷ lệ 11,87%, thịt 28,85%, sét 59,28%; dưới tán rừng Keo lai ở Quảng Khê hàm lượng cát chiếm tỷ lệ 19,68%, thịt 47,09%, sét 33,23%.ở độ sâu 60 –90cm, tỷ lệ cát trên đất Feralit nâu vàng ở khu vực Cư K’Roá chiếm tỷ lệ 43,97%, thịt 30,04%, sét 25,99%; trên đất Feralit nâu đỏ ở Đăk Rồ hàm lượng cát chiếm tỷ lệ 10,93%, thịt 26,36%, sét 62,71%; đất Feralit nâu vàng ở Quảng Khê hàm lượng cát chiếm tỷ lệ 14,55%, thịt 54,28%, sét 31,17%. Các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc Keo lai tại các khu vực nghiên cứu Kỹ thuật trồng Keo lai * Tiêu chuẩn cây giống Keo lai trước khi đem trồng phải đạt tiêu chuẩn xuất vườn chiều cao cây từ 25 - 35cm, đường kính cổ rễ từ 3 - 4mm, tuổi cây tính từ khi cấy hom vào túi bầu từ 3,5 tháng tuổi trở lên. * Mật độ trồng: Mật độ trồng ban đầu là 2.220 cây/ha, cự ly hàng cách hàng 3m, cây cách cây 1,5m. * Thời vụ trồng: ở Đăk Rồ và Quảng Khê trồng vào mùa mưa, tốt nhất là trồng từ tháng 8 đến tháng 10. Riêng xã Cư K’Roá – M’ĐRăk do mùa mưa đến muộn nên bắt đầu trồng từ tháng 9 và kết thúc trồng tháng 11. * Xử lý thực bì và làm đất: Sau khi phát đốt thực bì xong tiến hành đào hố trước khi trồng từ 15 - 20 ngày, cự ly hố 30x30x30cm, hố được đào theo đường đồng mức. * Lấp hố và bón lót: Dùng cuốc xới nhỏ đất, nhặt cỏ và rễ cây thật kỹ rồi lấp # hố bằng lớp đất mặt, # lớp đất mặt còn lại được trộn đều với 0,5g phân N-P-K 16 - 16 - 8 rồi tiếp tục lấp đất cho đầy hố. * Trồng cây: Dùng cuốc nhỏ móc đất ở tâm hố nhúng bầu vào hóa chất chống mối, rồi dùng dao nhỏ rạch túi bầu theo chiều thẳng đứng bóc túi bầu, đặt cây theo chiều thẳng đứng giữa hố, lấp đất đến đâu dùng tay nén chặt tới đó, vun gốc hình mu rùa đến cổ rễ tránh làm cho cây khỏi bị úng nước. Kỹ thuật chăm sóc Keo lai * Chăm sóc năm thứ nhất: Tiến hành 03 lần/năm; chăm sóc lần một được tiến hành sau khi trồng chính và trồng dặm xong từ 10 -15 ngày; chăm sóc lần hai được tiến hành vào tháng 11 tháng 12. * Chăm sóc năm thứ hai và năm thứ ba: Được tiến hành 02 lần/năm; lần một được tiến hành vào tháng 7 đến tháng 9; lần 2 tiến hành từ tháng 10 đến hết tháng 12. * Bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng năm thứ 4 đến năm thứ 6: Rừng trồng từ năm thứ 4 trở đi tiến hành bảo vệ xuyên suốt cả năm. Sinh trưởng của dòng Keo lai BV 10 tại các khu vực nghiên cứu Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) Bảng 2. Chiều cao trung bình của Keo lai 6 năm tuổi (m) Khu vực Cư K'Roá Đăk Rồ Quảng Khê OTC 4
  5. 1 17,03 18,19 17,24 2 17,31 17,82 16,41 3 17,12 17,71 16,59 Trung bình (m) 17,15 17,90 16,74 Chiều cao trung bình của Keo lai 6 năm tuổi tại các khu vực nghiên cứu là 16,67 - 17,90m. Có sự khác biệt về chiều cao của cây ở 3 khu vực (Ft = 12,49 > Fb = 6,94). Keo lai ở Quảng Khê có sinh trưởng chiều cao lớn nhất (tt = 3,91 > tb = = 2,45). Sinh trưởng đường kính ngang ngực D1.3 Bảng 3. Đường kính D1.3 trung bình của Keo lai 6 năm tuổi (cm) Khu vực Đăk Rồ Cư K'Roá Quảng Khê OTC 1 12,13 13,46 12,93 2 12,27 12,68 11,21 3 11,56 12,63 12,14 Trung bình (cm) 11,98 12,92 12,09 Sinh trưởng đường kính D1.3 của các khu vực nghiên cứu là 11,98 - 12,92 cm. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa về đường kính Keo lai ử các khu vực nghiên cứu ( Ftính = 3,02 < F0.05 = 6,94). Trữ lượng m3/ha Bảng 4. Trữ lượng của Keo lai 6 tuổi của các khu vực nghiên cứu Lượng sinh Trữ trưởng bình quân Tỷ lệ sống lượng OTC N/ha Hvn D1.3 năm (%) (m) (cm) m3/ha m3/ha/năm 1 - xã Cư K’Roá 1 1710 77,03 17,03 12,13 168,19 28,03 2 1730 77,93 17,31 12,27 176,93 29,49 3 1730 77,93 17,12 11,56 155,34 25,89 Trung bình 1723 77,63 17,15 11,98 166,82 27,80 2 - Xã Đăk Rồ 1 1620 72,97 18,19 13,46 209,5 34,92 2 1530 68,92 17,82 12,68 172,01 28,67 3 1560 70,27 17,71 12,63 172,46 28,74 Trung bình 1570 70,72 17,90 12,92 184,66 30,78 3 - Xã Quảng Khê 1 1250 56,31 17,24 12,93 141,44 23,57 2 1290 58,11 16,41 11,21 104,44 17,41 3 1450 65,32 16,59 12,14 139,19 23,20 5
  6. Trung bình 1330 59,91 16,74 12,09 128,36 21,39 Trữ lượng của dòng Keo lai BV10 ở 3 khu vực nghiên cứu khác nhau có ý nghĩa (Ftính = 8,15 > F0.05 = 6,94). Trữ lượng của rừng trồng Keo lai ở hai xã Cư K’Roá - M’ĐRăk và Đăk Rồ - KRông Nô là như nhau và cao hơn ở xã Quảng Khê (t t = 0,844 < tb = 2,45) Chất lượng rừng trồng Bảng 5. Chất lượng rừng Keo lai ở các khu vực nghiên cứu Chất lượng Tốt Trung bình Xấu Khu vực Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Cư K' Roá 173 33,46 171 33,08 173 33,46 Đăk Rồ 162 34,39 153 32,48 156 33,12 Quảng Khê 125 31,33 145 36,34 129 32,33 2 Chất lượng rừng trồng 03 khu vực là thuần nhất không có sự sai khác (  = 1,087 < t 2  0.05, 4 = 9,49) Hiệu quả kinh tế * Thu nhập từ 01 ha rừng Bảng 6. Bảng tổng thu nhập cho 1 ha rừng (chu kỳ kinh doanh 6 năm) Sản lượng gỗ (m3/ha) Đơn giá Thành tiền (đồng) Khu vực (đồng) Cư K’Roá 125,12 339.674 42.500.000 Đăk Rồ 138,5 339.674 47.044.849 Quảng Khê 96,27 337.592 32.500.000 Tổng thu nhập của 01 ha rừng Keo lai trồng làm nguyên liệu giấy chu kỳ 06 năm ở khu vực Cư K’Roá là 42.500.000 đồng; Đăk Rồ 47.044.849 đồng, Quảng Khê 32.500.000 đồng. Bảng 7. Cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng Tổng chi phí Tổng thu nhập (đồng) Cân đối Khu vực (đồng) Khâu tạo Tiền thuê ( +, - ) Tổng rừng đất Cư K'Roá 42.500.000 15.306.612 378.000 15.684.612 26.815.388 Đăk Rồ 47.044.849 14.542.786 378.000 14.920.786 32.124.063 Quảng Khê 32.500.000 17.289.902 378.000 17.667.902 14.832.098 6
  7. Bằng phương pháp hạch toán trực tiếp thì cả 3 khu vực trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy đều có lãi nhưng mức độ lãi khác nhau: Khu vực Cư K’Roá lãi 26.815.388 đồng, Đăk Rồ lãi 32.124.063 đồng, Quảng Khê lãi 14.832.098 đồng. Bảng 8. Bảng hiệu quả kinh tế tính cho 1 ha rừng trồng Khu vực NPV(đồng) BCR(đồng/đồng) IRR(%) Cư K’Roá 17.758.706 2,34 27,87 Đăk Rồ 21.768.342 2,74 32,58 Quảng Khê 8.8123 1,59 17,50 Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng NPV của 3 khu vực nghiên cứu >0, cụ thể khu vực Cư KRoá là 17.758.706 đồng; Đăk Rồ 21.768.342 đồng, Quảng Khê 8.8123 đồng. Tỷ lệ thu nhập trên chi phí BCR của Cư K’Roá là 2,34; Đăk Rồ là 2,74; Quảng Khê là 1,59. Nghĩa là cứ một đồng vốn bỏ ra đầu tư thì lợi nhuận thu về ở Cư K’Roá là 2,34 đồng; Đăk Rồ là 2,74 đồng; Quảng Khê 1,59 đồng. Mặc dù tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ chưa cao nhưng bảo đảm an toàn cho việc đầu tư. Tỷ lệ IRR ở Cư K’Roá 27,87%; Đăk Rồ 32,58%; Quảng Khê 17,50%. Tỷ lệ IRR tuy chưa cao nhưng tỷ lệ này cao hơn mức lãi suất vốn vay quỹ hỗ trợ phát triển nên việc đầu tư trồng rừng Keo lai làm nguyên liệu giấy của các khu vực Cư K’Roá, Đăk Rồ, Quảng Khê là có lãi. Hiệu quả xã hội Bảng 9. Số lao động tham gia trồng rừng 1 chu kỳ kinh doanh 6 năm Đơn vị tính:Công/ ha Năm Trung Khu vực 1 2 3 4 5 6 Tổng bình Cư K’Roá 158 63 43 13 13 13 303 50,5 Đăk Rồ 142 48 46 13 13 13 275 45,8 Quảng Khê 171 75 68 14 14 14 356 59,3 Số công lao động tạo ra trên 01ha rừng trồng trong 1chu kỳ kinh doanh khu vực Cư K’Roá là 303công/ha, trung bình là 50,5 công; Đăk Rồ là 275công/ha; Quảng Khê là 356 công/ha, trung bình 59,3công. KẾT LUẬN Về sinh trưởng - Chiều cao vút ngọn của Keo lai BV10 sau 6 năm trồng trên đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan ở Dak Rồ là 17,9 m, trên đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến thạch sét ở CưK’Roá là 17,15m và ở Quảng Khê là 16,74m. - Đường kính ngang ngực của Keo lai BV10 sau 6 năm trên đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Bazan ở Đăk Rồ là 12,92cm, 1.3 trên đất Feralit nâu vàng phát triển trên phiến thạch sét ở Cư K’Roá là 11,98cm và ở Quảng Khê là 12,09cm. - Trữ lượng trung bình của dòng Keo lai BV10 6 năm tuổi tại Dak Rồ là 84,66m3/ha, ở Cư K’Roá là 166,82m3/ha và Quảng Khê là 128,36m3/ha. - Tỷ lệ cây tốt khu vực Cư K’ Roá là 33,46%; trung bình là 33,08%; cây xấu là 33,46%. Khu vực Đăk Rồ cây tốt chiếm tỷ lệ 34,39%; trung bình 32,48%; cây xấu 33,12%. Khu vực Quảng Khê cây tốt chiếm tỷ lệ 31,33%; trung bình 36,34%; cây xấu là 32,33%. Hiệu quả kinh tế 7
  8. Sau chu kỳ kinh doanh 06 năm khu vực xã Đăk Rồ cho lãi cao nhất 32.124.063 đồng/ha, tiếp đến là Cư K’Roá lãi 26.815.388 đồng/ha, thấp nhất là Quảng Khê lãi 14.832.098 đồng/ha. Hiệu quả xã hội Một chu kỳ trồng rừng Keo lai 6 năm ở Cư K’Roá tạo ra 303công/ha/chu kỳ; Đăk Rồ là 275công/ha/chu kỳ; Quảng Khê là 356 công/ha/chu kỳ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, QĐ số: 40/2005/QĐ – BNN, “Về việc ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản”, Mục 5 điều 27, trang 21. QĐsố: 532/NKT “Về việc ban hành tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng” ngày 15/07/1988 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp. Công ty nguyên liệu giấy Đồng Nai, 1999. Dự án khả thi trồng rừng nguyên liệu giấy tại Đăk Lăk. Công ty cổ phần giấy Tân Mai, 2006. Hồ sơ thiết kế khai thác rừng trồng. Vũ Tiến Hinh, 1995. Điều tra rừng, Bài giảng dùng cho cao học lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây. Hà Quang Khải,1999. Giáo trình đất, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, Hà Tây. Ngô Kim Khôi, Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 1998. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Văn Tuấn, Tin học ứng dụng trong Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Hà Nội 2001. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1