intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án chuyên ngành: Phân tích thực trạng hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: Jack Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:43

152
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy định các chế độ BHXH là những nội dung cốt lõi của bất kỳ hệ thống BHXH nào, trong đó quy định rõ ràng các quan hệ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia BHXH; quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động chi trả các chế độ BHXH mà "Đề án chuyên ngành: Phân tích thực trạng hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – tỉnh Gia Lai" đã được thực hiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án chuyên ngành: Phân tích thực trạng hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – tỉnh Gia Lai

  1. MỤC LỤC  Trang
  2. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải PHSK Phục hồi sức khỏe BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế ĐVT Đơn vị  tính ILO Tổ chức lao động quốc tế NSNN Ngân sách Nhà nước
  3. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang 1. BẢNG Bảng 2.1: Tình hình công tác thu bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – Gia Lai   (2013­ 2015)...................................................................................................15 Bảng 2.2: Cơ cấu chi trả cho các chế  độ  ngắn hạn và các chế  độ  dài hạn   trong tổng chi trả các chế độ BHXH tại BHXH huyện Kbang (2013 – 2015)  ........................................................................................................................ 17 Bảng 2.3: Cơ cấu chi trả từ NSNN và từ Quỹ BHXH trong tổng chi các chế   độ bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai (2013 – 2015)........18 Bảng 2.4: Công tác chi trả BHXH ngắn hạn  tại BHXH huyện Kbang – Gia   Lai (2013 – 2015)...........................................................................................22 Bảng 2.5: Công tác Chi trả  chế  độ  trợ  cấp tai nạn lao động, bệnh nghề   nghiệp tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai ( 2013 – 2015)............................24 Bảng 2.6: Công tác chi trả chế độ hưu trí tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai   (2013 – 2015).................................................................................................26 Bảng 2.7: Công tác chi trả chế độ tử tuất tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai   (2013 – 2015).................................................................................................27 2. BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình công tác thu bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – Gia   Lai (2013­ 2015).............................................................................................16 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi trả cho các chế độ ngắn hạn và các chế độ dài hạn   trong tổng chi trả các chế độ  BHXH tại BHXH huyện Kbang (2013 – 2015) ........................................................................................................................ 17 Biểu đồ  2.3: Cơ  cấu chi trả từ NSNN và từ  Quỹ  BHXH trong tổng chi các   chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai (2013 – 2015). 19
  4. Biểu đồ  2.4: Công tác chi trả  BHXH ngắn hạn tại BHXH huyện Kbang –   Gia Lai (2013 – 2015)....................................................................................22 Biểu đồ 2.5: Công tác Chi trả chế độ  trợ  cấp tai nạn lao động, bệnh nghề   nghiệp tại BHXH huyện Kbang – Gia Lai ( 2013 – 2015)............................24 Biểu đồ 2.6: Công tác chi trả chế độ  hưu trí tại BHXH huyện Kbang – Gia   Lai (2013 – 2015)...........................................................................................26 Biểu đồ 2.7: Công tác chi trả chế độ  tử  tuất tại BHXH huyện Kbang – Gia   Lai ( 2013 – 2015)..........................................................................................28 3. SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu hoạt động của bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang.........12
  5. LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Đối với Việt Nam, từ  nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan  tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội hướng về con   người, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, thể  hiện bản chất   tốt đẹp của chế  độ, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công  bằng, văn minh.  Theo dòng lịch sử  cách mạng, cội nguồn chính sách và các tổ  chức tiền   thân của Bảo hiểm xã hội  ở  nước ta đã hình thành từ  rất sớm; song hành và   phục vụ đắc lực yêu cầu của các cuộc kháng chiến vĩ đại, giải phóng đất nước,   xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay sau khi thống nhất đất nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ  cách   mạng công nghiệp cũng như  trong suốt thời kì kháng chiến cho đến nay, mặc   dù gặp rất nhiều khó khăn về  mọi mặt, Chính phủ  đã luôn luôn chăm lo cải  thiện đời sống của nhân dân lao động. Đối với công nhân, viên chức Nhà nước,  đi đôi với việc cải tiến tiền lương, Chính phủ  đã ban hành các chế  độ  trợ  cấp  mà thực chất là chế độ BHXH, như chế độ trợ cấp khi ốm đau, sinh đẻ, tai nạn   lao động, trợ  cấp khi chết, đồng thời đã xây dựng nhiều bệnh viện, bệnh xá,   nhà an dưỡng, điều dưỡng, nhà gửi trẻ… Các chế độ và sự nghiệp có tính chất  BHXH này tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đã có tác dụng rõ rệt; đã giải quyết   được một phần những khó khăn trong sinh hoạt của công nhân, viên chức Nhà   nước, làm cho anh chị em đẩy mạnh sản xuất và công tác. Các chế  độ  trợ  cấp  xã hội hiện hành đã và đang dần được bổ sung và cải tiến để  phù hợp với tình   hình, nhiệm vụ  mới, đồng thời, đáp  ứng yêu cầu không ngừng cải thiện đời  sống của công nhân, viên chức Nhà nước. Các chế  độ  đãi ngộ  về  BHXH này  chủ  yếu dựa vào nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm khuyến kích mọi  
  6. người tăng cường kỉ  luật lao động, đẩy mạnh sản xuất, góp phần ổn định lực  lượng lao động trong các nghành kinh tế quốc dân.  Một trong những nội dung quan trọng của BHXH là các chế  độ  BHXH.  Chế  độ  BHXH là hệ  thống các quy định của Nhà nước về  mức hưởng, điều  kiện   hưởng;   mức   đóng,   điều   kiện   đóng   BHXH.   Tùy   theo   từng   trường   hợp   BHXH mà Nhà nước có các quy định khác nhau về các mức, các điều kiện này.  Trong “Công ước 102” của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) có quy định trợ cấp   tối thiểu cho 9 nhánh chế độ BHXH là chế độ ốm đau; chế độ thai sản; chế độ  tai nạn lao động và bệnh nghề  nghiệp; chế  độ  bảo hiểm thất nghiệp; chế  độ  chăm sóc y tế; chế độ tàn tật (ở Việt Nam còn gọi là chế độ mất sức lao động,  nhưng với nghĩa khác); chế độ  tử  tuất; chế độ  hưu trí, và chế  độ  chăm sóc gia  đình (cho những người đông con). Tuỳ theo điều kiện kinh tế ­ xã hội của từng  nước trong từng giai đoạn, để có thể xây dựng, áp dụng các quy định này. Như  đã nêu,  ở  Việt Nam hiện nay, theo quy định của Luật BHXH, đã thực hiện 6   chế độ trong 9 chế độ  BHXH nêu trên. Trước năm 1995, nước ta cũng đã thực  hiện 6 chế độ, trong đó có chế độ mất sức lao động, nhưng lại không có chế độ  bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Quy định các chế độ BHXH là những nội dung cốt lõi của bất kỳ hệ  thống BHXH nào, trong đó quy định rõ ràng các quan hệ trách nhiệm và nghĩa  vụ của các bên tham gia BHXH; quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của người  lao động khi tham gia BHXH. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động  chi trả các chế độ BHXH nên em đã tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài  “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ  BẢO HIỂM XàHỘI TẠI HUYỆN KBANG – TỈNH GIA LAI” cho bài đề án  chuyên ngành của mình. Do khả  năng và mức độ  hiểu biết về  kiến thức, trình độ, kinh nghiệm   cũng như  thời gian có hạn và nghiên cứu thực tập đề  án còn hạn chế, song 
  7. được sự  hướng dẫn tận tình của ban lãnh đạo, tập thể  Bảo hiểm xã hội chi  nhánh KBang – Gia Lai. Nội dung trình bày bài đề  án ngoài lời mở  đầu và kết   luận thì theo bố cục 3 chương như sau: CHƯƠNG 1: BẢO HIỂM XàHỘI VÀ CÁC CHẾ ĐỘ CHI TRẢ CỦA BẢO  HIỂM XàHỘI CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO  HIỂM XàHỘI TẠI  HUYỆN KBANG – TỈNH GIA LAI CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC  CHI TRẢ  CÁC CHẾ  ĐỘ  BẢO HIỂM XàHỘI TẠI HUYỆN KBANG –   TỈNH GIA LAI Trong   quá   trình   nghiên   cứu   và   viết   báo   cáo,   em   sẽ   không  tránh  khỏi  những sai sót, khiếm khuyết, mong Cô hướng dẫn: Nguyễn Thị  Kim Hiền và  các thầy cô trong khoa Tài chính Ngân hàng và Quản trị  kinh doanh tạo điều  kiện giúp đỡ để em ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô. Quy Nhơn, ngày… tháng …năm……           Trần Thị Minh Hiếu
  8. CHƯƠNG 1: BẢO HIỂM XàHỘI VÀ CÁC CHẾ ĐỘ CHI TRẢ CỦA BẢO HIỂM XàHỘI 1.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội 1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người   lao động khi họ  bị  giảm hoặc mất thu nhập do  ốm đau, thai sản, tai nạn lao   động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết...trên cơ sở đóng góp quỹ  BHXH do Nhà nước tổ  chức thực hiện và sử  dụng quỹ  đó nhằm đảm bảo  ổn  định đời sống cho người lao động và an toàn xã hội. [5] 1.1.2. Chức năng của bảo hiểm xã hội Một là:  Thay thế  hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động  tham gia bảo hiểm khi họ  bị  giảm hoặc mất thu nhập do mất kh ả  năng lao   động hoặc mất việc làm. Sự  bảo đảm thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ  xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao   động khi hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. Còn mất 
  9. việc làm và mất khả  năng lao động cũng sẽ  được hưởng trợ  cấp BHXH với   mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn được   hưởng phải đúng quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết  định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH. Hai là: Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người  tham gia BHXH. Tham gia BHXH không chỉ  có người lao động mà cả  những   người sử dụng lao động. Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹ  BHXH.  Quỹ  này dùng để  trợ  cấp cho một số người lao động tham gia khi họ  bị  giảm   hoặc mất thu nhập. Số  lượng những người này thường chiếm tỷ  trọng nhỏ  trong tổng số những người tham gia đóng góp. Như vậy, theo quy luật số đông   bù số  ít, BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả  chiều dọc và chiều  ngang. Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữa   những người khoẻ  mạnh đang làm việc với những người  ốm yếu phải nghỉ  việc v.v... Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công  bằng xã hội. Ba là: Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất  nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Khi khoẻ  mạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ  sử  dụng lao động   trả  lương hoặc tiền công. Khi  ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về  già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của  họ và gia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người lao  động luôn yên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ  đó, họ  rất tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả  kinh   tế. Chức năng này biểu hiện như  một đòn bẩy kinh tế  kích thích người lao   động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã  hội.
  10.  Bốn là: Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động,  giữa người lao động với xã hội. Trong thực tế  lao động sản xuất, người lao   động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan   về tiền lương, tiền công, thời gian lao động v.v... Thông qua BHXH, những mâu   thuẫn đó sẽ  được điều hoà và giải quyết. Đặc biệt, cả  hai giới này đều thấy   nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn  và gắn bó lợi ích được với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là   cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó  khăn về  đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản  xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn.[5] 1.2. Bản chất và đối tượng của bảo hiểm xã hội 1.2.1. Bản chất của bảo hiểm xã hội BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là  trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan   hệ  thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ  nào đó. Kinh tế  càng phát  triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế  có thể  nói kinh tế  là nền   tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở  quan hệ lao   động và  diễn ra  giữa  3 bên: Bên tham gia BHXH,  bên BHXH  và  bên được  BHXH. Bên tham gia BHXH có thể  chỉ  là người lao động hoặc cả  người lao  động và người sử  dụng lao động. Bên BHXH (Bên nhận nhiệm vụ  BHXH)   thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được   BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần   thiết. Những biến cố  làm giảm hoặc mất khả  năng lao động, mất việc làm  trong BHXH có thể  là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ  quan của  
  11. con người như:  ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề  nghiệp... Hoặc cũng có  thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: Tuổi già, thai   sản v.v.... Đồng thời những biến cố  đó có thể  diễn ra cả  trong và ngoài quá  trình lao động. Phần thu nhập của người lao động bị  giảm hoặc mất đi khi gặp phải  những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ  tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là  chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả  mãn những nhu cầu thiết yếu của   người lao động trong trường hợp bị  giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm.   Mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau:  Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị  mất để  đảm bảo   nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ.  Chăm sóc sức khoản và chống bệnh tật.  Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầu   đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em.[5] 1.2.2. Đối tượng và đối tượng tham gia của bảo hiểm xã hội 1.2.2.1. Đối tượng của BHXH BHXH là một hệ thống bảo đảm khoản thu nhập bị giảm hoặc mất do giảm,   mất khả  năng lao động, mất việc làm vì có các nguyên nhân như   ốm đau tai   nạn, tuổi già. Chính vì vậy, đối tượng của BHXH là phần thu nhập của người   lao động bị biến động hoặc giảm, mất đi do gặp phải những rủi ro ngẫu nhiên,  bất ngờ xảy ra. Đối tượng của BHXH không chỉ là các khoản thu nhập theo lương mà bao gồm  các khoản thu nhập khác ngoài lương như: thưởng, phụ  cấp… cho người lao   động có nhu cầu đóng góp thêm để được hưởng mức trợ cấp BHXH.[5]
  12. 1.2.2.2. Đối tượng tham gia BHXH Đối tượng tham của BHXH là người lao động và người sử  dụng lao động.   Họ  là những người trực tiếp tham gia đóng góp tạo nên quỹ  BHXH với một   khoản % nhất định so với tiền lương của người lao động theo quy định của luật  BHXH. Tuỳ  theo điều kiện phát triển kinh tế  ­ xã hội của mỗi nước mà đối  tượng này có thể  là tất cả  hoặc một bộ  phận những người lao động nào đó  trong xã hội. Trong thời kì đầu khi triển khai BHXH ở hầu hết các nước chỉ áp   dụng đối với những người làm công ăn lương để  đảm bảo mức đóng góp  ổn  định, đảm bảo an toàn quỹ BHXH. Hiện nay khi nền kinh tế phát triển nhu cầu  sử  dụng người lao động trong và ngoài doanh nghiệp Nhà nước tăng lên rất   nhiều thì đối tượng tham gia BHXH và đối tượng của BHXH cũng được mở  rộng ra. Vì vậy đối tượng tham gia của BHXH bao gồm: ­ Đối tượng bắt buộc tham gia BHXH: là người lao động và người sử  dụng   lao động phải tham gia BHXH một cách bắt buộc với mức đóng và mức   hưởng BHXH theo quy định của luật BHXH. ­ Đối tượng tự  nguyện tham gia BHXH: áp dụng cả  với người làm công ăn  lương và người lao động không làm công ăn lương. Thường là do sự  đóng  góp của người lao động cùng với sự giúp đỡ của ngân sách Nhà nước.[5] 1.3. Hoạt động chi trả các chế độ của bảo hiểm xã hội 1.3.1. Khái niệm chế độ bảo hiểm xã hội Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ  bản nhất của  mỗi quốc gia. Nó là những quy định chung, rất khái quát về cả đối tượng, phạm  vi, các mối quan hệ và những giải pháp lớn nhằm đạt được mục tiêu chung đã   đề  ra đối với BHXH. Việc ban hành các chính sách BHXH phải dựa vào điều   kiện kinh tế  ­ xã hội của đất nước trong từng thời kỳ  và xu hướng vận động  khách quan của toàn bộ kinh tế ­ xã hội. Chính sách này có thể biểu hiện dưới  
