intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án "Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội" tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả phát triển và bảo tồn làng nghề tại địa phương trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NGỌC SƯƠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI – 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NGỌC SƯƠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 31 01 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. ĐẶNG XUÂN HOAN HÀ NỘI – 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tôi. Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện nghiên cứu này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Đề án là trung thực, đã được chỉ ra nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm bài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Học viên Nguyễn Ngọc Sương i
  4. LỜI CẢM ƠN Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề án là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của mỗi học viên. Đây là tiền đề nhằm trang bị cho học viên những kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học, đánh giá tổng kết vấn đề nhằm đưa ra giải pháp khắc phục. Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế - Học viện Hành chính Quốc gia, cùng tất cả quý thầy giáo, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập rèn luyện tại Học viện. Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến TS. Đặng Xuân Hoan, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và có những đóng góp quý báu giúp em hoàn thành Đề án của mình. Em xin chân thành cảm ơn tới Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, các nghệ nhân, các cô các chú tại các làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai đã đỗ trợ tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình nghiên cứu thu thập số liệu cho Đề án của mình. Đề án là sự cố gắng nỗ lực nghiên cứu của em, tuy nhiên do hạn chế về trình độ hiểu biết nên Đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, đóng góp ý kiến từ quý thầy cô, bạn bè và quý độc giả quan tâm đến đề tài có để Đề án của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm./. Học viên Nguyễn Ngọc Sương ii
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Các từ viết đầy đủ UBND Ủy ban nhân dân NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn KH&CN Khoa học và Công nghệ TN&MT Tài nguyên và Môi trường KT-XH Kinh tế xã hội LN Làng nghề LNTT Làng nghề truyền thống HTX Hợp tác xã iii
  6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do xây dựng đề án ....................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án ........................................................... 5 3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 5 3.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Mục đích và nhiệm vụ đề án ............................................................................. 5 4.1 Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 5 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn ................................................... 7 7. Kết cấu đề án..................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ................. 8 1.1. Căn cứ xây dựng đề án .................................................................................. 8 1.1.1. Căn cứ pháp lý của đề án......................................................................... 8 1.1.2. Căn cứ thực tiễn của đề án ...................................................................... 8 1.2. Lý luận liên quan đến phát triển làng nghề ................................................... 14 1.2.1. Khái quát về làng nghề ............................................................................ 14 1.2.2. Phát triển làng nghề ................................................................................. 15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ ............................ 30 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................... 30 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ........................................................................................................................ 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 30 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội ......................................................................... 34 2.2. Những đặc điểm chung của làng nghề Việt Nam .......................................... 35 iv
