Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2024-2030
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2024-2030" nhằm làm rõ thêm cơ sở lý luận về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã; khảo sát, phân tích, đánh giá khách quan thực trạng trên địa bàn thành phố Bến Tre nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp để góp phần hoàn thiện việc thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2024-2030.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2024-2030
- BỘ NỘI VỤ h HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ AN TRÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2024-2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5/2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ AN TRÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2024-2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PSG. TS. NGÔ SỸ TRUNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5/2024
- LỜI CAM ĐOAN Đề án tốt nghiệp “Thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2024-2030” được tiến hành dựa trên sự cố gắng, nỗ lực của mình và sự hỗ trợ từ phía Sở Nội vụ tỉnh Bến Tre và Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Sỹ Trung. Học viên xin cam đoan các trích dẫn, số liệu sử dụng trong nghiên cứu đều được trích nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của học viên. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 HỌC VIÊN Trần Thị An Trà
- LỜI CẢM ƠN Đề án tốt nghiệp là học phần tốt nghiệp bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng ứng dụng của Học viện Hành chính Quốc gia. Việc nghiên cứu, thực hiện Đề án mang tính thực tiễn cao, qua đó tổng hợp kiến thức chuyên ngành, kỹ năng chuyên môn đã học được từ các nội dung của chương trình đào tạo; phát huy tư duy và năng lực, đề xuất phương án áp dụng vào giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực chuyên môn tại cơ quan, từ đó, bổ sung kiến thức và kỹ năng thực tiễn cho học viên sau khi tốt nghiệp. Để hoàn thành tốt đề án tốt nghiệp, học viên xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cùng tập thể giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia đã giảng dạy, trang bị những kiến thức nền tảng, truyền đạt nhiệt huyết, đạo đức trong học tập, nghiên cứu, thực thi công vụ. Cùng với đó, học viên xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý lãnh đạo, tập thể anh, chị tại Sở Nội vụ tỉnh Bến Tre và quý lãnh đạo, tập thể anh, chị tại Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre đã tạo điều kiện thuận lợi để học viên hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Ngô Sỹ Trung đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm cho học viên để thực hiện Đề án tốt nghiệp. Học viên xin kính chúc Ban lãnh đạo Học viện, quý thầy cô giảng viên, người hướng dẫn khoa học; quý lãnh đạo, tập thể anh, chị tại Sở Nội vụ tỉnh Bến Tre và Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Mặc dù đã có sự cố gắng hết sức, nhưng học viên cũng còn hạn chế về năng lực và những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu. Kính mong nhận được những góp ý của Hội đồng bảo vệ để học viên hoàn thiện đề tài./. Học viên
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ 1 UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG Phụ cấp theo trình độ chuyên môn đối với người hoạt Bảng 2.1. động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành 31 phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre Phụ cấp theo trình độ chuyên môn và phụ cấp kiêm Bảng 2.2. nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách 33 cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre Phụ cấp theo đề xuất chính sách tăng thêm thu nhập đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở Bảng 3.1. 54 đơn vị hành chính đô thị trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT TÊN BẢNG BIỂU TRANG Đánh giá mức đáp ứng thu nhập hàng tháng của người Biểu đồ 2.1. hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn 32 thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre
- Tình hình tham gia các lớp bồi dưỡng người hoạt Biểu đồ 2.2. động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành 37 phố Bến Tre Những cách thức người hoạt động không chuyên Biểu đồ 2.3. 41 trách cấp xã biết đến nội dung chính sách Đánh giá của người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre đối với chính Biểu đồ 2.4. 43 sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã Tình hình nắm văn bản quy phạm pháp luật về chính Biểu đồ 2.5. sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp 45 xã
- MỤC LỤC Phần MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do xây dựng đề án........................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 3 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý thuyết về khoa học chính sách liên quan đến đề án .............................................................................................. 3 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu thực tiễn thực thi chính sách công liên quan đến đề án .............................................................................................. 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án ...................................................... 8 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án ...................................................... 9 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn................................................... 11 7. Kết cấu đề án ...................................................................................................... 11 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ 12 1.1. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã ................................................ 12 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 12 1.1.2. Đặc điểm của người hoạt động không chuyên trách cấp xã ............ 13 1.1.3. Yêu cầu đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ......... 14 1.2. Chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ................ 15 1.2.1. Khái niệm ......................................................................................... 15 1.2.2. Đặc điểm của chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .......................................................................................................... 16
- 1.2.3. Nội dung chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ................................................................................................................ 17 1.3. Thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã .. 20 1.3.1. Khái niệm, mục tiêu thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ......................................................................... 20 1.3.2. Quy trình thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ................................................................................................. 21 1.3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ......................................................................... 24 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VÀ THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE ................... 27 2.1. Thực trạng người hoạt động không chuyên trách cấp xã và chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre ............................................................................................................ 27 2.1.1. Thực trạng người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre ................................................................ 27 2.1.2. Thực trạng chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre ................................ 30 2.2. Thực trạng thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre .......................................... 38 2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch thực thi chính sách ......................... 38 2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai thực thi chính sách ............................................................................................................. 39
- 2.2.3. Thực trạng đánh giá thực hiện kế hoạch triển khai thực thi chính sách .................................................................................................................... 42 2.3. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre ........ 42 2.3.1. Chất lượng chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre ................................ 42 2.3.2. Chủ thể thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre ....................... 43 2.3.3. Đối tượng thụ hưởng chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre ........... 44 2.4. Đánh giá thực trạng chính sách và thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre ........................................................................................................................... 45 2.4.1. Đánh giá thực trạng chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre ....................... 45 2.4.2. Đánh giá thực trạng thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre ........... 47 Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN VỀ VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẾN TRE, TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2024-2030 ......................................................................... 50 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................. 50 3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp từ thực tiễn những hạn chế về nội dung chính sách ............................................................................................................. 50
- 3.1.2. Cơ sở đề xuất giải pháp từ thực tiễn những hạn chế về quá trình thực thi chính sách .............................................................................................. 52 3.1.3. Cơ sở đề xuất giải pháp từ thực tiễn những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách .............................................................................................. 53 3.2. Nội dung giải pháp .......................................................................................... 53 3.2.1. Giải pháp cải thiện chế độ phụ cấp/thu nhập đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ......................................................................... 53 3.2.2. Giải pháp về tiêu chuẩn hóa quy trình thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.............................................. 55 3.3. Lộ trình thực hiện ............................................................................................ 57 3.2.1. Lộ trình thực hiện giải pháp cải thiện chế độ phụ cấp/thu nhập đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.............................................. 57 3.2.2. Lộ trình thực hiện giải pháp về tiêu chuẩn hóa quy trình thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ............... 57 3.4. Khuyến nghị .................................................................................................... 58 3.3.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ ....................................................... 58 3.3.2. Khuyến nghị đối với tỉnh Bến Tre ................................................... 59 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 62 Phụ lục 1 ............................................................................................................. 1 Phụ lục 2 ............................................................................................................. 3 Phụ lục 3 ........................................................................................................... 20
- 1 Phần MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Học viên lựa chọn đề tài “Thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2024-2030” làm nội dung nghiên cứu của đề án tốt nghiệp với sự cần thiết ở cả phương diện lý luận và thực tiễn, được lý giải dưới đây. Về mặt lý luận, khoa học chính sách ra đời mở ra hệ thống lý luận về chính sách công, chu trình chính sách công với các tác giả tiêu biểu như Harold D. Lasswell, Wayne Hayes và một số học giả người Mỹ và Anh. Thực thi chính sách công là một giai đoạn rất quan trọng của chu trình chính sách công. Theo Wayne Hayes, có bốn khả năng xảy ra: (1) chính sách công tốt và thực hiện tốt dẫn đến thành công; (2) chính sách công tốt, thực hiện tồi dẫn đến thất bại; (3) chính sách công tồi, nhưng thực hiện tốt dẫn đến thành công; (4) chính sách công tồi và thực hiện tồi dẫn đến thất bại kép. Do đó, thực thi chính sách có vị trí đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách công. Với lịch sử ra đời còn non trẻ, lý luận về thực thi chính sách công nói riêng và khoa học chính sách nói chung cần được nghiên cứu, đánh giá nhiều hơn để hoàn thiện và phát triển lý luận về thực thi chính sách công. Về mặt thực tiễn, học viên chọn nội dung thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre xuất phát từ những lý do sau: - Thứ nhất, người hoạt động không chuyên trách cấp xã đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. Ngoài cán bộ, công chức cấp xã, đây là lực lượng nhân sự khá lớn thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cấp xã, góp phần phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.
- 2 - Thứ hai, quy định của trung ương có nhiều thay đổi lớn trong việc quy định chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố (gọi tắt là Nghị định số 33/2023/NĐ-CP) có những quy định mới về chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã như mức phụ cấp hằng tháng, mức phụ cấp kiêm nhiệm. Những thay đổi trong quy định của trung ương vừa là căn cứ pháp lý để đề xuất chính sách, vừa quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp trong việc đảm bảo chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. - Thứ ba, việc thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã đóng vai trò quan trọng trong việc chăm lo cho đối tượng thụ hưởng của chính sách này tuy nhiên, thực trạng thực thi trong lĩnh vực này còn một số khó khăn, bất cập. Việc thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã giúp đưa các quy định của pháp luật vào thực tiễn đời sống nhằm chăm lo cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã ổn định cuộc sống, an tâm công tác. Tuy nhiên, tình hình thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở một số địa phương, trong đó có diễn ra trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, còn một số khó khăn như: chế độ phụ cấp thấp dẫn đến người hoạt động không chuyên trách cấp xã không yên tâm công tác, khó đảm bảo cuộc sống; việc chi trả các khoản phụ cấp ở một số nơi còn chậm; thiếu nguồn lực vật chất để thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã,… Trong khi đó, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre đang xây dựng chính quyền đô thị, do vậy, việc xây dựng, chăm lo và phát triển người hoạt động không chuyên trách cấp xã giữ vai trò quan trọng để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả làm việc của chính quyền địa phương cấp xã.
- 3 Bên cạnh đó, tình hình nghiên cứu đối về chủ đề này trên địa bàn thành phố Bến Tre còn hạn chế, cũng như chưa giải quyết dứt điểm những hạn chế của thực trạng thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Các học giả, nhà nghiên cứu trong nước tìm hiểu theo nhiều hướng khác nhau về thực thi chính sách công nói chung và thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã nói riêng. Thông qua khảo cứu, học viên tạm phân chia các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề án gồm nhóm các công trình nghiên cứu lý thuyết về khoa học chính sách và nhóm các công trình nghiên cứu thực tiễn thực thi chính sách công. 2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý thuyết về khoa học chính sách liên quan đến đề án Sách “Hoạch định và thực thi chính sách công” - Lê Như Thanh, Lê Văn Hòa (2016) trình bày tổng quan về chính sách công (quan niệm, vai trò, phân loại và chu trình chính sách công); hoạch định chính sách công và thực thi chính sách công (khái niệm, vai trò và chủ thể tham gia, yêu cầu, quy trình triển khai, điều kiện, những yếu tố ảnh hưởng và phương pháp tiếp cận thực thi chính sách công, lựa chọn công cụ thực thi chính sách công, lập và thực hiện chương trình, dự án thực thi chính sách công). Sách làm rõ được lý luận về thực thi chính sách công, theo đó quy trình triển khai thực thi chính sách công gồm 03 bước cơ bản, vận dụng được cho hầu hết việc thực thi chính sách công. Tuy Đề án có vận dụng quy trình thực thi chính sách 03 bước nhưng có điều chỉnh cho phù hợp với quy mô thực hiện của chính sách được đề cập trong Đề án. Sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho Chương 1: Cơ sở lý luận pháp lý về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
- 4 Sách ”Chính sách công những vấn đề cơ bản” - Nguyễn Hữu Hải (2016) là sách chuyên khảo, gồm 07 chương cung cấp những lý luận chung nhất về chính sách công như: quá trình phát triển khoa học chính sách công; đặc điểm, vai trò và phân loại chính sách công; yêu cầu, các hình thức, phương pháp tổ chức thực thi chính sách công và phân cấp quản lý chính sách công,… Nội dung sách đã khái quát được những vấn đề cốt yếu, quan trọng của thực thi chính sách nói riêng và chính sách công nói chung, theo đó các bước tổ chức thực thi chính sách công gồm 05 bước: xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công; phổ biến, tuyên truyền chính sách công; phân công, phối hợp thực hiện chính sách công; đôn đốc thực hiện chính sách công; đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. Nội dung các bước được phân tích chi tiết, tuy nhiên số lượng các bước nên được rút gọn để dễ theo dõi toàn bộ quá trình thực thi chính sách công. Nội dung sách dùng tham khảo xây dựng nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận pháp lý về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Sách ”Quản lý thực thi chính sách công theo kết quả” - Lê Văn Hòa (2016) là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc thiết lập hệ thống thực thi chính sách công theo kết quả. Nội dung cuốn sách được chia làm 06 chương, làm rõ bản chất của quản lý theo kết quả, bản chất của thực thi chính sách công và quản lý thực thi chính sách công theo kết quả… nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, trách nhiệm giải trình và phát huy dân chủ trong thực thi chính sách công ở Việt Nam. Nội dung sách có tính kế thừa quy trình triển khai thực thi chính sách công gồm 03 bước của sách “Hoạch định và thực thi chính sách công” - Lê Như Thanh, Lê Văn Hòa (2016); đồng thời, làm rõ, bổ sung các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách công. Trong phạm vi nghiên cứu, đề án sẽ giới hạn lại các nhân tố tác động trực tiếp, chính có thể làm thay đổi kết quả thực thi chính sách công. Sách là tài liệu tham khảo để xây dựng cơ sở lý luận của Chương 1:
- 5 Cơ sở lý luận pháp lý về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Đồng thời, đề án sẽ tham khảo một số giải pháp của sách phục vụ nghiên cứu giải pháp tại Chương 3: Giải pháp về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre giai đoạn 2024-2030. Sách “Tìm hiểu về khoa học chính sách công” - Viện Khoa học chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999) do tập thể tác giả: Hồ Văn Thông (Chủ biên), Nguyễn Đăng Thành và Hồ Ngọc Minh biên soạn. Nội dung cuốn sách gồm 03 chương: Chương I. Giới thiệu khái quát về khoa học chính sách; Chương II. Phân tích các biện pháp tiếp cận đối với việc giải quyết “xung đột giá trị” của quá trình hoạch định chính sách trên phương diện lý luận và thực tế; Chương III. Trình bày một số khuynh hướng phát triển và hoàn thiện lý luận về khoa học chính sách. Sách giúp cung cấp những thông tin về cơ sở lý luận về chính sách công và cái nhìn tổng quan về khoa học chính sách để xây dựng Chương 1: Cơ sở lý luận pháp lý về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Sách ”Đại cương về chính sách công” - Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa (2013) giới thiệu những kiến thức mang tính lý luận về chính sách công, các phương pháp tiếp cận chính sách công và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của Chính phủ trong việc can thiệp vào thị trường bằng chính sách công. Nội dung sách được bố cục thành 06 chương lần lượt là: (1) Khái quát về chính sách công; (2) Cơ sở cho sự can thiệp chính sách công; (3) Những hạn chế của nhà nước trong can thiệp chính sách công; (4) Những chính sách hiệu chỉnh thất bại thị trường và thất bại nhà nước; (5) Các nhân tố tác động trong quá trình chính sách công; (6) Chu trình chính sách công. Sách là tài liệu tham khảo về cơ sở lý luận được đề cập tại Chương 1: Cơ sở lý luận pháp lý về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
- 6 Sách ”Tổng quan về chính sách công” - Đỗ Phú Hải (2017), cung cấp những kiến thức về chính sách công (khái niệm, bản chất, mục đích, nguyên tắc và chủ thể của chính sách công); phân tích những vấn đề cụ thể về xây dựng, thực hiện, đánh giá chính sách công ở Việt Nam. Sách được bố cục làm 02 phần, gồm 16 chuyên đề. Cách tiếp cận nội dung của sách theo hướng mở, có so sánh với tình hình nghiên cứu, thực trạng chính sách của một số quốc gia khác. Đề án sẽ tham khảo cách tiếp cận nội dung về chính sách công để xây dựng Chương 1: Cơ sở lý luận về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Bài viết “Về phương thức triển khai đề tài thực hiện chính sách công” - Hồ Việt Hạnh, Kiều Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Hoài được đăng trên Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội tháng 11, năm 2022 (số 114) của Học viện Khoa học xã hội; tập trung trao đổi một số vấn đề liên quan đến phương thức triển khai đề tài nghiên cứu về chủ đề thực hiện chính sách nói chung và gợi ý cho các học viên học cách viết luận văn về chủ đề này. Đề án tham khảo bài viết này để học hỏi cách triển khai nội dung đề tài, đặc biệt là Phần mở đầu sao cho hướng đến thỏa mãn cơ bản các yêu cầu của đề tài viết về thực thi chính sách công. Nhóm các công trình nghiên cứu lý thuyết về khoa học chính sách liên quan đến đề án cung cấp những kiến thức, phương pháp tiếp cận đề án mang tính tổng quát, nền tảng về chính sách, thực thi chính sách (khái niệm, đặc điểm, quy trình, yếu tố ảnh hưởng). Những thông tin này là nguồn tham khảo tin cậy để xây dựng cơ sở lý luận của đề án. 2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu thực tiễn thực thi chính sách công liên quan đến đề án Luận văn thạc sĩ “Thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” - Phan Thị Nữ (2018),
- 7 có bố cục truyền thống gồm 03 chương. Nội dung luận văn tập trung đề cập đến cán bộ không chuyên trách cấp xã, việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã; nội dung các bước trong tổ chức thực hiện chính sách và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã. Ưu điểm nổi trội của luận văn là đã đánh giá thẳng thắn thực trạng việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách (gồm 07 bước) tại các phường trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng; từ đó, đề xuất giải pháp và kiến nghị trong việc hoàn thiện thực hiện chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp trên địa bàn nghiên cứu. Đề án sẽ tham khảo các giải pháp của luận văn này để xem xét đề xuất vào Chương 3: Giải pháp về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre giai đoạn 2024-2030. Bài viết “Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công của cơ quan hành pháp” - Lê Thị Thu (2017), được đăng trên website của Tạp chí Tổ chức nhà nước. Nội dung bài viết cung cấp một cách khái quát về thực thi chính sách công của cơ quan hành pháp, gồm 03 mục: Cơ quan hành pháp và việc thực thi chính sách; Thực trạng thực thi chính sách công của các cơ quan hành pháp; Một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của cơ quan hành pháp trong thực thi chính sách công. Bài viết tiếp cận ở góc độ chủ thể thực thi chính sách công là cơ quan hành chính nhà nước, đây là cách tiếp cận gần giống với đề án của học viên. Học viên sẽ tham khảo các giải pháp của bài viết sau đó điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đề xuất tại Chương 3: Giải pháp về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre giai đoạn 2024-2030. Khóa luận tốt nghiệp “Chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre” - Nguyễn Ngọc Mẫn (2017), có kết cấu truyền thống gồm 03 chương. Nội dung các chương lần lượt là cơ sở lý luận về
- 8 chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã; thực trạng về chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Giải pháp hoàn thiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tuy nội dung nghiên cứu của khóa luận không còn phù hợp với quy định hiện hành nhưng đặc điểm nổi trội của khóa luận là sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để khảo sát đối với người hoạt động không chuyên trách. Đề án sẽ nghiên cứu cách đặt câu hỏi, nội dung câu hỏi để xây dựng bộ câu hỏi khảo sát chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Nhóm các công trình nghiên cứu thực tiễn thực thi chính sách công liên quan đến đề án là cơ sở để tham khảo cách tiếp cận, phân tích, đánh giá từ đó rút ra những nội dung hợp lý với đề tài nghiên cứu. Đồng thời, các công trình trên là căn cứ để so sánh, học hỏi kinh nghiệm của các tác giả nghiên cứu trước, qua đó, tránh những lỗi có thể xảy ra khi nghiên cứu đề tài thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án - Đối tượng nghiên cứu: Thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. - Phạm vi nghiên cứu: + Về thời gian: Từ tháng 6/2023 đến tháng 4/2024. Lý do: ngày 10 tháng 06 năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2023/NĐ-CP quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Đến ngày 07/12/2023, Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành Nghị quyết về chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố và lực lượng phụ trách bảo đảm an ninh, trật tự ở cấp xã, ở ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- 9 + Về không gian: Trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. + Về nội dung: Thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Trong đó, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã bao gồm nhiều nội dung liên quan đến chế độ phụ cấp, kiêm nhiệm; thôi việc; tinh giản biên chế; đào tạo, bồi dưỡng; chế độ bảo hiểm; thi đua, khen thưởng, kỷ luật được quy định trong Nghị định số 33/2023/NĐ- CP, Nghị định số 29/2023/NĐ-CP. Trong phạm vi đề án, học viên xác định trọng tâm nghiên cứu gồm 03 nội dung: (1) chế độ phụ cấp, kiêm nhiệm; (2) chế độ thôi việc; (3) chế độ đào tạo, bồi dưỡng. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án - Mục tiêu: Làm rõ thêm cơ sở lý luận về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã; khảo sát, phân tích, đánh giá khách quan thực trạng trên địa bàn thành phố Bến Tre nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp để góp phần hoàn thiện việc thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2024-2030. - Nhiệm vụ: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề án tập trung thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau: + Thứ nhất, nghiên cứu tài liệu để chọn lọc, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã. + Thứ hai, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
- 10 + Thứ ba, nghiên cứu giải pháp về thực thi chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2024-2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Đề án gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu dùng để nghiên cứu sách, bài viết, văn bản của cơ quan nhà nước,… để thu thập thông tin cần thiết, chọn lọc từ nguồn tài liệu chính thống, đáng tin cậy. - Phương pháp tổng hợp là việc tìm tài liệu, sau đó sàng lọc và rút ra kết luận cho đề tài từ nhiều tài liệu khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu, học viên chọn lọc ra nội dung trong các tài liệu có tính phù hợp với đề tài nghiên cứu và rút ra kết luận của mình để đưa vào đề án. - Phương pháp phỏng vấn dùng để thu thập căn cứ mang tính định tính phục vụ nghiên cứu nội dung của đề án. Số lượng câu hỏi là 05 câu. Đối tượng được phỏng vấn là lãnh đạo UBND cấp xã của thành phố Bến Tre - những người trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn và công chức Phòng Nội vụ thành phố Bến Tre – người trực tiếp tham mưu UBND thành phố thực hiện chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo phân cấp. - Phương pháp điều tra xã hội học (gồm 14 câu hỏi) dùng để khảo sát đối tượng thụ hưởng chính sách (người hoạt động không chuyên trách cấp xã) trên địa bàn thành phố Bến Tre, để thu thập thông tin về tâm tư, nguyện vọng cũng như đánh giá thực tiễn kết quả thực hiện chính sách đối với họ. Số lượng phiếu là 146 phiếu (tổng số người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn thành phố Bến Tre tính đến ngày 31/3/2024). Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2024 -2030
76 p | 10 | 6
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Đổi mới quản lý công tác văn thư, lưu trữ tại Bệnh viện Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
76 p | 10 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030
76 p | 20 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
69 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024 - 2030
74 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
67 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân vào hoạt động quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Tân Phước huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang
74 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch viên chức quản lý tại Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030
71 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Chất lượng bồi dưỡng công chức trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh
78 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Tân An, tỉnh Long An
71 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
74 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của công chức Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, giai đoạn 2024-2030
90 p | 4 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
73 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh
84 p | 5 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn