ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 21
lượt xem 15
download
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào trong những năm 1940 – 1941 ở Việt Nam? Tóm tắt nguyên nhân bùng nổ, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa đó. Câu II (3,0 điểm) Bằng sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh rằng cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954)
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C MÔN LỊCH SỬ ĐỀ SỐ 21
- CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C ĐỀ THI THỬ SỐ 21 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào trong những năm 1940 – 1941 ở Việt Nam? Tóm tắt nguyên nhân bùng nổ, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa đó. Câu II (3,0 điểm) Bằng sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh rằng cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954) không chỉ là cuộc chiến tranh giải phóng mà còn là bước kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội mới của nhân dân Việt Nam. Câu III (2,0 điểm) Vì sao sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau? Tóm tắt nội dung và nêu ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960). PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Nêu những biến đổi to lớn của khu vực Đông Nam Á trong quá trình đấu tranh giành độc lập, xây dựng và hội nhập từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nhân tố nào đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi ? Nêu những sự kiện nổi bật trong cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi. ---------- Hết ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:..............................................; Số báo danh:..................................
- Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 21 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) I Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào trong (2 điểm) những năm 1940 – 1941 ở Việt Nam? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến và nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa này. a) Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì diễn ra vào tháng 11 - 1940. Đây là cuộc khởi nghĩa chứng tỏ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân miền Nam, sẵn sàng đứng lên chiến đấu chống kẻ thù. b) Diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa : - Tháng 11 - 1940, xảy ra cuộc xung đột giữa thực dân Pháp và Thái Lan. Thực dân Pháp đã bắt binh lính Việt Nam làm bia đỡ đạn cho chúng ở biên giới Lào và Campuchia, gây ra sự bất bình trong nhân dân Nam Kì. Đảng bộ Nam Kì quyết định khởi nghĩa. .v n - Trong bối cảnh đó, Xứ ủy Nam Kì chuẩn bị phát động nhân dân khởi nghĩa và cử đạt biểu ra Bắc xin chỉ thị của Trung ương... Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 - 1940 4 h quyết định đình chỉ khởi nghĩa Nam Kì vì thời cơ chưa chín muồi. - Quyết định hoãn khởi nghĩa của Trung ương Đảng chưa tới nơi nhưng lệnh khởi nghĩa của xứ ủy Nam Kì đã đến các địa phương, nên khởi nghĩa vẫn nổi đúng thời gian quy định là đêm 22 rạng ngày 23 - 11 - c 2 1940. Nhân dân các tỉnh Nam Bộ đồng loạt nổi dậy từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ... , triệt hạ nhiều đồn bốt của địch. Nhiều nơi, chính quyền nhân dân và tòa án cách mạng được thành lập... o - Do kế hoạch bị lộ, thực dân Pháp đã đàn áp khởi nghĩa tàn khốc, khởi nghĩa thất bại, cơ sở Đảng bị tổn thất nặng. Lực lượng còn lại phải rút về h vùng Đồng Tháp và U Minh để củng cố lực lượng. II u i Bằng sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh rằng cuộc kháng chiến toàn (3 điểm) quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954) không chỉ là cuộc chiến tranh giải phóng mà còn là bước kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội mới của nhân dân Việt Nam. V 1. Sơ lược về sự mở đầu của cuộc kháng chiến, bối cảnh, đường lối kháng chiến chống Pháp ... 2. Nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho toàn dân tộc: Đánh bại cuộc xâm lược của đế quốc Pháp, giải phóng tổ quốc. Trải qua 9 năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhân dân ta đã lần lượt tiến hành các chiến dịch lớn : (trình bày vắn tắt kết quả và ý nghĩa lịch sử). + Chiến đấu ở các đô thị. + Chiến dịch Việt Bắc (thu - đông 1947). + Chiến dịch Biên giới (thu - đông 1950). + Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 và cuối cùng với chiến dịch Điện Biên Phủ nhân dân ta đã buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh, ký kết Hiệp định Giơnevơ công nhận nền độc lập của dân tộc Việt Nam, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Trang 103
- Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử 3. Đồng thời, với chủ trương “kháng chiến – kiến quốc”, 9 năm kháng chiến cũng là 9 năm dân tộc ta còn tiếp tục từng bước thực hiện các mục tiêu cách mạng do Đảng đề ra từ ngày thành lập góp phần cơ bản nâng cao khả năng, tinh thần và lực lượng chiến đấu đánh bại quân xâm lược Pháp. Cách mạng tháng Tám và năm đầu tiên sau cách mạng đã thực hiện một bước quan trọng các mục tiêu cách mạng: lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ mới với chính thể dân chủ cộng hoà lần đầu tiên trong lịch sử. Trong những năm kháng chiến, chúng ta đã: - Tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân - Xây dựng nền văn hoá, nền giáo dục mới (dân tộc, khoa học, đại chúng) - Tiếp tục phát triển và cải tạo nền kinh tế, thực hiện từng bước các nhiệm vụ của cách mạng dân chủ: + Chính sách giảm tô 25% + Chia ruộng đất công và ruộng đất của thực dân, Việt gian cho nông dân + Đặc biệt, Đại hội 2 của Đảng (1951) đã nêu nhiệm vụ tiến hành cách mạng ruộng đất, xoá bỏ sự bóc lột của giai cấp phong kiến. Trên cơ sở đó để giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất ở vùng tự do. .v n thực hiện: 1953: Từ cương lĩnh ruộng đât đến ban hành sắc lệnh “cải cách ruộng đất”. Cho đến trước chiến thắng Điện Biên Phủ, thực hiện 5 đợt triệt 4. Kết luận: 9 năm kháng chiến chống Pháp là 9 năm chiến tranh giải h phóng dân tộc đồng thời xây dựng xã hội mới. III Vì sao sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam bị chia 4 (2 điểm) cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau? Tóm tắt nội dung và nêu ý nghĩa của Đại hội lần thứ ba Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960). 2 a) Vì sao sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam bị o sức ở Đông Dương đã chấm dứt. c chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau ? - Với Hiệp định Giơnevơ, cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp có Mĩ giúp - Ngày 10 - 10 - 1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội. Ngày 1 - 1 - dân thủ đô. i h 1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân u - Ngày 16 - 5 - 1955, Pháp rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng), miền Bắc hòan toàn giải phóng. Giữa tháng 5 - 1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc. V - Ở miền Nam, Mĩ liền thay Pháp và đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á. Với âm mưu của Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế đọ chính trị khác nhau. b) Đại hội lần thứ ba Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960). - Nội dung : + Vạch ra nhiệm vụ cách mạng của từng miền, mối quan hệ của nhiệm vụ hai miền… Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ Cách mạng xã hội chủ nghĩa, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Miền Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam Việt Nam. + Quan hệ nhiệm vụ của hai miền gắn bó nhau, tác động qua lại thúc đẩy lẫn nhau, miền Bắc làm nhiệm vụ hậu phương, miền Nam làm nhiệm vụ tiền tuyến. Trang 104
- Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử + Đại hội thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế họach 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965). - Ý nghĩa : Nghị quyết của Đại hội là nguồn ánh sáng mới cho toàn Đảng, toàn dân xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất đất nước. II. PHẦN RIÊNG (3 điểm) IV.a Nêu những biến đổi to lớn của khu vực Đông Nam Á trong quá trình đấu (3 điểm) tranh giành độc lập, xây dựng và hội nhập từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000. a) Biến đổi trong quá trình giành độc lập... - Trước Thế chiến thứ hai, Đông Nam Á là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mĩ, sau đó là Nhật Bản (trừ Thái Lan). Sau khi Nhật Bản đầu hàng nhiều nước đã tuyên bố độc lập hay giải phóng phần lớn lãnh thổ (Ngày 17 - 8 - 1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia; Cách mạng tháng Tám 1945 của nhân dân Việt Nam thành công dẫn tới sự .v n thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 - 9 - 1945; nước Lào tuyên bố độc lập vào ngày 12 - 10 - 1945. Miến Điện, Mã Lai và Philíppin giải phóng phần lớn lãnh thổ khỏi ách thống trị của quân phiệt Nhật Bản). - Ngay sau đó, các nước đế quốc Âu – Mĩ lại tái chiếm Đông Nam Á, trải h qua quá trình đấu tranh kiên cường, các nước Đông Nam Á đã giành được thắng lợi hoàn toàn và tuyên bố độc lập (Inđônêxia năm 1950, ba nước 4 Đông Dương năm 1975). Brunây độc lập năm 1984. Đông Timo độc lập năm 2002. c 2 b) Biến đổi trong quá trình xây dựng đất nước... + Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Philippin, Xingapo, Thái Lan, Malaixia) : o - Sau năm 1945 đến những năm 60, các nước này tiến hành đường lối công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế tự chủ i h và đã đạt được một số thành tựu. Tuy nhiên, chiến lược này dần bộc lộ những hạn chế nhất là nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ. - Từ những năm 60 đến 70, các nước này chuyển sang chiến lược công u nghiệp hóa hướng về xuất khẩu – mở cửa nền kinh tế. Sau khi thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại, các nước này đã đạt được những thành V tựu, tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế lớn hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng nhanh (năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 nước đạt 130 tỉ USD). Xingapo với tốc độ phát triển kinh tế là 12% (1966 – 1973) và trở thành “con Rồng kinh tế” của châu Á. + Nhóm các nước Đông Dương : vào những năm 80 – 90 (thế kỉ XX), các nước Đông Dương đã chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường và đã đạt được một số thành tích như: từ năm 1986, Lào tiến hành đổi mới ; Campuchia tiến hành khôi phục kinh tế, sản xuất công nghiệp tăng 7% (1995). + Các nước Đông Nam Á khác : - Brunây : toàn bộ nguồn thu dựa vào dầu mỏ và khí tự nhiên. Từ giữa những năm 1980, chính phủ tiến hành đa dạng hóa nền kinh tế. - Mianma : Trước thập niên 90 (thế kỷ XX), thi hành chính sách “đóng cửa”. Đến 1988, chính phủ tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có nhiều khởi sắc... c) Biến đổi trong quá trình hội nhập... Trang 105
- Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Môn Lịch sử + Từ năm 1967 đến năm 1999, hầu hết các nước Đông Nam Á đều gia nhập tổ chức ASEAN... Từ đây, ASEAN đẩy mạnh các hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình ổn định để cùng phát triển. + Từ tháng 11 - 2007, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13 đã thông qua Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN có vị thế và IV.b hiệu quả cao hơn. .vn Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nhân tố nào đã thúc đẩy phong trào (3 điểm) giải phóng dân tộc ở châu Phi ? Nêu những sự kiện nổi bật trong cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi. - Nhân tố khách quan: 4 h a) Những nhân tố nào đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi : + Sự kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như những thay đổi về tình châu Phi... c 2 hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại + Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc o gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi. h i + Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở châu Phi. u - Nhân tố chủ quan: Sau Chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã có sự trưởng thành vượt bậc… b) Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân V Nam Phi : - Trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp 11 - 1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Aphácthai), lãnh tụ tổ chức Đại hội Dân tộc Phi (ANC) – Nenxơn Manđêla được trả tự do. - Sau đó, với thắng lợi của cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi (tháng 4 - 1994), Nenxơn Manđêla đã trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. - Sự kiện đó đánh dấu việc chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man, đầy bất công đã từng tồn tại 3 thế kỷ ở nước này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đáp án và đề thi thử ĐH môn Lý phần điện xoay chiều (4 đề)
20 p | 256 | 87
-
Đáp án và đề thi thử ĐH môn Hóa (2007-2008)_M234
4 p | 135 | 26
-
Đáp án và đề thi thử ĐH môn Hóa_Biên soạn: Phạm Ngọc Sơn
5 p | 128 | 24
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 1
4 p | 113 | 7
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 6
4 p | 114 | 7
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 8
5 p | 85 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 7
4 p | 82 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 5
4 p | 73 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 15
4 p | 67 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 3
4 p | 101 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 2
4 p | 84 | 5
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 14
4 p | 87 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 13
4 p | 72 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 12
4 p | 78 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 11
4 p | 72 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 10
4 p | 68 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 9
4 p | 68 | 4
-
ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM 2013 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐẮK LẮK - ĐỀ SỐ 4
5 p | 69 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn