Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của đề án "Đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh" là thông qua phân tích thực trạng công đánh giá công chức các phường trên địa bàn Quận 1, tiến hành làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó và đề xuất giải pháp và lộ trình nâng cao công tác đánh giá công chức các phường trên địa bàn Quận 1, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn là mục đích nghiên cứu của đề án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN PHẠM TRÂM ANH ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI CÁC PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2024 - 2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN PHẠM TRÂM ANH ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI CÁC PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2024 - 2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. LÊ ANH XUÂN Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Đề án “Đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, các kết quả nghiên cứu được trình bày tại Đề án này hoàn toàn trung thực, khách quan. Đề án có sử dụng dữ liệu, thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và được ghi rõ nguồn gốc trích dẫn, các số liệu trong Đề án được tổng hợp và xử lý bởi tác giả. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2024 HỌC VIÊN Trần Phạm Trâm Anh
- LỜI CẢM ƠN Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Ban Giám đốc, tập thể đội ngũ giảng viên, cán bộ của Học viện Hành chính Quốc gia đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ tốt quá trình học tập của tập thể học viên cao học. Với tình cảm trân trọng và chân thành, học viên xin bày tỏ sự biết ơn đối với TS. Lê Anh Xuân về sự hướng dẫn khoa học tận tình cho học viên trong suốt quá trình thực hiện Đề án. Đồng thời, học viên trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với đội ngũ cán bộ công chức Phòng Nội vụ Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận tiện giúp học viên tiếp cận, tra cứu và khai thác thông tin suốt toàn bộ quá trình thực hiện Đề án. Học viên xin trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng... năm 2024 HỌC VIÊN Trần Phạm Trâm Anh
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA 1 CBCC Cán bộ, công chức 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh 5 UBND Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC BẢNG/HÌNH/SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Kết quả khảo sát nhu cầu đánh giá công chức tại các phường của người dân và các cơ quan chuyên môn trên địa bàn Quận 1, TP. HCM ................................... 24 Bảng 2.2: Kết quả khảo sát tiêu chí đánh giá công chức phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM .................................................................................................................. 26 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát phương pháp đánh giá công chức phường trên địa bàn Quận 1, TP.HCM ..................................................................................................... 27 Bảng 2.4: Kết quả đánh giá, phân loại công chức phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM giai đoạn 2020 – 2023. ................................................................................... 33 Bảng PL.1: Số lượng công chức các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh - Giai đoạn 2020 - 2024 (Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) ........................................................................................................................ 59 Bảng PL.2: Chất lượng phẩm chất chính trị của công chức các phường trên địa bàn Quận 1, TP.HCM - Giai đoạn 2020 - 2024 (Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) ........................................................................................................... 62 Bảng PL.3: Trình độ ngoại ngữ và tin học của công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM giai đoạn năm 2020 – năm 2024. (Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) ......................................................................................... 66 Hình 2.1.: Sơ đồ thể hiện quy trình đánh giá đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn Quận 1, TP.HCM ............................................... 31 Hình 2.2.: Sơ đồ thể hiện quy trình đánh giá đối với công chức là cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu trên địa bàn Quận 1, TP.HCM ............................................................................................................... 32 Hình PL.1 Biểu đồ thể hiện giới tính công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024...................................................... 60 Hình PL.2: Biểu đồ thể hiện độ tuổi công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024...................................................... 60
