intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đạo đức kinh doanh của thị dân Nhật Bản

Chia sẻ: Angle Angel | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

233
lượt xem
137
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người ta hay nói đến nhiều thứ “đạo” ở Nhật Bản: Thần đạo, Võ sĩ đạo, Kiếm đạo, Hoa đạo, Trà đạo…, nhưng ít ai nghe nói đến Đinh nhân đạo. Đinh nhân đạo là đạo của thị dân, là đạo đức kinh doanh vì nước. Đây là một trong những động lực đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hùng cường. Hình thành tầng lớp thị dân Ở Nhật Bản, ranh giới giữa thành thị với nông thôn bắt đầu hình thành từ thế kỷ 13. Đến thế kỷ 14-15, do nhu cầu mua bán, hoạt động thương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đạo đức kinh doanh của thị dân Nhật Bản

  1. Đạo đức kinh doanh của thị dân Nhật Bản PGS – TS Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa Văn học và Ngôn ngữ ĐH KHXH-NV TPHCM Đầu Tư Tài Chính Người ta hay nói đến nhiều thứ “đạo” ở Nhật Bản: Thần đạo, Võ sĩ đạo, Kiếm đạo, Hoa đạo, Trà đạo…, nhưng ít ai nghe nói đến Đinh nhân đạo. Đinh nhân đạo là đạo của thị dân, là đạo đức kinh doanh vì nước. Đây là một trong những động lực đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hùng cường. Hình thành tầng lớp thị dân Ở Nhật Bản, ranh giới giữa thành thị với nông thôn bắt đầu hình thành từ thế kỷ 13. Đến thế kỷ 14-15, do nhu cầu mua bán, hoạt động thương mại xung quanh các cửa biển, cửa sông phát triển, dần dần biến những nơi này thành các thị trấn sầm uất. Xung quanh chùa chiền là nơi thị tứ. Xung quanh thành quách của lãnh chúa cũng có nhiều hoạt động thương mại và dịch vụ, biến thành trung tâm thương mại, tiểu thủ công nghiệp cùng với chức năng chính trị, văn hóa vốn có của nó. Thời Edo (thế kỷ 17-19), Mạc phủ chia nhỏ đất nước ra thành 300 lãnh địa để cho các chúa đại danh cai quản, làm cho số lượng thị trấn rải đều ra khắp Nhật Bản. Mạc phủ lại buộc các lãnh chúa đại danh hàng năm cứ 6 tháng một lần phải cùng đoàn tùy tùng rời khỏi lãnh địa, lên sống ở nhà riêng tại Edo để chịu sự chỉ huy của tướng quân, khiến cho đường giao thông và thương mại nội địa rất phát triển. Việc buôn bán với nước ngoài đã kích thích kinh tế phát triển cao. Tất cả những điều đó làm cho số lượng và quy mô các thị trấn, thành phố tăng lên rất nhanh chóng, tầng lớp thị dân cũng trở nên đông đảo, dần dần trở thành một giai tầng độc lập.
  2. Châu ấn thuyền - thuyền có giấy phép đặc biệt của Mạc phủ, cho thương nhân được đi buôn bán ở nước ngoài. Thời bấy giờ Nhật Bản có 3 “thủ đô” Kyoto là thủ đô văn hóa, Edo là thủ đô chính trị, còn Osaka là thủ đô kinh tế. Thương nhân Osaka giàu có tới mức họ trở thành chủ nợ của các võ sĩ, các lãnh chúa, thậm chí của cả tướng quân nữa. Nhiều lãnh chúa cất nhà ở Osaka để được hưởng thụ cuộc sống phồn hoa nơi đây, họ thường xuyên phải vay tiền các thương nhân để tiêu xài hoang phí, sau đó về lãnh địa thu tô thuế đem lên trả được nợ. Có những năm mất mùa họ không trả được nợ, bị xiết tài sản, phải bán cả nhà để trả nợ. Đạo đức kinh doanh Từ cuối thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ thứ 18 (thuộc niên hiệu Nguyên Lộc 1688- 1704 đến Hưởng Bảo 1716-1735) là thời kỳ phồn thịnh của các đô thị Nhật Bản, trong đó Osaka và Hakata là phồn thịnh nhất. Lúc bấy giờ trong các đô thị bắt đầu nổi lên khuynh hướng yêu cầu người thị dân phải có vị trí xã hội cao hơn và vì thế trách nhiệm đạo đức, xã hội - nói theo từ đương thời là đạo, nghĩa cũng cao hơn. Người khởi xướng học thuyết đó là Ishida Baigan. Ishida Baigan (1685-1744) sống vào giữa thời Edo, là nhà tư tưởng mở đầu cho phái Tâm học Thạch Môn (Sekimon). Sinh ra và lớn lên ở thành thị, nhà nghèo, ông tự kiếm sống và học tập, khởi đầu theo Chu Tử học phái, rồi chuyển sang Tâm học của Vương Dương Minh, đồng thời cũng có tham bác thêm thiền học. Từ đó mở lớp thuyết giảng Tâm học và Đinh nhân đạo ở Kyoto, khẳng định vai trò của thương nhân đối với cộng đồng xã hội. Lúc bấy giờ Mạc phủ thực thi chính sách "dĩ nông vi bản" (lấy nông nghiệp làm gốc), "cố định thành phần" (ai sinh ra thuộc thành phần nào thì đời đời thuộc về thành phần ấy, không được thay đổi). Tất cả những điều ấy đã đi ngược lại xu hướng tự do kinh doanh và kìm hãm sự phát triển của cá nhân và đô thị. Quan niệm chính thống ấy của Mạc phủ được thể hiện qua các bài luận: Nông bản thương mạt luận (Bàn về chuyện nông nghiệp là gốc, thương nghiệp là ngọn), Thương nhân vô dụng luận (Bàn về việc vô dụng của thương nhân)...
  3. Coi trọng thương nhân Ishida Baigan đứng trên tập trường Tâm học, kết hợp với một số học thuyết khác, đưa ra thuyết Đinh nhân đạo - đạo của người thị dân. Ông cho rằng cấu trúc xã hôi với 4 thành phần: sĩ, nông, công, thương đã có từ xưa, trong đó mỗi giai tầng có một vai trò của nó, không thể thiếu được thành phần nào. Cả 4 giai tầng ấy đều sống trên đất của quân vương, phục vụ quân vương, nên đều được hưởng ân trạch của quân vương. Ông dùng lại ý của Mạnh Tử, để khẳng định rằng thị dân cũng bình đẳng như các giai tầng khác: "Sĩ là bề tôi trong triều, nông là bề tôi nơi đồng ruộng, công thương là bề tôi nơi thị tứ" (Sĩ giả, thần hạ tại triều; nông giả, thần hạ tại thảo mãng; công thương giả, thần hạ tại thị tứ dã). Vì cùng là bề tôi, nên vũ sĩ được hưởng niên bổng của quân vương, nông dân được hưởng thóc lúa, thì thương nhân được hưởng lời lãi - tất cả đều là bổng lộc vua ban. Từ chỗ khẳng định vị trí của người thị dân, Baigan đã đưa ra “đạo” - tức là chuẩn mực đạo đức của giai tầng này. Ông cho rằng: Các giai tầng khác nhau đều phải tự hạn chế dục vọng và hành xử theo đạo để giữ giá trị giai tầng của mình: Sĩ có trách nhiệm khai phóng tư tưởng và cầm giữ cương thường, nông dân có bổn phận cần cù nơi đồng ruộng để cung cấp lương thực, thì người thị dân cũng phải hành xử theo đạo. Đạo của người thị dân thể hiện thành 3 đức (tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên quốc gia; tiết kiệm trong chi tiêu cho bản thân; cần cù, sáng tạo) và 2 nghĩa (chính trong kinh doanh sản xuất; trực trong giao dịch thương mại). Về luân lý, nên tránh tửu, sắc, cờ bạc để dành thì giờ và tiền bạc cho sáng tạo và kinh doanh. Luân lý ấy không cấm việc thưởng thức xướng ca, nhưng không được sa vào trác táng. Khi Ishida Baigan mất đi, hai học trò của ông là Teshima Toan (1718-1786) và Nakazawa Dôji (1725-1803) vẫn tiếp tục con đường của thầy cổ xúy cho Đinh nhân đạo. Nước Nhật Bản từ chỗ thua kém phương Tây, đến chỗ đuổi kịp và vượt phương Tây, trở thành một quốc gia hùng cường vào bậc nhất thế giới. Chuyện ấy không phải một vài chục năm cố gắng mà được, mà đã có nền tảng của nó nhiều thế kỷ trước, từ thái độ coi trọng thương nhân và bồi đắp cho thương nhân đạo đức kinh doanh: kinh doanh không phải chỉ là làm giàu cho gia đình và bản thân, kinh doanh là phải vì lợi ích của cộng đồng và của đất nước. Nguồn: Đầu Tư Tài Chính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2