  13. dạng các văn bản pháp luật, hiến pháp… song lại rất khó thực hiện nếu không   được cụ thể hóa và không thông qua các chế độ BHXH. Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quy định   cụ  thể  và chi tiết, là sự  bố  trí, sắp xếp các phương tiện để  thực hiện BHXH  đối với người lao động. Nói cách khác, đó là một hệ  thống các quy định được  pháp luật hóa về đối tượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trường  hợp BHXH cụ thể. Chế độ  BHXH thường được biểu hiện dưới dạng các văn  bản pháp luật và dưới luật, các thông tư, điều lệ… Tuy nhiên, dù có cụ thể đến   đâu thì các chế  độ  BHXH cũng khó có thể  bao hàm được đầy đủ  mọi chi tiết   trong quá trình thực hiện chính sách BHXH. Vì vậy khi thực hiện mỗi chế độ  thường phải nắm vững những vấn đề  mang tính cốt lõi của chính sách BHXH   để  đảm bảo tính đúng đắn và nhất quán trong toàn bộ  hệ  thống các chế  độ  BHXH. [5] 1.3.2. Vai trò chi trả bảo hiểm xã hội Chi trả BHXH là việc cơ quan BHXH trích ra một khoản tiền theo quy định  từ quỹ BHXH để chi trả cho người lao động và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc  mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm và có   đủ các điều kiện quy định. Hiện nay,  ở hầu hết các nước trên thế  giới, chi trả các chế độ  BHXH luôn   được coi là trọng tâm của công tác chi trả  BHXH. Bởi lẽ việc chi trả các chế  độ BHXH này liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhóm đối tượng nhạy cảm  nhất trong xã hội. Đa số họ đều là những người đã cống hiến rất nhiều cho đất  nước trong khi công tác. Và sau cả cuộc đời làm việc, họ sống chủ yếu dựa vào   khoản tiền trợ  cấp BHXH. Vì vậy, công tác chi trả  các chế  độ  BHXH có một   vai trò rất quan trọng; ngoài việc nó chính là hoạt động cụ  thể, thiết thực nhất  nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nó còn thể hiện sự quan tâm của 
  14. Nhà nước đối với sự cống hiến của họ cho xã hội. Ngoài ra công tác chi trả cho  các chế độ BHXH còn có các vai trò khác, cụ thể như:  ­ Chi trả BHXH là khâu cuối cùng trong việc thực hiện các chế độ BHXH.  Vì vậy, tổ  chức chi trả BHXH chính là thực hiện các chế độ  BHXH, đảm bảo   cho chính sách BHXH của  quốc gia   được  thực  thi;  đáp  ứng được nhu cầu,  nguyện vọng của người lao động và mục đích của chính sách BHXH, của Nhà  nước. Bởi suy cho cùng, mục đích cuối cùng của bất kì một Nhà nước nào khi   thực hiện chính sách BHXH cũng là chi trả, trợ cấp cho người lao động khi họ  gặp phải những sự kiện bảo hiểm, góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao   động và gia đình của họ. ­ Công tác chi trả các chế độ  BHXH không những có ý nghĩa về  mặt vật   chất mà nó còn có ý nghĩa về mặt tinh thần. Vì việc chi trả các chế độ  BHXH   là chi trả cho những rủi ro, những sự kiện bảo hiểm xảy ra với người lao động   và gây ra khó khăn nhất định đối với người lao động từ  đó giúp họ  vượt qua   được khó khăn và an tâm trong cuộc sống. ­ Chi trả  các chế  độ  BHXH có thể  được chi trả  một lần hoặc được tiến   hành thường xuyên vì vậy nó góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động  và gia  đình họ  khi gặp khó khăn. Đồng thời quá trình thụ  hưởng thường liên   quan chặt chẽ  với quá trình đóng góp trước đó. Vì vậy việc thực hiện chi trả  các chế  độ  BHXH có tác dụng rất lớn đối với cả  người lao động, người sử  dụng lao động và Nhà nước. Người lao động được hưởng trợ cấp BHXH sẽ an   tâm hơn trong cuộc sống từ đó tích cực lao động sáng tạo nhằm nâng cao năng   suất chất lượng sản phẩm, tạo thêm nhiều sản phẩm cho người sử  dụng lao   động, làm tăng của cải cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế  đất nước. Còn  người lao động khi được hưởng trợ  cấp BHXH sẽ có được cuộc sống ấm no,   ổn định, càng thêm tin tưởng vào chính sách BHXH của Nhà nước.
  15. ­ Chi trả  các chế  độ  BHXH chính là nội dung và cũng là mục đích hoạt  động của quỹ BHXH. Nó còn đảm bảo cho quỹ BHXH được cân đối, có thu thì  phải có chi.  Với những vai trò quan trọng như  vậy, công tác chi trả  các chế  độ  BHXH  cần phải được tiến hành một cách cẩn trọng, chặt chẽ, đúng quy định của pháp  luật. Nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo cho quỹ BHXH không bị  thâm hụt,  muốn vậy việc chi trả trợ cấp cũng cần phải dựa trên những cơ  sở  khoa học,   hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương, quốc gia. [5] 1.3.3. Nguyên tắc chi trả bảo hiểm xã hội Một là: Đúng chế độ, chính sách hiện hành, đúng người được hưởng. Hai là: Bảo đảm chi trả kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia  BHXH. Ba là: Thủ tục chi trả đơn giản, thuận tiện. Bốn là: Đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi trả. Năm là: Chi trả các chế độ BHXH được quản lý thống nhất, công khai, minh  bạch.[5] 1.3.4. Phương tiện chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội Việc chi trả trợ cấp BHXH có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau:  tiền mặt, séc, chuyển khoản, hiện vật hay dịch vụ… Trong đó các phương tiện  như tiền mặt, hiện vật và dịch vụ là những phương tiện được sử dụng chủ yếu  đối với các chế độ BHXH ngắn hạn, còn đối với các chế độ BHXH dài hạn thì  thường sử dụng các phương tiện như tiền mặt và chuyển khoản. Việc sử dụng  phương tiện nào còn phụ thuộc vào việc sử dụng phương thức chi trả nào.[1]
  16. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Xà HỘI TẠI HUYỆN KBANG – TỈNH GIA LAI 2.1. Khái quát tình hình kinh tế ­ xã hội và mô hình tổ chức bảo hiểm xã  hội tại huyện Kbang – Gia Lai 2.1.1. Tình hình kinh tế ­ xã hội tại huyện Kbang Kbang là một huyện miền núi đông Trường Sơn. Toàn huyện có 14 xã, thị  trấn, trong đó có nhiều dân tộc anh, em cùng chung sống trên địa bàn. Trình độ  dân trí thấp, nền kinh tế  chủ  yếu là dựa vào nông nghiệp và cây công nghiệp   ngắn ngày. Đường giao thông đi lại chưa thuận tiện, nhất là vào mùa mưa. Cơ  sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Đời sống người dân còn gặp   nhiều khó khăn. Huyện Kbang có nhiều dân tộc sinh sống đan xen nhau trên địa   bàn, nhưng hai nhóm cơ bản là cộng đồng dân cư người kinh chiếm số đông và   cộng đồng dân cư bản địa. Theo số liệu thống kê tổng hợp năm 2013 với 36.274   lao động chiếm 57,28% thì trong 6 tháng đầu năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh  tế xã hội hằng năm 12,7%/ năm, đối tượng tham gia BHXH 2.431/39.318 so với   lực lượng lao động đạt 6,18%; đối tượng tham gia BHYT 50.321/65.966 so với  dân số đạt 76,28%. Tính tới thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn huyện Kbang  hệ thống đại lý thu phân bổ đều trên 14 xã, thị trấn chủ yếu là đại lý Bưu điện   (14 đại lý) và 01 đại lý phường, xã. 
  17. 2.1.2. Mô hình tổ chức bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang 2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện Kbang Sơ đồ 2.1. Cơ cấu hoạt động của bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang Giám đốc Phó giám đốc Bộ phận tiếp  Bộ phận thu Bộ phận  Bộ phận kế  Bộ phận  nhận và  cấp sổ thẻ hoạch tài  chế độ  quản lý hồ  chính BHXH sơ (Nguồn: BHXH huyện Kbang) Chú thích: : Quan hệ trực tiếp : Quan hệ chức năng 2.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận  Bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ ­ Nhận hồ  sơ  từ   đơn vị  sử  dụng lao  động và  người  lao  động, đại lý  thu   BHXH. Hướng dẫn lập hồ sơ, nhận kiểm tra hồ sơ và ghi giấy hẹn. Sau đó  chuyển hồ sơ cho từng bộ phận liên quan để các bộ phận giải quyết.
  18. ­ Nhận lại hồ  sơ  từ  các bộ  phận đã giải quyết (cả  hồ  sơ  không đủ  để  giải  quyết) chuyển trả cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động, các hồ sơ  còn lại lưu tại cơ quan BHXH.  Bộ phận thu Nhận hồ sơ và dữ liệu điện tử  do bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ  sơ, bộ  phận chế  độ  BHXH chuyển đến. Kiểm tra, đối chiếu và giải quyết hồ  sơ,   cập nhật dữ liệu thu BHXH – BHYT mới phát sinh, hay chốt sổ BHXH sau  đó chuyển trả cho bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ.  Bộ phận cấp sổ thẻ ­   Nhận hồ sơ của đơn vị sử dụng lao động và người lao động do bộ phận thu   chuyển   đến,   danh   sách   và   hồ   sơ   tham   gia   BHXH   tự   nguyện,   người   tự  nguyện tham gia BHYT nộp tiền trực tiếp. Tại BHXH huyện do bộ phận kế  hoạch tài chính chuyển đến kiểm tra đối chiếu với dữ  liệu trong chương   trình quản lý thu và dữ liệu của trung tâm thông tin BHXH Việt Nam với hồ  sơ của đơn vị sử dụng lao động và người lao động.  ­ Trình Giám đốc ký, phê duyệt tờ  khai, danh sách, văn bản đề  nghị  và sổ  BHXH đến chốt sổ, in thẻ  BHXH, sổ BHXH. Khi giải quyết xong chuy ển   trả cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.        Bộ phận kế hoạch tài chính ­ Thu tiền – chi tiền: Thu tiền đóng BHXh tự nguyện, BHYT của người tham   gia thông qua đại lý thu, ký đóng dấu xác nhận đã thu tiền trên bảng danh   sách sau đó chuyển cho bộ phận cấp sổ thẻ. ­ Nhận chứng từ chuyển tiền đóng BHXH – BHYT, Bảo hiểm tự nguyện của   đơn vị và người tham gia:  + Cập nhật dữ liệu vào chương trình quản lý thu + Chi lương cơ quan, chi hoa hồng cho đại lý thu
  19. + Chi các khoản hoạt động của cơ quan hàng tháng       Bộ phận chế độ BHXH ­ Nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận và trả  kết quả để  giải quyết chế độ  cho   người lao động ­ Chuyển danh sách, dữ  liệu điện tử  số  liệu quyết toán chế  độ  ốm đau, thai   sản, danh sách và dữ liệu điện tử của đối tượng hưởng trợ cấp BHXH hàng   tháng và trợ cấp thất nghiệp cho bộ phận thu để xác định sổ  thu và cấp thẻ  BHYT. ­ Cấp giấy xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm tự  nguyện chưa hủy trợ  cấp   cho người hưởng BHXH một lần, nhưng chưa hủy trợ  cấp trợ  cấp thất   nghiệp. Sau đó chuyển trả bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ để trả cho người  lao động. Lưu 1 bộ hồ sơ, chuyển 1 bộ cho bộ phận kế hoạch tài chính để  chi trả cho người lao động 2.2. Công tác thu bảo hiểm xã hội tại huyện Kbang – Gia Lai Trong khoảng thời gian từ  đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2015 tại   BHXH huyện, công tác thu BHXH diễn ra khá đa dạng và nhiều biến động. Số  nguồn thu này bao gồm:  Tiền đóng BHXH của chủ sử dụng lao động bằng 22% tổng quỹ tiền lương.  Tiền đóng BHXH của người lao động bằng 10,5% tiền lương.  Tiền đóng BHXH và hỗ trợ từ NSNN.  Tiền sinh lợi từ  việc  thực hiện các  hoạt  động đầu tư  bảo toàn và tăng  trưởng quỹ BHXH.  Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.  Các khoản thu khác.[3, tr 23]  Bên cạnh việc các Đại lý thu đã có nhiều cố gắng trong công tác vận động   tuyên truyền, giải thích quyền lợi chế độ được thụ  hưởng của người tham gia, 
  20. từ đó đối tượng tham gia ngày càng nhiều, số người được thụ hưởng ngày càng  tăng, công tác khám chữa bệnh ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên vẫn có sự  thay đổi mạnh qua các năm. Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1