intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

94
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân tích chuỗi giá trị thuỷ sản của tỉnh Nghệ An, từ đó đề tài đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển chuỗi giá trị thủy sản (GTTS) trên địa bàn nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> NGUYỄN THỊ THÚY VINH<br /> <br /> PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN<br /> CỦA TỈNH NGHỆ AN<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN<br /> MÃ SỐ: 62 31 01 05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2014<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> Người hướng dẫn:<br /> <br /> 1. PGS. TS. TRẦN HỮU CƯỜNG<br /> 2. TS. DƯƠNG VĂN HIỂU<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Văn Hùng<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Văn Cường<br /> Trường Đại học Kinh tế quốc dân<br /> Phản biện 3: TS. Dương Ngọc Thí<br /> Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp, Nông Thôn<br /> <br /> Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại:<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ, ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> -<br /> <br /> Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> -<br /> <br /> Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Thủy sản là ngành hàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế<br /> Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với điều kiện tự nhiên rất<br /> thuận lợi cho sự phát triển ngành thủy sản, tỉnh Nghệ An đã xác định<br /> thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá<br /> trình phát triển thủy sản Nghệ An chưa thoát khỏi tình trạng tự phát,<br /> theo phong trào; sản phẩm tiêu thụ chủ yếu dưới dạng bảo quản và sơ<br /> chế nên chưa nâng cao được giá trị gia tăng cho sản phẩm, không đáp<br /> ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc,… Thủy sản Nghệ An chưa thật<br /> sự khẳng định được vị thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và<br /> quốc tế.<br /> Để khắc phục được những mặt yếu kém và trở thành một ngành<br /> kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cần phải phân tích chuỗi giá trị thủy sản bao<br /> gồm từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu dùng cuối cùng. Phân tích<br /> chuỗi để hướng tới nâng cao kết quả, hiệu quả không những của từng<br /> khâu của chuỗi mà còn cả toàn bộ chuỗi, phân tích tính công bằng<br /> trong việc chia sẻ chi phí, lợi ích dựa trên đóng góp của từng tác nhân<br /> trên chuỗi; phân tích đánh giá tính linh hoạt, khả năng đáp ứng và chất<br /> lượng sản phẩm được tạo ra từ chuỗi. Đây cũng là vấn đề mới, mang<br /> tính thời sự cao đối với tỉnh Nghệ An nói chung và ngành thủy sản nói<br /> riêng đòi hỏi phải nghiên cứu để làm rõ.<br /> Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn “Phân tích chuỗi<br /> giá trị thuỷ sản của tỉnh Nghệ An” làm đề tài luận án nghiên cứu.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu chung<br /> Phân tích chuỗi giá trị thuỷ sản của tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất<br /> định hướng và giải pháp để phát triển chuỗi giá trị thủy sản (GTTS)<br /> trên địa bàn nghiên cứu.<br /> 2.2. Mục tiêu cụ thể<br /> - Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích<br /> 1<br /> <br /> chuỗi GTTS.<br /> - Phân tích chuỗi GTTS và các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi<br /> GTTS của tỉnh Nghệ An.<br /> - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển chuỗi GTTS<br /> của tỉnh Nghệ An.<br /> 3. Các câu hỏi nghiên cứu<br /> Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau đây:<br /> - Thực trạng hoạt động của các chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An<br /> diễn ra như thế nào?<br /> - Những nhân tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động của các<br /> chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An?<br /> - Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của<br /> các chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An là gì?<br /> - Để phát triển chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An đề xuất những<br /> giải pháp nào?<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực<br /> tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng (tôm), đánh bắt (cá<br /> cơm) của tỉnh Nghệ An.<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu phân tích<br /> về kinh tế và quản lý của chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An<br /> - Không gian nghiên cứu: Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của<br /> tỉnh Nghệ An.<br /> - Thời gian nghiên cứu: + Số liệu thứ cấp từ năm 2010 – 2012<br /> + Số liệu điều tra năm 2012<br /> 5. Những đóng góp của luận án về học thuật lý luận và thực tiễn<br /> a) Những đóng góp về lý luận và học thuật<br /> Góp phần hệ thống và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về phân<br /> tích chuỗi GTTS. Phân tích chuỗi GTTS được xác định thông qua các<br /> 2<br /> <br /> nội dung cơ bản: lập sơ đồ chuỗi, phân tích hoạt động và mối liên kết<br /> của các tác nhân dọc theo chuỗi, phân tích kinh tế chuỗi, phân tích<br /> hoạt động quản lý chuỗi và phát triển chuỗi. Về kinh tế: xác định chi<br /> phí, giá trị gia tăng và lợi nhuận được phát sinh và tạo ra trên chuỗi, để<br /> thấy được tính công bằng về chi phí và lợi ích giữa các tác nhân. Về<br /> quản lý: đề cập tới khả năng đáp ứng, tính linh hoạt và chất lượng sản<br /> phẩm của chuỗi. Luận án cũng đã hệ thống hóa được các chỉ tiêu đánh<br /> giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi GTTS.<br /> b) Những đóng góp về thực tiễn<br /> - Thực tiễn phân tích chuỗi GTTS của tỉnh Nghệ An thông qua 2<br /> sản phẩm lợi thế và đặc thù của tỉnh là tôm và cá cơm, cho thấy: i) Các<br /> tác nhân liên kết với nhau còn rời rạc, đứt đoạn từng khâu của chuỗi,<br /> theo hình thức liên kết thỏa thuận miệng nên chưa chặt chẽ và thiếu<br /> tính bền vững. ii) Sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trên chuỗi<br /> chưa thực sự công bằng: Người nuôi, đánh bắt là tác nhân hưởng phần<br /> lợi nhuận chưa tương xứng với phần chi phí bỏ ra, người bán buôn,<br /> người bán lẻ là hưởng phần lợi ích nhiều nhất. Sự liên kết càng gần với<br /> người tiêu dùng thì lợi ích của người nuôi và người đánh bắt càng<br /> được nâng cao. iii) Khả năng đáp ứng, tính linh hoạt của chuỗi còn hạn<br /> chế, chất lượng sản phẩm chưa đạt được các tiêu chuẩn để truy xuất<br /> được nguồn gốc. Luận án cũng đã xác định một số nhân tố ảnh hưởng<br /> đến chuỗi như trình độ, công nghệ, kỹ thuật,…<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Chuỗi giá trị và một số khái niệm liên quan<br /> 1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị (Value chain)<br /> Có thể khái quát, chuỗi giá trị là tập hợp một chuỗi các hoạt<br /> động để chuyển hóa nguồn lực đầu vào thành các sản phẩm đầu ra và<br /> tại mỗi hoạt động sẽ tạo thêm giá trị cho sản phẩm.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2