intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế mô hình quế rừng trồng (Cinamumun cassia Blume) tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá sinh trưởng rừng trồng Quế tại xã Đào Thịnh; đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình Quế rừng trồng tại khu vực nghiên cứu; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững mô hình Quế rừng trồng tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế mô hình quế rừng trồng (Cinamumun cassia Blume) tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

  1. dĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- TRẦN NHẬT LINH ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH QUẾ RỪNG TRỒNG (Cinnamomun cassia Blume) TẠI XÃ ĐÀO THỊNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- TRẦN NHẬT LINH ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH QUẾ RỪNG TRỒNG (Cinnamomun cassia Blume) TẠI XÃ ĐÀO THỊNH, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : 47 NLKH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Công Quân THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS. Trần Công Quân Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn chung thực, khách quan và chưa công bố trên các tài liệu. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) TS. Trần Công Quân Trần Nhật Linh XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Trần Công Quân và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các cán bộ, lãnh đạo các cơ quan ban ngành của UBND xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên và các hộ gia đình trong thôn đã tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo TS. Trần Công Quân người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo ý kiến đóng góp của bạn bè để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2019 Sinh viên Trần Nhật Linh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................. vii Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3 Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu...................................................... 4 2.1.1. Cơ sở khoa học về sinh trưởng và dự đoán sản lượng rừng trồng .......... 4 2.1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu về hiệu quả kinh tế ..................................... 6 2.2. Tổng quan các nghiên cứu về cây Quế ...................................................... 9 2.2.1. Nghiên cứu chung về cây Quế .............................................................. 10 2.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm về hình thái và sinh thái của cây Quế ........... 12 2.2.3. Kỹ thuật gieo ươm................................................................................. 13 2.2.4. Kỹ thuật trồng rừng ............................................................................... 16 2.2.5. Chăm sóc rừng trồng ............................................................................. 17 2.2.6.Thu hoạch rừng trồng và thị trường giá cả ............................................ 18 2.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ................................................................................... 20 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Đào Thịnh ................................................... 20 2.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội của xã Đào Thịnh ........................................ 23
  6. iv Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 26 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 26 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ............................................................ 26 3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .......................................... 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27 3.4.1. Phương pháp chung ............................................................................... 27 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu cụ thể .................................. 27 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 28 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 31 4.1. Đánh giá thực trạng trồng Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên .................................................................................. 31 4.1.1. Hiện trạng về diện tích trồng Quế của HTX Quế hồi Việt Nam .......... 31 4.2. Sinh trưởng của mô hình quế rừng trồng tại HTX Quế Hồi Việt Nam, xã Đào Thịnh - huyện Trấn Yên .......................................................................... 32 4.2.2 Sinh trưởng về chiều cao Hvn của mô hình trồng Quế thuần loài .......... 34 4.2.3. Sinh trưởng về kính tán Dt của mô hình trồng Quế thuần loài............. 35 4.2.4 Đánh giá chất lượng rừng trồng Quế ở HTX Quế Hồi Việt Nam ......... 37 4.2.5. Thành phần cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng Quế ............................... 38 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình Quế rừng trồng tại HTX Quế Hồi Việt Nam ......................................................................................................... 40 4.3.1. Các thông số sử dụng trong tính toán hiệu quả kinh tế........................ 40 4.3.2 Xác định giá trị thu nhập của các mô hình cho 1ha rừng trồng Quế ..... 41
  7. v 4.3.3. Hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng Quế ở từng mô hình tại các mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 42 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững mô hình trồng Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam ................................... 43 4.4.1. Giải pháp về giống ................................................................................ 43 4.4.2. Giải pháp về thị trường ......................................................................... 43 4.4.3. Giải pháp về vốn đầu tư ........................................................................ 44 4.4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ.......................................................44 4.4.5. Giải pháp về khuyến nông lâm ............................................................. 44 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 45 5.1. Kết luận .................................................................................................... 45 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BNN Bộ nông nghiệp Hdc Chiều cao dưới cành của cây Hvn Chiều cao vút ngọn của cây D1.3 Đường kính ngang ngực 1.3m Dt Đường kính tán của cây HTX Hợp tác xã OTC Ô tiêu chuẩn NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn UBND Uỷ ban nhân dân
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu khí hậu bình quân của tháng trong năm .......... 21 Bảng 4.1. Hiện trạng diện tích trồng Quế tại HTX Quế Hồi Việt Nam, tại xã Đào Thịnh.............................................................. 31 Bảng 4.2. So sánh sinh trưởng về đường kính D1,3 ở các mô hình khác nhau .................................................................................. 32 Bảng 4.3. So sánh sinh trưởng về chiều cao Hvn ở các mô hình khác nhau ........ 34 Bảng 4.4. So sánh sinh trưởng về đường kính tán Dt ở các mô hình khác nhau.... 36 Bảng 4.5. Tổng hợp chất lượng cây Quế trên các mô hình khác nhau ..... 37 Bảng 4.6. Thành phần cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng trồng Quế ......... 39 Bảng 4.7. Tổng hợp chi phí và thu nhập của 1ha rừng trồng Quế trong một chu kỳ kinh doanh ................................................... 41 Bảng 4.8. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của 1ha rừng trồng Quế trong một chu kỳ kinh doanh 15 năm ............. 42 Hình 4.1. Hình ảnh tại rừng quế thuần loài 7 tuổi (mô hình 04) .............. 34 Hình 4.2. Hình ảnh trồng quế thuần loài ở xã Đào Thịnh (mô hình 06) ....... 38
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong các loài cây lâm nghiệp thì cây Quế (Cinnamomum cassia Blume) được biết đến như một loại cây đặc sản của vùng nhiệt đới. Quế không chỉ có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái mà sản phẩm của Quế được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, thực phẩm, y dược, sản xuất công nghiệp và cung cấp gỗ củi. Tinh dầu quế là một mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao hiện nay đang được ưa chuộng. Theo tính toán, cứ 120-150 kg lá quế thì chưng cất được 1 kg tinh dầu với giá hiện nay từ 650.000-700.000 đ/kg. Do bán được giá và thị trường tiêu thụ ổn định nên các cơ sở chế biến tinh dầu quế ở Yên Bái đang tận thu lá quế và đua nhau nâng giá thu mua. (Nguồn:Ủy ban nhân dân huyện Trấn Yên, năm 2018). Nếu trước đây các hộ chỉ bán lá quế ở những cây khai thác với giá 500-800 đ/kg, đến nay do giá thu mua khá hấp dẫn 1.500-2.500 đ/kg nên các hộ khai thác lá quế cả ở những cây đang phát triển. Yên Bái là tỉnh có diện tích quế lớn nhất khu vực miền Bắc Việt Nam, tập trung tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Yên Bình và Lục Yên. (Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, năm 2016). Hiện nay, cây quế đang trở thành một trong những cây trồng chủ lực, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân Yên Bái. Theo đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2022 tỉnh trồng mới 19.500 ha quế, diện tích cây quế toàn tỉnh 76.000 ha với sản lượng vỏ đạt 20.000 tấn và 600 tấn tinh dầu. Năm 2017, giá bán quế ổn định ở mức cao, vỏ quế khô bán với giá trung bình từ 30-40 nghìn đồng/kg, lá quế 2-3 nghìn đồng/kg, thân quế từ 15 cm trở lên bán với giá 1,5-1,8 triệu đồng/m3, tinh dầu quế từ 500-600 nghìn đồng/kg.
  11. 2 Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, toàn tỉnh có trên 60.000 ha quế, mỗi năm thu về hơn 800 tỷ đồng, tập trung nhiều nhất tại huyện Văn Yên với diện tích trên 40.000 ha. Ngày 22/7/2018, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Quyết định số 1481/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển cây Quế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2020 - 2025, với mục tiêu: Hình thành vùng trồng Quế tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước; Định hướng đến năm 2025, tỉnh Yên Bái có 78.000 ha Quế, sản lượng vỏ Quế khô trên 20.000 tấn/năm, giá trị đạt 500 tỷ đồng/năm, tinh dầu Quế đạt 600 tấn/năm, giá trị đạt trên 400 tỷ đồng/năm. Bình quân mỗi năm toàn huyện trồng mới, trồng thay thế trên 2.500 ha rừng các loại với cơ cấu giống cây trồng chủ yếu là keo lai, keo tai tượng, quế, tre Bát Độ... quế hơn 8.000ha. [11] Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất, giữa các doanh nghiệp, HTX với nông dân trồng Quế. Trong đó, tiêu biểu là HTX Quế Hồi Việt Nam, địa chỉ tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên; HTX có 22 xã viên, tổng diện tích 500 ha quế. Các hộ xã viên được HTX bao tiêu đầu ra với giá cao hơn thị trường. Quế được thu mua, phân loại, sơ chế thành 12 loại sản phẩm và xuất khẩu đi Ấn Độ và các nước vùng Trung Đông. Trước đây, quế tươi chỉ bán với giá 15.000 đồng/kg, hiện nay giá quế bình quân đã lên 18.000 đồng/kg. HTX Quế hồi Việt Nam đang xây dựng mới 01 nhà máy chế biến sản phẩm quế hữu cơ trên địa bàn xã có tổng diện tích là 14.312 m2, công suất từ 80 - 100 tấn quế tươi/tháng, vốn đầu tư 80 tỷ đồng với dây chuyền máy móc hiện đại, dự kiến tháng 10 năm 2018 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Đặc biệt, HTX sẽ xây dựng quy trình vùng sản xuất quế hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu sang các thị trường cao cấp với
  12. 3 giá trị kinh tế cao; Đồng thời cung cấp cây quế giống đảm bảo chất lượng và các dịch vụ cho thành viên, bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân. Tuy nhiên, việc đánh giá sinh trưởng rừng trồng Quế và hiệu quả kinh tế mô hình Quế rừng trồng ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái chưa được nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế và nhu cầu của HTX Quế Hồi Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế mô hình quế rừng trồng (Cinamumun cassia Blume) tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”, là rất cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Quế tại xã Đào Thịnh. - Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình Quế rừng trồng tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững mô hình Quế rừng trồng tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Thông qua kết quả nghiên cứu đề tài góp phần cơ sở khoa học và lý luận về đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế mô hình trồng Quế. - Thông qua đánh giá sinh trưởng và hiểu quả kinh tế mô hình trồng Quế nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững các mô hình trồng Quế ở xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Kết quả nghiên cứu là dẫn liệu quan trọng đánh giá đúng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế mô hình trồng Quế cho HTX Quế hồi Việt Nam. - Đề tài là tài liệu tham khảo cho cán bộ, nhân dân có mô hình trồng Quế tại xã Đào Thịnh.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở khoa học về sinh trưởng và dự đoán sản lượng rừng trồng Sinh trưởng của cây rừng và lâm phần là trọng tâm nghiên cứu của sản lượng rừng và là vấn đề có tính chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự đoán sản lượng cũng như xác định hệ thống biện pháp tác động nhằm nâng cao năng xuất của rừng. Những nơi trồng rừng khác nhau thì cấp đất của nó lại khác nhau do đó khả năng sinh trưởng và phát triển của cây rừng ở đó cũng khác nhau. Vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu mối quan hệ giữa loài cây và cấp đất để rừng trồng không những luôn luôn sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất cao mà còn có chất lượng tốt thì chúng ta phải nghiên cứu điều kiện lập địa trước khi trồng. Đất là nhân tố quyết định sự phân bố sinh trưởng, phát triển, cấu trúc sản lượng và tính ổn định của rừng. Đá mẹ là cơ sở vật chất đầu tiên cấu tạo nên đất có ảnh hưởng trực tiếp đặc điểm lý học và hoá học của đất thông qua đó nó ảnh hưởng tới phân bố, sinh trưởng phát triển của cây rừng và sản lượng rừng. Tất cả các yếu tố khí hậu như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, gió… đều có tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành đất. Nó có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp thông qua thảm thực bì. Nước và nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua phá huỷ đá, hoà tan vật chất, xói mòn
  14. 5 rửa trôi, tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong đất. Khi lượng mưa ở các khu vực khác nhau làm cho hàm lượng sét, dung tích hấp thu và pH trong đất thay đổi. Khi lượng mưa tăng làm cho pH trong đất giảm điều nay giải thích tại sao đa số đất ở Việt Nam đa số lại chua vì lượng mưa lớn từ 1500 - 2000 mm/năm. Khi lượng mưa tăng làm cho quá trình khoáng hoá dẫn đến hàm lượng sét tăng lên kéo theo dung tích hấp thu lại tăng. Ngược lại khi mưa nhiều đã rửa trôi các cation kiềm và kiềm thổ dẫn đến hàm lượng mùn và độ chua tăng [6,7]. Chế độ nước, nhiệt độ trong đất và độ sâu tầng đất là nhóm nhân tố ảnh hưởng quyết định đến phân bố hình thái và sự phát triển của hệ rễ thông qua đó ảnh hưởng đến tính ổn định của quần thể rừng. Đá mẹ dưới tác dụng của các yếu tố ngoại cảnh tạo thành mẫu chất. Sinh vật đã hút chất dinh dưỡng từ mẫu chất do đá vỡ vụn ra để sinh sống và khi chết đi lại tạo ra một lượng chất hữu cơ. Cứ như vậy sinh vật ngày càng nhiều và lượng chất hữu cơ tạo ra ngày càng nhiều hơn nên mẫu chất chuyển thành đất ngày càng tăng. Ngoài ra, vi sinh vật làm nhiệm vụ tổng hợp và phân giải chất hữu cơ và cố định đạm từ khí trời. Trong quá trình phân giải vi sinh vật một mặt chuyển hoá các chất hữu cơ thành các chất khoáng đơn giản để nuôi sống cơ thể chúng, mặt khác nó lại tổng hợp nên một dạng chất hữu cơ đặc biệt trong đất. Đó là hợp chất mùn - thành phần cơ bản trong đất. Ngoài ra, động vật chúng chuyển hoá vật chất qua hoạt động sống, các vật chất khi qua cơ thể động vật trong đất đã chuyển hoá thành các chất dễ tiêu cho cây và có tác dụng xới xáo làm cho đất tơi xốp [7]. Nhìn chung độ phì của đất có ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống của cây rừng, đá mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm lý hoá học của đất thông qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây rừng và của rừng. Ngược lại, rừng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất các đặc tính lý hoá học của đất và vi sinh vật đất. Thực vật màu xanh có tác dụng
  15. 6 đến quá trình phong hoá đá tăng cường tích luỹ chất hữu cơ trong đất. Với chức năng tự quang hợp, thực vật màu xanh đã tạo nên một lượng sinh khối lớn và khi chết đi đã trả lại cho đất toàn bộ lượng vật chất khô đó. Thông thường 1ha cây xanh có thể trả lại cho đất bằng cành khô lá rụng cả nó khoảng20 - 25 tấn/năm. Chất hữu cơ từ xác thực vật đã làm tăng hàm lượng mùn trong đất, làm cho đất có kết cấu tốt hơn, chế độ nhiệt, nước thuận lợi hơn. Điều kiện khí hậu thuận lợi và thành phần vi sinh vật trong đất phong phú lại đóng góp tích cực vào quá trình phân giải thảm mục để biến thành mùn. Cây bụi thảm tươi là thành phần quan trọng trong quần xã rừng. Mối quan hệ giữa cây bụi thảm tươi và cây rừng vừa có lợi vừa có hại. Lợi ích của cây bụi thảm tươi tham gia vào quá trình hình thành đất, thông qua vật rơi rụng và sự hoạt động của hệ rễ. Nó đóng vai trò vào quá trình tuần hoàn nước, ngăn dòng chảy và tăng lượng nước thấm vào trong đất. Cây bụi thảm tươi tham gia vào quá trình hình thành nên tiểu khí hậu của rừng, làm phong phú thành phần động vật, vi sinh vật rừng. Về mặt kinh tế nhất là ở vùng nhiệt đới là các lâm sản có giá trị ví dụ là các loài cây dược liệu. Bên cạnh đó thực vật thảm tươi cũng ảnh hưởng không tốt đến cây rừng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh rừng, lửa rừng vì vậy ta phải xử lý thực bì trước khi trồng, cạnh tranh nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng đối với cây rừng nhất là đối với cây mới trồng. Vì vậy, biện pháp chăm sóc ở rừng trồng chưa khép tán nên tập trung vào điều chỉnh mối quan hệ giữa rừng mới trồng với cây bụi thảm tươi. Cây bụi thảm tươi rất mẫn cảm với độ chua của đất và có tác dụng chỉ thị tốt cho điều kiện môi trường đánh giá khả năng chỉ thị phải căn cứ vào loài cây, tình hình sinh trưởng phát triển (số lượng và chất lượng), tính phổ biến của chúng và phải giữ được bộ mặt nguyên sinh chưa có tác động của con người.[6,7] 2.1.2. Cơ sở khoa học nghiên cứu về hiệu quả kinh tế
  16. 7 2.1.2.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế * Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong các hoạt động kinh tế. Ví dụ: Năng suất cây trồng, trọng lượng xuất chuồng và gia súc… Đây là quan điểm đã ra đời từ lâu, quan điểm này đánh giá đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả mà không tính toán đến chi phí sản xuất. * Quan điểm 2: Quan điểm hiệu quả kinh tế xác định bằng nhịp độ tăng tổng sản phẩm xã hội (GNP, GDP). Tuy nhiên trong thực tế cũng có trường hợp GDP, GNP tăng nhưng nhịp độ tăng chi phí cũng cao. * Quan điểm 3: Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng một loại sản phẩm hàng hoá mà không cắt giảm một lượng sản phẩm hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả phải nằm trong giới hạn khả năng của nó. Quan điểm này được coi hiệu quả kinh tế là mức độ thoả mãn quy luật kinh tế cơ bản đảm bảo nhu cầu con người. Đối với nước ta hiệu quả không phải mục tiêu mà là phương tiện nâng cao mức sống của nhân dân, phải xác định bằng các lượng hoá, bằng các phương pháp đo lường trong kinh tế chứ không phải chỉ quan tâm đến vai trò và tác dụng của nó. * Quan điểm 4: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất mà hữu ích của sản phẩm được tạo ra chỉ phản ánh được một mặt nào đó của sản phẩm tạo ra. Quan điểm này chưa toàn diện. * Quan điểm 5: Một nền kinh tế được gọi là có hiệu quả là nền kinh tế nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó mà giới hạn khả năng sản xuất được đặc
  17. 8 trưng bởi chỉ tiêu sản phẩm quốc dân tiềm năng, có nghĩa là tổng sản phẩm cao nhất có thể đạt được ở mức nào đó tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. * Quan điểm 6: Hiệu quả là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ nhất định, nó góp phần làm tăng lợi nhuận xã hội của nền kinh tế quốc dân. Quan điểm này gắn liền chi phí với hiệu quả thu được, coi kết quả là nội dung phản ánh trình độ sản xuất. Bản chất của hiệu quả là sự vận hành của quy luật tiết kiệm thời gian [8]. 2.1.2.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế Được sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật, công nghệ được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong sản xuất nói chung. Hiệu quả phân phối: Là giá trị sản phẩm tăng thêm trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối, điều đó có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất… Như vậy hiệu quả kinh tế là mục tiêu xuyên suốt các hoạt động kinh tế. Nó không phải là mục tiêu duy nhất mà trong nền kinh tế xã hội người ta còn quan tâm đến cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường [6,8]. * Hiệu quả kinh tế Là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và nó có vai trò quyết định đến tất cả các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hoá bằng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế.
  18. 9 Trong việc sử dụng đất trước hết phải sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm càng nhiều hàng hoá với giá thành hạ, chất lượng của sản phẩm và năng suất lao động cao, tích luỹ tái sản xuất mở rộng không ngừng [8]. * Hiệu quả xã hội Có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và nó thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Nó phản ánh trên các khía cạnh như các vấn đề việc làm, thất nghiệp, tỷ lệ nghèo đói, trình độ dân trí… Đời sống của nông thôn không ngừng được nâng cao, thực hiện dân chủ công bằng văn minh xã hội, xoá dần các tệ nạn xã hội, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của cộng đồng. * Hiệu quả môi trường sinh thái Đây là chỉ tiêu hiệu quả được tất cả các nước cũng như nhiều người quan tâm. Làm thế nào để trong hoạt động sản xuất kinh doanh không làm tổn hại đến môi trường mà bảo vệ và cải thiện được môi trường sinh thái nông thôn. Sử dụng đất đai không chỉ tăng tổng giá trị sản phẩm, tăng tổng sản phẩm hàng hoá, đem lại nhiều lợi nhuận, nhưng nguồn tài nguyên không bị tàn phá, đất đai không bị xói mòn, rửa trôi, rừng không bị chặt phá, nguồn nước không bị ô nhiễm, thuỷ lợi, thuỷ văn không bị xấu đi. Phải đảm bảo cả ba mặt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái thì việc sử dụng đất đai mới được bền vững lâu dài, nó phải bao trùm lên toàn bộ phương hướng và sử dụng đất đai theo kế hoạch và quy hoạch chung của sử dụng đất đai phù hợp với từng thời kỳ, từng vùng, từng nơi cụ thể. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái có liên quan chặt chẽ với nhau hỗ trợ cho nhau và không thể thay thế cho nhau. Không thể coi nhẹ một vấn đề nào, tuy nhiên từng vùng cụ thể, từng thời gian cụ thể mà xem xét giải quyết từng mặt hiệu quả có khác nhau [6,8]. 2.2. Tổng quan các nghiên cứu về cây Quế
  19. 10 2.2.1. Nghiên cứu chung về cây Quế Theo các nhà thực vật học, ở Việt Nam có nhiều loài quế, nhưng trong sản xuất có 3 loài quế phổ biến: Quế rừng (Cinnamomum obtusifolium Roxb) (Cinnamomum loureirii C. Nees), có trong rừng tự nhiên Trường sơn, Quế quan (Cinnamomum zeylanicum Blume) (Cinnamomum verum J. S. Presl.) ở Tây Ninh, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bái Thượng (Thanh Hóa), Quì Châu (Nghệ An) và Quế đơn quế bì (Cinnamomum cassia Bl) được trồng ở Yên Bái, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam. Diện tích trồng quế và sản lượng quế tăng lên nhanh chóng từ khi Lâm nghiệp xã hội phát triển. Quế có thể được trồng tập trung và phân tán trong vườn hộ gia đình. Vì có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ nên cây quế được các dự án Lâm nghiệp xã hội chọn làm cây trồng chủ yếu, đặc biệt là các chương trình xoá đói giảm nghèo. Tình hình trồng Quế có thể thấy qua bảng thống kê dưới đây. Sự phát triển của việc trồng quế trong đất Lâm nghiệp cho các hộ gia đình và có sự kích thích của thị trường xuất khẩu.Trong thời gian trước 1990 diện tích trồng Quế trong một số vùng giảm vì mất thị trường Đông Âu, nhiều diện tích Quế bị phá. Sau đó, việc xuất khẩu lại được tiếp tục với chính sách, cơ chế xuất khẩu mang lại lợi ích cao hơn nên trồng Quế được nông dân phát triển mạnh. Vỏ Quế Thanh chiếm tới 80% tổng lượng vỏ quế sản xuất có thương hiệu quốc tế “Saigon cassia” “Royal cassia” được ưa chuộng trên thị trường từ lâu. Quế được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nhưng lượng quế dùng trong nước không nhiều, chủ yếu để làm gia vị và dược liệu. Ngày nay Quế được xuất khẩu đi Hồng kông, Singapore, Nhật, Pháp, Canada và Mỹ. Thị trường thế giới tiêu thụ khoảng 20.000-30.000 tấn vỏ quế/năm. Mỹ tiêu thụ Quế nhiều nhất, khoảng 7000 tấn/năm; Nhật, Mehico,
  20. 11 Đức, mỗi nước tiêu thụ khoảng 1000 tấn/năm; Anh, Hà lan, Pháp, mỗi nước 500 tấn/năm. Trên thị trường Quế của Indonesia chiếm thị phần 60%, còn lại là từ Trung quốc, Việt nam, Sri-lanca, Xây-xen, Madagascar cũng xuất khẩu Quế (nhưng là loài khác) với khối lượng khoảng 6000 tấn/năm.Giá quế ở châu Âu 1800 EU/tấn (1997) trên thị trường trong nước giá từ 10.000 VND đến 15.000 VND/kg. Xuất khẩu Quế không ổn định biến đổi hàng năm phụ thuộc tình hình cung cầu trên thị trường.Việt nam chỉ xuất khẩu được trung bình 3.000 tấn/năm vỏ Quế bì với giá trung bình trên 4000 USD/tấn. Đặc điểm của Quế bì Cây Quế bì cao 10-20m; cành non có phủ lông ngắn; lá mọc so le, hình bầu dục, dầy, gân chẽ ba, mặt trên của lá bóng, hơi nhám ở mặt dưới. Quả hình khối bầu dục, màu tím-nâu khi chín. Quế bì nguyên sản ở phía Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa, ngày nay được trồng ở nhiều vùng ở Việt Nam. Chất lượng của vỏ Quế biểu hiện ở chiều dầy, hàm lượng tinh dầu và thành phần của tinh dầu. Nhưng những chỉ số này còn phụ thuộc vào độ cao của lập địa trồng Quế. Kết quả nghiên cứu ở Trà My (Quảng Nam) cho thấy ở đai cao trên 700m, cây có đường kính 22-25 cm cho vỏ dầy 0,7-1,0 cm, hàm lượng tinh dầu 4-4,5% vào tháng 9, hàm lượng aldehyt cinnamic lên tới 88%, trong khi ở đai thấp 200-300 m, chỉ số đó còn 84% (Ngô Quế - Viện Khoa học Lâm nghiệp). Về tuổi khai thác vỏ, mỗi vùng có kinh nghiệm riêng, ở Miền Bắc (Thái Nguyên, Quảng Ninh…) người ta khai thác vỏ quế khi cây 10 tuổi; ở Trà Bồng (Quảng Nam) ở tuổi 6-7, nhưng ở Sơn Hà (Quảng Ngãi) cây 15-20 tuổi mới được bóc vỏ. - Khối lượng riêng: d15 = 1,045-1,052. - Độ quay cực: 1,602-1,608. - Độ hòa tan trong các dung môi: Ít tan trong nước, tan hoàn toàn trong ethylic, cloroform.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0