  7. 2.2.1. Làng nghề Việt Nam gắn với làng quê và sản xuất nông nghiệp............ 35 2.2.2. Lao động trong các làng nghề của Việt Nam chủ yếu làm thủ công ...... 37 2.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu của làng nghề ở quy mô hộ cá thể . 37 2.2.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ và nhỏ hẹp ............................................................................... 38 2.2.5. Làng nghề Việt Nam mang trong mình bản sắc văn hóa riêng của Việt Nam ................................................................................................................... 38 2.3. Thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ................................................................................................................... 39 2.3.1. Quy mô, hình thức sản xuất của các làng nghề ....................................... 39 2.3.2. Nguồn nhân lực trong làng nghề ............................................................. 43 2.3.3. Nguồn vốn sản xuất và thị trường của các làng nghề ............................. 47 2.3.4. Ứng dụng khoa học công nghệ trong làng nghề ..................................... 48 2.3.5. Môi trường làng nghề .............................................................................. 49 2.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội ......................................................................................... 51 2.4.1. Thuận lợi ................................................................................................. 51 2.4.2. Khó khăn, thách thức............................................................................... 52 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................... 54 3.1. Phương hướng phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai ............... 54 3.2. Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ........................................................................................................................ 55 3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phát triển làng nghề nghề ................................................................................................................... 55 3.2.2 Giải pháp về quy hoạch phát triển làng nghề ........................................... 56 3.2.3. Giải pháp hỗ trợ các hộ và cơ sở sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn huyện .......................................................................................................... 58 3.3. Lộ trình và nguồn lực tổ chức thực hiện Đề án ............................................. 63 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 67 v
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án Từ xa xưa, với đôi bàn tay khéo léo và bộ óc sáng tạo của mình, người Việt ta đã tạo ra không ít những sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị nghệ thuật và cũng từ đó hình thành các làng nghề lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc. Không những thế, ở nhiều vùng nông thôn, sự tồn tại và phát triển của các làng nghề đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động. Trong thời đại Cách mạng công nghệ 4.0, sự phát triển mạnh mẽ của máy móc, khoa học công nghệ đã lấn áp và chôn vùi không ít những giá trị văn hóa chứa đựng trong các làng nghề Việt Nam. Chính vì vậy bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại là luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt đến phát triển làng nghề. Các chính sách hỗ trợ tạo điều kiện phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành có thể kể đến: Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về Phát triển ngành nghề nông thôn; Quyết định 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030... Sự ra đời và đi vào đời sống của các chính sách hỗ trợ đã đem lại những hiệu quả tích cực đáng kể, tạo điều kiện giúp các làng nghề có cơ hội được giữ gìn và mở rộng. Nhờ có sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, các làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã và đang được chính quyền địa phương quan tâm, triển khai các chính sách hỗ trợ hộ sản xuất trong các làng nghề, góp phần giữ gìn và phát triển làng nghề tại địa phương. Đến nay, toàn huyện Quốc Oai có 17 làng được UBND Thành phố Hà Nội công nhận làng nghề và làng nghề truyền thống. Tại một số làng nghề đang sản xuất với quy mô hộ 1
  9. gia đình nên cơ sở sản xuất chật hẹp, gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy UBNDThành phố Hà Nội đã có phê duyệt chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp làng nghề trong giai đoạn 2019-2020 nhằm mục tiêu di dời các doanh nghiệp nhỏ, cơ sở sản xuất hộ gia đình trong các làng nghề ra khỏi khu dân cư để hạn chế cháy nổ và ô nhiễm môi trường. Theo kế hoạch, các cụm công nghiệp này phải được khởi công trong năm 2021, tuy nhiên đến nay các cụm công nghiệp này vẫn chưa thể hoàn thiện. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn, cũng như gia tăng các vấn đề về ô nhiễm môi trường làng nghề. Việc các dự án chậm triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật do nhiều nguyên nhân, đang được UBND huyện Quốc Oai và các sở, ngành thành phố quyết liệt vào cuộc tháo gỡ. Cụ thể, UBND thành phố Hà Nội đã có Tờ trình gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét thông qua các dự án sử dụng đất lúa ở Quốc Oai. Nhằm nghiên cứu và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu đề án của mình, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển làng nghề trên địa bàn huyện. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Phát triển làng nghề là một nội dung quan trọng có ý nghĩa lý luận và thực tiền trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau, hướng đến giải quyết những mục tiêu khác nhau đối với làng nghề và làng nghề truyền thống. Trong đó có thể kể tới các công trình tiêu biểu như: - Tác giả Phạm Thị Oanh nghiên cứu đề tài: "Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Nam Định" (2011), Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Tác giả trình bày những lý luận 2
  10. chung về LNTT và nêu lên thực trạng phát triển LNTT ở tỉnh Nam Định trong tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển vấn đề này. - Tác giả Lê Tuấn Tú với đề tài nghiên cứu “Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội” (2014), luận văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về làng nghề, vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín và đi sâu vào nhóm các giải pháp đối với nội tại các làng như nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; nâng cao chất lượng người lao động; mở rộng thị trường; phát triển cụm công nghiệp và nhóm giải pháp hỗ trợ của cơ quan quản lý như hỗ trợ chính sách về vốn vay cho các làng nghề và miễn giảm thuế; chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. - Tác giả Đinh Thị Mai Lan nghiên cứu đề tài: "Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch ở làng gốm Bát Tràng Hà Nội" (2016), Luận văn Thạc sỹ. Tác giả đã làm rõ phạm trù LNTT gắn với du lịch, phân tích thực trạng và tiềm năng của LNTT gắn với du lịch ở làng gốm Bát Tràng Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đầy sự phát triển của LNTT phục vụ du lịch ở làng gốm Bát Tràng Hà Nội. - Tác giả Hà Thị Ánh Tuyết nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” (2017), luận văn thạc sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về làng nghề, làng nghề truyền thống và vai trò của làng nghề với kinh tế, văn hóa, xã hội cùng như các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Tác giả đã nhấn mạnh các nội dung quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống: Ban hành, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện văn bản pháp luật; tổ chức 3
  11. bộ máy, nguồn nhân lực trong QLNN đối với làng nghề truyền thống; thanh tra, kiểm tra và xã hội hóa hoạt động QLNN đối với làng nghề truyền thống. Và cũng thông qua các phương pháp phân tích đánh giá luận văn đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm về công tác quản lý làng nghề truyền thống từ các tỉnh trong các nước; thuận lợi và hạn chế trong công tác quản lý đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và đề xuất phương hướng quản lý và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý. - Tác giả Mai Văn Hải nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (2019), luận văn tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về làng nghề, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với làng nghề. Tác giả đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 – 2017 và đánh giá chung về quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Và cũng thông qua các phương pháp phân tích đánh giá luận án đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm về công tác quản lý làng nghề từ một số địa phương trong các nước, ngoài nước; thuận lợi và hạn chế trong công tác quản lý đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đề xuất phương hướng quản lý và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu liên quan nghiên cứu đến công tác phát triển làng nghề và nghiên cứu trên các góc độ nông, sâu ở những phạm vi nghiên cứu rộng, hẹp khác nhau nhưng nghiên cứu về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội thì hiện chưa có công trình nào đề cập đến. Với phạm vi về không gian nghiên cứu không trùng lặp, đề án sẽ tập trung phân tích thực trạng, tìm ra những thành công cũng như hạn 4
  12. chế trong công tác này tại địa phương, từ đó có giải pháp hoàn thiện phù hợp với địa phương trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng: Phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. + Trong pham vi nghiên cứu của đề án, tác giả giới hạn chủ thể quản lý nhà nước là chính quyền địa phương (cấp huyện và cấp xã). + Đối tượng quản lý các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại làng nghề nón lá truyền thống. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong thời gian từ 2018 - 2022 và đề xuất giải pháp, định hướng năm 2030. 4. Mục đích và nhiệm vụ đề án 4.1 Mục đích nghiên cứu Đề án tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả phát triển và bảo tồn làng nghề tại địa phương trong thời gian tới. 5
  13. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, Đề án tập trung vào một số nhiệm vụ cơ bản sau: + Phân tích thực trạng phát triển làng nghề tại địa phương. Đánh giá những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những tồn tại, hạn chế và phân tích nguyên nhân của vấn đề này. + Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển và bảo tồn làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên Đề án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp thu thập số liệu: + Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Đề án được tiến hành dựa trên việc thu thập số liệu từ các báo cáo tình hình phát triển làng nghề, báo cáo phát triển kinh tế xã hội của UBND huyện Quốc Oai từ năm 2018 đến năm 2022. + Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Đề án sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế tại các làng nghề, đặc biệt tập trung nghiên cứu 02 làng nghề lâu đời là làng nón lá Phú Mỹ và làng mộc Ngọc Than. Khảo sát về trình độ học vấn, độ tuổi, kinh nghiệm và nhu cầu được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ cơ sở làng nghề được thực hiện vào tháng 02/2024, với đối 100 lao động và 50 chủ cơ sở sản xuất kinh doanh tại hai làng nghề. - Phương pháp thống kê: Từ những số liệu đã thu thập được, đề án sử dụng phương pháp thống kê để hệ thống hóa thông tin nhằm làm rõ những vấn đề nghiên cứu. 6
  14. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đề án sử dụng phương pháp này để phân tích những vấn đề lý luận chung về phát triển làng nghề từ đó tiến tới xem xét những khía cạnh cụ thể hơn trong vấn đề này qua thực tiễn tại địa phương. Phương pháp được sử dụng để đánh giá thực trạng của hoạt động và lý giải nguyên nhân cụ thể của vấn đề này, từ đó có những đề xuất giải pháp phù hợp để phát triển các làng nghề trên địa bàn huyện. - Phương pháp khác: Ngoài ra đề án cũng sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp so sánh, phương pháp quan sát để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 6. Hiệu quả của đề án ứng dụng trong thực tiễn Với đề án nghiên cứu của mình, em rất mong có thể phần nào đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả phát triển làng nghề nói chung và làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội nói riêng, đồng thời cũng góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc được lưu giữ trong các làng nghề; đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu sản phẩm của làng nghề, phát triển kinh tế nông thôn. 7. Kết cấu đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Đề án được trình bày gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển làng nghề Chương 2. Thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Chương 3. Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội 7
  15. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 1.1. Căn cứ xây dựng đề án 1.1.1. Căn cứ pháp lý của đề án - Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. - Luật số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. - Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. - Thông tư số 116/TT-BNN, ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển làng nghề và ngành nghề nông thôn, Hà Nội. - Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ, Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. - Quyết định số 2636/QĐ-BNN-CB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Phê duyệt chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề. 1.1.2. Căn cứ thực tiễn của đề án 1.1.2.1. Kinh nghiệm tại huyện Thường Tín thành phố Hà Nội Thường Tín được biết đến là “Đất trăm nghề”, toàn huyện có 126 làng nghề, trong đó có 48 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống. Điển hình có thể kể đến làng nghề Sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái); nghề thêu tại các xã: Quất Ðộng, Thắng Lợi, Lê Lợi; nghề tiện gỗ ở làng Nhị Khê (xã Nhị Khê); nghề cào bông, bông len ở làng Trát Cầu (xã Tiền Phong); nghề 8
  16. điêu khắc ở các làng: Nhân Hiền (xã Hiền Giang), Thượng Cung (xã Tiền Phong), Thụy Ứng (xã Hòa Bình)..., Hàng năm các làng nghề đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động nông thôn, góp phần phát triển xã hội ở địa phương, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nghề truyền thống, xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, đem lại thu nhập cao và góp phần duy trì và phát triển các làng nghề. Ước tính năm 2017, giá trị thu nhập từ công nghiệp – thủ công nghiệp đạt 9.976 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm 2016. Đây là kết quả của sự cố gắng nỗ lực của nhân dân huyện Thường tín cùng với sự định hướng hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương. Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 18/10/2016 của Huyện ủy, về việc tập trung phát triển nghề thủ công truyền thống, đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn huyện, giai đoạn 2016-2020. UBND huyện đã phê duyệt, triển khai hỗ trợ 124 lớp khuyến công cho khoảng trên 5.000 lao động với kinh phí gần 3,2 tỷ đồng. Tính từ đầu năm 2017 đến nay, huyện đã mở 17 lớp khuyến công đào tạo ngắn hạn trong thời gian 3 tháng cho 750 lao động, cung cấp nguồn lao động tại chỗ cho các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp sản xuất nghề truyền thống. Triển khai chương trình hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 02 mô hình mây tre giang đan xã Ninh Sở và nghề thêu ren, thêu tay xã Văn Tự, với khoảng 220 hộ gia đình tham gia chương trình. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Thành phố hơn 500 triệu đồng. Trung tâm khuyến công – Sở Công thương Hà Nội mở 03 lớp khuyến công cho lao động làng nghề tại xã Lê Lợi, Tự Nhiên và Dũng Tiến, với 105 học viên tham gia. Huyện đã hoàn thành việc xây dựng thương hiệu làng nghề điêu khắc đá, gỗ thôn Nhân Hiền, xã Hiền Giang. Hỗ trợ các nghệ nhân, thợ giỏi trên địa bàn tham gia cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm làng nghề, bình chọn các sản phẩm làng nghề tiêu biểu…Bên cạnh đó, UBND huyện thực hiện chính sách hỗ trợ 9
  17. như xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm làng nghề, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề truyền thống, kết hợp với du lịch làng nghề tại địa bàn. Củng cố, phát triển các Hiệp hội, Hội làng nghề tạo điều kiện cho người lao động sản xuất nghề truyền thống có nơi trao đổi kinh nghiệm về nghề nghiệp, củng cố thương hiệu sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Với chính sách khuyến khích, ưu tiên phát triển nghề truyền thống mà huyện Thường Tín triển khai thực hiện trong những năm qua, đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy nghề và làng nghề truyền thống tại địa phương, tạo việc làm tăng thêm thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, vươn lên làm giàu bằng chính nghề truyền thống tại địa phương mình. 1.1.2.2. Kinh nghiệm tại huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình Toàn huyện Kiến Xương có 24 làng nghề, trong đó nhiều nghề nổi tiếng được cả nước biết đến như chạm bạc, mây tre đan, thảm len, chế biến, đánh bắt thủy sản… Hàng năm, giá trị sản xuất từ nghề chiếm khoảng 25% giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện. Những năm gần đây, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đã có nhiều chủ trương phát triển làng nghề, trong đó làng nghề chạm bạc đã được quảng bá, giới thiệu sản phẩm và cấp logo thương hiệu làng nghề, tạo uy tín cho sản phẩm; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất. Đặc biệt, năm 2020 UBND tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm chạm bạc. Từ sự quan tâm đó, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm không chỉ duy trì phát triển ở xã mà còn phát triển sang các xã lân cận. Không chỉ chạm bạc mà nhắc đến Kiến Xương nhiều người còn biết tới mắm cáy, mắm rươi Hồng Tiến bởi địa phương này có vùng đất bãi, là nơi thủy triều giao hòa nguồn nước lợ nên có các sản vật quý như rươi, cáy, rạm, 10
  18. tôm rảo sinh sống. Xã Hồng Tiến đã phát huy lợi thế của dải đất đó để có hướng đi riêng trong phát triển nghề chế biến đánh bắt thủy sản, tạo bước phát triển đột phá. Với gần 100ha bãi bồi, những năm qua địa phương đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, nhà khoa học thực hiện các đề tài, dự án nuôi rươi, sản xuất lúa hữu cơ trên đất nuôi rươi với mục tiêu xây dựng thương hiệu gạo, rươi hữu cơ Hồng Tiến cùng với đặc sản mắm cáy để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương. Đặc biệt, tận dụng vùng nguyên liệu dồi dào cùng với nghề làm mắm cáy có gần 100 năm qua, địa phương đã quyết tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Đây là loại mắm được chế biến thủ công, có độ đạm cao, thơm ngon với mùi vị đặc trưng riêng nên năm 2018 mắm cáy Hồng Tiến đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Đây là hướng đi cần thiết để duy trì và phát triển nghề truyền thống ở địa phương. Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm mắm cáy đã nổi tiếng hơn, vươn ra tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, sản lượng tăng từ 1,5 - 2 lần, giá trị tăng gấp 1,5 lần so với trước. Những kết quả này đã góp phần đưa tỷ trọng nông nghiệp của Hồng Tiến trong những năm qua tăng 2,26%. Ðể thúc đẩy ngành nghề truyền thống phát triển, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đã có nhiều chủ trương phát triển làng nghề. Từ năm 2001, Thái Bình đã trở thành tỉnh đầu tiên trong cả nước có quỹ khuyến công và mạng lưới khuyến công viên. Quỹ khuyến công đã thông qua doanh nghiệp đào tạo tại chỗ và bố trí việc làm cho người lao động tại chính những doanh nghiệp đó. Nhờ vậy doanh nghiệp chủ động trong việc dạy nghề và bố trí lao động. Tỉnh còn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, trong đó ưu tiên cho tuyến giao thông những nơi có làng 11
  19. nghề truyền thống, Ưu tiên hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, hạ tầng cụm công nghiệp gắn với hệ thống xử lý môi trường. 1.1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Qua tham khảo kinh nghiệm từ các địa phương trên có thể rút ra bài học cho phát triển làng nghề trên đại bàn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội như sau: Một là, Cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng giúp người dân hiểu hơn về giá trị của việc bảo tồn và phát triển làng nghề tại địa phương, bảo tồn những giá trị mà ông cha ta đã gây dựng và truyền lại cho chúng ta. Từ đó, mỗi người dân sẽ có ý thức chung tay gìn giữ và phát huy truyền thống ấy. Và khi mỗi người dân cũng là một nghệ nhân cùng chung tay thì chắc chắn công cuộc gìn giữ và phát triển làng nghề của địa phương sẽ đạt được những kết quả đáng ngờ. Hai là, Khẳng định và nâng cao vai trò các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương, xác định đây là giải pháp quan trọng để kích thích sản xuất của các LN. Hình thành nhiều nguồn thông tin để doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất có thể kết nối với nguồn vốn, nguồn thị trường tiêu thụ, đầu tư khoa học công nghệ, gắn kết tạo môi trường thuận lợi để các khu vực kinh tế tư nhân đầu tư vào hoạt động sản xuất ở các LN. Ba là, Đẩy nhanh quá trình xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các các khu, cụm công nghiệp làng nghề. Việc quy hoạch cụ thể và đưa vào hoạt động các cụm công nghiệp sẽ giúp cho việc sản xuất được tập trung, đảm bảo chất thải, phế liệu được xử lý để trước khi xả thải ra môi trường, cũng như thuận tiện trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm. Bốn là, Tạo điều kiện thúc đẩy, liên kết giữa các hộ sản xuất và doanh nghiệp đặc biệt ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hình thành các 12
  20. chuỗi liên kết, nâng cao tính nhận diện của thương hiệu. Đồng thời hướng dẫn các hộ sản xuất đăng kí sở hữu trí tuệ về sản phẩm và thương hiệu của mình. Năm là, Kết hợp giữa phát triển làng nghề truyền thống và du lịch. Tận dụng và kết hợp các lợi thế có sẵn của địa phương, có thể coi đây là một hướng đi mới hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả tích cực. Sự kết hợp vừa góp phần quảng bá du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, đồng thời gia tang khả năng mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của làng nghề. Khi đến với huyện Quốc Oai, du khách có thể tham quan nhiều làng nghề, trải nghiệm tự tay làm các sản phẩm cũng như khám phá các đặc sản quê hương, tham quan các di tích lịch sử tại địa phương. Sáu là, Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực ở nông thôn. Để có được nguồn nhân lực phát triển làng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển của thực thiễn thì việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực là điều cần thiết không thể thiếu. Chính vì vậy cần quan tâm, chú trọng tổ chức thường xuyên công tác đào tạo nghề, truyền nghề, chuyển giao kỹ thuật để cung ứng nguồn lao động ổn định, tay nghề cao cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các làng nghề. Phát huy tối đa kinh nghiệm, vai trò và uy tín của đội ngũ nghệ nhân làng nghề để nhân rộng, phổ biến tinh hoa, kỹ năng nghề nghiệp trong sản xuất thực tiễn tại các làng nghề. Bảy là, Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Ban điều hành làng nghề trong chỉ đạo, điều hành toàn diện các hoạt động trong làng nghề; đồng thời chủ động tiếp cận thông tin, thị trường và phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh và chính quyền địa phương để tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong làng nghề về: thủ tục hành chính, mặt bằng, tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ đào tạo nghề… để phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2