- Hình PL.3: Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn của công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM giai đoạn năm 2020 - năm 2023 .................................... 63 Hình PL.4: Biểu đồ thể hiện trình độ lý luận chính trị của công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM giai đoạn năm 2020 – năm 2024 (Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 1) ................................................................................................................ 64 Hình PL.5: Biểu đồ thể hiện trình độ bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước của công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM giai đoạn năm 2020 – năm 2024 .................................................................................................................................. 65
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... DANH MỤC BẢNG/HÌNH/SƠ ĐỒ .......................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án ........................................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án ................................................................................. 6 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án ..................................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 7 6. Hiệu quả/lợi ích của đề án được ứng dụng trong thực tiễn .................................................. 9 7. Kết cấu đề án ............................................................................................................................. 9 Chương 1: ................................................................................................................ 11 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC PHƯỜNG ... 11 1.1. Cơ sở lý luận về công tác đánh giá công chức phường ................................................ 11 1.1.1. Khái niệm công chức phường .............................................................. 11 1.1.2. Khái niệm đánh giá công chức phường ............................................... 13 1.2. Hoạt động đánh giá công chức phường ............................................................................. 14 1.2.1. Chủ thể đánh giá công chức phường ....................................................... 14 1.2.2. Thời điểm đánh giá công chức phường ................................................... 15 1.2.3. Tiêu chí đánh giá công chức phường ...................................................... 15 1.2.4. Nguyên tắc đánh giá công chức phường ................................................. 15 1.2.5. Phương pháp đánh giá công chức phường ............................................. 15 1
- 1.2.6. Quy trình đánh giá công chức phường .................................................... 17 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đánh giá công chức phường ................................. 18 1.3.1. Yếu tố khách quan ................................................................................... 18 1.3.2. Yếu tố chủ quan ....................................................................................... 19 Chương 2: ................................................................................................................ 21 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CÁC PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................... 21 2.1. Thực trạng công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM giai đoạn 2020 - 2023 .................................................................................................................. 21 2.1.1. Thực trạng pháp lý đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM........................................................................................................ 21 2.1.2. Về chủ thể đánh giá công chức phường .................................................. 23 2.1.3. Về thời điểm đánh giá công chức phường ........................................... 24 2.1.4. Về tiêu chí đánh giá công chức phường .................................................. 25 2.1.5. Về phương pháp đánh giá công chức phường ......................................... 26 2.1.6. Về quy trình đánh giá công chức phường ............................................... 28 2.1.7. Kết quả đánh giá công chức phường tại Quận 1 giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2023 .................................................................................................... 32 2.2. Nhận xét về công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................................ 34 2.2.1. Ưu điểm ................................................................................................... 34 2.2.2. Hạn chế .................................................................................................... 35 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................ 37 Chương 3: ................................................................................................................ 39 GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TẠI CÁC PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2024 – 2030. ...................................................................................... 39 2
- 3.1. Các giải pháp đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................. 39 3.1.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đánh giá công chức trong công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM . 39 3.1.3. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá trong công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM ............................................................ 41 3.1.4. Đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá trong công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM ....................................... 42 3.1.5. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM ............................................................ 44 3.1.6. Thực hiện nghiêm túc chủ trương lấy hiệu quả thực thi công vụ làm thước đo chủ yếu để đánh giá công chức phường ....................................................... 45 3.1.7. Áp dụng phương pháp đánh giá công chức phường theo bộ tiêu chí KPI 45 3.1.8. Tăng cường sự tham gia đánh giá của các chủ thể bên ngoài nền hành chính 46 3.2. Lộ trình thực hiện đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030 ........................................................ 48 3.2.1. Lộ trình thực hiện Đề án.......................................................................... 48 3.2.2. Nguồn lực thực hiện ................................................................................ 48 3.2.3. Kinh phí thực hiện ................................................................................... 48 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 52 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 55 3
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”. [16, tr.460] Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là cấp đơn vị hành chính cuối cùng trong bốn cấp của hệ thống quản lý hành chính nhà nước, là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý. Trong thời gian qua, đội ngũ công chức cấp xã ở nước ta đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Tuy là cấp thấp nhất trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước nhưng vị trí, vai trò của cấp xã trong công tác quản lý hành chính nhà nước tại cơ sở là vô cùng quan trọng. Công chức cấp xã là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân. Họ là những người gần gũi với nhân dân, trực tiếp lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để kịp thời báo cáo cho cơ quan cấp trên về những ý kiến của nhân dân nhằm xây dựng và ban hành các chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn của cuộc sống. Với đặc thù là làm việc ở đơn vị hành chính cấp cơ sở và sự đa dạng về loại hình (xã, phường, thị trấn) nên đội ngũ công chức cấp chính quyền này có vai trò, đặc điểm khác so với đội ngũ công chức ở các cấp chính quyền cao hơn. Vì vậy công tác đánh giá công chức cấp xã cần phải có những quy định đặc thù riêng. Thực tế hiện nay, trong đánh giá công chức cấp xã còn dựa trên những quy định mang tính áp dụng chung là chủ yếu chưa tính đến các đặc thù dẫn đến trong quá trình triển khai đánh giá có sự lúng túng, tùy tiện làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai đánh giá. Ngoài ra, đánh giá công chức cấp xã nói chung và công chức phường nói riêng là khâu then chốt có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác nhân sự, là tiền đề, cơ sở để lãnh đạo địa phương lựa chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm 1
- và thực hiện các chính sách nhân sự. Đánh giá đúng sẽ là cơ sở để phát huy khả năng của công chức cấp xã. Ngược lại, việc đánh giá không chính xác sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề khác trong công tác quản lý nhân sự, gây ra những hậu quả tiêu cực đối với cá nhân và tập thể. Việc đánh giá không chính xác có thể khiến cho bản thân công chức cấp xã trở nên chủ quan, tự cao, kiêu ngạo hoặc ngược lại làm tự ti, ý chí phấn đấu. Điều này cho cơ quan, tổ chức sẽ mất đi những công chức tốt. Nhìn chung, trong thời gian qua cấp ủy, chính quyền Quận 1 và các phường trên địa bàn quận đã thực hiện nghiêm túc các quy định và hướng dẫn của pháp luật về đánh giá công chức phường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì thực tiễn đánh giá công chức ở một số phường trên địa bàn Quận 1 còn bộc lộ những hạn chế như: chưa triển khai thường xuyên các quy định về đánh giá, tiêu chí đánh giá còn chung chung thiếu tính định lượng nên rất khó so sánh nhiệm vụ và kết quả công việc dẫn đến kết quả thiếu tính khách quan, chưa chính xác với thực tế, chưa có sự tham gia của người dân vào quá trình đánh giá, phương pháp đánh giá chưa đổi mới và quy trình đánh giá còn mang tính hình thức. Do đó, việc mở rộng sự tham gia của người dân vào quá trình đánh giá, hoàn thiện các cơ chế về đánh giá, tiêu chí đánh giá phải mang tính định lượng, phương pháp đánh giá phải thật sự khoa học, quy trình đánh giá đòi hỏi sự nghiêm túc là vấn đề được quan tâm rất lớn tại các phường trên địa bàn Quận 1 hiện nay, nhằm đảm bảo cho công tác đánh giá công chức phường triển khai thực hiện đúng quy định, đánh giá chính xác, khách quan những nỗ lực, cống hiến của công chức phường để vừa đảm bảo tính công bằng trong đánh giá, vừa phát huy được năng lực, sở trường, tinh thần trách nhiệm của công chức phường đối với các kết quả mình đã thực hiện và khắc phục những hạn chế còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân tốt hơn; đồng thời qua kết quả đánh giá là cơ sở để sử dụng, bổ nhiệm, trả lương, áp dụng chế độ đãi ngộ thỏa đáng và gia tăng động lực cho công chức phường trong hoạt động thực thi công vụ tại cơ sở. Xuất phát từ các lý do nêu trên và thực tiễn công tác tại địa phương, đồng thời qua nghiên cứu đề tài cho thấy chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá cụ thể về 2
- vấn đề này tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2030” làm đề tài đề án thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của mình và mong rằng đề tài sẽ giúp đóng góp một phần vào công tác đánh giá cán bộ công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Mặc dù đây không phải là vấn đề nghiên cứu mới, nhưng nhìn chung công tác đánh giá công chức phường luôn là nội dung nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân Quận 1, TP.HCM, bởi vì qua kết quả đánh giá hàng năm mới biết được chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức phường. Ngoài ra, trong thời gian qua với tính chất, vai trò quan trọng của công tác đánh giá công chức phường trong thực thi công vụ đã thu hút sự tham gia nghiên cứu của nhiều tác giả, các công trình đó mang lại hiệu quả rất cao, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố như sau: Nhóm 1: Nghiên cứu về đánh giá công chức phường ở góc độ khái quát, đặc điểm chung về CBCC. Điều này thể hiện qua một số công trình khoa học sau: Cuốn sách “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ CBCC hiện nay” của tác giả Tô Tử Hạ do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội phát hành năm 1998 [9]. Trong tác phẩm này, tác giả đã nói về kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức của một số quốc gia trên thế giới, cũng như quá trình hình thành và phát triển đội ngũ công chức ở nước ta kể từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Tác phẩm đã thảo luận về phương pháp đánh giá cán bộ, công chức theo ba nhóm tiêu chuẩn và cho điểm. Quá trình đánh giá được gắn với việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên, trong tác phẩm này, việc đánh giá cán bộ, công chức chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ vấn đề quản lý công chức, chưa có sự minh bạch và chưa mang tính hệ thống trong các nghiên cứu về việc đánh giá cán bộ, công chức. 3
- Tác phẩm “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ CBCC” của hai tác giả Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương đồng chủ biên do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội phát hành vào năm 2005 [17]. Trong tác phẩm này, tác giả đã thảo luận về việc lựa chọn và sử dụng quan lại trong lịch sử Việt Nam cũng như việc hình thành đội ngũ công chức ở một số quốc gia trên thế giới, và áp dụng những kinh nghiệm đó vào việc xây dựng đội ngũ CBCC tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, việc đánh giá CBCC chỉ được xem xét ở một góc độ mà không đi sâu vào phân tích, hệ thống hoá vấn đề lý luận hoặc thực tiễn. Đánh giá trong tác phẩm này được áp dụng cho toàn bộ CBCC mà không có sự phân biệt rõ ràng. Nhóm 2: Nghiên cứu về đánh giá công chức phường ở góc độ kinh nghiệm thực tiễn trong đánh giá công chức của một số quốc gia. Điều này thể hiện rõ trong bài viết “Kinh nghiệm đánh giá công chức của một số quốc gia trên thế giới” của tác giả Nguyễn Phương Liên được đăng trên Website của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước – Bộ Nội vụ năm 2014 đã đề cập đến kinh nghiệm đánh giá công chức của một số quốc gia trên thế giới [15]. Tác giả cũng đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong việc vận dụng phương pháp, trình tự đánh giá công chức của một số quốc gia để người đọc có thể tham khảo nhằm góp phần đổi mới toàn diện công tác đánh giá công chức sao cho đúng thực chất và hiệu quả hơn. Nhóm 3: Nghiên cứu về đánh giá công chức phường ở góc độ kỹ thuật đánh giá và đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện kỹ năng đánh giá cho phù hợp. Có thể kể đến một số công trình khoa học sau: Bài viết nói về “Đánh giá thực thi công vụ nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hải được đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước số 12/2012 [11] bàn về đánh giá thực thi công vụ, trong đó nêu lên các chỉ số đánh giá kết quả thực thi ở các cấp độ khác nhau, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của việc đánh giá thực thi công vụ và một số vấn đề cần quan tâm trong đánh giá thực thi công vụ. 4
- Bàn về đánh giá công chức, tác giả Hoàng Thị Giang có bài viết “Pháp luật về đánh giá công chức và việc xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá công chức” được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2017 [8]. Bài viết đã đề cập đến các quy định của pháp luật về đánh giá công chức từ năm 1998 (từ khi có Pháp lệnh CBCC) đến nay; nêu ra một số hạn chế và kiến nghị ba nhóm giải pháp, đó là: hoàn thiện thể chế đánh giá công chức, xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá công chức và đảm bảo hiệu lực thực thi của pháp luật về đánh giá công chức. Bài viết của hai tác giả Trần Thị Thu Hòa và Trần Bá Hùng bàn về “Xây dựng các tiêu chí đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ” được công bố trên Tạp chí Quản lý nhà nước số 6/2021 [10]. Bài viết đã tập trung làm rõ các loại tiêu chí đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ của công chức, căn cứ xây dựng tiêu chí và đề xuất một số tiêu chí đánh giá công chức theo kết quả thực thi công vụ. Luận văn Thạc sĩ Quản lý công của tác giả Nguyễn Thủy Trúc nghiên cứu về “Đánh giá công chức phường, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh” [22], được bảo vệ tại Học viện Hành chính Quốc gia năm 2020 đã nêu khái quát những cơ sở lý luận về đánh giá công chức cấp xã; trên cơ sở đó tác giả phân tích, làm rõ thực trạng công tác đánh giá công chức phường tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh; qua đó đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá công chức phường. Tuy nhiên, hạn chế của công trình nghiên cứu này là không có đề cập và áp dụng kinh nghiệm thực tiễn đánh giá công chức phường của một số địa phương khác vào đánh giá công chức phường tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ những công trình trên đã cung cấp cơ sở lý luận về đánh giá CBCC, đưa ra được thực tiễn về công chức cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, …; và cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao, đổi mới hiệu quả công tác đánh giá công chức. Bên cạnh đó, có nhiều đề tài nghiên cứu về đánh giá cán bộ, công chức theo Nghị định 56/2015/NĐ- CP; tuy nhiên, hiện nay Nghị định 90/2020/NĐ-CP đã thay thế Nghị định 56/2015/NĐ-CP và mới nhất là Nghị định 48/2023/NĐ-CP bổ sung Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. 5
- Trên cơ sở kế thừa những công trình nêu trên, tác giả đi sâu vào nghiên cứu về đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đáp ứng yêu cầu việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức phù hợp với tình hình hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu các điều kiện cần có để việc thực hiện đánh giá được hiệu quả, khách quan, công bằng, góp phần nâng cao công tác cải cách hành chính trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án - Đối tượng nghiên cứu: Công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. Hồ Chí Minh là đối tượng nghiên cứu của đề án - Phạm vi nghiên cứu: + Pham vi nội dung: nghiên cứu công tác đánh giá công chức phường hằng năm được quy định tại Nghị định số 48/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, cụ thể là chủ thể đánh giá, tiêu chí đánh giá, nguyên tắc đánh giá, phương pháp đánh giá và quy trình đánh giá hằng năm đối với công chức phường. + Phạm vi không gian: Các phường trên địa bàn Quận 1, TP. Hồ Chí Minh gồm có 10 phường: Phường Bến Nghé, phường Bến Thành, phường Nguyễn Cư Trinh, phường Thái Bình, phường Tân Định, phường Đa Kao, phường Cầu Ông Lãnh, phường Cầu Kho, phường Cô Giang, phường Phạm Ngũ Lão. + Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu giai đoạn 2020 – 2023; ứng dụng kết quả nghiên cứu đến triển khai đề án giai đoạn 2024 – 2030. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ đề án - Mục đích nghiên cứu: 6
- Mục đích nghiên cứu của đề án là thông qua phân tích thực trạng công đánh giá công chức các phường trên địa bàn Quận 1, tiến hành làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó và đề xuất giải pháp và lộ trình nâng cao công tác đánh giá công chức các phường trên địa bàn Quận 1, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn là mục đích nghiên cứu của đề án. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây: Một là, phân tích thực trạng công tác đánh giá công chức các phường trên địa bàn Quận 1, tình hình, kết quả thực hiện công tác đánh giá công chức qua các năm 2020, 2021, 2022, 2023. Hai là, nhận xét ưu nhược điểm của công tác đánh giá công chức các phường trên địa bàn Quận 1. Ba là, đề xuất giải pháp và lộ trình thực hiện đề án để đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1 giai đoạn 2024 – 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho phương pháp luận. Bên cạnh đó, bài báo cáo sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp phân tích thực địa được tác giả sử dụng quan sát quá trình công chức đang thực thi nhiệm vụ, từ đó có thể phân tích được chuyên môn, nghiệp vụ, cách giao tiếp, các mối quan hệ xung quanh của công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1 TP. HCM. 7
- - Phương pháp hệ thống được tác giả áp dụng trong việc hệ thống các văn bản của các cơ quan nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ ban hành, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các văn bản về nhiệm vụ, đề án đổi mới, nâng cao công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM. - Phương pháp quan sát khoa học: tiếp cận và quan sát thực tế các hoạt động, quy trình làm việc, đánh giá công chức các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM. - Phương pháp điều tra xã hội học: Đề án thu thập thông tin qua sử dụng bảng câu hỏi (Google biểu mẫu) + Cách thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi được thiết kế bằng hình thức sử dụng Google biểu mẫu các câu hỏi mang tính lựa chọn bắt buộc để tránh trường hợp thu về các dữ liệu không hợp lệ. Tác giả thực hiện bảng hỏi dưới hình thức chia thành 03 đối tượng là công chức các cơ quan chuyên môn cấp trên, công chức đang công tác tại các phường và người dân, các nội dung về công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM. + Cách thức điều tra: Tác giả đã phỏng vấn bằng bảng khảo sát với 02 lần khảo sát với các mục tiêu khác nhau, đối tượng là công chức các cơ quan chuyên môn cấp trên, công chức đang công tác tại các phường và người dân trên địa bàn Quận 1. Đối với đối tượng là công chức các cơ quan chuyên môn cấp trên và người dân tác giả sử dụng phiếu khảo sát số 1, đối tượng là công chức đang công tác tại các phường tác giả sử dụng phiếu khảo sát số 2. + Mô tả dữ liệu: So với nguyện vọng ban đầu là 70 bảng phiếu khảo sát số 2 đối với công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1; 50 bảng phiếu khảo sát số 1 đối với công chức cơ quan chuyên môn cấp trên và 50 bảng đối với người dân trên địa bàn Quận 1. Nhưng thực tế thu về được 59 bảng khảo sát hợp lệ đối với công chức tại các phường và 47 bảng đối với công chức cơ quan chuyên môn cấp trên và 33 bảng đối với người dân do bảng khảo sát cố định những thông tin cần thiết phục vụ 8
- cho nhu cầu của đề án; còn 31 bảng khảo sát không thu thập được là do những cá nhân không tham gia thực hiện khảo sát. + Cách thức xử lý dữ liệu: Sau khi thu thập các dữ liệu từ bảng khảo sát, kết quả thu thập thông tin từ phương pháp này đề án đưa ra một cơ sở đáng tin cậy cho việc đề xuất kiến nghị và giải pháp khả thi cho đề án. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận logic: Căn cứ theo các dữ liệu thống kê các hoạt động trong bộ phận tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá hoạt động đã hoàn thành trong từng năm, các vấn đề nhằm bao quát hiệu quả hoạt động của bộ phận. Sau đó, nhằm có được nhận định, kết luận từ quá trình phân tích các thông tin, số liệu thống kê thì tác giả áp dụng phương pháp suy luận logic và đó là một trong những cơ sở chính để đưa đến những nhận xét, đề xuất về giải pháp ở Chương 2 và Chương 3. 6. Hiệu quả/lợi ích của đề án được ứng dụng trong thực tiễn Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của Đề án góp phần hệ thống hóa vấn đề lý luận về công tác đánh giá công chức cấp xã nói chung, các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM nói riêng. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của Đề án đem lại giá trị khoa học đối với việc nghiên cứu đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM hiện nay. Về mặt thực tiễn: Tổng kết, phân tích, đánh giá tình hình, thực trạng chất lượng công tác đánh giá công chức cấp xã tại Việt Nam nói chung và các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM nói riêng. Từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, TP. HCM để góp phần tạo nên một quy trình đánh giá công chức công khai, minh bạch, công bằng nâng cao chất lượng, phẩm chất, trình độ của công chức, đồng thời góp phần đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính trên địa bàn Quận 1, TP. HCM. 7. Kết cấu đề án 9
- Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đánh giá công chức phường Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Giải pháp và lộ trình đổi mới công tác đánh giá công chức tại các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2024 -2030
76 p | 10 | 6
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Đổi mới quản lý công tác văn thư, lưu trữ tại Bệnh viện Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
76 p | 10 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng tại Tổng công ty Viễn thông Mobifone giai đoạn 2024-2030
77 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030
76 p | 20 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024 - 2030
74 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
69 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường sự tham gia của Hội Nông dân vào hoạt động quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Tân Phước huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang
74 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
67 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, giai đoạn 2024-2030
90 p | 4 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch viên chức quản lý tại Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030
71 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2024-2030
78 p | 4 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của công chức Ủy ban nhân dân phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 2 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
81 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
74 p | 3 | 1
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
73 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn