intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2024 -2030

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2024 -2030" nhằm nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng đề án nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý công: Phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2024 -2030

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ THỦY PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2024 -2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 Đắk Lắk, tháng 8 năm 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ THỦY PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2024 -2030 ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 8 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. ĐẶNG THỊ MINH \ Đắk Lắk, tháng 8 năm 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2024 -2030” là kết quả nghiên cứu của cá nhân em. Tài liệu, số liệu, kết quả thu thập từ nguồn nguồn khảo sát, phân tích, đánh giá trong Đề án đảm bảo trung thực, khách quan và có trích dẫn nguồn chính xác. Đắk Lắk, tháng 8 năm 2024 Học viên Lê Thị Thủy
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ Quản lý công và Đề án tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, các bạn trong lớp, các anh chị đã tốt nghiệp các khóa trước, đồng nghiệp và gia đình. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô của Học viện Hành chính Quốc gia tham gia giảng dạy đã truyền đạt kiến thức bổ ích cho chúng em để ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn; cảm ơn cô giáo chủ nhiệm đã hỗ trợ về mọi mặt cho lớp chúng em suốt quá trình học tập. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới TS. Đặng Thị Minh đã hướng dẫn em hoàn thành Đề cương, Đề án đảm bảo tiến độ. Em xin chân thành cảm ơn! Học viên Lê Thị Thủy
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề án ........................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án ................................................ 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 5 6. Hiệu quả và ý nghĩa của đề án ứng dụng trong thực tiễn ............................. 6 7. Kết cấu của Đề án ......................................................................................... 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm du lịch .................................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng ................................................................. 8 1.1.3. Khái niệm phát triển du lịch cộng đồng .................................................. 9 1.2. Các loại hình du lịch cộng đồng và vai trò của phát triển du lịch cộng đồng ................................................................................................................. 11 1.21. Các loại hình du lịch cộng đồng ………………………………………11 1.21. Vai trò của phát triển du lịch cộng đồng …………………………….11 1.3. Nguyên tắc và Điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng …………..14 1.3.1. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng……………………………...14 1.3.2. Điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng…………………………….15 1.4. Nội dung và tiêu chí đánh giá du lịch cộng đồng ...................................... 21 1.4.1. Nội dung về du lịch cộng đồng.............................................................21 1.4.2. Tiêu chí đánh giá phát triển về du lịch cộng đồng................................21 1.5. Quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng..................................24 1.5.1.Sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng.....24 1.5.2. Nội dung của quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng.........25
  6. Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1.Khái quát về thành phố Buôn Ma Thuột . .................................................. 27 2.1.1. Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ..............................................................27 2.1.2. Về điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội....................................................28 2.2 Khái quát tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Tp Buôn Ma Thuột..29 2.2.1 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Tp. Buôn Ma Thuột..........29 2.2.2 Các loại hình du lịch cộng đồng tại Thành phố Buôn Ma Thuột..........32 2.3 Phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột .....................................................................................................................33. 2.3.1. Dựa trên các tiêu chí đánh giá..............................................................33 2.3.2 Khai thác các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng..........35 2.4 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển du lịch cộng đồng........38 2.5. Đánh giá chung...............................................................................................45 Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2024-2030 3.1. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. ……………………………………………………………….......49 3.2. Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột....51 3.3. Tổ chức triển khai thực hiện đề án………………………………….......54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 60 1. Kết luận ....................................................................................................... 60 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 66
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DLCĐ : Du lịch cộng đồng KT-XH : Kinh tế - xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân
  8. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề án DLCĐ là một loại hình quan trọng của du lịch Việt Nam. DLCĐ là loại hình hoạt động được hình thành dựa trên các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng tổ chức các hình thức hoạt động và có lợi ích kinh tế từ các loại hình hoạt động đó. Phát triển DLCĐ góp phần cải thiện cuộc sống của người dân và đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy, lan toả bản sắc văn hoá của dân tộc, cũng như tạo ra lợi ích kinh tế lâu dài và bền vững. Bên cạnh đó, DLCĐ tạo ra trải nghiệm ý nghĩa, thú vị cho du khách giúp du khách hiểu rõ hơn về văn hóa, môi trường tại địa phương. Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động; việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Chú trọng phát triển du lịch văn hoá, gắn du lịch với bảo tồn, phát huy, giá trị di sản và bản sắc văn hoá dân tộc [1]. Tỉnh Đắk Lắk có tiềm năng thế mạnh về phát triển DLCĐ nơi có 49 dân tộc cùng sinh sống. Tỉnh đầu tư các dự án DLCĐ, dịch vụ homestay và đưa vào hoạt động kinh doanh du lịch, tạo thêm việc làm, góp phần tăng nguồn thu cho đồng bào các dân tộc Ê đê, M’nông tại buôn Yang Lành (huyện Buôn Đôn), buôn Ja (huyện Krông Bông), buôn Tring (thị xã Buôn Hồ) [2]. Với vai trò là đơn vị hành chính trung tâm của tỉnh Đắk Lắk, Thành phố Buôn Ma Thuột kết nối dễ dàng với các vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và hai nước Campuchia - Lào. Thành phố Buôn Ma Thuột có 40 dân tộc đang sinh sống, có nhiều nét văn hóa đặc trưng, trong đó Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó, Thành phố có dân số đông, có nhiều lợi thế và có khả năng thu hút đầu tư phát triển DLCĐ.
  9. 2 Tuy nhiên, Thành phố Buôn Ma Thuột phát triển DLCĐ còn chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng, lợi thế; chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế nhất là tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, địa lý. Đây là vấn đề đặt ra đối với chính quyền, cơ quan, ban ngành có liên quan đã và đang nỗ lực trong việc phát triển DLCĐ một cách có hiệu quả và bền vững Với những kiến thức được tiếp thu qua các thầy cô và quá trình công tác thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2024-2030” làm Đề án tốt nghiệp thạc sỹ Quản lý công với mong muốn đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DLCĐ góp phần phát triển ngành du lịch nói riêng và phát triển kinh tế-xã hội nói chung của tỉnh. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có nhiều nhà khoa học thực hiện nghiên cứu về DLCĐ; các bài báo chuyên ngành, các công trình khoa học nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng bền vững, có thể kể đến các công trình sau: Đề án phát triển Du lịch cộng đồng tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022 - 2030 của UBND tỉnh Bắc Giang (2021). Nội dung đề án đánh giá các điều kiện phát triển và hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2021 qua đó phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch cộng đồng giai đoạn 2022- 2030. Đưa ra các chỉ tiêu, các định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022-2030, phù hợp với tiềm năng phát triển và mang tính đột phá làm cơ sở để quản lý phát triển du lịch hiệu quả. Đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021- 2025 định hướng đến năm 2030 của Sở Du lịch Kiên Giang (2022). Đề án nổi bật với với những nội dung có liên quan đến những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về DLCĐ. Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLCĐ tại tỉnh từ đó định hướng, giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kiên Giang.
  10. 3 Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành du lịch “Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk” (2012) của học viên Nguyễn Thị Mai, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận văn đưa ra cơ sở khoa học về du lịch và DLCĐ và các kinh nghiệm phát triển DLCĐ ở trong nước và quốc tế. Trình bày tiềm năng du lịch cộng đồng ở Buôn Đôn – Đắk Lắk. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn - Đắk Lắk. Bài báo khoa học “Đánh giá tài nguyên du lịch và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng Buôn Ako Dhong, thành phố Buôn Ma Thuột” (2022) của Tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, Đại học Tây Nguyên. Bài báo có nghiên cứu khá sâu sắc và toàn diện đánh giá tài nguyên du lịch cộng đồng người Ê Đê ở buôn Ako Dhong, từ đó đề ra các giải pháp nhằm khai thác phát triển hiệu quả tài nguyên du lịch của người Ê Đê theo hướng đi mới, bền vững. Bài báo “Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng” của tác giả Kim Bảo, Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk (2024). Nội dung bài báo phản ánh nội dung của Hội thảo khao học “Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng bền vững ở Đắk Lắk do Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Buôn Đôn phối hợp tổ chức. Qua Hội thảo này, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, tổ chức, cá nhân đang tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh trao đổi, đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh; đề ra những giải pháp để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. Bài báo “Giá trị văn hóa bản địa Đắk Lắk trong phát triển du lịch sinh thái vùng Tây Nguyên” của tác giả Niê Thanh Mai - Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk (2024). Nội dung bài viết tác giả đã nhấn mạnh Đắk Lắk vùng đất tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, sinh thái qua đó đã đề xuất giải pháp để phát triển du lịch bền vững ở Đắk Lắk.
  11. 4 Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề ra nhiều giải pháp về phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình DLCĐ, đồng thời khẳng định vai trò của DLCĐ trong phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về phát triển DLCĐ trên tại thành phố Buôn Ma Thuột thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là: Tập trung nghiên cứu các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - Về thời gian: Từ năm 2020 đến 2023 và định hướng đến năm 2030. - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện các nội dung du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề án 4.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động DLCĐ đề án nhằm đề xuất một số giải pháp phát triển DLCĐ tại thành phố Buôn Ma Thuột. 4.2. Nhiệm vụ của đề án nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển DLCĐ - Đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ tại thành phố Buôn Ma Thuột. - Nghiên cứu định hướng, đề xuất giải pháp và xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện phát triển DLCĐ tại thành phố Buôn Ma Thuột. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận: Đề án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để xem xét, phân tích, đánh giá, tổng hợp các vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng. * Phương pháp nghiên cứu:
  12. 5 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Phương pháp này được học viện sử dụng để thu thập, nghiên cứu, phân tích và phân loại các tài liệu thứ cấp như: báo cáo; luận văn; Đề án và các bài báo khoa học có liên quan đến Đề án nhằm thu thập thêm thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu gắn lý luận với thực tiễn của Đề án. - Phương pháp điều tra xã hội học: Để đánh giá thực trạng phát triển DLCĐ tại thành phố Buôn Ma Thuột, học viên đã thiết kế bảng hỏi (Phụ lục I) với nhóm đối tượng nhà quản lý, công chức ngành du lịch. Với quy mô khảo sát tại thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Buôn Đôn, Thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Ana để phát phiếu. Số phiếu phát ra 140 phiếu: các cơ sở trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột (60 phiếu); các cơ sở ở các huyện là 80 phiếu (mỗi huyện, thị xã khoảng từ 10 đến 15 phiếu), thu về đủ 140 phiếu. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Nhóm đối tượng dành cho nhà quản lý và đơn vị kinh kinh doanh DLCĐ đối với tại các buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Phụ lục II). Tổng số phiếu mỗi loại phát ra là 40 phiếu, số phiếu thu về là 40 phiếu. - Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Sau khi tiến hành phát phiếu, thu thập thông tin các phiếu, tiến hành xử lý số liệu sau đó phân tích, đưa ra nhận định về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về các hoạt động du lịch và tác động của du lịch đối với môi trường và cộng đồng địa phương. Qua đó, phương pháp quan sát sẽ đánh giá tình hình thực tế của ngành du lịch tại Thành phố. Ngoài ra, đề án còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác phân tích - tổng hợp, so sánh…nhằm phân tích sâu sắc vấn đề nghiên cứu, nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn của Thành phố Buôn Ma Thuột.
  13. 6 6. Hiệu quả và ý nghĩa của đề án ứng dụng trong thực tiễn Đề án có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn; đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển DLCĐ, đã đánh giá, làm rõ những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế để tìm giải pháp khắc phục, tạo điều kiện phát triển mạnh DLCĐ trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. Những kết quả nghiên cứu đó có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu về phát triển DLCĐ. Các giải pháp được xây dựng và đề xuất trong Đề án nếu được sự đồng thuận từ UBND TP Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ban, ngành, đơn vị, cá nhân có liên quan sẽ có thể thúc đẩy phát triển loại hình DLCĐ mạnh hơn, mang lại những hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội tại thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới. 7. Kết cấu của Đề án Ngoài phần: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Đề án gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Giải pháp và lộ trình tổ chức thực hiện phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2024-2030.
  14. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khái niệm du lịch Hoạt động du lịch ngày càng phát triển. Du lịch nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Du lịch dần trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần phát triển đất nước. Có nhiều quan niệm, cách tiếp cận khác nhau về khái niệm du lịch. Theo tác giả Trần Đức Thanh, Du lịch là một ngành kinh tế - xã hội có tính tổng hợp cao và khái niệm du lịch được tiếp cận dưới nhiều góc độ từ kinh tế, xã hội nhân văn đến quản lý hành chính nhà nước [15] Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội, hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Theo hướng tiếp cận này, du lịch là hoạt động tham quan các địa điểm khác nơi cư trú hàng ngày của con người nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần nơi mà được lựa chọn điểm đến du lịch. Vì vậy, để thực hiện hoạt động du lịch thì địa điểm du lịch phải thật sự hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách. Bên cạnh các chuyến du lịch có thể kết hợp cùng với các hoạt động như học tập, thăm người thân, hội nghị,… Tuy vậy, tổng thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm phân biệt chuyến đi không có tính chất lưu trú dài hạn.
  15. 8 Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại [1] Như vậy, du lịch chính là sự khám phá, trải nghiệm, đi đến những vùng đất mới lạ, cảm nhận, tìm về các nền văn hóa độc đáo, các nếp sinh hoạt của các địa phương khác nhau. Thông qua hoạt động du lịch mọi người có thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng, tăng cường sự hiểu biết, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, tổ chức, doanh nghiệp… Các khái niệm du lịch như đã nêu trên được sử dụng trong việc quản lý nhà nước về du lịch tại Việt Nam, là cơ sở cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về du lịch. Đề án này cũng dựa trên cơ sở khái niệm này để phân tích, luận giải các vấn đề phát triển DLCĐ. 1.1.2 Khái niệm du lịch cộng đồng Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về DLCĐ. Mặc dù DLCĐ đã trở thành một loại hình du lịch phổ biến, phát triển rộng khắp nhưng cho đến nay chưa có định nghĩa thống nhất về DLCĐ. Tuỳ theo tác giả với tình hình mục tiêu nghiên cứu và quan điểm cá nhân khác nhau mà đưa ra định nghĩa riêng. Theo Võ Quế (2006): “DLCĐ là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”.[21] Theo Nguyễn Văn Thanh (2005): “DLCĐ là phương thức phát triển du lịch, trong đó cộng đồng dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường cả về tự nhiên và nhân văn tại các điểm,
  16. 9 khu du lịch và đồng thời được hưởng quyền lợi từ hoạt động du lịch mang lại”. Theo Luật Du lịch (2017): DLCĐ là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Tóm lại, DLCĐ là loại hình du lịch mà cộng đồng tổ chức, quản lý và thực hiện nhằm mang lợi ích cho cộng đồng. Mô hình DLCĐ mang đến du khách trải nghiệm mới về cuộc sống của cộng đồng địa phương với những nếp sinh hoạt và những hoạt động thường xuyên của cộng đồng để thấy nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. 1.1.3. Khái niệm phát triển du lịch cộng đồng Phát triển là một quá trình tất yếu, khách quan của mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Nó là mục tiêu chung của mọi xã hội, là động lực thúc đẩy con người tiến bộ. Tuy nhiên, phát triển cần phải đảm bảo bền vững, hài hòa giữa các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và con người. Phát triển là quá trình vận động từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. Phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển [t.115, 3]. Ý nghĩa của phát triển chính là điều kiện quan trọng của sự vận động theo hướng đi lên của sự vật và hiện tượng như một xu hướng khách quan. Nếu không phát triển, chúng sẽ suy yếu và diệt vong. Con người cũng không ngoại lệ, nếu không học tập, tu dưỡng đạo đức, phát triển kỹ năng, sẽ không thể phát triển. Phát triển là động lực để mọi hoạt động trở nên tốt hơn. Với ý nghĩa của sự phát triển theo quy luật trên, con người sẽ nắm bắt thì chủ động nắm bắt thời cơ và thách thúc để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
  17. 10 Bên cạnh đó, phát triển còn có ý nghĩa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người, làm tăng thu nhập, giảm đói nghèo, đời sống được nâng lên. Con người sẽ nâng cao chất lượng hưởng thụ các giá trị dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí. Phát triển sẽ tạo ra cơ hội việc làm, sản xuất, kinh doanh được mở rộng, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội. Nâng cao thu nhập cho người lao động. Kinh tế phát triển sẽ ứng dụng các công nghệ tiên tiến góp phần bảo vệ môi trường sống cho con người. Phát triển là xu hướng phổ biến trong thế giới, cố hữu của vật chất, mỗi đối tượng riêng rẽ đều luôn phát triển [t.117,3]. Tuy nhiên, phát triển cũng đòi hỏi sự công bằng và bền vững. Con người cần đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển và hưởng lợi quá trình phát triển. Phát triển bền vững gắn với việc bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo, một cộng đồng văn minh và hướng đến công bằng xã hội. Dựa trên các quan niệm về phát triển và du lịch cộng đồng, có thể đưa ra khái niệm về phát triển du lịch cộng đồng: Phát triển du lịch cộng đồng là quá trình gia tăng về số lượng và chất lượng hoạt động du lịch của cộng đồng dân cư nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, góp phần gia tăng các giá trị văn hóa truyền thống, tài nguyên du lịch của cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở địa phương. Để phát triển du lịch cộng đồng cần các cơ chế, chính sách của chính quyền các cấp sẽ là cơ sở pháp lý để các nội dung, hình thức hoạt động, phát huy các giá trị văn hoá để đưa vào phục vụ khách du lịch góp phần giảm nghèo bền vững, tạo ra sinh kế đồng thời khẳng định vai trò của người dân bản địa trong việc hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng và bảo tồn, phát
  18. 11 huy các giá trị truyền thống văn hóa cũng như các di sản thiên nhiên tại địa phương. Phát triển du lịch cộng đồng mang lại lợi ích kép vừa góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương, vừa giữ gìn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng, vùng miền, đồng thời mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. 1.2. Các loại hình du lịch cộng đồng và vai trò của phát triển du lịch cộng đồng 1.2.1. Các loại hình du lịch cộng đồng Hiện nay việc tiếp cận phân chia các loại hình DLCĐ rất đa dạng, có nhiều tiêu chuẩn để phân chia như dựa vào loại tài nguyên khai thác, dựa vào vị trí địa lý, dựa vào nhu cầu của khách hàng (Nguyễn Phạm Hùng, 2018). Tuy vậy, cách tiếp cận phổ biến nhất là dựa vào loại tài nguyên du lịch chính được khai thác và nội dung của chuyến đi du lịch. Theo cơ sở này có một số loại hình du lịch phổ biến như: Du lịch sinh thái: Là hình thức DLCĐ diễn ra tại nơi có điều kiện, khách du lịch đến và tìm hiểu về nét đẹp của bản sắc văn hóa bản địa và đời sống xã hội của địa phương trong điều kiện có quan tâm tới vấn đề môi trường tại đó. Du lịch văn hóa: Là hình thức DLCĐ dựa vào nền văn hóa, lịch sử và khảo cổ học của địa phương đó để sáng tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn. Du lịch nông nghiệp: Là hình thức DLCĐ mà khách tham gia trải nghiệm nông nghiệp của địa phương, như trang trại động vật, trang trại nông lâm kết hợp, vườn trồng cây ăn trái, làng rau… vừa tham quan, vừa được thử làm nông dân.
  19. 12 Du lịch bản địa: Là hình thức DLCĐ mà người dân bản địa, người thuộc đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch để thu hút và phục vụ khách tham quan. Du lịch làng: Là hình thức DLCĐ mà các làng nông thôn tại địa phương tự tạo ra lợi ích kinh tế cho mình thông qua việc khai thác du lịch, thu hút để du khách chia sẻ về những hoạt động trong cuộc sống thôn bản, cung cấp các dịch vụ về ăn - ở - vui chơi giải trí cho du khách. Du lịch nghệ thuật và thủ công nghệ: Là hình thức du lịch cộng đồng phát triển mạnh tại những địa phương có lịch sử lâu dài, kết hợp tham quan du lịch với các hoạt động trải nghiệm làm sản phẩm nghệ thuật hay hàng thủ công mỹ nghệ đẹp mắt. Thông qua các loại hình du lịch trên chia có thể phân loại thành 02 nhóm loại hình du lịch là: Du lịch tự nhiên chủ yếu dựa vào ưu thế về mặt tự nhiên, tức cảnh quan tự nhiên vốn có và du lịch văn hóa dựa vào ưu thế các giá trị văn hóa, thường là của các cộng đồng tộc người sinh sống trên một phạm vi lãnh thổ. Nhìn chung việc phân loại các loại hình du lịch dường như khá khó khăn do các sản phẩm du lịch thường có tính kết hợp, đan xen nhiều hoạt động khác nhau. 1.2.2. Vai trò của phát triển du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng mang lại nhiều lợi ích về KT-XH như sau: Thứ nhất, DLCĐ sẽ nâng cao nhận thức của người dân, thay đổi tư duy làm kinh tế, nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao kỹ năng phục vụ khách du lịch, dần hội nhập quốc tế.
  20. 13 Thứ hai, địa phương có thêm công ăn việc làm, thu nhập được nâng lên. Thông qua việc bán các sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách du lịch, góp phần giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Thứ ba, DLCĐ giúp giữ gìn bản sắc văn hoá vùng miền. Với những hoạt động của loại hình này, văn hoá địa phương chính là phần quan trọng với các làng nghề truyền thống, văn hoá ẩm thực sẽ góp phần tốt nhất trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Thứ tư, DLCĐ góp phần gắn kết tốt hơn các mối quan hệ giữa du khách và cộng đồng địa phương. Một hình thức quảng bá du lịch chân thực và thú vị và mang đến trải nghiệm khó quên đối với du khách. Bên cạnh đó, địa phương phát triển DLCĐ sẽ được đầu tư về giao thông, đèn chiếu sáng, bãi đỗ xe, về cơ sở vật chất. Cộng đồng địa phương cũng chủ động trong việc cùng với chính quyền đóng góp công sức, tiền bạc để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng để phát triển DLCĐ làm bộ mặt địa phương thay đổi một diện mạo mới, văn minh hơn, nhưng vẫn giữ nét bản sắc văn hóa. Bên cạnh những dấu hiệu tích cực từ phát triển DLCĐ, trong quá trình hoạt động và vận hành DLCĐ đòi hỏi phải nêu cao ý thức giữ gìn bảo vệ cảnh quan môi trường, các giá trị truyền thống không bị lai căng. Hoạt động DLCĐ phải luôn được theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh phù hợp để phát huy những mặt tích cực mà DLCĐ mang lại. Hạn chế tối đa những mặt hạn chế có thể mang lại và tác động xấu đến DLCĐ. Tăng cường tuyên truyền quảng bá du lịch. Chú trọng các yếu tố khách quan như tình hình kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, và môi trường quốc tế ảnh hưởng đến DLCĐ. Trên cơ sở đó để dự báo xây dựng kịch bản phát triển DLCĐ bền vững và hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2